BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN

Hồi Ký TÔ CHÂU KHÓI LỬA

Của Đạo Trưởng Chơn Tâm NGUYỄN TRIỆU KHA

Bài nầy là Hồi Ký của Đạo Trưởng Chơn Tâm, được chia thành ba đoạn, đăng thành ba kỳ Đặc San ĐẠO ĐỜI 1954. Đoạn có được ở đây là đoạn giữa đăng trong quyển Đạo Đời 1954 nhằm năm Giáp Ngọ. Đoạn đầu ở trong số báo trước (Lê Anh Dũng có). Đoạn giữa ở đây, Đoạn sau ở số báo sau, ĐĐL chưa sưu tầm được hai đoạn nầy.

(Tiếp theo số báo trước)

“. . . Trong thời gian 12 tháng ấy, giữa tình hình nghiệm trong cực điểm, tôi đã sống cuộc đời tu sĩ dưới chân núi Tô Châu Tỉnh Hà Tiên trong cảnh chùa Bát Quái Đồ Thiên. Không phải sống ích kỷ trong sự thanh nhàn tội lỗi của một công dân trốn tránh phận sự giữa lúc nước nhà nguy khốn.

Nhưng sống những giờ phút cay đắng đau thương hồi hộp của người chiến sĩ đạo đức chịu dãi dầu khổ cực trên một tiền tuyến để mưu cầu đôi phần hạnh phúc cho đồng bào.

Vì thế cho nên tôi tường thuật lại quãng đời đầy sôi nổi nầy để các anh chị em thấy rõ những bài học kinh nghiệm mà bao sự khổ cực đã đem lại cho tôi, âu cũng là một sự hữu ích đối với các bạn đồng hành trên đường nhiệm vụ độ thế.

Vào khoảng đầu năm 1947 (Đinh Hợi), tôi vượt băng rừng tìm tới Bát Quái Đồ Thiên sau một hành trình đầy nguy hiểm gay go đã thuật rõ trong số báo Xuân Giáp Ngũ (1954).

Bát Quái Đồ Thiên là một cảnh chùa rộng rãi có một lối kiến trúc đặc biệt, cất ở giữa hai rặng núi Tiểu và Đại Tô Châu, mặt hướng về phía Bắc với cảnh Đông Hồ bát ngát, phía sau lưng chừng

năm trăm thước là biển cả mênh mông.

Ấy là một cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ rất hạp với tâm hồn thanh cao của tao nhân mặc khách hay của tu sĩ tìm thú tinh thần.

Nào những buổi bình minh chim kêu vượn hú tưng bừng trong cảnh núi non tươi thắm muôn hồng ngàn tía, nào những phút hoàng hôn rực rỡ huy hoàng giữa ánh mây chiều ngũ sắc bao quanh rồi tản ra trong bóng sương mù buông phủ trên mặt nước hồ nhấp nhô sóng bủa.

Bát Quái Đồ Thiên cũng là chỗ gặp nhau của các đường giao thông sông biển lại có những đường đất nối liền với những khoảng đất phì nhiêu giữa hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên có thể làm chỗ di dân để khai khẩn những tài nguyên quan trọng.

Vì có những điều kiện phù hợp với những vấn đề Dân Sinh, Dân Trí và Dân Đức, nên Bát Quái Đồ Thiên được chọn làm “Nơi Qui Nguyên Thống Nhứt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để Dựng Nền Quốc Đạo Việt Nam để sau nầy hoằng Khai Cứu Thế”.

Vì lẽ đó cho nên năm Bính Tý 1936 tức 10 năm sau khi mở Đạo Cao Đài và chia Tôn Giáo nầy thành 3 Phái 12 Chi để thâu thập môn đồ trong các tầng lớp dân chúng thì Đức Thượng Đế giáng cơ ra lịnh khởi công xây dựng Cơ Qui Nguyên là Bát Quái Đồ Thiên trong khe núi Tô Châu lúc bấy giờ còn là rừng hoang ngập nước.

Hồi ấy Ông Phủ Trương Mỹ Thạnh mới được Đấng Thiêng Liêng (Đức Chí Tôn) dùng cơ bút độ vào Đạo Cao Đài: Ông được lịnh xin phép cất chùa và mua đất cát, nhờ thế lực của Ông và cũng nhờ sự hy sinh của vô số tín đồ trong Tam Giang mà Thiêng Liêng chuyển về Hà Tiên làm công quả tạo tác nên chỉ nội trong hai năm mà cánh rừng sầm uất đã biến thành một Thánh Địa cao ráo phì nhiêu mỹ miều tráng lệ, và cảnh chùa nguy nga đồ sộ với nhiều thửa ruộng nương vườn tựợc.

Cảnh chùa Bát Quái nầy bằng bêtông cốt sắt, tuy chỉ mới cất xong phân nữa theo kiểu mẫu kiến trúc của Thiêng Liêng chỉ vẽ, song cũng rất rộng rãi cao lớn, (xem Bông Đồ và đàn cơ hoạ Bông Đồ).

Kiểu chùa, thước tất và vị trí nền Bát Quái đối với Đông Hồ và hai rặng núi hai bên hông chùa đều do cơ bút chỉ bảo. Nhưng vì những người trông coi tạo tác không hiểu rõ lối kiến túc đặc biệt nầy nên Ơn Trên phải bảo Đồng tử Trần Tế Thế ngồi tịnh thần tiếp điển để Thiêng Liêng bố hoá cho chế tạo thành một kiểu mẫu chùa thâu nhỏ – Maquette – mô hình dài gần bằng một sải tay, để trên mặt bàn dài.

Khi tôi lên Bát Quái Đồ Thiên hãy còn thấy cái Maquette ấy, trông như một thứ đồ trưng bày rất đẹp đẻ.

free web counter

Trở lại Mục Lục