Huyền Diệu Cảnh

VIII. PHỎNG SỰ TU CHƠN LUẬN

Hễ tu luyện thì phải có lời truyền khẩu quyết của minh sư mới rõ đặng sự huyền diệu của dược vật, mới luyện thành kim đơn đặng, mới kiết thánh thai. Nếu gặp thầy Bàn-môn, những kẻ ấy không rõ đặng đạo lý, biết đâu mà dạy người khác đặng.
Phàm kẻ tu hành học đặng đạo, ắt kiếp trước phải có công quả với đời, kiếp này sanh ra lại thêm có đức hạnh, hay là nhờ ông bà làm lành thuở trước. Bởi có đức nên động lòng Trời, khiến gặp chơn sư chỉ điểm phép tu luyện. Phải lập chí lớn,, lòng bền chặc như sắc đá, muôn việc đều dẹp hết, nên lại thêm dự bị sẵn tài, lử song toàn (tiền bạc để dành ăn mà tu, và anh em bạn bè theo lo miếng ăn đồ mặc). Ðược như vậy rồi,
mới kiếm một chỗ cho thanh tịnh ở cho an thân, dưỡng nhàn mà tu luyện.
Còn như tâm chí yếu ớt, lòng tham chưa dứt, ham luyến phiền ba, trần tục khó lìa, không phước đức, không bồi đấp âm chất. Chắc khó gặp minh sư được. Chơn truyền, diệu khuyết khó nghe, chẳng đặng chơn tu, thiệt luyện.
Nếu có công, có chí, lòng thật chơn tu mà gặp Bàng môn dẫn dắt tu trì, thì kiếp sau chuyển kiếp lại mà hưởng hồng phước, chớ sánh cùng người đại căn, đại chí, xả thân hành đạo, xả phú cầu bần, quyết chí hành công lập đức, thì khác xa lắm.
Còn như kẻ gặp đặng đại đạo, rõ hết thiên cơ, tu tâm định chí, chẳng hay giao thiệp với ai, thân vững bền như núi Thái sơn, thì kiếm 2 người làm bậu bạn, đặng lo việc ăn uống, ra vào có giờ khắc, để cho người luyện đạo không tưởng, không lo,
tay chơn chẳng động, môi miệng chẳng hở, tai chẳng nghe quấy.
Vậy mới gọi là phép Bảo tinh, Dưỡng khí, Tồn thần.

IX. DUYÊN ÐỐI LUẬN

Ở đời việc nhơn duyên chẳng nên đối, nghĩa là không nên cho việc phàm trần dính dấp với mình: như vợ con, danh tiếng, tiền bạc.
Mình đây là một, duyên là hai, đối là ba. Nếu bỏ được duyên mà thân còn cũng chưa liểu đạo. Cho nên phá bỏ hết duyên, đối là chướng đạo (bờ đê). Lại kêu là vô-danh-hóa nó theo nhơn duyên mà lừng lên, muôn việc phải tưởng như không không, thì cái vô tâm, vô-danh-hóa mới trừ được. Như vậy cái chỗ vọng niệm của mình thiệt mới sanh diệt đặng. Chỗ vọng niệm tức sứ ấy là Chơn-ngươn, gốc của huyền-môn là bỏ sự niệm tưởng.
Ðạo Thích lấy vô niệm làm gốc. Vô niệm là bỏ hết sự tà niệm. Tưởng có, tưởng không, lo lành, lo dữ, vui buồn sanh diệt đều là tà niệm. Bỏ được hết là chánh niệm.
Ðời thượng cổ, các vì Tiên, Phật, Thánh chơn cũng nhờ minh tâm tức niệm mà đặng huyền diệu. Thánh
xưa có nói: "Huyền diệu chơn khuyết vô đa ngữ, thức phá nguyên lai tiếu sát nhơn". Sự huyền diệu, chơn khuyết chẳng cần chi nói nhiều tiếng, miễn biết được cái gốc thì diệt được tà niệm trong lòng.
Tam bửu là Tinh, Khí, Thần đều theo con mắt, lổ tai, lổ nhỉ, lưỡi, thân, ý mà tiêu tán ra hồng trần.
Chẳng biết giữ chặc chịa, cho nên chưa đến tuổi già mà đã hao mòn tam bửu, không đặng trường sanh.
Nếu được minh sư chỉ phép đem tinh, khí, ngươn thần thâu về trong, đặng an lư lập đảnh, hạ luyện thì tịnh được đầy đủ, ắt có khí sanh. Hễ khí đủ thì sanh thần, thần đủ thì nên Tiên, thành Phật. Chừng ấy có hào quang chói xa ngàn dặm, cùng chư Tiên, chư Phật đồng vai, mà tiêu diêu nơi thiên ngoại. Cho nên nói: "Tu tiên thì có một việc dứt lòng phàm, chớ chẳng có điều chi lạ."
Trước hết phải dùng phép khao trước oán qui, cố kiềm chiêu phụng. Sau mới dùng phép qui xà bàng truyền, long hổ tranh đấu, anh trạch đồng phong, huỳnh bà bạn lử, rồi đem long châu tịnh dưỡng, đừng trễ nải giờ khắc, vận hành cho hết diên mà thêm hống. Khi kim đơn thành rồi thì phải tắt lửa. Ôn dưỡng thánh thai, chờ cho diên khô, hống tuyệt, thai viên thần xuất, lúc đó phải điều thần cho ra khỏi xác, ắt đặng biến hóa vô cùng.   
 

 Trở lại Mục Lục