KIM TIÊN CHỨNG LUẬN
Lời tưạ I

Sách kinh của Tiên Phật nhiều vô số, bậc sơ học làm sao thông suốt hết.
Chư đồng Ðạo thương đời phát tâm cầu Chánh ðạo cũng không biết cửa vào!
Ðã không Chân sư lại ít bí kinh, nên Tu sĩ lầm theo khổ hạnh tịch diệt, và bị rơi vào tà thuật.
Tình trạng này khắp nơi đều có. Do ðó nên lòng ta bùi ngùi, mới phát lên ý chí chuẩn cứu.
Nhờ đó chẳng bao lâu ta được gặp Chân truyền thực dụng,
chẳng đợi khẩu truyền diện thọ mới minh.
Dĩ là Kim Tiên chứng luận, là Huệ mạng kinh.
Tiếp sau kỷ thuật một nhà ấn lóat, muốn góp phần phát huy Chân truyền, nên đến gặp ta để xin lời tựa, và đề nghị phân ra điều mục, cùng góp phần tham nghị.
Ta nghĩ sức mình có hạn, sao dám luận bàn về cơ ảo diệu của Phật Tiên.
Chứng Luận và Huệ mạng thật là một loại Chân kinh thuần đốc, đi sâu vào Tánh Mạng.
Tiến tới một tấc được một tấc, tiến lên một thứớc được một thước.
Tâm noi theo, sức thực hành, đều chân thực tế.
lòng ta vô cùng hoan hỷ.
Là con đường tu luyện, ngày nay được rõ ràng và rất tốt đẹp.
Hoa Dương Thiền sư cách nay chưa lâu, lại thường cùng môn ðệ trong nhóm "Quỳnh Ngọc", ngao du nơi các danh sõn thắng cảnh, nếu người có duyên ắt sớm chiều cũng được gặp. Há đâu phải hư vô cao viễn, chỉ khen ngợi mà chẳng được học sao.
Nếu được Chứng luận mà chẳng được Huệ mạng, thì sẽ có sự sai lầm ở Ðại Châu thiên. Còn nếu được Huệ mạng mà chẳng được Chứng luận, thì Tiểu Châu Thiên không rõ thấu.
Nay hai kinh hiệp ðính, Tiên Thích giúp nhau được rõ ràng, cụ thể là một viên ngọc Bích tuyệt mỹ.
Theo dõi từng lời này, ðều là lấy Mạng làm Thể, lấy Tánh làm Dụng, lấy Dược làm Kinh,            lấy Hoả làm Vỹ.
Mạng tại nhất thời, tánh ở bình nhật. Kinh tại thân ta, vĩ tại tâm ta, Kinh vĩ hiệp thì Thân Tâm thái. Thời nhật tu tánh Mạng tồn. Chẳng mựợn ở người, vì trọn nơi ta đều đủ, đều bẩm thụ nơi trời. Theo đó mà nắm lấy cơ vận chuyển của Trời để làm tín phù.
Trước lấy phần Nhơn đạo để sửa trị lấy mình.
Gốc tự sanh thành, vốn vẫn chưa từng mảy lông gắng gượng.
Vả lại tình đời nồng thắm thì mãi mê, nên chẳng biết: Mạng quý nghịch, Tánh quý thuận, dược để bảo trì Tánh Mạng, Hỏa ðể chiến thối quần Âm.
Nếu chẳng biết Mạng lấy gì đắc Dược. Nếu không biết Tánh lấy gì đắc Hỏa.
Trong nhiều thiên có nói, đó là Nguyên tinh, Nguyên khí, Nguyên thần,
và hội hiệp ngưng tập. Cùng các thuyết: Tiền hậu thăng giáng, thâu phản,
huân chưng, cần phải đáo để cứu xét.
Thể Dược, hành Hỏa hầu, quan độ, cần phải xương minh đến cùng tột.
Tổ sư còn vẽ hai bức đồ hình Nhâm Ðốc lục quy,
cho tu sĩ nương theo đó để luyện thành Chơn đơn chí bửu.
Chân kinh này sáng tợ như đèn lớn.
Trí tuệ chẳng cần hơn Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên cũng có thể tâm lĩnh Thần hội.
Còn luận về phần áo lý, thì lời lời tợ như Chân kim rực sáng, rọi khắp bảy tầng Vãn đạo, còn ở thường thiệt, thì tiết tiết ðều nêu rõ Thiên nhơn nhất lý, nhất khí.
Tham khảo thật thuần thục hai quyển kinh này,
tợ như đã đọc hết sách nơi chốn Lưỡng hồn phúc địa.
Một loại Chân kinh đại nhất, theo đúng với chính ðạo. Nếu ai được thấu triệt khác gì Chân hồn ngao du nơi Tây thiên Bồng đảo.
Tám trăm Ðịa Tiên, ba ngàn Phật sống, chẳng khó trùng phùng diện kiến.
Giờ đây chỉ cần xem ở người tu luyện siêng năng hay giải đải mà thôi.
Các người muốn gặp phần công đức, tốt hơn là nên phổ biến rộng rãi hai quyển kinh này, khỏi cần thêm lời phụ ngữ.
Nguyên Niên Ðạo Quang, năm Bính Ngọ, tiết Mạnh Ðông, ngày vọng, tỉnh Mân, Trung Chánh Thanh Sơn nhơn, Lương Tịnh

LỜI TỰA II
Nền Chánh đạo đã bị thất truyền từ lâu!
Từ khi Thế Tôn khai hóa, trí ngu đồng độ, nhưng Tánh Mạng lại riêng truyền.
Về tánh thì xuyển phát, khai mê mà tiệm tu.
Về Mạng thì theo linh giải mà chứng quả.
Từ Tây Thiên 28 Tổ, đến Ðông ðộ sáu ðời, đều dùng huệ đẳng Tâm khẩu thọ thọ.
Tất cả đều lấy Tánh đạo và Huệ mạng kiêm tu.
Từ Lục Tổ về sau, tánh pháp thì rộng truyền, còn Huệ mạng lại trong diễn bí.
Người thông minh thì được tư phụ mật ngữ,
rồi riêng tu mà vượt lên ngôi Tổ, nên gọi: "Giáo ngoại biệt truyền."
Ngày nay người tu học, không đắc được cái Chân chỉ của Huệ mạng, nên chỉ xuyển dương tánh pháp, cuối cùng Tánh cũng chẳng được Chân, lại là thức tánh, tợ như mụi mê che khuất, khiến bị sai ngoa, tiếp nhận sai lầm, hoặc lấy Linh giác làm Chân tánh, hoặc lấy Chánh niệm làm Chân tánh. Chạy theo sai quấy, mê mờ lẽ Chân.
Mất cả Chân chỉ của Như Lai, nên bị manh tu hạt luyện!
Thân căn không ðuợc kiên cố, để thành Chân thể của Như Lai.
Mãi bị hạ lậu, nên mắc sai lầm về chuyển kiếp, mê thất.
còn chi nói đến người tọa niệm!
Chỉ có Hoa Dương Thiền sư, được thông suốt về cơ tiêu tức, lại được Chân sư trao truyền Chân chỉ, hội ðồng Tiên Thích, thổ lộ Huệ mạng Chân truyền,
tiết lậu minh tinh của Chân Tánh, cứu vớt mê vọng, khai thông trí huệ.
Khiến cho những người ngộ ðựợc lập tức thành Phật ở hiện kiếp, khỏi đoạ thai sinh.
Còn phải tu luyện pháp nào, môn nào, bậc nào?
Phương pháp tu luyện này rất giản dị. Chỉ vì ngýời quá mê nên chẳng minh. Chánh lý song tu, và phân biệt Giáo tướng. Chỉ có bậc Trí huệ mới tham thấu nguồn gốc Tánh Mạng, rồi dung hội Pháp Môn và chẳng phân bỉ thử.
Tại Thích giáo, nếu có duyên gặp đuợc bậc Chân Tiên, mà đắc được Chân chỉ Tánh Mạng, tu thành Chân tánh mạng, tức Chân Tiên đó là Phật.
Tại tiền, nếu có duyên gặp được Chân tăng rồi đắc được Chân chỉ của Tánh Mạng, tu thành Chân tánh thì Chân Tăng cũng là Chân Tiên.
Tiên Thích vốn cùng một Pháp, đại thì đồng, tiểu thì khác, vốn thanh tinh tự nhiên.
Giác Vương, Như Lai, Bồ tát là do Ngọc Ðế tự xưng. Ðại Tiên, Phật Tiên.
Chứng Kim Tiên cũng do Thế Tôn tự mệnh.
Một đường bằng phẳng, nào có phân biệt hà bỉ, hà thử.
Chỉ vì ta thích theo tông Chân giác, nên mới lội núi, băng sông, đến khấu cầu Tịnh Lâm trí thức, không còn điều chi thiếu sót.
Cuối cùng cũng chỉ là đề công án, là tham cứu thoại ðầu, là đả thất,
và đàm luận tọa thiền.
Trải qua vài mươi năm đều thành hư thọ!
Chỉ vì không gặp ðược Chân sư Huệ mạng nên quên ăn, mất ngủ,
niệm niệm không dừng, nên cảm ðến trời xanh.
Ðến năm Tân Hợi. May ðýợc gặp Thiền sư.
Thiền sư thấy ta tâm chí khổ thiết, mới khải Thị tâm can,quyết phá nghi vọng cho ta.
Thiền sư tuy có ý muốn chỉ truyền, nhưng lại chưa lộ .
Ta nghĩ Chánh pháp này quá quan trọng, hay là ðiều cấm bí của chư Phật, chứ chẳng
phải Thầy ta chẳng từ bi. Nên mới thành tâm phàn hướng lập thệ, khẩn cầu chí thiết mới được quyết phá cãn do. Một lời của thầy ban, ta liền ngộ tồn Chân ý.
Nguyên lai cái đạo thành Phật tác Tổ, đều ở trong cơ động tịnh thuận nghịch.
Có gì khó đâu.
Bởi thiền sư 30 năm dư đã khổ chí tầm Ðạo, nay mới từ bi chép ra kinh này.
Phật xưa chẳng lộ, chính nay mới lộ.Tổ xưa chưa truyền, chính nay mới truyền.
Ðem Huệ mạng, Thọ mạng, Phật Tánh, Chân Tánh, hồ lẫn nhau rồi mới nêu ra.
Là nguyện cho người thành bậc Chánh giác vượt lên Phật địa.
Cũng chẳng muốn để cho người đời sau phiền nhọc.
Còn làm cho cha mẹ người kia được thành tựu, công há nhỏ sao?
Nguyên Niên Càn Long năm Tân Hợi, tháng Trùng Dương, am Linh Ðài, tăng Diệu Ngộ cẩn tự.

LỜI TỰA III
Ðại đạo vốn không phải ở lời nói.
Nếu dùng lời nói để giải thích thì bị dễ rơi vào lầm chấp .
Cho nên, người hiểu được rõ ràng thì rất ít mà những người lầm lẫn nói ra những lời thất truyền thì nhiều! Há sao họ không bị lạc vào ngõ hẻm.
Cổ nhân xảo dụ nhiều danh từ khác nhau, nên hậu học tìm mãi mà chẳng thấy.
Chẳng chỉ riêng một việc khó, là dòm ngó vào cửa Ðại Ðạo, lại còn ở ví dụ mà chấp danh, hay bị mất cả căn nguyên Tánh Mạng.
Thấy tình trạng đó mà Tâm ta đâm lo nghĩ, mới phát Tâm lấy kinh để độ người và giải thích thẳng.
Chỉ có Hoa Dương Thiền sư, từ thuở nhỏ đã hiếu học, lại còn bẩm thụ đuợc linh căn, nuôi chí vài mươi năm mà lòng không dụng độ tha.
Khổ chí chẳng hề giải đải, mới được chân chỉ của Hồng và Xung Hư hai vị Chân nhân, mới trước tác ra kinh này.
Thật là một phương tiện tốt để gọt sạch da lông, tồn lưu lại cốt tủy, đem những dị danh xưa tảo trừ rửa sạch, và trực thuyết Tiểu Châu thiên, lập bàn hạ thủ công phu, phát huy những gì tiền Thánh chưa phát, khải thị những gì mà Chư tổ chưa khải.
Khiến cho những người khổ chí hiếu Ðạo ðược thăng đường rồi lại nhập thất,
và sau được siêu thăng lên bỉ ngạn, phục hườn vô cực,
há chẳng sung sướng sao? Sách này tuy xuất phát từ một người trước tác,
mà là quy tắc cho vạn thế sư giáo. Ðọc hết quyển này,
khác nào ðược chiếu từ Thuyền của Tiên Phật sắp chở người qua bên kia bờ Giác.
Một phương án tu luyện ðơn giản mà vắn tắt.
Thật là ðiều hạnh phúc cho muôn ðời.
Người thông suốt ðược quyển kinh này rồi thì có gì là chẳng hiểu,
và sẽ ðược thốt nhiên quán thông, đức tin từ ðây cũng sẽ đến tột.
Ta từ thuở nhỏ rất mộ đạo, đã sưu tập quần thư nhưng chưa ðược ngộ nhập.
Ðến năm Canh tuất mùa xuân, may gặp ðược Thiền sư, chỉ trao nửa lời,
và trao cho ta quyển này.
Ta mở ra đọc hết, tự nhiên Tâm mục minh thông, chẳng ngờ tay muá chân quơ,
tẩm thấm vậy như giá tan nơi trong, điều lý thú tợ như gần miệng trao truyền.
Phần luận về công pháp của Tiểu Châu thiên, chẳng hề xen lẫn một chữ.
Chân ý thì quán suốt cốt tủy của chân kinh.
Lão sư còn chẳng tự lấy đó làm phải, và sợ người đời sau nghi hoặc mà không được triệt giải,   nên phải dẫn chứng chánh văn ở trước để làm bằng.
Thật là một quyển sách rất độc đáo, làm sáng tỏ phần thực tế của Chân nhất.
Chẳng trừ sự sai quấy của bàng môn, thật là bậc công thần của Tiên Phật.
Có ai dám nói: Chẳng phải.
Trước có 5 điều khái nhiên xuất phát từ trực thuyết. Sau vài điều cũng trong xác thực.
Thiên Phong Hỏa Kinh, là tập họp những bài chánh văn dụng công theo thứ tự của chư Thánh,   rồi mới cước chú.
Thiên Tổng Thuyết tiết lộ hết Thiên cơ, khiến cho người hạ thủ điều dược,
và công phu Thể thủ chẳng bị lỗi lầm vì trì tảo.
Lư đảnh, Hỏa hầu cũng đều phát minh, và vẽ ðồ hình nói về khiếu diệu hạ thủ,
và thể thủ huân chưng cũng ở trong ðó.
Thuyết cố mạng, mục đích khải thị cho người: Tánh mạng chẳng được giây phút lìa.
Bài Phú ca, làm sáng tỏ chỗ sở đắc của Chân ý, và Ðại Tiểu Châu Thiên cũng có ở trong ðó.
Tâm dụng có vẻ khó khăn, là tiết lộ với thái độ bình thản và không là chí muốn cho các Tu sĩ đồng thành Chánh giác.
Sách này chẳng những có ích lợi đương thời, mà cả giúp cho vạn thế hậu học,
nếu có duyên gặp được, khác nào mây tan lộ rõ Thái Dương,
há chẳng hân hoan và tán thưởng sao?
Ta lấy làm xấu hỗ vì tài năng ví như dùng ống quản dòm Trời, chỉ mong đẹp lòng các chí sĩ, đạt thành chí nguyện chứng công.
Vì lẽ đó nên viết ra bài tựa này.
Thời Càn Long, năm Canh Tuất Hồng Ðô hậu học Võ hà Ðạo nhân Cao Song Cảnh cẩn tự.
NGHĨA LỆ
Ðinh Tuất Sơn Nhơn tham đính. Trong những người Trùng Sang Chứng luận,
có đề nghị tu chỉnh tự, để lại cho đời sau. Nhưng Ðơn kinh chẳng phải dựa vào văn tự mà thấy Chân ý của Thánh nhân, hà tất phải thêm búa rìu.
Vả lại mỗi khi đến chỗ ngật khẩn, thì cổ Thánh nói đi nói lại ba bốn lần.
Còn trùng ngôn, phục cú, có chỗ nào chưa ðược xương minh chính là để chờ hậu học theo đó mà ngộ nhập, hà tất phải biến dịch nguyên văn, để làm thức ăn khai khẩu cho người, khiến cho độc giả bồi hồi quá khứ.
Nếu muốn ra công tao nhã văn chương thì ðương thời chư môn "Quỳnh ngọc",
danh liệt thông Nho, chẳng khó nhuận sắc.
Nay quyển này đều chiếu theo cựu bản, tuy có chỗ bị lầm lẫn nhưng vẫn để y,
không hề canh cải.
Chứng luận một quyển, là bí quyết tồn Chân. Bình nhật nếu đã hạ thủ Luyện tâm,
tức nên điều Dược.
Tình cờ nếu ðược gặp thời chí, cũng chưa nên vội hành công theo Tứ tự quyết,
mà chỉ: Ngưng Thần nhập Khí huyệt, tức tức qui căn.
Lúc nầy không đảnh khí, không Hỏa hầu, dược vật có trong đó.
Trong tám chữ, nếu điều hành đã lâu thì Thần minh thanh tráng, mới có thể hành công theo Tứ tự quyết (Hấp, Ðể, Toát, Bế), rồi lần lần vận tam bách thăng giáng Diệu Châu. Như đã được Nguyên quan hiện nơi Ðảnh khí thì tự thấy rõ Chính Tý thời lai,
trong ngồi phù ứng. Lúc bấy giờ mới có thể nói Dược, nói Hỏa nói Ðảnh.
Chỗ đã bị hư hao, thì có công phu Trúc cơ.
Trong quyển nầy đã phân tách từng đệ từng thiên là chủ trương hoằng dương quảng duyệt.
Chỉ vì sợ Tu Sĩ lãng xao nên phải nêu
lên. Phàm tạo Ðơn, dưỡng Xá lợi, phải nên tuân theo thứ đệ công phu, chớ nên phân biệt rời rạc.
Từ xưa ðến nay, về Lý về Pháp của kinh thư, đều bao gồm giải thích,
đầu cuối lăn xăn phiền phức, danh mục thảy đều khác lạ.
Chánh văn và thí dụ thì cặp nhau mà giải thích, nên khó phân thứ đệ, hóa nên mờ mắt.
Do ðó nên các Hiền sĩ ngày xưa có lời than: “Chẳng biết theo chổ nào mà hạ thủ!”
Có người thông minh nhạy bén, thì vượt ra ngồi quy củ chuẩn thằng,
nên có cái lo tẩu lậu. Là do cái lỗi chẳng tuân theo thứ ðệ.
Ta đã từng quán tập chân kinh, chia ra mười tiết, kết thành một khối, nếu rành cương lĩnh, chép đủ tỏa vị, khẩu quyết theo từng tiết, kết thành guồng máy, tên gọi: Nhập thất.
Lại chia từng khoản hành công, tuần tự tiệm tiến, chẳng hề lấn bước.
Huệ mạng một quyển, từ xưa ðến nay ít truyền, nay lại phổ biến cộng ðồng,
tức là thiêu mất bến Trời.
Nếu Tu sĩ nào dụng công nghiêm túc, nhất định sẽ có chứng nghiệm, vì có Long Thần hộ.
Có được quyển kinh này là do hai nhà Tăng là Vân Du và Ngộ Minh, năm xưa thường đến tỉnh Mân Ðoan tọa bảy ngày đêm chẳng ăn, chẳng ngủ. Rồi một ngày kia bỏ cả hành trang mà ra đi. Vương Tử đến kịp và xin được quyển kinh này, được Thích Tử và các đồng môn quý trọng, vì thấy rất bổ ích cho công phu Thiền Ðịnh, nên chẳng sợ khiển trách, cứ theo lẽ công bình mà phát tâm quảng bá.
Ngày nay Thích giáo gần như quên mất hạt giống Bồ đề cuả Như Lai đã lâu.
Còn đạo Huệ mạng lại ít Sư Thầy nói ðến.
Sở dĩ mệnh danh hai chữ này, mục đích chính là để đánh thức người tu học.
Nếu ðược kinh này mà đọc, khác nào trong đêm tối gặp ðược Thần ðăng.
Có ðược kinh này phải nên trân trọng.
Thù đồ mà đồng nguyên. Tam giáo chung một nguồn.
Tam nguyên cùng một cội. Nam Bắc sao chia hai nẻo?
Có duyên sẽ ðược gặp, nhập thất ắt có ngày.
Tất cả ðều chỉ cầu, một Tiên Thiên Chân khí, cùng một biển Càn Kim,
cùng chủ trương khuếch sung Tánh Mạng song tu.
Nội ngoại nhất quán chủ yếu là đến chỗ cùng tột mà thôi.
Huệ mạng thâu quang hóa khí, nếu chẳng phải Kim dịch thì lấy vật gì?
Cho ðến Chứng Luận, khác gì túy trúc Huỳnh hoa, lập tức nội tiếp chưa hề buông bỏ.
Thanh tịnh vun bồi, không hề chống đối.
Muốn học đạo, phải học Chân ðạo, Chân đạo nếu bất thành cũng nên được người có nhân phẩm cao thượng, và có thể trường sinh bất lão.
Còn học giả đạo, chẳng những được hồi đầu theo nẻo dại,
mà cuối cùng có thể mất đi kiếp làm người.Nếu quyết tâm theo học Chân đạo,
tự nhiên biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa.
Gặp cơ duyên có thể kết Ðơn thành Xá lợi.
Còn học giả đạo dù cho biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa,
cuối cùng cũng chẳng thành công.
Vô niệm hay khắc chế niệm đều tại nhất Tâm.
Công phu chính yếu của Nho bao gồm Tam giáo, Thánh nhân lâm phàm chẳng đổi lời ta.
Cho nên công phu học vấn về: Siêu phàm nhập Thánh là: "Ðệ nhất yếu khắc kỷ khử tự, tiêm hào vụ tận. Sở vi tổn chí hựu tổn, nhất chí ý vô, thân vị Thuần dương,
tâm dĩ Thuần dương.
Thân chơn vị phản thiên chân dĩ phản.
Tại Dục vô dục, cư trần xuất trần. Xứ xứ bồi Thổ sanh kim. Thời thời thiên Diên ích Hống,
tự nhiên Chân sư ám trung điểm đầu, nhi nhất đán hốt nhiên quán thông."
Huống chi nơi kinh này, chỉ bày đã rõ hạ thủ cũng dễ, dầu không Tài, Lữ, Ðịa,
một mình cũng áo thể tu luyện ðược.
Tạm mượn của Hậu Thiên để sống, mà chờ năm tháng.
Giữ được chiếc thuyền lại, cuối cùng cũng ðược vượt qua bể khổ.
Ðược kinh này khác gì được nước Cực lạc hiện ở thân ta, trong gối có bí quyết.
Chỗ khó khăn là việc: khắc kỷ khử tư.
Sự tôn trọng nền Chánh đạo là do đó.
Bảo phát tử nói: Muốn luyện đơn trước phải học Y.
thật là phương tiện thiện dụ.
Muốn luyện ðơn trước phải học về quan, về kinh, về mạch khắp cả Châu thân.
Cùng hiểu rõ về đạo lộ âm dương khí huyết. Cùng diệu phương của tạo hóa thông nhau.
Trong sách Nội kinh có vẽ tượng bằng đồng, đều đầy đủ kinh huyệt.
Pháp luyện Ðơn cũng không có bí quyết nào khác.
Cũng chỉ có ba: Dược vật, Hỏa hầu, Ðảnh khí mà thôi.
Ba vật ấy có Chân có Giả, có Hậu có Tiên.
Thân người đã bị phá, thì phải tá giả phục Chân, cầu Tiên nơi Hậu.
Thiên kinh vạn luận cũng chỉ phân tách thật rõ ràng ba việc này.
Ðộc giả giữ điều đó để cầu nơi trong ba việc, phân biệt Chân nghĩa của Tiên Thiên và Hậu Thiên, cùng giả tá Chân nguyên, thì mi mục cương lĩnh tự thanh.
Tu sĩ tu luyện qúy trọng ở vong ngôn, thủ nhất.
Nhất đây chẳng phải là hư danh, mà là thái cực, là nguyên quan, thánh nhân ẩn ngôn nói: Huyền quan nhất khiếu. Gọi là Bảo Nhất. Tu hành Huỳnh ðình ở trong Nhất.
Người tráng kiện thì Nhất này linh.
Người đã suy nhược thì Nhất này bị che khuất.
Diên Hống đều theo Nhất này mà sinh.
Thủ cực tịnh nơi hư vô, thì một khí Tiên Thiên từ hư vô lại.
Mượn cái hình của Nhất mà luyện cái khí của Nhất.
Ðắc được Nhất thì vạn sự cũng hoàn tất.
Ðều ám chỉ Nhất là Nguyên quan.
Nguyên quan khẩu quyết trọn ðủ ở đây.
Người chẳng ôm ấp lấy một niệm này,
để thủ tụ thành Chân là: Dĩ Hỏa luyện dược nhi kết Ðơn, dĩ Thần ngự Khí nhi thành Ðạo.
Cho nên Phong hỏa kinh gọi đạo này chí giản, chí dị.
Chỉ là giáng Chân hỏa đầu nhập vào khí huyệt.
Thần khí giao hiệp được lâu, tức siêu nhiên xuất hiện.
Nhất này nếu gặp lúc dương sinh thì khai, dương tán thì liễm.
Thiên cơ mới bắt đầu phát động, dùng Chân ý trụ tại Tổ khiếu mà chờ.
Chờ cho nguyên tinh triền động thì dẫn về bản sở.
Trong thời chánh khai, là lúc Cửu hầu dụng công, là thời Nhị hầu thể Mâu ni.
Ðiều dược Ðồ thuyết nói: Khí phát tắc thành khiếu.
Cơ tức (dừng) tắc diếu man (mờ mịt).
Lại còn nói: Hỏa tức là dược, dược tức là hỏa, Dược hỏa tức đảnh khí.
Theo chi Lưu là ba, theo nguồn cội chỉ có một.
Một là khiếu này, là Yển nguyệt Lý, là mậu kỷ Thổ, là Tây Nam hương.
Tên tuy khác nhau, nhưng cũng chỉ là Cốc thần. Cốc thần là căn cội của trời ðất,
là Tổ của hô hấp vãng lai, là tông của âm dương hạp tịch, là đại quan khiếu tu luyện.
Muốn thấy ðược khiếu này ngày ngày phải dụng công đến cực tịnh.
Chỉ có Dược Lư Hỏa hầu mới là Chân đích. Cướp lấy Thiên cơ đoạt quyền Tạo hóa,
hóa sinh các cõi Trời, khai minh ba cõi Ta bà, đều tại chỗ này.
Vô hạn Tiên giới ðều theo từng cấp này mà lên.
Các sách nói về nguyên quan có trên trăm tên, đều chẳng khiến trực chỉ nguyên ủy.
Nay ðược lời Thầy dạy rõ, nên chép thẳng ra đây, để được dung thông Chân ý với Hoa dương Thiền sư, và thuyết Ðiều dược, cùng tham chiếu ý chỉ vong ngôn thủ Nhất.Chỗ rất thích nghi của chánh Ðạo là trước phải lo luyện kỷ.
Luyện kỷ trong Chứng luận đã nêu hết những gì trọng yếu phải luyện.
Còn những chỗ khác thì xương thuyết Chân ngôn rất rõ.
Chỗ tối nghi là cơ tiếp mạng cấp thiết.
Chứng luận, Huệ mạng mở đầu đã nói rõ về thủ thuật.
Còn bao nhiêu nữa thì khác gì kim tứ bửu lục (hộp vàng chứa vật báu), như Tu thân chánh ấn cũng nói thẳng về chỗ Chân, như Tiếp mạng thể dược thì không quên lão nói.
Tóm lại, đều lấy hào cửu Nhị làm đích, gọi là nhị hầu thể Mâu ni.
Có dược thì phải quy nơi về ðảnh.
Ðảnh này ở dýới rún một tấc hai phân.
Lấy ngýời bằng ðồng của y khoa đặt nằm ngữa mà đo.
Ðó là thuyết “Tiền thất hậu tam”.
Thước đo thì dùng ngón tay giữa của người cần đo.
Lóng giữa của ngón giữa là một tấc.
Vị trí của khiếu này cao hay thấp là tùy theo người lớn hay bé.
Thuốc đã đưa vào đảnh phải lo phong cố.
Phong là đóng kín các cửa khẩu. Cố là làm cho thận bền cố, tức vô lậu.
Bên ngoại đạo dùng loại muối bùn bít kín cái hỏa tiêu tức là Châu thiên,
cần phải theo ðúng quy tắc tỉ mỉ, để vận hành theo cơ tuần hườn tấn thối.
Huệ mạng có Lục hầu đồ, đã tiết tận Thiên cơ.
Còn các phần khác thì Ngũ Thủ Dương Chân Nhân đã chú thích nơi hai kinh.
Lời lẽ biện biệt tinh vi, chúng ta cần nên trịnh trọng.
Còn về cơ diệu dụng nhuận dư ở Mộc dục, cũng là trọng yếu.
Nhâm đốc hai mạch là đường đạo lộ của Thủy Hỏa.
Chỉ có Hoa Dương Thiền Sư mới xuyển nổi về Chân đồ này.
Theo trong kinh thì chưa giải phẫu minh bạch.
Nhưng cũng chẳng nên chấp đồ mà hại y, mới là đắc quyết.
Ðó là quan tiết khả thủ khẩn yếu.
Còn như pháp Quá quan mới là rất bí mật.
Các pháp khác thì phẩm Tiên Phật hiệp tông có nói rõ.
Nếu lúc bình nhật giữ Tâm cho thật thuần nhiên, thì lúc lâm thời ít có việc đáng tiếc.
Lúc này trăm khiếu trong thân đều mở, đau đớn tợ như dao cắt, ngàn âm tà đều chấn động tạo thành âm thanh.
Cơ thể tợ như rối loạn.
Tâm khả chủ trì trong lúc hỗn độn.
Tợ như muốn chết.
Nguyên châu đã có nơi trong, nên phải làm thế nào để Châu khỏi thuận đường mà ra.
Tất phải công phu và lập công đức cho lưỡng tồn.
Cả sáng đến tối, Thần linh hằng hổ trợ mới có thể khởi hành Thất nhật đại công.
Chỉ riêng hỏa hầu cổ nhân có nhiều phân biệt.
Còn bình nhật hỏa hầu là lúc dùng cái Lửa mà không lửa,
dùng cái Hầu mà không Hầu, ít có nói ðến, tu sĩ cần phải phân định.
Trong thân ta có Tí Ngọ, Mẹo, Dậu là ngôi tứ chánh.
Trong đó có hai giờ Mộc dục tức là tắm rửa rất chí yếu.
Lấy Diên Hống, Văn,Võ làm bí cơ.Qua được bảy ngày này mới quét sạch ðược quần âm.
Chỉ có một cuộc chiến mà thiên hạ thái bình, chứng phẩm, Nhơn Tiên.
Có thể gọi là đã thành Chánh quả.
Chánh Thanh Sơn nhơn lại ghi tựa.

Trở lại Mục Lục