Linh-Thiêng-Quang Bát-Quái-Đồ-Thiên. Tý T.19.3. Bính Tý 1936. THI LÝ chơn là Đạo khuyến người tu, THÁI khổ kêu nhau ẩn bóng dù; BẠCH thuỷ cứu người cơn nạn ách, GIÁNG truyền Thiên Điển vẹt sương mù. BÀI Tô Châu đã định cơ huyền, Lập Ngôi Bát Quái Đồ Thiên dân nhờ. Kìa nọ non, đây hồ, đó biển, Trước Đông Hồ đây kiểng Tây Sơn Thinh không vội giục tiếng đờn, Kêu nhau xúm xit trong cơn não sầu. Ơn nghĩa còn biển sâu sánh bẳng, Nợ tang bồng dạ chẳng lo sao? Cảnh Trời thanh tịnh non cao, Nước in sắc nước cây màu thanh hương. Vẻ cảm xúc đoạn trường nhân sự, Sắc hoài tâm lưỡng lự chơn dung, Kìa non vui vẻ khôn cùng, Nọ biển chí sĩ vẫy vùng mê tân. Bước ra rồi còn chân khiến lại, Bảo cho người xử phải, phải lo; Sóng cao nhờ bạn của đò, Đưa người thoát được cái lò lửa cao. Trước mặt thấy mấy màu sơn thuỷ, Ngắm trong lòng Thiên ý khá khen; Đó là sắc đá màu đen, Đây sao cây lá lại chen sắc vàng? Cảnh thú lạ Cơ quan định vậy, Hởi người đời vùng vẫy công danh; Cái danh của Đạo tác thành, Phương thành danh Đạo phải rành lý chơn. Cơ huyền bí Linh Châu hiển hiện, Máy Huyền Quang chuyển biến Hương Hồ; Ngỡ là cho chúng sanh đồ, Phương chi lại có qui mô chăng là. PĐ: Tồn, PL: Thế – Thích, ĐG: Lưỡng, ĐK: Tuấn. NGỌC lịnh cao ban chiếu chỉ troàn, (truyền => đọc ra troàn cho đúng vận ang ) HOÀNG Kỳ Tam giáo Hiệp Tam Giang; THƯỢNG quyền đạo đức nhơn sanh lạc, ĐẾ học lương từ dân thế an. TÁ giả Ba Kỳ Thầy tế độ, DANH chơn muôn thuở trẻ thanh nhàn; CAO trùng vòi vọi vô tri tận, ĐÀI chiếu vơi vơi mạt dĩ tàn. THI Kỳ Ba Thầy định cuộc QUI NGUYÊN, Cho trẻ chung lo MỘT MỐI GIỀNG; Bạch Sắc công khai nguồn Bát Quái, Chơn truyền ẩn dật mạch linh thiêng. Công đầy thông thoả về phương Phật, Đức cả vui vầy đáo cảnh Tiên; Con rán theo Cơ Thầy chuyển biến, Tương lai đáo cuộc khỏi than phiền. Kỳ Ba cho trẻ Bạch Chơn Truyền, Công đầy đức cả rán QUI NGUYÊN; Tương lai giềng mối Nguồn Bát Quái, Linh thiêng Thầy chuyển khỏi than phiền. NGÂM Bao la Trời Đất cũng chung bầu, Bát Quái Đồ Thiên diệu lý sâu; Vạn quốc CHUNG HOÀ do bởi đó, Trung, Tiền, Hậu HIỆP cả Năm Châu./. NỘI TÌNH CƠ ĐẠO THỜI ĐIỂM 1972 I. Bảy Lần Vận Động THỐNG NHỨT ĐẠO Nửa Thế Kỷ Với Những Nét Tiêu Biểu Trải Qua Các Giai Đoạn: 1. Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn 1934. 2. Liên Hoà Tổng Hội Cao Đài 1935 – 1941. 3. Cơ Quan Cao Đài Hiệp Nhứt 1945. 4. Cơ Quan Qui Nhứt 1950. 5. Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt 1957. 6. Cơ Quan Tổng Hợp Các Chi Phái 1964. 7. Hội Đồng Vận Độn Thống Nhứt Các Hệ Phái Cao Đài. 1972. · Thế rồi nhận định phê phán qua các móc lịch sử là “Những Hiện Tượng ở vào Thời kỳ Quá Độ của Tôn Giáo Chi Phái”: · “12 Chi Thầy tạo đủ rồi, Cao Đài Thống Nhứt ra đời; Thầy giao con hiệp coi thời ra sao. Trải bao năm phong trào sôi nổi, Để tự con trao đổi ý nhau; Thời gian im bặt qua mau, Nay Thầy xem lại vẫn màu rẻ chia. Sự rẻ chia tại lìa “Căn Bản”. . . · “Qua bao lần pha trộn mà vẫn không nên một bã hồ tốt đẹp để xây dựng MỘT TOÀ NHÀ CHUNG ĐẠI ĐẠO Phải Chăng Người Thợ Trộn Không Lành Nghề?” · “Không Theo Ni Tấc Như Vị Kỹ Sư Trưởng Trước Đã Ban Hành Ra Sơ Đồ Kiến Thiết Đại Đạo”. · Nan : “Năm Ngưòi Mù Xem Voi”. · : “Con Gà Con Trung Thành Với Cái Vỏ Trứng”. · : “Rặng Tre Già Lấn át Măng Non”. · : Cái “Căn Bản Bị Lấy Thúng Uùp Miệng Voi Làm Cho Ánh Sáng Thái Dương Tuy Rằng Rọi Khắp Muôn Phưong Mà Vẫn Không Thể Rọi Được Vào Chậu Úp”. · : Cái Chài Kỳ Ba Cao Đài Bị Giềng Chì Cắm Cọc Dưới Đáy Sông. · : Độc Nghi, Độc Tài, Độc Tượng, Độc Hành Rối Bất Cập Lập Vị Với Vai Trò Vị Trí Cung Bậc Của Mình Là Một Trong Các CẤU TỬ ĐẠI THỂ ĐẠI ĐẠO. · “Đạo Thầy Khai Ra Có Sự Giả Đi Trước Rồi Cái Thật Mới Lộ Ra”. · “Đợi Gà Gáy Lúc Tàn Canh, Cùng nhau Xúm Xích em anh Lên Đưởng.” “Chừng Nào Xa Lộ Xuyên Đông, Hà Giang Thánh Xuất Tấn Phong Tôi Hiền.” Qua bảy lần, bảy giai đoạn kéo dài gần nửa thế kỷ đủ thể hiện các con cái của Thầy Mẹ có thừa “Thành Tín Chánh Tâm” giàu lòng thiết tha với Cơ QUI NGUYÊN THỐNG NHỨT ĐẠI ĐẠO. Nhưng chỉ tiếc. . . Chứng tỏ toàn Đạo không luận Toà Thánh, Hội Thánh, Chi Phái, Thánh Thất Thánh Tịnh đã quyết một vâng lời Thầy Mẹ trong nửa thế kỷ đã dày công hao tốn không biết bao nhiêu là giấy mực, cực nhọc bố điển thiêng khắp đó đây, dùng lời lẽ diệu ngọt cũng có, thiết tha cũng có, nghiêm trọng sắt đá (Bao gồm cả Tuyên Ngôn Thông Điệp – Hiệu Triệu Lịnh Sắc – Dự Báo Cảnh Báo – Huấn Từ) khải giáo khuyên dỗ dành, kêu gọi thôi thúc con chung của Thầy Mẹ phải mau sớm qui hiệp cùng nhau. Vì chỉ có Qui Hiệp mới tạo được môi trường thuần khiết thuận lợi “nhiều tay vỗ nên bộp” đề cùng nhau chung lo “thấp lên một ngọn đèn tiền phong năm trăm ngàn nén “ dẫn dắt nhơn sanh tiến lên đường bình an thật, nói lên tiếng nói duy nhứt Đại Đạo. Bởi trước mắt Thượng Đế Chí Tôn với tấm lòng Đại Từ Phụ, muôn triệu tỷ con người từ Khởi Thuỷ chó Hoàn Nguyên bao giờ cũng chỉ là MỘT. Nhưng sở dĩ không được Một, không đắc Nhứt được, như vậy ngày hôm nay là tại con người, lòng người chớ đừng “đổ thừa” tại Cơ Trời chưa tới lúc Qui.(Mời xem Huấn Từ Xuân Kỷ Sửu và xem Thiên liệu do ĐĐL trích dăng ở đây). (TT) Sự rẻ chia tại lìa Căn Bản, Thầy cạn phân con hảng tường tri; Thầy dạy con hiệp con qui, Hiệp là không nghịch, quy y CHƠN TRUYỀN. Hội Đồng Vận Động Thống Nhứt bắt đầu từ năm 1972 theo lời mời của TT. Tây Ninh, và cũng tại đây một số quan điểm được khơi dậy, mang ra trao đổi và cam kết trong niềm tin yêu thông cảm. Đồng thời ciũng giải toả được một số những ngăn cách hay mầm móng ngăn cách hữu lý hoặc không hữu lý, ngấm ngầm ẩn tàng trong lòng người Đạo, toàn Đạo hoặc từ Toà Tánh nầy với Toà Thánh kia, Hội Thánh nầy với Hội Thánh kia, Chi Phái nầy với Chi Phái kia v.v. . . Thiết tưởng với thời gian dài xa nhau ¼, ½, rồi ¾ thế kỷ quả là một môi trường có thừa dịp để vi trùng phân chia từ trong ra, từ ngoài vô đục khoét mọi Cơ Thể không luận là cá nhân hay tập thể, Đạo hay Đời, luôn trong bối cảnh triền miên nước nhà đặt trong tình huống quốc phá gia vong: Giặc ngoài, thù trong. Ngoại xâm nội loạn, huynh đệ tương tàn, vào tù ra khám, thịt nát xương tan, tán gia bại sản, nồi da xáo thịt, hơn một nửa chất trôi trên biển cả, rồi còn không tới phân nửa hiện đang khóc cho thân phận ly hương qua các giai đoạn 1939 – 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975 v.v . . Nhưng rồi từ ấy những nay, cộng thêm Tổ Chức Liên Giao Hành Đạo, cả hai Tổ Chức nầy đứng trước công cuộc quy nguyên thống nhứt Đạo như đang gặp phải cảnh: “Cờ đang dỡ cuộc không còn nước”. Mục tiêu, hướng nhắm, sức sống thế nào, đường đi tới lối tiến thủ ra sao không ai rõ cả! Hay là việc Qui Nguyên Thống Nhứt Đại Đạo đã có Thầy Mẹ lo cho chúng ta rồi phải chăng? Chờ phép mầu nào đó Thầy Mẹ ban xuống để Đạo Thành? Trong khi Thầy thì dạy: “Kẻ thiếu tài như nghiên thiếu mực, “Dễ gì ra hoạ bức tranh Thiên; “ Ngồi đây mà cậy Thần Quyền, “Đã tan hy vọng lại phiền não tâm.” Hay là: “Mấy lời chơn lý để vào tai, “Tiếng Phật dạy răn lại để ngoài; “ Học Đạo bao giờ cho kết cuộc, “Hậu lai chớ trách` Đấng Cao Đài.” Hay là: “Chữ kệ kinh vô tri tụng niệm, “Câu nam mô chẳng kiếm lý mầu; “ Tứ tường cũng đã nhiễm sâu; “Cho rằng mình Đạo dài lâu đủ đầy. “Những hạng ấy đến ngày lừa lọc, “Lão e cho khổ nhọc thân mình; “ Uổng công tu luyện dặm trình, “Dã tràng xe cát hoàn thành chữ không”. “Đạo đã mở Bính Dần đến đấy, “Mười năm con đã thấy rõ ràng; “ Nhơn sanh chưa tỉnh mộng tràng, “Thầy truyền lịnh sắc mở ĐÀNG TÂN DÂN. “Khuyên con dúng nghĩa ân là trọng, “Chữ HIỆP HOÀ thể thống ĐẠO QUI; “ Qui không tại lý huyền vi, (Phép Mầu), “Nhưng con trước phải tuân y lịnh Thầy: “BÁT QUÁI ĐỒ Cơ Xoay Máy Tạo, “Chuyển Cơ Quan truyền giáo vạn Bang; “ Lập Ngôi chính vị cung CÀN, “Chính Ngôi Thượng Đế Ngai Vàng cao lưu. “Khuyên các con hận cừu bỏ dứt, “Tiền + Hậu +Trung : ba bực CHUNG HOÀ; “ Lập nên một cành Thiên Toà, “Các Chi các Phái cũng là chữ QUI. “Bát Quái Đồ Tam Kỳ mở cửa, “Ba xuân tròn con thửa lịnh Cha “ Lập xong Thầy sẽ giảng HOÀ, “Cho nền vạn loại biết Cha CAO ĐÀI”. . . Như vậy phải chăng người Đạo đã rơi vào vào tâm trạng, quan niệm “Thần Quyền”, nên chi đã có lần trong kỳ Hội khuyên nhủ các thành viên trong kỳ hội họp bàn rằng: “Qui vị muốn Thầy Mẹ Qui Hiệp Thống Nhứt cho quí vị thì trước nhứt quí vị phải tự lo cho quí vị”. Người thốt lên câu nói nầy lại là một vị Linh Mục, nhà Lãnh Giáo một Tôn Giáo bạn, Thánh Đạo. Tóm lại, hai tổ chức nầy, kiểu cách như vậy lẽ ra chỉ có thể như hai dấu ấn tạm thời của dấu hiệu chuyển mình, hai chất nhựa dẻo tạm thời gắn liền một số cơ quan Đạo (chớ chưa toàn bộ , bất toàn), con cái Đức Chí Tôn trong gia đoạn ở vào thời điểm đó, và rồi rơi vào tính cách nhất thời và rồi cũng sẽ đi vào dĩ vãng, quên lãng lần nữa như bao lần trước. Chớ cuộc Hội chưa đạt được chất liệu dẻo dai bền bĩ chắc chắn miên viễn. Trong khi một cơ cấu như vậy lẽ ra cần hội một khả năng toàn diện với đầy đủ cả “Quyền lẫn Pháp” , hội đủ cả lưỡng mạch lưỡng chiếu không gian và thời gian trong phục vụ vận hành liên tục và toàn khắp cả các CẤU TỬ ĐẠI THỂ. Đằng nầy con tàu hoả, thiết lộ, bến đổ và khách lữ hành ra sao chưa rõ nét gí cả. Định hướng thế nào giữa mục tiêu, hướng nhắm và sức tống, thiên nhân hiệp nhứt có chưa ra sao, không rõ gì cả. Một cơ cấu mang tính Đại Thể Đại Đạo mà như thế, điều kiện cần và phải cỏ có đầu tiên phải là Thiên Ý, đâu?, kế đến là hữu hinh thực hiện, con đường thiết lộ trạm bến đổ khách và trạm dừng cho con tàu hoả, để kế đó Địa Nhân cùng nhau thực hiện cho đến hoàn thành định ước của nó là gì? Không có. Nếu không vậy thì vì cái gì mà làm? Sắc lịnh uỷ thác đâu? Nếu kgông vậy thì sẽ rơi vào “Tham vọng” và “Tần Thuỷ Hoàng định gồm thâu lục quốc” rồi đây. Chính vì vậy mà Thượng Đế Chí Tôn Kỳ Ba nầy không giao nguyên Bộ Ngọc Kinh của Thiên Đình vào tay một nhân vật, môt Cơ Chi hay Phái nào, mà lại phải chia nó ra làm Ba Đoạn: 1. Nhập Đề: Giao cho Tiền – Bộ Tân Luật Pháp Chánh. 2. Thân Bài: Giao cho Trung – Bộ Đạo Luật Binh Quân. 3. Giao cho Hậu – Bộ Ngọc Đế Chơn Truyên – Bởi “Bạch Y Thầy mở Liên Đoàn Hậu Giang”. Cũng bởi Hai Anh Tiền Hậu cùng chung Một Bộ Tân Luật mà. Lưỡng Nghi Âm Dương tương Hiệp xong là Thầy gật Bộ Ngọc Đế Chơn Truyền qua số 2 Ngũ Hành để có Nam Nhị (Cữu 9 BQ) Tâm Ly Hoả là xong. 4. Một Nhá Ngũ 4+1 Luyện Tinh Hoá Khí, Một Nhà Ngũ 3+2 Luyện Khí Hoá Thần, Mồ Kỷ Tự Cư Sanh Số Ngũ Luyện Thần Hườn Hư. Quẻ ĐỊA THIÊN THÁI Trung Cung, Không phải là Quẻ Thiên Địa Bỉ. Hai quẻ khác nhau chỗ nào ĐĐL sẽ làm sáng tỏ, làm sao để có được Địa Thiên Thái mà không mắc kẹt ở Thiên Địa Bỉ. Mời xem Mô Hình Minh Hoạ (MHMH). Để Thầy, Đại Từ Phụ không “bị lầm kế thế gian” lần nữa ở vào Kỳ Ba Mạt Hạ nầy giữa lúc “Thế Sự Loạn Ly Nhơn Tâm Thất Tán” như hiện nay. Xem lại Tân Luật Pháp Chánh “Thật là điều lầm lạc của Thầy . . .” Từ đó đừng ai ôm mộng làm bá chủ Thiên Hạ, mà phải chính Thầy Mẹ kỳ chót nầy mới là hườn nguyên cho Cơ Đạo mà thôi. “Bát Đạo Hà Giang qui Tám Mối”. 12 – 4 = 8, mất bốn rồi còn 8 thôi. Bốn Con theo Tứ Tượng 4+1, 3+2, 5 nhập Bốn Bộ Đạo Luật lại quì dâng lên Thầy, Thầy mới nhận và cầm Nguyên Bộ Ngọc Kinh nầy giao lại Tam Giáo Toà xem , phê duyệt để Thầy giải toả lời lập thệ của Thầy trước đây khi xuống trần khai Đạo kỳ nầy. Như vậy mới giải mã được : 1. Đạo Thành. 2. Lời Lập Thệ. 3. Hồi Bạch Ngọc 4. Chuyển Nhân Loại qua Tân Ngươn Thánh Đức. 5. Áp dụng Cái Chánh Pháp Tân Dân Chuyển Thế. 6. Đắc Quyền Pháp “Quyền Năng Pháp Nhiệm Tân Kỳ” của Đại Đạo. Thầy khải giáo và phán: “Chỉ có Huỳnh Đạo Vô Vi mới là lập đời là những con đắc pháp huyền hư thông công nhận lịnh trực tiếp với Thầy mà thực thi sứ mạng. Chớ không có Phổ Độ. Mời xem Tam Nhựt Đàn thì rõ. Tóm lại, Ai nắm trọn bộ quyển Thiên Thơ Ngọc Kinh, người đó sẽ làm bá chủ, bá quyền chớ không còn là “mimh Vương Thánh Đạo nữa”. Từ đó mà Đại Từ Phụ Kỳ nầy không giao chánh giáo cho tay phàm mà “Thế pháp Di Lạc Hạ Ngươn hiện nay là lấy cuộc đợi quản trrị cuộc đời, lấy dục vọng huỷ diệt dục vọng. Để khi cơ hội cứu thế Ký Ba khi tiếng chuông báo động sau cùng chấm dứt thì các khối dục vọng sẽ va chạm nhau cho tiêu tan theo tứ đại mà chỉ có đạo đức (trong mô hình Đại Đạo của Thầy} mới được tồn sinh mà xem Thầy lập lại đời Thượng Ngươn Thánh Đức”. Từ đó mà Đại Từ Phụ Kỳ nầy chỉ giao cho một Cơ, Chi nào chỉ được giữ một đoạn trong Quyển Thiên Thơ Kỳ chót nầy mà thôi: “Ngọc Kinh xuất hiện Kỳ Ba, “Của Thiên Đình móc ruột trao con. “Thiên Thơ Kỳ chót cứu hồn hườn nguyên”. Con đường thiết lộ nầy là để con tàu hoả đi và về đổ khách đúng bến, thật đậm và rõ nét không thể của riêng ai mà được như vậy, không thể là từ sự đề xuất từ sự đơn lẻ của riêng Chi hay Phái nào mà được, làm sao phải là từ của chung của toàn Đạo, để không mang tính loại trừ mà phải là toàn khắp. Nếu không được thế sẽ rất bất lợi vì chỉ có thể phải thực sự kết nạp toàn khắp đồng đều các Cấu Tử Đại Thể Đại Đạo thì mới là Đại Đạo, cơ cấu đó mới có cơ hợi, mới nắm bắt nhu cầu phục vụ chính xác, sâu, rộng toàn khắp, không thiếu sót. Bởi nếu kết nạp và phục vụ mà còn thiếu sót , không toàn khắp cho dù là hoàn cảnh nào đó tạm thời đi nữa, ngoại cảnh nhất thời, dù là vô tình hay cố ý, không sớm thì muộn, trước sau gì cơ cấu đó cũng sẽ bị chỉ trích, hoặc đã tự lâm vào ngõ cụt là làm tuỳ thiện cảm, tuỳ phe phái, chỗ nào thiện cảm với mình thì làm, chỗ nào dính dáng ít nhiều với mình thì làm, thì kết, còn ngoài ra trái ý hay vô can hay trái ý thì thôi bỏ đi, không thiết tới, bất cập.Chữ phe phái ở đây chỉ tạm mượn ám chỉ làm biểu tượng một cơ cấu bất toàn thôi, để dễ hình dung một sắc tướng , hình thức không kết nạp toàn khắp cho một Tổng Thể Đại Thể Đại Đạo, hoặc chưa đầy đủ và hậu quả bị đưa tới ngõ cụt, nhứt thời thế thôi. Chớ đã khép mình vào một cơ cấu Đạo mang tính Tổng Thể Đại Thể Đại Đạo duy nhứt, hay ít ra cũng là một hiện thân của một Tiền Thân của một Tổng Thể Đại Thể Đại Đạo mà còn phe nhóm, hay lấy Phái Chi thống hiệp Chi Phái để rồi sẽ phải cho ra Phái Chi muôn đời, thế thì sẽ cho ra là Đại Đạo Phái Chi sao? Thật là điều oan uổng không còn gì khôi hài hơn, chi bằng cứ để y nguyên tình trạng cũ như mấy chục năm qua vẫn còn hơn. Bận rộn tốn kém công, của, tâm huyết làm gì để rồi Phái Chi vẫn hườn Chi Phái ? Đức Lý Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh có luận giải chỗ nầy như vầy: “. . . Theo đó thì chư vị Tiền Bối rất xót thương và tội nghiệp cho việc hành Đạo tại mỗi địa phương. Là không có cuộc Lễ nào mà chư hiền đệ muội bỏ qua, dám chung đậu tốn kém từ giờ giấc nghỉ ngơi tới công của, nhưng khi tàn cuộc rồi ai về nhà nấy không còn ai nghĩ kế tiếp là phải làm gì so với những bài thuyết trình mà các diễn giả từ vô vi cho tới hữu vi đã vắt tim vắt óc mình làm thành đề tài thuyết trình: Có những vị đạo tâm muốn hành nhưng không có biết soạn thảo mục tiêu rõ rệt cho đời hành đạo. Có người đạt định mục tiêu rồi nhưng không có kế hoạch và phương pháp thực hành. Do những thiếu sót đó mà Cơ Đạo có thỉ không có chung, có tiền không có hậu, làm tuỳ lúc cao hứng, làm tuỳ khi giao động , làm vì nể nang tình cảm, vui đâu chúc đó, khi thích thì làm, khi buồn hoặc không ưng ý thì bỏ dỡ. . .” Trở lại vấn đề Hội Đồng Vận Động Thống Nhứt TT. Tây Ninh mời về họp tại TT. Tây Ninh, bao nhiêu lần rồi không phải chỉ mới lần nầy. Lẽ ra khi bàn về địa điểm hội họp cho công cuộc hành xử công tác Đạo , tiểu cuộc hay đại cuộc, không luận là Đạo hay Đời, ở đâu cũng được. Thường thì phải dựa trên điều kiện ắt có và đủ phải là Thiên Thời, Địa Lợi và Nhơn Hoà cần phải hội đủ để nắm bắt cơ hội thành công cho công cuộc hành xử. Mà Thiên Địa Nhân là Tam Tài Đạo ( = _) Quẻ CÀN, thử coi lại coi có mặt đủ không. Thiếu ai? Tài nào? Sao Tài đó lại vắng? Lý do gì? Thử chiếu lại khúc phim dĩ vãng cách đây hai năm, ngày Hội Đồng Vận Động Thống Nhứt mời “17 Chi Phái về Toà Thánh Tây Ninh họp bàn Thống Nhứt” thử xem có hay không ba yếu tố đưa tới thành công trên. Không phải để chỉ trích mà là để nhận định rút ưu khuyết điểm bổ cứu cho các công cuộc kế tiếp: 1. Thế Nhơn Hoà : · Về Ngoại Dung Hinh thức: Hiện diện một số đông các Chi Phái trong Đại Đạo đem lãi kết quả về số lượng đáng kể cho ngày Hội. · Về Nội Dung phẩm Chất: : Tính chất tế nhị trong Bài Diễn Văn Trưởng Phái Đoàn các Chi Phái có mặt tham dự Hội nghị nói lên niềm thiết tha cao độ đối với Cơ Qui Nguyên Thống Nhứt Đại Đạo. Nhưng cũng chính bài Diễn Văn nầy đã thành thật xác nhận, nói lên sự kiện có thật trong hàng ngũ Đạo chúng ta là ngờ vực nhau, hiểu lầm nhau hữu lý, không hữu lý như trong đoạn dưới đây: “. . . Nhưng niềm vui chưa được vẹn, bởi hôm nay còn thiếu một số Hội Thánh anh em, vá thiết tưởng tất cả chúng ta đều chia phần trách nhiệm trước Đấng Chí Tôn và Phật Mẫu, tràch nhiệm phải cố gắng tạo điều kiện thuận lợi thích nghi hầu phá tan mọi ngờ vực và hiểu lầm hữu lý hay không hữu lý nếu còn để cùng nhau vượt mọi trở ngại thử thách đem lại niềm vui trọn vẹn cho Thầy Mẹ và huynh tỷ đệ muội chúng ta . . .” Qua đoạn diễn văn nầy ta thấy gì? Chứng tỏ rằng những hiểu lầm, những ngờ vực cho dù là hữu lý hay không hữu lý là điều có thật, ai với ai? Chuyện gì? Nó đã và đang ngấm ngầm ẩn tàng trong lòng Đại Đạo giữa các Hội Thánh, Toà Thánh, Chi Phái với nhau. Bài diễn văn đã lộ rõ nét “phiền nhau” giữa các Hội Thánh, Toà Thánh, Chi Phái là điều có thật. Vậy là những điều gì? Ai phiền ai? Chuyện gì? Từ đâu ra? Có lần nào giúp nhau trong tình huynh nghĩa đệ để loại trừ, giải toả, cắt xén nó ra trong nhiệt tình hay chưa? Thầy đã làm rồi chuyện nầy, coi lại bài : “ Lịch Diêu Hoài & Thiệu Phát”. Tránh né để rồi tỵ hiềm đố kỵ để xô đẩy thêm ngày một dang xa nhau ra, quay lưng lại với nhau là đi ngược lại kỳ vọng định hướng Đại Thể Đại Đạo. Mời xem Thiên Liệu phía trước. Liệu sự thể còn kéo dài đến bao giờ, tai hại sẽ ra sao? Hoài bảo định hướng bởi Đại Đạo bao giờ mới thực hiện, bao giờ mới thành tựu? V.V. . . Mời xem Thiên Liệu thì rõ. Đây là vấn đề tấm lòng hai chiều, lòng đạo, mà còn phải “Ngộ đúng lúc vô cũng thành hữu, ngộ không đúng lúc hữu vẫn thành vô”. Mời xem lại lời giảng “Hoà Đồng của Đức Mẹ để áp dụng vào đời sống Đạo, đời hằng ngày, nhứt là cho giai đoạn Qui Nguyên Thống Nhứt , Phản Bổn hườn Nguyên Cơ Đạo hiện nay. Bài Thánh Giáo trên đây, Đức Mẹ ban và huấn dạy, nếu đem lập thành khuôn mẫu cho công cuộc Qui Nhứt Thống Đại Đạo từ trước tới nay và từ nay tới mai hậu cho tới khi đạt thành cứu cánh Tôn Chỉ Đại Đạo QUI TAM HIỆP NGŨ, quả là kim chỉ Nam, khuôn vàng thước ngọc cho Thiên Ân Sứ Mạng, cho toàn Đạo. Có nghĩa là khi mà vẫn còn phàm tâm bản ngã chấp nê danh từ nhĩ ngã thì dầu có nói hay hô hào thống nhứt đến mòn hơi tắt tiếng trong khi nội tâm người đạo vẫn với cái ta phàm tâm dấy loạn động lên là ngờ vực, hiểu lầm , đố kỵ vẫn chưa được hoá giải bằng đạo tâm, bằng thánh tâm, chơn tâm, thành tâm, công khai thẳng thắn hoặc âm thầm thì công cuộc đó cũng chỉ là những hao tổn để cho Cơ Thống Nhứt ngày một vượt xa khỏi tầm tay chúng ta, đó là yếu tố nhơn hoà. |