Hoa Dương viết : Dục tu đại đạo giả lý võ biệt quyết, võ phi Thần khí nhi dĩ.
Tiên tu cùng kỳ Tạo hóa, cứu kỳ thanh trược, tắc tinh sanh phương khả thám nhiếp.
Thứ sát kỳ hô hấp, minh kỳ tiết tự, tắc thần ngưng phương tự luyến hấp,
nhiên hậu khả thi, khả thọ, nhi tinh khả hóa.
Thần là Nguyên thần trong Tâm.
khí là Nguyên khí trong Thận. Lúc luyện Tinh thì khí ở trong tinh.
Tinh Khí vốn là một vật.
Cho nên Tào Tổ sư nói: Ðại Ðạo giản dị, chỉ có Thần với Khí mà thôi.
Tu sĩ cần phải biết rành cái Ðạo Thần Khí, tức là cái Ðạo tánh Mạng âm dương,
cho nên nói: Lý vô biệt quyết, chỉ có Thần khí mà thôi.
Tạo Hóa: Là sanh cơ trong thân ta.
Người do cơ này mà sanh hình. Tiên phật do cơ này mà thành Ðạo.
Tu sĩ trước phải hiểu cho tận cùng cơ Tạo hóa này mới có thể hạ thủ.
Thanh : Là không còn tướng nhơn, ngã, thiên, địa, hồn nhiên, nguyên vẹn như thuở Thái hư mờ mờ hỗn độn. Lúc bấy giờ một dịng khí Tiên Thiên chưa phát.
Ta phải hư tâm mà chờ, cho đến lúc tinh cực thì có Nguyên khí phát ðộng.
Nguyên khí này rất thanh.
Trược : Là do tu sĩ khởi tâm tồn tưởng tư Lự, kiến văn tri giác,
mà sau đó khí vi dương mới động và sanh ra trược khí.Hô hấp :
Là nói về cơ vận chuyển của Chân khí phát xuất từ nơi cửa Tốn.
Dụng công thì có thứ tự chuyển biến, chẳng phải chỉ có một.
Như lúc tinh sanh thì phải dùng cơ hô hấp để nhiếp tinh.
Lúc Dược sinh thì dùng hô hấp để thể dược.
Lúc dược đã quy Lý thì dùng hô hấp để phong cố, lúc khởi hỏa thì dùng hô hấp để khởi.
Lúc Mộc dục thì dùng hô hấp để tắm rửa. Cho nên gọi: Tiết tự.
Thần đã ngưng nhập khí huyệt, thì Thần tự nhiên Luyến Khí.
Thi: Là khí Hậu Thiên, còn gọi là mẫu khí.
Thọ: Là khí Tiên Thiên, còn gọi là khí con.
Tử khí đã thọ mẫu khí, thì Tinh tự hóa Khí.
Nếu chẳng minh cơ tiêu tức của Mẫu khí, thì tử khí tán phát ra ngoại cảnh, nên tinh không thể nào hóa ra Khí được.
"Dự kiến thế nhân diệt tri Dương sinh, nhi luyện tinh bất trụ, Kim Ðơn bất thành giả, giai nhân bất tri kỳ tự nhiên nhi nhiên, dĩ hỗn thể hỗn luyện chi quá dả. Thả quan cổ thõ chi sở tát dụ danh Lư Ðảnh, đạo lộ, tắc nhơn bị Lý đảnh, đạo lộ chi sở hoặc.
Du danh Diên Hống Dược vật, tắc nhơn nhơn bị diên Hống Dược vật chi sở ngộ.
Cố quả đạo dũ hiển, Nhi Chân đạo dũ hối! Thế nhơn dụ nhi hoặc nhơn cuống nhơn giả chúng hỉ.
Do thử quan chi: Trí giả đắc Sư nhi minh,
ngu giả bị sư nhi ngộ, giai nhân bất ngô quần thư giản dị chi diệu, nhi chánh thất Chánh Lý."
Ta thấy người đời học Ðạo cũng biết dương sinh, nhưng luyện Tinh cũng không trụ, cũng bị tẩu lậu mãi, như vậy làm sao thành Kim đơn được. Lý do là chẳng biết quy luật tự nhiên nhi nhiên của Thiền công, nên Thể dược, Luyện dược lộn xộn.
Dược sản thì có thời. Phong cố thì có Lý, Châu Thiên có độ số.
Nhưng đều chẳng biết nên dụng công lộn xộn, Thể chẳng ra Thể, luyện không ra luyện.
Chẳng biết lúc nào Dược sản. Chẳng biết Lư ở chỗ nào để Phong.
Chẳng biết Châu Thiên độ số là bao nhiêu. Chẳng biết lúc nào dụng văn, lúc nào dụng Võ, lúc nào Văn Võ kiêm dụng v.v…
Cổ thư có ví dụ Lư đảnh, là cơ sở luyện tinh hóa khí. Phương sĩ mượn đó mà nói: Nữ đảnh mà nói Thiêu luyện. Sõ học vì chưa đắc Chân truyền nên tin theo mà bị lầm lẫn!. Tu sĩ, dù cho cổ Chân chí cũng không tránh được sự ngộ nhận.
Ðạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm Ðốc trong người, dùng để Thể nội dược,
để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch.
Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.Dẫn Khí:
Ðốc mạch khởi hành vào giờ Tí, bắt đầu từ huyệt Ngân xỉ lên Sơn căn, lên Thiên môn, ra ngọc Chẩm, xuống Giáp tích, rồi xuống Trường cường là chấm dứt cơ hiển hành của đốc mạch, theo đường rỗng của cột sống.
Ðến ðây thì nó vi hành vào con đường bên trong.
Nhâm mạch khởi hành vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Hội âm lên quang nguyên, lên Thập Nhị trùng lầu, lên Thừa tương, đến Ngân xỉ, rồi trở xuống theo đường trong mà về ngôi cũ.Chúng ta nên biết: Hai mạch này vận hành như trên đã nói,
là vận hành theo cơ vận chuyển của âm dương Hậu Thiên nên con người có sanh tử.
Hai mạch vận hành như trên là tà cơ, nên Thủy Hỏa đều tà.
Do đó Càn cung bị tà thủy ô nhiễm gây cho trí tuệ con người bị mất dần dần!.
Còn Tà hỏa thì xuống thiêu đốt tạng thận, làm cho tuổi thọ con người dần dần giảm thiểu!
Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.
Nghịch chuyển hà xa còn gọi là cơ vận chuyển của Trung Thiên giáo phát.
Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.
Suốt thông được lý này, pháp này, thì Kim ðơn sẽ thành.
Cổ nhân luyện đơn, lấy Diên Hống thí dụ cho thần khí, lấy dược vật ví dụ cho Nguyên tinh.
Cũng do ví dụ đó mà có nhiều người bị ngộ nhận!.
Người mê nghe nói Diên hống bèn lấy phàm diên phàm hống thiêu luyện làm dược vật, rồi cho người uống, gọi đó là thuốc trường sinh, cầu phú quý!
Có người bị phá gia, bị tán mạng, thật tội nghiệp!
Các kinh sách tuy có nhiều danh từ thí dụ, nhưng xét về cội nguồn cũng chỉ có;
tâm với Thận, Thần và khí mà thôi.
Những kẻ có tà tâm mới lấy dụ để làm dụ, gọi là mê dẫn mê. Sở dĩ trong thế giới hiện nay có vô số người mê, nên mới có nhiều tà sư nổi lên dựng thành tà đạo.
Tà đạo vốn có nhiều pháp thuật khá hấp dẫn, khá lôi cuốn ðuợc số đông người theo.
Tà đạo càng thịnh hành bao nhiêu thì Thánh đạo càng bị mờ tối bấy nhiêu.
Tà đạo hay ngoại đạo, chẳng phải chuyên chú mê hoặc Lừa đời, mà còn cái lầm ở chấp thiên.
Thí dụ: như chuyên tánh chuyên dương, mà bỏ mạng bỏ âm.
Cô dương hay cô âm đều bất thành vạn vật.
Vậy thì Thánh đạo há được thành sao?.
Con ngýời sống ở thế giới này quan trọng hơn hết là giác ngộ hay không giác ngộ.
Giác ngộ là người trí. Chẳng giác ngộ là kẻ ngu.
Chủ yếu của trí là biết được lẽ sõng Chân lý của con người.
Thí dụ như khi mình lỡ phạm phải điều lầm lỗi, thì biết và lập tức đổi liền.
Phât, Thánh, Thần, Tiên cũng theo phương pháp này.
Có một chủ đích rất quan trọng của đời người là phải học, phải tu. Tu học thì phải có Chân sư.
Người gặp được Chân sư chẳng chỉ là có Trí, mà phải có Túc duyên, có Thiện cãn, có Chí lớn. Chỉ có bậc Chân sư
mới hướng dẩn cho ta hiểu rành Chánh lý, Chánh pháp và Chánh đạo, mới giúp ta chánh quả trường sinh bất tử.
Còn những người, cũng chẳng chỉ là ngu, mà chẳng có Túc duyên, chẳng có Thiên căn, chẳng có chí lớn, nên phải lầm gặp tà sý! Lại còn một nguyên nhân là chẳng hiểu chỗ chí diệu giản dị của quần thư, nên không tầm ra Chánh lý.
Có lời nói: Có người ðọc hết năm xe sách, mà còn có một chữ nhất không hiểu được hết Chân ý.
"-Cố dý dục chánh nhi trực luận.
Phú Thiên đạo giả nguyên hồ Tiên thiên chi Thần Khí.
Luyện Tinh giả tắc Khí tại hồ kỳ trung.
Luyện hình giả tắc Thần tại hồ kỳ nội.
Luyện thời tất minh kỳ Hỏa. Dụng Hỏa tất kiêm kỳ phong.
Tồn hồ kỳ Thành, nhập hồ kỳ Khiếu, hiệp hồ Tự nhiên.
Nhýợc nãng nhý thử, y thời nhi luyện, tắc Dýợc vật tự nhiên sanh hỉ.
Sanh cảnh du kỳ thục lộ hữu chi. Nhýợc bất khởi hỏa quy Lý, nan miễn tẩu thất chi hoạn dã. Nhiên Dýợc vật ký qui Lý, hựu ðýõng tốc khởi Hỏa bứt hành kỳ Châu Thiên. Thoảng bất minh kỳ Hỏa hầu chi tinh vi, tuy hữu Dýợc nhi Dýợc bất nãng thành Ðõn. Bất tri Thái thýợc chi Tiều tức. Bất minh thãng giáng chi pháp ðộ.
Bất thức Mộc dục chi hầu. Bất hiểu quy Cãn chi sở.
Nhý thử không luyện, hà ðắc thành kỳ ðạo xả."
Thần là nguyên Thần, Khí là nguyên Khí.
Tiên thiên: Là thời Vô cực, thời Hồng mông vị phán, thái cực chưa chia.
Tức là trước cơ hỗn loạn trời ðất.
Nguyên thần và Nguyên khí là hai thành phần thuộc lãnh vực, thuộc tinh thần của Tiên Thiên.
Tiên Thiên trong lãnh vực Thần khí, cụ thể Thần là Chân ý, Khí là Chân dược.
Chân ý là kết quả của Cùng lý. Chân dược là kết quả của công phu Ðiều dược.
Nếu chưa đạt được kết quả Cùng lý thì không có Chân ý.
Chân ý là vị Chân sư trong người của ta.
Có được Chân sư, có được Chân dược, thì lo gì Chánh quả không thành.
Tinh là do khí thuận hóa. Khí là do Tinh nghịch luyện.
Có được Chân tinh là do tâm cực tịnh mà Thận động nên sinh ra, còn gọi là Chơn đơn.
Còn nếu Tâm và Thận đều động thì sinh ảo đơn.
Có Tinh và có Khí, là do ở cơ thuận hóa và nghịch luyện. Tinh với khí là một.
Cũng như nước và hơi nước vốn không hai. Nước bốc lên thành khí, khí ngưng tụ lại thành nước.
Còn nước và Tinh thì còn lậu. Tinh và nước đã tận huân hóa, thì lấy đâu mà lậu.
Thánh nhân dạy ta dùng Chân hỏa để huân hóa thành phần Tinh cho trọn vẹn, thì thành Sơ chứng.
Luyện hình là luyện thành phần Khí đã hóa ra hữu hình, hay Khí này có mang phần âm. Tức là luyện phần hữu hình đó thành vô hình, và luyện phần âm ðó trở nên dương và thành Thuần dương.
Sở dĩ thành phần Khí này hóa ra hữu hình là do Thần thuận hóa theo cơ biến hóa âm dương của Hậu Thiên. Thần vốn thuộc dương. Khí vốn thuộc âm. Trong âm có dương. Như vậy thì trong Thần cũng có Khí, trong khí cũng có Thần.
Luyện thần: là cái thời kỳ hạ thủ công phu. Thí dụ như thời Thể thủ có bốn thời: Là thời Thể thủ, thời huân chưng, thời Phong cố và thời vận hành.
Còn vận Châu Thiên thì có thời Hành thời Trụ, thời Khởi thời Chỉ.
Thời Châu Thiên còn chia ra Ðại châu Thiên và thời Tiểu Châu Thiên.
Thời còn có thời Tịnh chiếu, thời Mộc dục.
Tóm lại mỗi một công phu trong cơ Tiền định đều có thời.
Chủ yếu là Chân thời, là thời nội bất động mà ngoại động.
Thời còn có Thời hượt Tí thời cố định, và huợt tí thời bất định.
Mỗi một thời công phu có cơ dụng Hỏa khác nhau.
Thí dụ như thời Tiểu Châu Thiên, có văn hỏa và Võ hỏa,
có Văn Võ đơn dụng, có Văn hỏa kiêm dụng.
Hỏa còn có Quân hỏa, Tướng hỏa và Dân hỏa. Lại Còn có Chân hỏa, tà hỏa.
Có Chân hỏa mới huân hóa tất cả các phần âm trong ngýời hóa ra dương, rồi huân hóa cho thành Thuần dương, thì thành Ðạo, Dịch lý gọi: Càn Càn bất tức.
Thành phần Hỏa đóng một vai trò trọng yếu trong công phu Thiền định,
nên Tu sĩ cần phải Cùng lý ở Hỏa. Chẳng nên xem thường sẽ có nguy cơ.
Dùng Hỏa phải có cơ tiêu tức Tốn phong.
Thí dụ như người thợ rèn dùng hai ống bể để tạo ra gió, quạt thổi cho lửa bùng lên.
Công phu dùng Hỏa ở đây phải dùng khí hô hấp làm gió, lửa và gió bức Chân khí vận chuyển. Nhưng dùng cơ hô hấp trong công phu Thiền định, Chân ý không được nghĩ về hô hấp, nếu nghĩ đến thì mắc Tướng hữu vi.
Công phu Thiền định phải đặt trọn lòng Chí thành. Tu sĩ phải trọn đời giữ đức chí thành. Tức là trong lòng không còn một hào li hư ngụỵ, thì công phu tu luyện mới mong thành công.
Thần phải thường trụ nơi Tổ khiếu. Lâu ngày thì Thái cực hiện, gọi là Huyền quan xuất hiện.
Ðức Lão Tử nói: Cốc Thần bất tử. Là nói về chỗ này, chỗ nhập hồ kỳ Khiếu.
Dịch Lý có nói: Vô cực Nhi thái cực. Là nói về Tổ khiếu Huyền quan xuất hiện nơi cung
Học cũng chẳng đúng pháp độ của Hỏa, đâu được thành Ðơn, cho nên phải hiểu rõ tất cả.
Thác thược là cơ hô hấp vãng lai. Cổ nhân thí dụ Tốn phong. Thăng giáng do đây mà vận. Chẳng được gió này thì vận chuyển không đúng pháp.
Tiểu Châu Thiên đều nương theo Tốn Phong của Thác thược, để làm quyền bính cho Kim đơn.
Thăng giáng là cơ vận hành cho Châu Thiên có độ số.
Thường thường người tu học chẳng biết độ số của thăng giáng nên Ðơn không kết.
Mộc dục là cơ sanh sát của Mẹo Dậu, cho nên Ðình tức cũng là hầu Mộc dục.
Quy căn là quy về khí huyệt, về bản vị.
Không luyện là chẳng hiểu rõ Chân quyết của Chánh đạo. Chánh đạo là đạo Tánh mạng.
Không luyện là chỉ tu Tánh mà không luyện Mạng, do ðó nên có lời nói: Hiền khổ tịnh không hay ngột tọa ngoan không. Tu sĩ tu cũng vô ích.
Ðại phàm lâm cơ chi thời tất tu sướng minh kỳ Thần, mãnh dũng kỳ chí, lập đinh Thiên tâm chi chủ tể, bồi hồi bức tấu chi vận chuyển, nội cổ Thác thược chi tiêu tức, ngoại y đẩu bỉnh chi tuần hồn. Như thử Thần Khí tương y nhi hành, tương y nhi trụ, Tắc Châu Thiên chi tạo hĩa võ bất nghi.
Thời: Càn Long Canh Tuất xuân, Truyền Lô Liễu Hoa Dương Tự,
ý Quán thành chi, Khiết Vương cổ miếu trung.
Lâm cơ chi thời: Là đến lúc hạ thủ công phu, như Thể thủ, huân chưng…
Tối kỵ hôn mê tán loạn.
Lúc lâm thời hạ thủ công phu, tinh thần phải tinh tấn và dũng mãnh.
Tự mình tu, tự mình thành, không thể nương tha hay nhờ người khác tu giùm.
Lập tâm kiên cố như kim cương mới vượt qua 81 cơ khảo thí.
Thiên tâm là Trung huỳnh, ở chính trung của trời đất.
Còn một tên nữa là Thiên can, là đẩu bỉnh. Tại nơi trời là Thiên tâm, ở nơi người là Chân ý.
Trung can nếu thất Chân ý, cũng như thân bị mất quân.
Bức tấu: Là Chân ý bồi hồi vãng lai, tợ như trục xe chuyển vận.
Lão Tử gọi: Tam thập lục, cộng nhất cốc.
Thác thược: Là thí dụ cơ hô hấp, tợ như hai ống bể của thợ rèn.
Trong cơ thác thược có cơ vi vi hô hấp, gọi là Tiêu tức.
Châu Thiên Hỏa hầu đều nương theo Chân tức, lấy hô hấp
THÍCH NGHĨA CHÍNH VĂN
Tu theo Ðại đạo, nhớ một bí quyết: Chỉ có Thần Khí mà thôi.
Trước phải hiểu về cơ tạo hóa và biết có đục có trong, thì Tinh sanh mới có thể hạ công Thể thủ.
Tiếp đến phải minh về cơ hô hấp, lại phải suốt thông ở tiết tự công phu,
thì Thần ngưng Khí mới tự luyến hấp.
Sau đó hai khí Tiên Thiên và Hậu Thiên phải khế hợp, thì tinh mới hóa thành Khí.
Ta thấy người đời cũng biết dương sinh, nhưng luyện Tinh mà Tinh chẳng trụ, Kim đơn chẳng thành, đều do chẳng biết quy luật Tự nhiên phải như vậy.
Cũng đều do cái lỗi Thể lầm Luyện lộn!
Còn về cổ thư, vốn đã tạo ra nhiều tên thí dụ, như Lư đảnh,
như Ðạo lộ, rồi có kẻ mượn Lư đảnh, đạo lộ mà mê hoặc người.
Thí dụ Hống, Diên, Dược vật, cũng có kẻ mượn đó mà phĩỉnh phờ người.
Cho nên hễ giả đạo càng sáng, thì Chân đạo càng tối.
Người đời mượn thí dụ mà mê hoặc người, lôi cuốn kẻ mê để trục lợi đồ danh, kể ra cũng vô số!
Theo đó mà quán xét: Bậc Trí thì được gặp, Chân sư thì hiểu rành Chánh đạo.
Còn kẻ mê si, phải gặp tà sư, mà bị lỗi lầm.
Ðều do chẳng hiểu được phần dạ lý của quần thư giản dị mà phải mất đi phần Chánh lý.
Cho nên chính ta muốn nói thẳng lên, gọi là Trực luận.
Tiên đạo nguyên cơ là Tiên Thiên Thần Khí. Lúc luyện Tinh thì khí ở trong Tinh.
Lúc luyện hình Khí thì Thần ở trong hình khí.
Lúc luyện phải rành về Hỏa, dùng Hỏa phải dùng lấy Gió.
Chủ yếu là phải bảo tồn ðức Chí thành, mới có thể quy nhập về Tổ khiếu,
và khế hạp với luật Tự nhiên.
Nếu được như vậy, rồi nương theo thời mà luyện thì Chân dược tự nhiên phát sinh.
Chân dược đã sinh, Tu sĩ phải nhớ nó có con đường thực lộ.
Nếu chẳng khởi Chân hỏa mà đưa nó về Lư, thì khởi khỏi có cái lo tẩu thất.
Lúc Chân dược đã quy Lư, phải nên gấp khởi Chân hỏa, mà bức hành Châu Thiên. Thoảng như chẳng minh tận tinh vi của Hỏa hầu, tuy có Chân dược cũng chẳng tận tinh vi của Hỏa hầu, tuy có Chân dược cũng chẳng thành Kim đơn.
Chẳng biết cơ Thác Thược và Tiêu tức Chẳng minh pháp độ thăng giáng!
Chẳng biết rành hầu Mộc dục! Chẳng hiểu chổ sở tại để quy căn.
Nếu như vậy thì phải bị không luyện, làm sao thành đạo được.
Ðại phàm lúc lâm cơ, tất nên thơ sướng ở Thần, dũng mãnh ở Chí.
Lập định Chân ý ( Thiên Tâm) làm chủ tể.
Luận hành cơ vận chuyển như trục xe.
Trong thì cổ vũ cơ Tiêu tức của Thái Thược.
Ngoài thì nương theo chuổi Sao mà tuần hoàn.
Ðược như vậy thì Thần khí nương nhau mà hành, nương nhau mà trụ, làm sao cơ Tạo hóa chẳng được khế nghi./.