TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ
SỨ MẠNG THIÊN ĐẠO ĐẠI THỪA

Thế nào là sứ mạng Thiên Đạo Đại Thừa? Thiên Đạo là Đạo Trời rộng lớn bao trùm cả càn khôn vũ trụ thế giới muôn loài vạn vật, với đức háo sanh dưỡng nuôi,
giáo dục, đùm bọc, bảo tồn, chở che vô tận trong tình Tạo Hóa.

“Tình Tạo Hóa ban đều vũ trụ,
Đức háo sanh bao phủ càn khôn;
Chuyển luân nhựt nguyệt vong tồn,
Cỏ cây nhơn vật vô cùng hóa sanh.”

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn giải như sau: “Kìa xem trời đất bao la che chở, không vì kẻ ác, không vì người thiện, không vì sự kính yêu của vạn loài, cũng không vì sự ghét bỏ của sự vật nào. Vẫn xuân hạ thu đông, vẫn mưa hòa gió thuận cho cây cỏ xinh tươi, non sông đẹp đẽ, nhơn loại an vui hạnh phúc. Thiên Đạo là như vậy.
”Đó là Thiên Đạo của Đấng Tạo Hóa.
Còn Thiên Đạo ở nơi con người vốn là tiểu thiên địa phải như thế nào? Đức Như Ý Đạo Thoàn giải thích:
“Thiên Đạo là đường lối giải thoát của người tu. Giải thoát mà Lão muốn nói đây là giải thoát mọi ràng buộc, phá hết mọi sự chấp ngã, chấp nhơn, chấp đạo, chấp pháp. Tất cả đều ‘không’ mới là giải thoát.
Hành giả có quyết tâm giải thoát trong hoàn cảnh nào, ở thời kỳ nào, cũng có thể giải thoát được…”
Theo Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, giải thoát của người tu hàng đại thừa là giải thoát mọi ràng buộc của gia đình, tài sản, sự nghiệp danh lợi, địa vị quyền hành thế tục, để xuất gia hiến thân phục vụ cho Đạo, cho nhơn sanh, quên mình lo cho thiên hạ, vong kỷ vị tha.Cũng theo lời dạy của Đức Chơn Nhơn:
“Quyết tâm giải thoát là không để ngoại cảnh chi phối được tâm, không để tâm bị ràng buộc vào tứ tướng lục trần, bởi tứ tướng còn nhân ngã, chúng sanh, thọ giả, lục trần là bụi cát bám lấy lục căn dấy động không giờ tinh khiết.” Rồi Ngài còn ngại cho chúng ta lo sợ, nên trấn an mấy lời: “Lão dạy như thế không phải bảo chư hiền đệ hiền muội phải rũ bỏ tất cả thế sự, cắt ái ly gia, đem thân vào khổ hạnh. Lão chỉ dạy chư hiền đệ hiền muội hãy sống theo Thiên Đạo mới hành được chánh pháp đại thừa.”
Chúng ta vừa luận về Thiên Đạo, giờ đây, chúng ta bàn về đại thừa. Thử tìm hiểu thế nào là đại thừa? Theo Phật Giáo, đại thừa ví như chiếc xe hạng nặng, để chở đồ nặng. Đối với Đạo đây là sanh chúng mà người tu hàng đại thừa phải có trách nhiệm lớn lao, nặng nề khổ nhọc để giác ngộ và giải khổ cho chúng sanh như

Đức Lục Tổ Huệ Năng viết trong kinh Pháp Bửu đàn:
“Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ,
Phiền não vô lượng, thệ nguyện đoạn;
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành.”
Đức Ngô Minh Chiêu, vị cao đồ đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế dịch ra để thường ngâm nga:
“Một là sanh chúng hằng hà,
Dốc lòng cứu vớt lòng ta thề nguyền;
Hai là phiền não nối chuyền,
Thề nguyền đoạn tuyệt như thuyền ra khơi.
Ba là chí học chiều mơi,
Phép mầu sâu nhiệm thảnh thơi có ngày;
Bốn là Phật đạo công dày,
Nguyện thành chánh quả kíp tày chí tu.”

Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn Thượng Đế dạy: “Đại thừa tức là Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. Thiên đạo này Nho giáo gọi là chấp trung quán nhứt, Thích giáo gọi là bảo trung qui nhứt, Đạo giáo gọi là thủ trung đắc nhứt.”
Người Thiên ân phải lãnh sứ mạng Thiên Đạo đại thừa để chấp hành quyền pháp trên căn bản Tam Giáo quy nguyên, vạn giáo nhứt lý, Ngũ Chi phục nhứt.
Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy: “Những con có Thiên ân sứ mạng hãy vững vàng sáng suốt để độ đời và phải luôn luôn nhớ lời Mẹ dặn: Thiên Đạo đại thừa phải vong kỷ vị tha. Kỷ mà các con còn vong thì còn có chi mà bám víu? Còn kỷ là các con còn chấp. Còn chấp là còn tranh, thị phi, thanh trược. Nếu như vậy thì sứ mạng khó hoàn thành đó các con! Muốn độ đời là phải hòa vào muôn ngàn sai biệt để giác ngộ người đời, giúp người tìm đến tâm linh đã tự có sẵn trong mỗi các con đó. Có như vậy thì sứ mạng các con mới hoàn thành.”Đại thừa cũng là pháp môn tu luyện cho cấp đốn giáo
của hàng thực hành Thiên Đạo đại thừa. Theo chánh pháp của Đại Đạo là tánh mạng song tu để giải thoát luân hồi sanh tử, phản bổn huờn nguyên, phục hồi ngôi xưa vị cũ, trở về hiệp nhứt với Đại Linh Quang là Đức Chí Tôn Thượng Đế.Hễ người biết tu luyện
cướp được cơ mầu nhiệm của Tạo Công thì là đắc nhứt, được một, tức là đạt được đạo giải thoát, thì vĩnh kiếp trường tồn, diên niên bất hoại. Đó là cái pháp kín nhiệm huyền vi của Tiên Phật, khẩu truyền tâm thọ, để cổi xác phi thăng siêu phàm nhập thánh

 Trở lại Mục Lục