SỐNG ĐẠO

Đức Giáo Tông Vô Vi Lý Đại Tiên trưởng có dạy: “Chư đệ muội có biết không, đời mạt pháp, người Sống Đạo là [người có] cuộc sống thung dung, rất căn bản,
biết điều hòa cùng nhịp điệu thiên nhiên."
Chúng ta cố gắng triển khai Thánh ý, để thực hiện tu hành, tìm hiểu thế nào là sống thung dung, sống căn bản và biết điều hòa cùng nhịp điệu thiên nhiên.
Sống thung dung là sống một cách thảnh thơi ung dung tự tại, không bận rộn, vội vã, nôn nóng bực bội mà cũng không biếng lười giải đãi, bê tha, kéo dài, vô tích sự, không làm gì lợi ích cho ai. Noi theo hành động của Thánh Nhân vô kỷ, vô công, vô danh, vô vi để làm lợi ích cho đời mà không kể công, không lưu danh, không để lại dấu vết.
Sống căn bản thuận theo Thiên tính, theo thiên nhiên, sống tự do không để cho danh lợi, ái ân uy quyền chi phối, thoát khỏi vòng kềm tỏa của thị phi ngang trái,
nhân nghĩa thân thù, hơn thua cao thấp....Nói tóm lại, Sống Đạo là sống đời sống
siêu thoát của hàng chơn nhơn theo Tiên giáo hay hàng quân tử theo Nho giáo,
lấy đạo đức làm căn bản cho đời sống.
Còn sống hòa hài cùng nhịp điệu thiên nhiên, theo thiển kiến là Đức Lý Giáo Tông muốn nhắc cho những vị tu thiền phải giữ tâm thanh tịnh để nhiếp thu khí Tiên Thiên, một ngày có bốn thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu tương ứng với bốn mùa trong năm là giờ Tý tương ứng với mùa Đông, giờ Ngọ tương ứng với mùa Hạ, giờ Mẹo tương ứng với mùa xuân, giờ Dậu tương ứng với mùa Thu, thời tiết chuyển luân không ngừng nghỉ, con người biết Sống Đạo muốn sống khỏe phải biết nhơn cơ hội hòa đồng cùng nhịp điệu thiên nhiên mà tiếp thu Tiên Thiên chánh khí của Trời đất để ôn dưỡng thân tâm, tẩy trừ tà khí tác hại cơ thể và tâm linh làm trở ngại con đường chánh đạo hằng ngày của mình. Vì vậy, mà Ơn Trên dạy chúng ta nhập vào các khóa tịnh vì lợi ích bản thân người tu hành. Vì hiểu được sự lợi ích của bản thân do đạo pháp mang lại cho chính mình, nên không coi khóa tịnh như là một sự giam lỏng, ràng buộc mà hăng hái nhập tịnh trường, thung dung thư thái mà tịnh tọa, thiền định, tiếp thu và hòa nhịp cùng Thiên điển một cách hoát nhiên với lòng thanh thản vô trần, tiêu dao tự tại.
Đó là những phút giây vào cảnh thần tiên tại thế. Nếu chưa nếm được mùi thiền vị Đạo thì không thấm thía được cái thú thiên nhiên nhà Tiên giải thoát đó! Như vậy, phải cần có một đức tin dõng mãnh nơi đạo pháp (chánh pháp), phải dày công kiên trì nhẫn nại trì hành chánh pháp cho đúng với pháp đạo mới mong đạt được kết quả khả quan. Chúng ta hãy lưu ý lời dạy của Đức Lý Giáo Tông: “Thiêng Liêng dạy chư hiền nhập tịnh là để ngăn ngừa sự vọng động nội tâm, để cho lòng được ổn định thanh tịnh,
trước là dưỡng sanh, sau là thông công cùng thượng giới.”
Đó là diệu dụng của Đạo pháp khi chúng ta biết hòa theo nhịp điệu thiên nhiên,
không phải là điều mê tín dị đoan hay ăn bánh vẽ đau   
 

Trở lại Mục Lục