Huyền Diệu Cảnh

HẠ QUYỂN
MÔN NHƠN VẤN ĐÁP
Ông Quán Trung hỏi: Dương thần của các bậc Tiên là làm sao? Xin thầy chỉ bảo.
Ðức Lý Tử đáp: Dương thần có 5 bực:
1. Nhơn Tiên
2. Ðịa Tiên
3. Thần Tiên
4. Thiên Tiên
5. Kim Tiên

Trong một trăm ngày công hạnh, khí đủ nơi hạ điền thì chứng bực nhơn tiên. Nhơn tiên cũng chẳng lìa người, giữ cho được như vậy ích thọ diên niên. Bằng không thì thần trì, khí tán, không khác nào phàm nhơn.
Nhơn Tiên gia công lấy đại dược, quá quan phục thực ở trung điền thì chứng quả Ðịa Tiên. Ðịa Tiên cũng chẳng lìa đất, nên không khỏi thác, ấy thiện thần khí phân hai. Chết rồi ngươn thần chẳng độc lập đặng, thì chẳng khỏi đầu thai. Cho nên nhơn tiên cùng địa tiên cũng đồng một thể. Ðịa tiên gia công dưỡng thai 10 tháng, không ăn không thở, 100 mạch đều ngừng, thánh thai đầy đủ xuất thần, gọi là dương thần. Ở trên thượng điền thì chứng quả thần tiên. Thần tiên chẳng lìa thần, dương thần còn non chẳng hay vượt ra ngoài trời, cũng không thần thông, bất quá sống lâu bằng trời đất mà thôi. Thần tiên gia công điều thần xuất xác, luyện hư vô chi dương thần, luyện thần hườn hư, tam niên nhũ bộ, thần khí tiệm lão, thông thiên triệt địa, thiên biến vạn hóa, chứng quả nơi thượng điền, ấy là bực thiên tiên đó. Thiên tiên chẳng lìa trời đất. Thiên tiên gia công 9 năm diện bích, luyện hư hườn vô, thần công thường định, thường tịnh, lâu dương thần kiên cố, pháp lực quảng đại, ngao du bắc cực, siêu xuất thiên ngoại, vĩnh kiếp trường tồn, tiêu diêu cực lạc, chứng quả kim tiên.
Ông Quán Trung hỏi: Dương thần 5 bậc, còn âm thần thì dường nào? Xin thầy chỉ rõ.
Ông Lý Tử đáp: Âm thần cũng có 5 bậc. Bậc thứ nhất nói sự họa phước trên đời, thấy quỉ, thấy thần. Bậc thứ nhì thấy thiên cung cùng địa phủ. Bậc thứ ba đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ. Bậc thứ tư thành thần, bậc thứ 5 thành quỉ tiên.
Bậc thứ 1: nói sự họa phước của người và thấy quỉ thần là bởi tiền thế có căn, ấy là bậc giả đạo gạt người.Bậc thứ 2: thấy thiên
cung cùng địa phủ, ấy là bàng môn tả đạo. Bậc này dụng công cẩn bế lục môn, xuất âm thần, thường làm hại người.Bậc thứ 3:
đặng đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ, gọi là ngoại đạo. Bậc này ngồi thiền còn tư lự, vọng tưởng ấy là ma đạo phỉnh người.
Bậc thứ 4: thành thần. Vốn là thiên thượng thần tiên, lầm lỗi phải đọa xuống phàm trần. Hoặc quỉ tiên, địa tiên mượn xác người mà chuyển kiếp. Hoặc thần tiên du hý chốn nhân gian, bất muội linh căn, khi còn nhỏ đã hiểu đặng vị lai quá khứ, cũng có thần thông. Nhưng không biết tu trì, nên khi chết làm thần.
Bậc thứ 5: là quỉ tiên. Bậc này chẳng gặp chánh đạo. Khô tọa, bàng môn. Ngày đêm công siêng, âm thần xuất hiện, chứng quả thượng đẳng quỉ tiên, trung đẳng quỉ tiên, sau chết xuống âm phủ làm vua. Bậc hạ đẳng quỉ tiên, sau chết rồi cướp thai người mà tái sanh.
Hỏi: Tý, ngọ, mẹo, dậu, ôn dưỡng, mộc dục là nghĩa làm sao?
Ðáp: Khi mới hạ công luyện đạo, thần khí nhập định là dậu thời mộc dục. Ðịnh chờ dương sanh, động rồi lại tịnh, là tý thời mộc dục. Tấn dương hỏa rồi thôi. Hỏa là mẹo thời mộc dục. Chơn tức pháy động là ngọ thời mộc dục. Cho nên tý, ngọ, mẹo, dậu đều có nghĩa là mộc dục ôn dưỡng. Ấy là sự diệu dụng của kẻ tu Tiên, Phật. Nói tấn là tấn dương khí chi hỏa. Thủ là lấy ngươn tinh trong thận. Nói thối là thối âm khí chi phù. Thể là võ hỏa, phanh cũng là võ hỏa. Luyện là luyện âm tinh. Hỏa trung hữu phù, phù trung, hữu hỏa.
Hỏi: Già non dường nào?
Ðáp: Già dậu mộc dục rồi, dương khí động, thì phải lấy thuốc. Thuốc mới sanh gọi là non, chẳng hay thành đơn. Ðộng rồi lại tịnh, là tý thời ôn dưỡng. Tịnh rồi lại động, chẳng lấy thuốc thì già quá, cũng chẳng thành đơn đặng. Tấn hỏa mẹo thời mộc dục, đơn chưa thuần thục, thối phù sớm quá ngọ thời ôn dưỡng chẳng thối phù,
thì cũng thái quá, cũng chẳng thành đơn.
Hỏi: Già non trong lúc nào?
Ðáp: Âm cực dương sanh. Hễ dương vượng thì phải thể vận lên càn cung. Dương cực âm sanh, hễ âm vượng thì phải thối phù qui căn. Già ấy là giờ chẳng già, chẳng non. Tấn dương hỏa, hỏa ấy là khí. Thối âm phù, phù ấy là thần. Hỏa trung hữu phù, phù trung hữu hỏa. Hỏa phù hiệp luyện thành kim đơn. Tấn là tấn chơn khí chi dương hỏa. Thối là thối âm thần chi âm phù. Tấn thối đều tại nê hườn. Thể thủ là lấy cái ngươn tinh của chơn dương. Phanh luyện là chưng nấu trược tinh của âm khí. Thể thủ phanh luyện đều ở nơi khí huyệt.
Lại nói: Tấn là đi từ cung khảm lên thượng đơn điền. Thối là đi từ cung ly xuống hạ đơn điền.
Lại nói rằng: Thiên can địa chi bát quái, đảnh lư đều là lời diệu dụ trong phép luyện đơn.
Người đời chấp trứ có thiệt tướng của phương vị, nên tu luyện đến chết cũng không thành. Vả lại, quan khiếu là đường tắt của phép luyện, người đời bởi chấp trứ có thiệt tướng, nên cũng là luống công vậy. Phàm hết thảy những lời ví dụ, là sự diệu dụng của phép tu đơn, kỳ thiệt tóm lại là thần, khí, hai vật hiệp làm một vậy mà thôi.
Hỏi: Tu luyện ngồi cách nào phải phép?
Ðáp: Tu luyện kim đơn, ngồi lâu ngồi mau tùy sức mình, chẳng khá cượng dụng vậy. Chẳng luận ngồi lâu, ngồi mau, tổng yếu là phải có tiên truyền chơn quyết. Nếu không chơn quyết, nào sợ trường tạ mà chẳng nằm, vì cũng là vô dụng vậy.
Ðức Lục Tổ nói rằng: ngồi lâu nhiều yêu quái, bồ đề sao đặng lớn, nằm ngủ chẳng lo lường, bồ đề ngày ngày lớn, giờ sống thường ngồi chẳng nằm, giờ chết sau thường nằm chẳng ngồi, một đống xương cô lâu, hai dạng hạnh làm gì?
Kẻ trai tráng ngồi thường cũng tốt. Người tuổi già thường nằm chẳng ngồi. Còn ngồi hoài, thần mỏi khí yếu, làm sao mà đặng kiết kim đơn. Phải bảo dưỡng ngươn tinh làm diệu, chẳng khá ngồi hoài mà chẳng nằm. (Mười tháng dưỡng thai mới nên trường tọa đó).
Hỏi: Tiền tam tam, hậu tam tam, hai cái tam tam làm một gánh nghĩa lý làm sao?
Ðáp: Tiền tam tam là tam điền, hậu tam tam là tam quan. Trước tam điền cửu khiếu là một gánh, sau tam quan cửu khiếu là một gánh, há chẳng phải hai cái tam tam là một gánh hay sao? Ðều phải ra nơi huyền quan vậy. Nhiều năm công khó không người biết, một kỷ phi thăng thiên hạ nghe.
Ông Minh Tánh hỏi: Bàng môn ngoại đạo cũng thành đạo chăng?
Ðáp: Chẳng đặng thành đạo, vậy 3,600 thứ bàng môn, 96 giống ngoại đạo đều là hồng phước, tụng niệm ca xướng, nghe rất đẹp tai. Vả lại bỏ hồn phách, tinh khí thần: tý, ngọ, mẹo, dậu là giờ định mà nuốt âm khí, hớp dương khí, ấy là ma căn. Khô tọa bàng môn còn tư tưởng, hễ tinh thần tiêu hết, thì mạng khó giữ. Lạy tinh tú là sự hao sức vô ích. Vẽ bùa vẽ quái, uổng tinh thần. Ðạp quái, niệm chú là lộng phỉnh quỉ thần. Một đời lao nhọc công không có. Bế hơi lo lắng tổn huyền khí. Mặt vàng gầy ốm hình tướng quỉ. Thọ giới đốt mình thiệt người ngu. Ngỗ nghịch mẹ cha hại thân thể. Ngoại đạo phép tà kêu gió mưa. Ðằng vân giá võ thiệt yêu tinh. Vị lai quá khứ nó biết đặng, một tánh âm linh cũng không dùng. Ðánh giặc trong phòng tổn âm đức. Mắt trời lồng lộng chẳng dung tình. Ðánh bảy luyện ma đau khổ huyết. Lầm tin thầy là hại tánh mạng.
Hết thảy bàng môn cùng ngoại đạo, các ngươi bình luận lấy trong lòng.
Ông Minh Tánh hỏi: Ðời nay, tăng nhơn xưng mình là đại hòa thượng, có đắc đạo chăng?
Ðáp: Chẳng phải vậy. Kẻ kia miệng xưng đại hòa thượng, truyền phép trên giấy,
truyền câu chữ phàm, là giả danh, cũng như ca nhi ở trên sân khấu làm vua, tôi, cha,
con, chớ nguyên là con hát vậy. Kẻ kia biết việc quá khứ vị lai, cượng xuất âm thần,
như trong giấc mộng, mơ màng chẳng rõ phép minh tánh.
Hỏi: Tìm thầy học đạo có lỗi chi chăng?
Ðáp: Tìm thầy học đạo phải hết lòng bền chặc. Chẳng nên tánh gấp. Phải trèo núi lội nước, lao khổ thân tâm, tìm khắp thiên hạ, cảm động lòng trời, khổ công hạng mã, thì gặp chơn sư. Xưa vua Huỳnh Ðế tìm đạo đến 81 tuổi mới gặp đức Quảng Thành Tử truyền đạo tu chơn. Ông Bạch Ngọc Thiềm tổ sư 14 tuổi xuất môn, tìm đạo, đến 59 tuổi mới gặp đức Lưu Hải, thiềm tổ sư được truyền đạo tu hành.
Ông Hưu Phàm hỏi: Người xưa nói đất mọc sen vàng (địa đủng kim liên) có thiệt chăng?
Ðáp: Phật Quan Âm sanh rốt đời thượng, luyện đạo trên núi Phổ Ðà Lạc Gia, trong Triều-Âm-Ðộng, tên là Thanh Liên Nữ, chưa biết ở xứ nào. Phật bà được thần thông quảng đại mà cứu khắp muôn dân. Người đời sau gọi là Phật Từ Hàng. Triều Âm Ðộng làm sao mà mọc sen vàng. Phép tu luyện, hễ nhứt dương sơ động thì ngươn thần thấu lộ, sắc tợ vàng ròng, nên thí dụ là sen vàng vậy thôi.
Hỏi: Còn cái thuyết mộng lau xỏ đầu gối (Lư nha xuyên tất) là thế nào?
Ðáp: Ðức Thích Ca sanh giữa đời Châu, luyện đạo trên núi Tuyết Sơn, trong Bàn Ðà Thạch, làm sao mộng lau xỏ đầu gối đặng. Khi luyện đơn, thuốc sanh thì chạy ra ngoài đầu gối. Ngươn tinh sắc trắng, nên diệu dụ là mộng lau vậy.
Hỏi: Cái thuyết đạp lau qua sông (đạp lư quá giang) là nghĩa làm sao?
Ðáp: Ðức Ðạt Ma là người Nam-Thiên-Trước, lúc ban đầu qua nước Lương, muốn độ vua Võ Ðế. Vua Võ Ðế không tin, nên phải sang nước Ngụy. Phàm người tu hành, khi chưa thành đạo, thì thân thể nặng như núi Thái Sơn, làm sao đứng trên cây lau qua sông cho đặng. Bởi hạ đơn điền, tỷ như khúc sông, khi thuốc qua khỏi thước kiều, nên diệu dụ là qua sông.
Ông Hưu Phàm hỏi: Chim sẻ trắng làm ổ trên đầu (bạch tước tu đảnh), cái thuyết ấy có thiệt chăng?
Ðáp: Ðức Như Lai trước đến Tuyết Sơn, sau về La Sơn. Xác phàm ngồi luyện đạo,
làm sao chim làm ổ trên đầu cho đặng. Khi thuốc về Càn Ðảnh,
sắc trắng như bạch tước, ấy là thí dụ mầu nhiệm vậy.
Ông Tu Ngươn hỏi: Sư cô có thành đạo chăng?Ðáp: chẳng hay thành đạo. Từ xưa đến nay,
đâu có vị nữ tiên, nữ Phật nào không tóc mà múa tụng om sòm. Cũng không nói đàn bà đốt đầu thành đạo. Duy có đạo cô bao tóc thành tiên. Sư cô muốn thành đạo,
đều phải để tóc, và ẩn thân luyện đạo mới thành Tiên, Phật.
Hỏi: Ðàn bà, con gái làm sao tu thành chánh quả?
Ðáp: Ðàn bà con gái muốn thành chánh quả thì đổi chí khác phàm, mới thành Tiên, thành Phật đặng. Hoặc giả điên, giả cuồng, sắc tốt đổi xấu,
áo gấm đổi vải bô, trí huệ tài năng đều bỏ hết, ẩn thân luyện đạo mới đặng.
Con trai có thất bửu, kim thân (mình vàng bảy báu), con gái có ngũ lậu chi thể (chưng vóc năm hèn). Ngừa đờn ông con trai như ngừa cọp, nếu chẳng cẩn thận, cọp già liền nhảy đến bắt.
Hỏi: Từ xưa đến nay, người người thuyết đạo, nói đặng huyền quan, mới đặng thành Tiên, Phật. Huyền quan ấy ở chỗ nào, tên gì, họ gì?
Ðáp: Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt thì biết rõ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ý. Vì bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Ðề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần. Huyền quan ăn năn, vì lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan lòng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Ðinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tý sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con thì rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.
Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải đọa khổ hải, chuyển đầu thai trong loài bò bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt, thiệt khó báo đáp vậy. Huyền Quan còn có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền Quan là ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành thần thông, mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa. Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong lòng lo sợ, e sanh họa đến mình, cho nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất, dị bửu mảng đình. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu. Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra cửa du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.
Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tý, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tý, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng lìa Khuôn mẫu, lâu lâu mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho lìa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ. Huyền Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật Đẩu Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội Huyền Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại thiên cung, phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên mãn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày ngươn đán, giờ tý thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời.

 Trở lại Mục Lục