Ngọ thời, ngày 25 tháng 06 niên Mậu-Thìn.
(07-06-1988)
TIẾP THEO BÀI NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU ĐÀM ĐẠO VỚI
THIÊN-PHỤC-NGUYÊN VÀ KHAI TRUYỀ N CHƠN-LÝ
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU TIẾP ĐIỂN THẦY DẠY DIỆU-PHÁP
CHƠN-THỪA

T ệ-huynh xin chào Phục-Nguyên Hiền-đệ !
P.N : Kỉnh Đại-huynh !
N.M.C :
THI
Ng ô-Quyền mở cõi đất Nam-Bang,
Minh-triết cùng nhau góp một đoàn.
Chiêu-sĩ qui hiền tua cứu-thế,
Giáng-đàn tiếp điển vẽ linh-thoàn.
Hôm nay Tệ-huynh xin tiếp Phục-Nguyên hiền-Đệ!
Này Phục-Nguyên Hiền-đệ! Chẳng hay sau hai ngày tiếp
đàn, Hiền-đệ có điều chi cho Tệ-huynh biết rõ lề-lối,
cùng phương-châm hướng đi của Đệ ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Sỡ dĩ hai đàn vừa qua,
Huynh-đệ mình vừa vô-vi và hữu-hình đàm đạo với nhau,
để mô-tả tất-cả những gì về Đạo sự đã qua mà tri-tường
ưu-khuyết điểm ngõ-hầu chuẩn-bị trong tương-lai, và
tránh những gì đã sai lầm không đúng theo thiên-ý Đại Đạo của Thầy.
Tiện Đệ cũng mong rằng: Các Đấng vô-hình nói
chung, nói riêng là Đại-huynh hãy phụ tay với Đệ, để
góp phần lo xiển-dương, hoằng-khai Đại-Đạo của Thầy
đúng theo tôn-chỉ và mục-đích cứu-thế kỳ-tam.
BÀI
Xin Đại-huynh cùng chung góp sức,
Có Phục-Nguyên tận-lực kỳ này.
Triết-minh chơn-lý hoằng-khai,
Hòa qui ấn-khuyết của Thầy hư-vô.
Kỳ mạt-pháp điểm tô Đạo-cả,
Trống lôi-âm giục-giã khách trần,
Ai người tỉnh-ngộ tu-thân ?
Quay về Đại-Đạo giải phần bi-thương !
Đạo huyền-vi xiển-dương nhiệm-bí;
Gieo lý-chơn phục-vị Như-Lai.
Đại-huynh giúp sức chuyển-xoay,
Giáng đàn các chốn tùng Thầy truyền-ban.
Đốn trụ-chấp buộc-ràng môn-phái,
Tâm “Đại-Đồng” hòa lại tình-thương,
Cùng nhau giữ vững lập-trường,
Để mà cứu-khổ tai-ương cảnh-trần !
Dụng Đạo-lý chí-chân mặc-khải,
Lấy tình thương từ-ái toàn-linh,
Đâu-lưng nghĩa-cử thiện-tình,
Tùy duyên hóa-độ nhân-sinh qui-hồi.
Nay Phục-Nguyên tô-bồi Đạo cả,
Do Cha Trời điển tỏa độ đời,
Cùng chung hội-ý bày khơi,
Đại-huynh hiệp sức ở nơi hữu-hình.
Dù không thân chơn-tình tiếp điển,
Để giúp trần ứng-hiện tinh-hoa,
Tùng khuôn qui-luật Ngọc-Tòa,
Phục-Nguyên phụng họa Đạo Cha kỳ này.
Tiện-đệ kính thỉnh Đại-huynh !
N.M.C :
Qua mấy lời Đệ nay khẩn-nguyện,
Lòng Tệ-huynh sẽ chuyển tâm-đồng.
Đệ ơi! Đạo pháp khai-thông,
Cao-Đài Bửu-chứng trọn vòng qui-nguyên.
Tệ-huynh hiểu Phục-Nguyên Hiền-đệ,
Góp hơi này hầu để ban-truyền,
Xuống trần dùng điển tiên-thiên,
Khai-truyền chơn-lý tùy duyên tu hành.
Mấy mươi năm Đạo sanh hỡi Đệ ?
Cơ của Thầy đâu dễ tạo ra,
Hôm nay bước tiến đi xa,
Mà chưa thấy bậc Đầu-Đà về Cha !
Lòng Tệ-huynh những là thống thiết,
Hễ con Thầy, làm việc của Thầy,
Tu hành thì muốn mở khai,
Bút tông giáo-hóa để bày thiên-cơ.
Tệ-huynh muốn góp lời lẽ thiệt,
Thân, ý hành chuẩn-tiết cùng Cha,
Một tay đơm lấy cành hoa;
Thơm mùi Đạo pháp Chương-Tòa khai thông.
Người đi trước chưa xong công việc;
Kẻ đi sau phải biết điều này :
Tệ-huynh nay góp lời hay;
Giải thêm nhiều ý Cao-Đài Đệ nghe !
Này Đệ ơi! Cận kề Thiên-điển,
Có Chơn-Đồng để chuyển âm-dương,
Huynh đây là gió bốn-phương,
Đem về góp nhặt phô-trương Đạo-Thầy.
Huynh muốn gởi lời hay ý thật,
Mong Đệ-hiền đừng mất lời Huynh,
Hôm nay những tấm chơn-tình,
Những làm mong muốn hồi-sinh Đạo Thầy.
Đệ hoằng-hóa chuyển-xoay dương-thế,
Huynh vô-vi gởi kế Thiên-ban,
Gieo chung một giống tuần-hoàn,
Tiếp-liên, liên-tiếp mở-mang cơ Trời.
Mong sửa thế đổi-dời tiến-hóa,
Cho người trần hối-hả đường tu,
Cải tâm tùng-thiện vẹt mù,
Hoàn lương nguyên-bổn chơn-như Đại-Đồng.
Không còn chấp trong vòng nhơn-nghĩa,
Không nệ câu trong khía cạnh đời.
Đạo đâu có lẽ đi mời,
Hay là kêu kẻ vậy thời ngoảnh lưng ?
Lòng Tệ-huynh rất mừng Đệ hỡi !
Thêm một người đi tới Thiên-Thai,
Đạo Thầy chuyển tiếp hoằng-khai,
Tre tàn măng mọc là bài thiên-nhiên.
Đệ ơi Đệ! Phục-Nguyên danh-hiệu,
Lời Tệ-huynh có hiểu hay cùng ?
Lời chơn tâm ý Huynh dùng,
Những mong góp sức tận cùng Đệ thôi.
Xoay máy Đạo chuyển vời tư-tưởng,
Kẻ thiện lành đừng vướng chấp-nê,
Mau mau sửa đổi lối-lề,
Kẻ ngu, người dại hay mê tu-hành.
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.M.C :
PHÚ
Này Đệ ơi! Trọn-lành lời nói,
Của Tệ-huynh đề lối kỷ-cương,
Ôi! Trần thế huynh cũng rất thương,
Nay hiệp điển trọn-đường khai-hóa.
Nước Nam-Việt có người Cha cả,
Là Cao-Đài phổ-hóa bao phen !
Giống Hồng-Lạc xưa kẻ thấp-hèn,
Nay phải mở khêu đèn chơn-lý.
Dân Âu-Lạc cũng là nguyên-khí;
Của Âu-Cơ đúc chỉ đến giờ.
Xưa Ngô-Quyền khởi lại nước cờ,
Mà độc-lập không ngờ tất dạ.
Bên nữ phái Triệu-Trưng chị cả,
Đã giúp đời, chịu họa lụy mình !
Cho Việt-Nam hai chữ hồi-sinh,
Hình cong-quẹo trọn gìn mối Đạo.
Lời Huynh đây thâm-tình trúc tháo,
Cho Đệ-hiền cạn ráo tâm-tư.
Mau mau lên là kẻ thiện-từ.
Các lăng-tẩm vua xưa còn đó !
Kìa! Quang-Trung ánh hình còn rõ,
Đánh ngoại-xâm nào có nệ-hà,
Chúng ta chung là một người Cha,
Sao không nghĩ, bất-hòa hỡi Đệ ?!
Nước Nam-Việt tạo đâu phải dễ,
Máu xương này lời thệ xông-pha.
Sao không hiệp, đem nỗi bất-hòa ?
Ngoài đục-khoét cao xa bay chạy.
Này Đệ ơi! Từ trong canh cải.
Bắc chí Nam ta hãy bắt tay,
Nước sông Hương lẳng-lặng đêm ngày;
Cố-đô Huế từ rày yên động.
Nơi miền Nam rất nhiều bi-thống.
Bởi chiến-tranh kình chống lẫn nhau.
Đem thây phơi với xác chiến bào.
Mà đánh đổi máu-đào cứu-quốc !
Sao không hiểu đem vào ký-ức ?
Để tô-bồi lãnh vực giáo-dân.
Sao phong-hóa suy-bại bao lần,
Không sửa đổi người dân kiến-thức ?
Này Đệ ơi! Huynh đây tận-lực.
Với Đạo-Thầy khuôn-luật bề trên.
Ôi! Sông Tiền Huynh chẳng có quên,
Hay Hậu-Giang làm nền xây-móng,
Ở Châu-Đốc có bờ núi Cấm,
Đảo Hòn Tre lẫm lẫm uy-phong.
Còn Phú-Quốc một dãy tâm-đồng,
Đất miền Tây, con sông lưu-tải,
Lời Tệ-huynh nói ra tê-tái,
Ngẫm dân tình mắc phải tai-ương !
Nhưng dân trí thấp kém mọi đường,
Phải nô lệ tìm phương sinh kế !
Huynh nói lời cùng nhau huyết-lệ !
Một người Cha Thượng-Đế sanh ra.
Sao Việt-Nam nhiều nỗi can qua ?
Mà đau-khổ thật là bi-thống !
Huynh nói lời chân-tình diễn vọng.
Cho Đệ hiền giống trống tình-thương,
Hãy mở-mang tất-cả mọi phương;
Gieo nền Đạo hạt ương chơn-lý.
Nước suy-vong bởi người vô-chí;
Đạo hoại tàn bởi lý tà tâm.
Thế cho nên đô-hộ ngàn năm !
Còn cơ Đạo lạc-lầm xa-giống.
Người Việt-Nam bắt tay vuốt bóng.
Không hiểu mình mà chống kẻ cao.
Lòng Tệ-huynh thường vẫn tự-hào,
Con dân-Việt làm sao vùng dậy.
Lòng Tệ-huynh, nói lời không bậy.
Tiếp điển Thầy bén nhạy tâm-tư,
Viết chơn-lý siêu-việt di-thư;
Nhưng giáo-hóa tàn cư chung cuộc.
Mau mau thoát tinh-ranh móng vuốt,
Nền văn-minh bó-buộc con người,
Ôi! Khoa-học là cái trò cười,
Gọi tiến bộ cho người quên Đạo.
Phải không Phục-Nguyên hiền-Đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.M.C :
Đem hai chữ văn minh nhốn-nháo,
Làm con người chuốc tạo oan-khiên,
Biến tâm-tư chẳng đặng lương-hiền,
Gây sóng gió không yên phút chốc !
Do du-nhập từ xa tới-tấp,
Gióng ngoại-bang tràn-ngập trong này.
Thế cho nên, khai mở Đạo Thầy,
Lòng không vững hòa ngay ý tưởng.
Sức của mình phải thông độ-lượng;
Mình yếu hèn nhân-nhượng đi qua,
Đừng mơ-mộng những chuyện cao-xa,
Làm mờ ám tinh-ba nguyên-bổn !
Nước Nam này khai màu là chốn.
Mở hình đồ là Rốn của Thầy.
Nên cơ Đạo đem đến chuyển-xoay,
Sao không học lời Thầy đi hỡi ?!
Học chữ chi đem vào danh-lợi ?
Rồi tranh-đua do bởi người mê !
Lòng Tệ-huynh nay rất não-nề,
Về bày-tỏ mọi bề với Đệ !
Tệ-huynh không bao giờ câu-nệ !
Làm việc Thầy tâm để trung dung,
Thầy Cha cả, đức sáng Huyền-Khung.
Con vẫn thường tận-trung chí-hiếu.
Nhưng thương người Nam đây ít hiểu,
Lại đua-đòi các kiểu ngoại-lai,
Thế cho nên, nô-lệ tay sai,
Tàn chung-cuộc u-hoài chê-chán !
Rồi Đạo Thầy một ngày đem bán,
Không người mua mở áng linh-hồn.
Cha ơi Cha! Cha cả Chí-Tôn !
Con gọi mãi vì hồn tư-lự.
Phiền bao nỗi, ai gây cớ sự ?
Không trách người chẳng giữ thiện-tâm.
Con trách con chẳng được gieo mầm,
Mà thua thiệt phương châm Đạo-lý !
Con trách con trẻ non thiếu chí,
Không can vai chơn-lý của Thầy.
Thầy ơi Thầy! Kẻ thật phơi bày.
Nhưng con trẻ hôm nay khuất bóng.
Nay tiếp điển tâm tư lắng-đọng,
Tệ-huynh này đánh trống thiên-thư.
Này Đệ ơi! chậm-rãi từ từ,
Huynh sẽ kể lời hư ý thật.
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch đại-huynh đúng như vậy !
N.M.C : Đệ có chấp nhận lời của Tệ-huynh hay không
P.N : Kính Đại-huynh! Tiện-đệ chấp nhận và lúc nào
cũng lưu ý lời châu tiếng ngọc của Đại-huynh.
N.M.C :
PHÚ
Bởi Lăng-sa thường hay du nhập,
Thế cho nên không gặp Đạo Thầy,
Lòng con người cứ mãi phóng ngoài,
Không nhìn trong để khai Thất-Bửu.
Vì vật chất thường ngày vẫn dụ,
Tâm con người không đủ chống-chèo,
Nên lọt sâu cái hố hiểm-nghèo;
Hố tình, tiền mang theo danh-lợi.
Mà Đạo Thầy không năng vun-xới,
Cõi Thiên-Đài để gởi tâm tu,
Tệ-huynh đây, thấy rất người ngu,
Những muốn dạy đèn từ chiếu-diệu.
Nhưng Đệ ơi! Lời châu đem biếu,
Người còn chê, vì thiếu lợi-quyền,
Đành cam chịu bao nỗi khiên-triền,
Lòng Tệ-huynh tự nhiên lắng-lặng.
Này Đệ ơi! Có người đến vấn,
Với Tệ-huynh dù bận cũng hành.
Hỏi là hỏi Đạo-pháp sao-sanh ?
Sao vẽ mắt màu xanh hỡi Đệ ?
Nay Tệ-huynh nói lời minh-thệ,
Hiệp cùng Thầy Thượng-Đế quyền-năng.
Mắt là Đạo tạo sáng chơn-thần;
Thần chủ-tâm kim-ngân xa lánh.
Thần là chủ cái tâm cùng tánh;
Thần điều-hòa nóng lạnh âm-dương;
Thần thấp sáng vũ-trụ phô-trương;
Thần nhìn thấy mọi đường dương thế.
Thần chiếu thông huyệt mình nếu bế.
Thần lương-tâm hãy để Trung Đồ.
Thần diệu-huyền hấp chữ Nam-mô;
Thần điều-đặng huờn-vô tiếp điển.
Thần hình bóng đâu đồ tế-nhuyễn,
Đem đi dùng để tiếng ngàn thu.
Thần mắt sáng Cha cả Đại-Từ,
Thầy thường dạy chơn-như tịch-lặng.
Sao không biết tùng thiên thời vận,
Mà chóng-chèo lận-đận lao-đao ?
Đạo của Thầy khai sáng Nam-Trào,
Không tô sửa, đem đâu hỡi Đệ ?
Nước Việt này Đạo nào có ế.
Mà đem đi khi dễ Đạo Thầy ?!
Tu không sửa hằng bữa giờ ngày,
Cứ dòm ngó những ai quyền-chức.
Hay là kẻ quyền-uy thế-lực,
Mà dựa hơi để bức người hiền.
Làm Đạo Thầy lắm lúc đảo điên,
Sao xây Cửu-Trùng-Thiên hỡi Đệ ?
Tệ-huynh đây học trò không nệ,
Quì dưới chân Thầy để dạy răn.
Thầy ơi Thầy! Tiếp điển Kim-Thân,
Cho con trẻ xuất thần tiến-hóa.
Thầy dạy con thường đêm mô-tả,
Đạo của Thầy chí cả chí linh;
Đạo của Thầy chẳng có sắc hình,
Nhưng cứu người mê tình nhiễm ái.
Thầy răn con sao không nghĩ lại,
Lời của con mắc phải vòng oan.
Thầy thương con những muốn can-tràng.
Hằng dạy trẻ trọn mang lớp Đạo.
Con hãy tu quyền-năng chuốc-tạo,
Thầy tiếp con mở sáu Động-Đào.
Nói ra lời tâm những thường đau,
Con mất dạy Cha nào thương tiếc !
Lắm đôi khi Thầy đây muốn diệt,
Nhưng con trần nào biết đâu hay.
Con là con chung của Cha Thầy;
Đâu riêng-rẻ u-hoài tê-tái !
Bởi con chẳng nghe lời Cha dạy,
Thế cho nên, mắc phải kỳ này,
Con ơi con! Cha cả đang xoay.
Dụng quyền-năng Đông-Tây phối hợp.
Thầy thường dạy con chung thứ lớp,
Rán dẫn dìu để cướp Điển Thầy.
Nhưng con trần, con vẫn cứ say,
Theo phàm ngã Cao-Đài hư-hoại !
Bởi con trần, tâm gây tà-dại.
Thế nên Thầy tay phải đánh-đòn,
Nếu mà con lòng-dạ sắt-son,
Thầy ban thưởng điển tròn linh-vị.
Điển linh-quang của Thầy “Nhứt-Khí”,
Giáng xuống trần nguyên-thỉ đài-thiêng.
Hóa muôn loài tạo-tác gây hiền;
Nhưng tâm trần triền miên hóa-dữ.
Thầy hạ mình, làm người lữ-thứ,
Đi đêm mưa gieo chữ Cao-Đài.
Nhưng bởi con vì quá ác-lai,
Nên dùng điển đánh ngay cho biết !
Thầy nhẫn-nhục nói lời tha-thiết,
Con gắng tu mới biết mặt Thầy,
Nhưng lơ-đểnh lưng lại ngoảnh xây.
Không Thiền-định phô-bày Hạo khí
Thầy là Cha chưởng-môn không-vị,
Hóa muôn loài do khí Cha sanh.
Thảo-mộc hồn, cầm thú đành-rành,
Cùng con Cha sẵn dành cho đó !
Cha thương hết nào đâu có bỏ,
Nhưng mong con hiểu rõ tâm Cha,
Sao con chẳng tay bắt mặt hòa.
Tình vạn-loại cùng Cha chi-khí.
Điểm linh-quang Cha đây ban vị;
Con trở về sắc chỉ Cha ban,
Thầy vẽ ra một mắt “Nhãn-Tàng”,
Là nhìn Cha “Kim-Cang Bửu-Khuyết”.
Đây “Ấn-Tý” của Thầy cho biết,
Con trở về danh liệt Cha nêu,
Thầy khuyên con tâm-Đạo cao khêu,
Mà tu-sửa trương-chiêu hậu-thế.
Con gắng tu, Đạo không có dễ,
Nhưng Cha thường đâu để lạc lòng.
Miễn là con giờ Tý thông-đồng;
Mẹo, Dậu, Ngọ tròn xong công tạo.
Tâm của con, trung dung nhiếp Hạo.
Khí hạo-nhiên Cha tạo ban đầu;
Con hít thở cho thật là sâu;
Hít một hơi cho lâu con nhé !
Đạo của Thầy thường phô bày vẽ.
Nhưng con trần lắm kẻ ngu-mê.
Nên lòng Cha rất nỗi não-nề,
Vì thương trẻ chưa về chơn-lý.
Thầy thường dạy cực-đồ sinh-vị,
Hỡi con trần! Hiểu lý tự-nhiên,
Thầy trước kia là khí Hạo-nhiên,
Mà sanh hóa gieo-truyền vạn-loại.
Cùng một con Cha đây canh-cải,
Điểm linh-hồn Cha khải con ơi !
Cha thương con nên dạy bao lời,
Nhưng con trẻ nhiễm thời danh vọng.
Mê lợi quyền vinh thân nguồn sống,
Thích có uy, chế khống thị-oai,
Thế cho nên cơ đạo Cao-Đài,
Giáo-Tông nắm không ai xen đặng.
Để nuôi con hằng ngày thỏa mãn,
Vì thói phàm, huệ-mạng mờ phai !
Thảo, cầm, thú Cha vẫn sanh ngay,
Tình thương chung vạn-loài Cha đẻ.
Nhưng bởi con thường hay bắt-bẻ,
Ỷ mình người mau lẹ tâm-linh,
Nên tình thương con chẳng muốn nhìn,
Còn ích-kỷ mãi gìn riêng-rẽ.
Thầy thường kêu trẻ ơi là trẻ !
Mau tu đi lớn bé đến Thầy,
Các thảo hồn tiến-hóa từ đây.
Loài cầm thú Thầy xoay cho lẹ,
Nhưng Thầy đây tiếp đàn vạch-kẻ,
Để “Chơn-Thừa” Thầy hé thiên-cơ,
Nhưng lòng trần con mãi vực-ngờ,
Nghe để hiểu bơ-thờ không học.
Có nhiều đứa học rồi sợ nhọc,
Thế nên Thầy phải đốc từng đêm,
Có nhiều đứa đi học không bền,
Vì thiếu chí, lạc quên Đạo cả.
Có nhiều trẻ bởi vì vương-giả,
Quên lời Thầy mô tả ban-sơ,
Có nhiều đứa vì mãi hững-hờ,
Nên Đạo Thầy sai giờ, lạc khắc.
Có nhiều đứa việc nhiều bận mắc.
Không tu-hành chơn-thật cùng Thầy,
Thế thì sao bắt điển vần-xoay,
Mà Thầy dạy tiếp Thầy một lúc ?
Có nhiều trẻ tu lòng háo-hức,
Trong một khi vùn-vụt đi qua,
Thì làm sao Thầy tiếp điển hòa ?
Thương con trẻ thật là chê-chán !
Có nhiều trẻ thực-tâm tường-hãn,
Nhưng nạn đời chẳng rán vươn lên,
Rồi Đạo cả không chịu xây nền,
Thầy thương trẻ hằng quên thân xác,
Có nhiều trẻ gồm thâu khí đoạt.
Nhưng căn cơ lạnh nhạt hôm nào.
Thầy thương trẻ càng nói càng đau !
Thương con trần lao-chao lắc-chắc.
Có nhiều đứa điển linh cũng bắt,
Nhưng không thường thắt-chặt tâm-Thầy.
Thì làm sao Thầy tiếp điển xoay,
Mà nhắc nhở về Thầy hư-khí !
Có nhiều đứa tu vì chức-vị
Quên chữ Thầy để quỉ ám tâm.
Có nhiều trẻ tu mãi lạc-lầm,
Không tiếp Thầy canh thâm hô-hấp !
Sao không hiểu Thầy thường tới gặp ?
Nhưng con trần đã vấp lời khuyên,
Cách bức tường do bởi tình tiền,
Hay danh-lợi, chức-quyền tô-động.
Đến với hình, quán hình bắt bóng,
Thì làm sao Thầy vọng Lôi-âm ?
Thầy khuyên con thông-suốt thậm-thâm.
Quay bén gót xa-xâm uẩn-khúc !
Còn nhiều trẻ tu vì vinh-nhục,
Thì làm sao trọn khúc thiêng-liêng ?
Có nhiều đứa tu bởi chức-quyền,
Thầy không độ tịnh yên đâu nhé !
Có nhiều trẻ tu thời cốt lẹ,
Nhưng nhác lòng lạnh tẻ thâm-sâu,
Có nhiều đứa tu thật là lâu,
Nhưng chuyện trần từ đầu không gác.
Thì làm sao khí Thầy thâu-đoạt,
Mà linh-hồn giải-thoát hỡi con ?!
Muốn theo Thầy dạ-sắt lòng-son;
Muốn theo Thầy phải bòn công-quả.
Muốn theo Thầy mau mau giải-họa !
Thầy độ hồn tất cả sanh-linh,
Thầy là đấng vô-cực không hình.
Ban tình thương muôn nghìn con dại.
Thầy nói lời nhưng lòng tê-tái.
Nhiễm bịnh đời con phải rán lên.
Muốn theo Thầy học đạo lâu bền,
Dụng thời-gian như tên bắn lẹ.
Muốn theo Thầy, Đạo con mở hé,
“Nhập-Định-Thiền” con trẻ mau đi !
Muốn theo Thầy mở máy huyền-vi,
Thì tâm-trần con ly nghe hỡi !
Muốn theo Thầy con đừng nghĩ lợi;
Lợi của đời chẳng tới siêu-nhiên.
Muốn theo Thầy con chẳng đem tiền,
Thầy sẽ độ huờn-nguyên linh-khí.
Muốn theo Thầy con đây tinh-túy.
Năng hành-trì thông chỉ huyền-gia.
Muôn theo Thầy đến Cửu-Trùng-Tòa,
Con phải bỏ…, xông pha tu-học.
Muốn theo Thầy tịnh-tâm tánh lọc,
Để an bình Nhâm-Đốc chuyên khơi !
Muốn theo Thầy con phải không lời,
Mà dòm trong chẳng dời tư-tưởng.
Muốn theo Thầy con thì độ-lượng,
Ban tình-thương cho những muôn loài.
“Tâm Đại-Đồng” con chẳng mờ phai.
Muốn theo Thầy lập ngay ý-chí.
Thầy thường đến xạ vào linh-khí,
Độ con trần trưởng-vị Đại-thiên.
Năm canh-thâu, Thầy vẫn triền-miên,
Gọi hồn trẻ tham thiền con hỡi !
Đạo trong lòng con năng vun-xới,
Thầy phụ tay dẫn tới Huỳnh-khai,
Muốn theo Thầy con chẳng lung-lay,
Tinh-Khí-Thần tác lai hòa-hợp.
Thầy sẽ dạy thở vào không ngợp;
Con hít hơi từng lớp từ từ,
Con sẽ thấy ánh sáng chơn-như,
Mà rút điển đi từ Nê-đảnh,
Nếu bên ngoài con đây ớn-lạnh,
Thì thổi ra mới tịnh chơn lòng.
Con ơi con! Các huyệt khai thông,
Tám bốn ngàn chơn lông đều mở.
Con ơi con! Dù thân trần ở,
Nhưng tâm hồn hòa ngộ ý Thầy.
Con ơi con! Học Đạo gì đây ?
Thầy đã dạy một bài hạo-khí.
Con ơi con! Trẻ già lí-nhí,
Rán nghe Thầy, tinh-túy Đạo thâm.
Con tu học đừng nghĩ tháng năm,
Phải trường-kỳ diệu tầm Cha cả.
Tầm Thiên-Lý tri ra phúc-họa,
Ấn khuyết Thầy nay đã trao con,
Lòng của Thầy, giảng dạy ăn mòn,
Vào óc con vẫn còn đen tối !
Thầy dẫn giải rất nhiều đường lối,
Dùng dụ ngôn con hỡi nghe chăng ?
Thầy linh-quang là điểm chơn-thần,
Dạy thông-đồng không cần lời chữ.
Nhưng phân-biệt, trẻ hiền hay dữ,
Đều con Thầy thứ-tự lớp-lang,
Hay đội sừng, lông lớp còn mang,
Thầy vẫn độ đem sang Tây-vức,
Thầy thương con đâu than cơ-cực !
Miễn con trần tiếp lực điển thiên.
Con ơi con! Tu giải trần-duyên;
Là đau-khổ, không yên con hỡi !
Thầy khuyên con, ngày đêm đi tới,
Thầy sẽ truyền cho bởi điển linh,
Nhưng dạy con là Đấng vô-hình;
Tạo-hóa sanh hữu-tình vạn-vật.
Thuở ban-sơ tâm con chơn-chất,
Nhưng dần dần đánh mất thiên-lương,
Nên Thầy đây mới thấy thảm-thương,
Vì con trần vấn-vương hằng buổi,
Con ơi con! Nay đà bao tuổi ?
Sao không tu, lầm-lủi về Thầy ?
Các con trần chẳng chịu bắt tay,
Mãi giày-vò đau Thầy quặn-thắt !
Đấng làm Cha tình-thương không mất.
Nhưng bởi con vằng-vặt bên ngoài !
Thế nên Thầy đau khổ ra bài,
Bài học thuyết hoằng-khai độ thế.
Chữ Cao-Đài tá danh xuống thế,
Để hạ mình dạy trẻ lo tu;
Tu phải rán dẹp thói phàm-phu,
Mà đến Thầy, Thầy bù cho điển.
Thầy không dụng cái quyền sai-khiến,
Tự tâm con ứng-hiện mới hay,
Thầy thương con nên nói lời này,
Để con trần mê say học Đạo.
Thầy đủ quyền bởi Thầy tác-tạo,
Sẽ diệt đời hết ráo cho coi !
Nhưng Thầy thương ngẫm lại thì thôi,
Bởi con trần loi-ngoi lóp-ngóp !
Thế nên Thầy vẽ ra từng lớp,
Để con trần hội-họp mau tu,
Đạo của Thầy nay đã bao thu,
Sao không chuyển tâm-tư biến sáng ?
Tu thì phải ngày đêm bương rán,
Bởi lòng con chán-nãn gây ra,
Cộng cái tâm biếng nhác la-đà.
Nên nguồn Đạo Tam-gia thống-khổ !
Thầy thương con nói lời tận-độ,
Lần cuối cùng nơi chỗ trần-gian.
Thương con trần, than-thở nát-tan !
Nhưng con dại hoang-mang bao lẽ.
Không sưởi đạo để cho nhạt-tẻ,
Nay con trần, là kẻ ngu-si,
Thầy dạy khuyên ẩn-khúc lâm-ly !
Để thức-tỉnh hành trì Đại-Đạo.
Thầy thương con, muốn mặc cái áo,
Cho con đời hết ráo con ơi !
Đạo Thầy đây khai sáng bao lời,
Thầy đem đến để mời từng trẻ.
Nhưng con trần xem thường Đạo rẻ,
Nên nhún trề biếm nhẻ Thầy Cha !
Chê rằng Thầy nay đã quá già,
Không đủ lực làm Cha phải-đó !
Con chớ xem thường Cha bỏ-ngỏ,
Dụng quyền năng để có oai-phong.
Nhưng tình thương Cha vẫn nặng trong.
Lần cuối cùng độ vòng tư-tưởng.
Thầy muốn trẻ đừng nhìn vào lượng.
Huờn tiên-thiên chuyển hướng tu-hành.
Cha bổn gốc năng-lực là sanh,
Thì cũng diệt trọn dành biến đổi.
Nhưng ngẫm lại thương con nông-nổi !
Nên cuối cùng xá tội cho con.
Là Cha đây nói những héo-don !
Kỳ Hạ-nguơn dựng tròn bảng Đạo.
Cha độ con muốn lên rốt-ráo,
Giải thoát hồn con tạo thảnh-thơi !
Còn thú-cầm tiến-hóa muôn nơi,
Hay thảo-mộc không lời hô-hấp.
Thầy xạ điển bao lần tràn-ngập,
Nhưng âm dương Thầy lập ban sơ.
Thầy vẽ ra Thái-cực Đồ-thơ,
Quay linh-vị dật-dờ không đặng,
Cữu-trùng-Thiên Thầy đây đã trấn,
Mong con trần nhục-nhẫn mà tu.
Con mau thoát khỏi chốn trược tù,
Nêu danh Đạo Thiên-thu bất-hoại !
Thầy dạy con tu đừng phải trái,
Chịu thiệt-thòi đổi lại Tiên-thiên.
Thầy dạy con từ dữ ra hiền,
Mà hô-hấp tri-nguyên bổn-thái.
Con hãy tu rán mà canh-cải,
Tình Đại-Đồng ban rải khắp nơi,
Đạo tâm con chớ có đổi-dời,
Mà giữ vững theo thời gian đến.
Đạo của Thầy vô bờ vô bến,
Tùy căn-duyên sắc lệnh gieo-truyền,
Thầy đây là một Đấng Huyền-Thiên,
Mà châu-tải chơn-truyền Đại-Đạo.
Thầy tặng con hồi-môn của báu,
Là khí Thầy đã tạo sơ-sinh.
Thầy dạy con biến-hóa vô-hình,
Là vạn-trạng vô-tình sanh-trưởng.
Thầy muốn con như Thầy độ-lượng,
Thương mọi người, thương những trần mê.
Tâm của con trọn Đạo quay về,
Hòa vô-cực nhàn-quê Thầy đó !
Con ơi con! Đừng vào trong rọ;
Rọ của đời Thầy bỏ con nghe !
Con tu-hành hãy khá dặt-dè,
Bởi quỉ trần cận kề con mãi.
Con tu-hành khổ lòng há ngại,
Tiếp điễn Thầy châu tải Luân-xa
Con hiệp Thầy chớ có bỏ qua,
Gìn tâm Đạo tìm ra siêu-lý.
Thầy biết con tu thời khốn-lụy !
Ban ân-lành, Thầy chỉ đêm khuya,
Thầy mong con cố gắng trau-tria,
Dùi mài, đục để bia Đại-Đạo.
Thầy muốn con là người xông-xáo,
Để tu-hành quả-báo dứt đi !
Thầy muốn con đạt máy huyền-vi.
Thầy ban thưởng mấy khi con học.
Nhưng con đời bởi vì ngu-ngốc,
Chê điển Thầy không lọc bổn-nguơn.
Hạo nhiên khí thì con quên hết.
Điển của Thầy con đây không kết,
Máy âm-dương sai-lệch từ lâu !
Con ơi con! Thầy luống u-sầu,
Bởi vì trẻ do đâu mê-muội !
Nay Hạ-Nguơn đến rồi tàn buổi,
Mà con trần lủi-thủi qua mau,
Con gây chi cái cảnh máu đào ?!
Không tu-học Thầy nào cứu được !
Thầy độ-lượng trẻ nên châm-chước,
Nhưng con trần ít phước họa nhiều !
Thế cho nên, Đạo rất cao-siêu,
Con kém cõi bao nhiêu chẳng rõ !
Đạo của Thầy con không giác-ngộ,
Mà tu-hành đến chỗ huờn-tinh,
Thầy đã dạy con học nội-kinh,
Nhưng làm biếng khi nhìn quên hết.
Còn chuyện đời con thường la-lết.
Không nhập-tâm mà kết tam-điền,
Thì làm sao con đúc trọn duyên,
Đặng gặp Thầy nơi miền linh-khí ?
Con trần tu lập trường không chí;
Không vững tâm suy-nghĩ bên ngoài.
Thế nên con bị quỉ tay sai,
Mãi giày vò lung-lay nguyên bổn !
Thầy là Cha, sanh con hỗn-độn,
Không hiểu lời, lời Đốn của Cha.
Thế con đi, cứ mãi sa-bà,
Đoạn đường đời tìm ra chẳng được !
Sao lời Thầy con đây từ –khước,
Làm cho Thầy chẳng được an-vui ?!
Đạo lòng con chẳng chịu nếm mùi,
Thầy chẳng tiếp rèn trui cho trẻ.
Thầy khuyên con lớn, già, trẻ, bé.
Gắng, Đạo Thầy cho lẹ con ơi !
Chuyển tư-tưởng, Cha đến tận lời.
Bằng tâm không mà khơi Đạo sáng,
Thầy khuyên con, miễn con đặng rán,
Thầy tiếp lời chiếu rạng Huỳnh-trung.
Miễn rằng con tâm được đại-hùng,
Mà tự-lực vẫy vùng dương thế.
Nếu con tu khí-linh có bế,
Thì Thầy đây dạy trẻ bao điều,
Con hấp-hô đủ, số trọn chiêu;
Ba sáu vòng Thiên-điều dĩ-định !
Nếu xác thân con thường hay bịnh !
Thầy dạy con cung kỉnh bề trên.
Lòng Đạo-đức con chẳng được quên,
Rán tịnh-luyện lâu bền con hỡi !
Thì bịnh trần không bao giờ tới !
Năng chánh-định ý con nào khởi !
Con bịnh tâm do bởi lòng con;
Vì con tu chẳng được vuông-tròn,
Nên nghiệp hành khiến con khổ-nhọc !
Nếu ít sức muốn lên đoạn dốc,
Phải nghỉ-ngơi Mạch-Đốc Hòa Nhâm.
Con ơi tu, nát ruột gan bầm !
Là chí cả, phương-châm Thầy dạy !
Con rán tu thói phàm biến cải;
Từ tâm đời, để lái Đạo tâm.
Cái thân trần con tạo quyền-năng,
Mà chuyển xoay theo lằn thiên-điển.
Thầy cho con ít lời vốn-liếng,
Để con trần ứng-hiện tu đi !
Con ơi con! Hãy rán năng trì,
Đừng biếng-nhác thì ly Cha cả.
Thầy dạy con, cuộc đời là giả.
Đến với Thầy mang cả tâm-tư;
Đến với Thầy bằng đức thiện-từ;
Đến với Thầy chơn-như chiếu sáng.
Thầy thương con tặng đây mấy lạng,
Là những lên giải-nạn trầm-kha !
Con tiếp điển thì hiểu tìm ra,
Nếu thiếu chí, có Cha trợ lực !
Miễn là con tu sao tự sức,
Dụng oai-linh Thầy bức con ơi !
Cho oan-nghiệt con được rã-rời.
Đến với Thầy bằng lời minh-thệ,
Con gắng tu chớ đừng bê-trể,
Học Đạo Thầy đâu dễ con ơi !
Vì Đạo Thầy không nói ra lời,
Tùy duyên ngộ, con thời hoằng-hóa.
Đạo của Thầy thật là rất lạ;
Đừng xem thường trả giá nghe con !
Thầy hạ-mình hết nỗi héo-von.
Mong con trần mót bòn lý-trí.
Con đã tu bỏ qua nhảm-nhí;
Chuyện của đời đừng nghĩ, đừng hay,
“Tâm Trung Dung” là đến với Thầy.
Vạch hai lối, Nê-khai hòa sáng.
Từ Vĩ-Lư con đây tỏ-rạng,
Tiếp diển Thầy giải nạn luân-hồi,
Con gắng tu thì rán tô-bồi,
Năng thiền-định phản-hồi phục-vị.
Này con ơi! Lời khuyên thâm-thúy,
Thầy ra lời bí-chỉ cho con,
Con tu rồi chớ khá giận-hờn;
Tham, sân, si thiệt hơn phải bỏ !
Con ơi con! Cửa lòng mở ngỏ,
Thì không nên, con có hay chăng ?
Phải đóng đi sáu cửa tâm-thần,
Đừng quấy động phong trần vun-quén.
Con đã tu thì tâm đè nén,
Thầy thưởng con một chén quỳnh tương.
Thấy con trần tu học nên thương,
Thầy khuyên giải, phô-trương ấn-khuyết.
Thầy đã trao cho con đặng biết;
Trao cho con lẽ thiệt lời hay.
Đây lý-lẽ siêu-thoát của Thầy,
Con gắng học mà quầy quả gót.
Con ơi con! Tu thì chẳng ngọt,
Rán đắng lòng chót-vót tìm Thầy.
HỰU
Thầy đây trở gót độ trần-gian,
Tiếp điễn Thiên-cơ đã vén màn !
Phút-chốc quyền-năng xoay cực-lực,
Cao-Đài rõ tiếng tận Nam-Bang.
PHÚ
Lời Tệ-huynh vén màn huyền-bí,
Hỡi Đệ-hiền! Trực chỉ cùng Huynh,
Hòa chí thể, độ hết quần-sinh.
Qua thảm-khóc muôn nghìn đau-khổ !
Vén huyền cơ Huynh đây đã lộ !…
Hỡi Đệ-hiền! Ban-bố tình thương,
Nay mối Đạo hãy gắng phô-trương,
Mà dìu-dẫn nhân-dương tu-học.
Đây Thiên điển Đệ ôi! Bao-bọc !
Là khí thiêng nã-tróc gian-trần,
Đệ ơi Đệ! Lời Huynh đã ân-cần,
Đệ hãy gắng trăm phần đoạn hết.
Đạo lòng Đệ hằng ngày hãy kết,
Để độ đời tròn hết nhân-duyên,
Gieo tình-thương khắp chốn mọi miền.
Con của Cha tùy duyên ứng-biến.
Lời Tệ-huynh là lời Thiên-điển,
Vì thương đời nhác-biếng công-phu.
P.N : Kỉnh Đại-Huynh! Tạm dừng đàn, để khi khác
mình tiếp nữa.
N.M.C :
THI
Thăng đàn trở gót Tệ-huynh đi,
Chúc Đệ huờn-nguyên Bửu chí-trì.
Độ hết trần-gian xoay điển-lực.
Tùy thời ứng-biến hiệp thì-ky !

Trở lại trang chánh