BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN

                                     

BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN

  .BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN Thầy giao Hậu Giang chưởng Đạo mà không được Chi nầy Phái nọ làm chủ mà nhơn sanh làm chủ, do đó mà Thầy chọn cơ Đạo Bát Quái Đồ Thiên là bạch y không cho lộn vào bất cứ một

sắc Phái nào vì là cơ thông đồng vạn quốc. . . Cười . .

Để có được danh xưng đúng với thuật ngữ Đạo Học thống nhứt từ Siêu Hình Thượng Học, Dịch Học biến chứng sau khi Đại Đạo đã dịch biến rồi theo Đại Đạo Quan, Đại Đạo Đồ để tiến tới Đại Đạo Châu Thiên Vận sao cho :

· Lưỡng Nghi âm Dương Tương Hiệp,

· Tam Gia Tương Kiến,

· Tứ Tổ Qui Gia,

· Ngũ Hành Hữu Thể triều Ngươn thành Ngũ Khí để có Tam Huê Tụ Đảnh thoát Ngũ Hành Sanh Khắc – Đạo Thành.

Đại Đạo Luận ra đời nhằm làm sáng tỏ Cơ – Lý như Ơn Trên phán “Muốn biết bến muốn rõ bờ phải hiểu Cơ mới là tường Lý.” Mời nghe nguyên hai Đàn là Thiên liệu gốc tiếp được từ Toà Thánh Tây Ninh Tý Thời 14/15.08.Bính Dần 1926 và Đàn Dậu Thời 16.08.Bính Dần 1926 Ơn Trên sẽ khải giáo minh thị dự báo thật rõ ràng giai đoạn 10 năm. vậy mà hai Đàn nầy bị TT.Tây Ninh ém, “lấy thúng úp miệng voi” tại sao để chi vậy? Để “Anh sáng Thái Dương không rọi được vào chậu úp” làm cho Đại Đạo phải ra nông nổi như ngày hôm nay. Từ đó mà Thầy phán “Đạo Thầy khai ra có sự giả đi trước rồi cái thật mới lộ ra”. Mời xem lại Tam Nhựt Đàn ngày 15.Giêng. Ất Hợi 1935 tại Bát Quái sẽ giúp làm sáng tỏ. Thiên liệu nầy lại là do Thánh Thất Sài Gòn TT.Tây Ninh ấn tống có đống dấu hẳn hòi mới là ngộ.

Vậy 3 Toà Thánh Tiền Trung Hậu hay Tam Giang hay Tam Tài Đạo – Thiên Địa Nhơn (Thiên Thời Địa Lợi Nhơn Hoà) cũng như thế ấy chính là quẻ CÀN (_=_). Được vậy là quẻ Càn, không được vậy thì sao? Là như thế nầy 7,8 thập niên qua và còn phải kéo dài thêm bao lâu nữa đến bao giờ mới được ? Cái đó còn tuỳ nơi “Thuận Thiên hay nghịch Thiên” rồi sẽ rõ.

Một điều đáng tiếc là từ đó những nay các nhà viết sử Đạo sau khi trình bày xong giai đoạn 10 năm hình thành và định vị 3 Miền hình thể Đạo với 3 Phái thường hay buông ra câu nhận định trước sự việc đã rồi nầy bằng câu “âu cũng là Thiên ý” hết chuyện. Rồi sau câu nầy lại là một dấu chấm to tướng. Sau dấu chầm nầy không còn gì để biện giải những gì có liên quan ít nhiều tới Cơ – Lý Đại Đạo với một tiến trình 10 năm xây dựng tổ chức Đạo, thật là oan uổng.

Chính vì vậy mà ở đây Quyển Đại Đạo Luận (ĐĐL) mới ra đời nhằm thừa kế công trình 10 năm đã có; nêu lên nhằm giải mã biện chứng Cơ Đạo lại trước, trong và sau 10 năm xin được tóm tắt với các ý chính :

1. Giai đoạn hình thành và định vị 3 Phái với 3 Toà Thánh trong đó các Đạo Sử Gia thường hay gọi là giai đoạn của 10 năm chia Chi rẽ Phái, nếu đúng Thiên Ý là như thế thì Thiên Ý ở đây ra sao với ý gì? Nghĩa lý ra làm sao? Nếu sử dụng thuật ngữ Đạo Học, Dịch Học gọi là “Cơ Vận Chuyển Biến Dịch Đại Đạo” phải như thế thì giải mã cái Cơ đó như thế nào?

Ra sao? ĐĐL sẽ làm sáng tỏ điểm nầy.

2. Nếu nói Thiên Ý chỗ nầy là cái Cơ Khai, Cơ Chuyển Mình chỗ nầy là như thế, vậy thì còn cái Cơ Khép lại ra sao? Có mở phải có đóng chớ. Có khởi thuỷ phải có hườn nguyên cho Cơ Đạo chớ. Có tán vạn thù phải có Qui Nhứt Bổn chớ. Có Đơn Nhứt đi ra Đa Dạng thì phải có Đa Dạng trở về với đơn Nhứt. Vậy cái Cơ Phản Bổn Hừờn Nguyên của Thầy ở đây ra sao? ĐĐL sẽ làm sáng tỏ chỗ nầy. Chổ nầy là chỗ “sa dấu chấm”.

Chớ không kẽ Đức Chí Tôn, Vị Đại La Thiên Đế mở Đạo (Cao Đài) ra như thế rồi để như vậy cho tới ngày hôm nay như vậy sao? Hay là như vậy là tại “nhơn tâm “ (lòng người) chớ Ơn Trên nào đâu đã để vậy. Thế Ơn Trên (Thiên Ý) đã định hướng khép, đóng, qui Đại Đạo cái Cơ nầy ra sao?, khép cách nào. Như 7 lần trong dĩ vãng vậy sao? Làm “người thợ trộn không rành nghề”. Là “Mé nhánh tỉa cành, bứng gốc để trở thành một đống cây khô để chỉ cần một đóm lửa như cái sao cũng đủ thiêu rụi vạn cánh đồng”. Làm “Tần Thuỷ Hoàng gồm thâu Lục Quốc “sao?

Vậy Thẩy đã làm gì và đã để lại trần gian những gì? Có chưa? Hồi nào? Ra sao? Ở đâu có? ĐĐL sẽ làm sáng tỏ chỗ nầy.

3. Toàn bộ 3 giai đoạn Khai Chuyển Qui để Thành Đạo, Đại Đạo mới thành ra chữ CƠ, Cơ Đạo là thế.

4. Dùng lời lý giải hết toàn phần hay từng phận chữ Cơ nầy thành ra chữ Lý.

5. Chữ Cơ và chữ Lý là hai chữ mà quyển ĐĐL cần nói lên, và làm sáng tỏ Thiên Ý đã định hướng, lập trình vận chuyển Đại Đạo từ KHAI tới QUI – Từ lúc khai phóng đến lúc hườn nguyên Đại Đạo. Từ lúc “Nhứt Bổn” kế đến “Tán Vạn Thù”

rồi đến khi “Vạn Thù Qui Nhứt Bổn”.

Trình bày từ thuỷ chí chung những gì của Đại Đạo như thế nên gọi là ĐẠI ĐẠI LUẬN.

free web counter

Trở lại Mục Lục