Linh Thiên Quang BQĐT Tý T.14.1.Đinh Sửu. CÔNG BÌNH – BÁC ÁI – TỪ BI THIÊN CHỨC 天 織 LÝ đào tuyết đượm nở xum xuê, THÁI bửu châu lưu lý tạc đề; BẠCH Ngọc cộng đồng Tam Giáo sắc, LAI lâm giáng dạy nét son phê. Lý Thái Bạch, Lão hôm nay đắc lịnh Chí Tôn giáng đàn nhắn nhủ cùng các Thiên chức. Cười . . . Hai chữ Thiên Chức Lão vừa nghe qua thì hết sức là long trọng của những bậc Hướng Đạo. Vã lại các tay Hướng Đạo biết cho cái sự hành vi là rẻ rúng. Chớ quên hai chữ Thiên chức 天 織 là gì? Điền, Thiên Chức có thể dùng ba đức tánh: Một là Công Bình, hai là Bác Ái, Ba là Từ Bi, có thể dùng được không? Điền bạch : Có thể dùng được hết Cười . . . Bác Ái có thể dùng theo câu “hoạn nạn tương cứu” đặng không? Điền bạch: Được lắm. Nhi ! Công Bình phải dùng bằng cách nào? Nhi bạch: “Tâm”. Các hiền nghe, kết cuộc là Công Bình nó phải bao trùm cho cái lý Bác Aùi. Từ Bi, Một người Hướng Đạo phải lấy ba đức tánh làm đầu đề. Từ Bi là trung ương của hai điều tương đối phải chăng Điền? Điền bạch: Phải. Nhưng Bác Ái nó dẫn dắt cái Công Bình đi đến căn đề của Đạo. Công Bình không thể dẫn dắt Bát Ái được. Kềt cuộc, đối bực Hạ Lưu phải lấy đức Bác Ái làm cơ sở thực hành thôi. Lão thường biết nhiều cho các chức sắc vì sự chung củ Đạo mà lam sai siễng lối hành vi. Biết rằng đức tánh để dùng với ba hạng người, nhưng một vị đã thọ Thiên chức hay lá Hướng Đạo phải bao gồm tất cả. Nên nhớ phải dùng theo cách nào? Hôm nay Lão giáng vì có lịnh Tam Giáo, Lão thọ lịnh Tam Giáo để phân đoán về lối hành vi của chư hiền. Vậy từ đây Lão cho hay mà giữ tròn phận sự. Chư hiền nên biết rằng Đấng Chí Tôn là cả Chủ Trưởng mà còn không ngoài Luật Tam Giáo thay, huống là các Thiên Sắc nhớ à ! ! ! Thạnh, vì quá giữ Luật Công Bình mà bỏ quên Điều Bác ái. Nên nhớ câu “Trước phải thương người người mến lại”. Nơi Bát Quái Đồ Thiên Chí Tôn còn phải hạ mình khuyến khích nhơn sanh lập đức. Các Thiên Chức chớ nên tưởng là đời với Đạo là chơn lý chung, khá biết nó có cai sai lầm lẫn lộn đôi chút. . .” · SÁU GIAI TẦNG TÂM Đức Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai. Tam Giáo Điện 15.5. ất Tỵ – 14.6.1965 . Đàn hôm nay Bần Đạo khoanh tròn chữ TÂM 心 伈 . Mỗi mỗi hiền sĩ hiền muội đều có chữ Tâm 伈, nhưng bản năng thì lại khác, không biết bao hiai tầng và biến chuyển nơi nội tâm. 1. Có chữ Tâm 心 đang thiết tha vì đại cuộc thương giống yêu dòng qui họp những tinh anh kết thành một khối xây dựng giang san giống dòng Hồng Lạc. 2. Cũng có chữ Tâm 伈 nặng quằn vì Đạo Nghĩa dốc đem hết sự nghiệp thân thế đời mình phụng sự cho lý tưởng cao cả. 3. Cũng có chữ tâm cũng thương cũng mến, cũng gây dựng nhưng không phải vì đại cuộc mà vỉ màu sắc địa phương , Nam Bắc, xanh trắng đỏ vàng. 4. Cũng có chữ Tâm cũng biết thương yêu chăm sóc lo lắng bảo vệ, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp đó là đời tư gia thê tôn tử. 5. Cũng có chữ Tâm 心 cũng biết thương yêu vung quén chăm sóc nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp hơn đó là chính bản thân mình vị kỷ vong tha. 6. Cũng có chữ Tâm nhưng Tâm 心 lại vô định không chủ hướng đời mình đi về đâu. Hỏi vậy trình độ nầy có biết tự thương chăng? Trả lời rằng biết. Biết thương cho sở thích nhất thời, biết thương cho thị dục cá tính,biết thương cho từng giai đoạn một. Chung qui là thương cho ma quỉ, làm nô lệ cho dục vọng, ích kỷ hại nhân. Đó cũng là chữ Tâm 伈. Tóm lại chữ Tâm 伈 hễ buông ra bao quát ca3 gia đình, quốc gia, xã hội thế giới, hoàn cầu vũ trụ Thiên Địa. Một khi Tâm 心 thu lại chỉ còn bằng sợi tóc chẻ ra ngàn mảnh. Tâm biến hoá vô cùng vô tận. Nó là con ngựa chứng mà cũng là con ngựa hay. Néu người coi ngựa biết sử dụng đièu khiển thì sẽ trở thành bạch mã, phi mã, vạn mã vô song. Ngược lại nếu người chủ không biết sử dụng điều khiển thì nó là con ngựa chứng chạy khắp đó đây lên núi xuống đồng tàn phá bao nhiêu cây trái ruộng vườn hoa mầu khắp chốn đụng ai đá nấy. Cũng thời chữ Tâm, cách đây nhiều phen Bần Đạo hằng dặn dò môn đệ trong hàng Đại Đạo rán cần lưu ý đến chữ Tâm 伈 (có chữ 人 bên cạnh). Chữ Tâm nếu để tự nhiên giống như thuở sơ sanh, tâm hồn chất phát, Tâm như Minh Cảnh Đài, thông công cùng Tam Thập Lục Thiên Tam Thiên Thế Giới. Nhưng thương vì khi vào đời trần cấu gặp những ngoại cảnh cuốn lôi làm cho Tâm phai mờ dưới những bụi hồng trần hỷ nộ ái ố ai lạc dục cụ. Người tu hành trong thời đại ân xá rất dệ đắc quả vị mà than ôi cũng rất khó. Khó vì mình không hoặc chưa làm chủ, chưa mạnh dạng quét sạch những bụi trần vừa kể, khi qquét được sạch rồi, tâm đạo hiện ra dẫn dắt con người đến chỗ tận thiện tận mỹ. Khi ở tại trần giả sử được một ngưòi trọn vẹn dường ấy, một lời nói ra cảm hoá muôn người, mười lời nói ra, ngàn lời nói ra thì lo gì nước không trị nhà không yên, Đạo không qui về một mối. Lo gì nhơn loại chẳng hưởng cảnh Đất Thuấn Trời Nghiêu!. . .” Mặt khác: “Trong khi đó người giác ngộ kẻ tu hành biết tận dụng bộ “máy tối linh để giữ lại điểm đạo trường tồn trong Luật “ắt Thiên Nhiên (Luật Âm Dương) thì sẽ thấy Đạo là vô “hình mà CÓ HÌNH, vô tượng mà CÓ TƯỢNG,vo danh mà “CÓ DANH. Ngược lại nếu con người tự thêm vào đó “những thâu nạp ô hợp để mảnh Tâm Điền bị các chủng “tử vọng thức gieo lên rồi nẫy mầm đơm tược tức là tạo “một cuộc đời huỷ diệt cho cuộc đời vì vậy mà cuộc đời “phải chịu tạm bợ |