Dậu thời, ngày 25 tháng 06 niên Kỷ-Tỵ
(27-07-1989)
THẬP NGOẠT HOÀI-THAI
N.T : Chào Phục-nguyên Pháp đàn !
P.N : Kỉnh chào Đại-huynh !
N.T : Này Hiền-đệ Phục-Nguyên! Chẳng hay hôm nay
Hiền-đệ thỉnh dời Tệ-huynh đến đây ắt là có việc gì phải không ?
P.N : Kính bạch Đại-huynh ! Tiện Đệ thỉnh Đại-huynh,
bởi vì Đại-huynh có hứa thuyết-giảng tiếp chương-trình
“Bá-nhựt trúc cơ, thập-ngoạt hoài-thai, Tam-niên nhủ bộ,
cửu-niên diện-bích”, cho hàng môn đồ của Đại-huynh
để họ ý-thức, lãnh hội thêm về phương diện pháp “Tịnh-
Luyện”. Mặc dù Tiện-đệ đã có giảng bày nhắc-nhở chư vị
đó rồi. Nhưng hôm nay Tiện-đệ thỉnh Đại-huynh thuyết
dạy bổ-túc thêm cho có phần đầy đủ hầu chư thiện-căn
lãnh-hội khái-quát mà mở-mang trí-huệ sáng-suốt không còn mê-lầm !
Hôm qua Đại-huynh đã thuyết “Thập-ngoạt hoài thai”
rồi, bây giờ tiếp “Tam-niên nhủ-bộ, cửu-niên diện bích”.
Thỉnh Đại-huynh thuyết dạy. Còn mặt hữu-hình
thì có Tiện-đệ bày thêm khẩu-khuyết.
N.T : Hiền-đệ Phục-Nguyên ! Đường lối tu đâu đó
phải có thứ-lớp đàng-hoàng, không phải tu tầm-thường
đặng, phải không Phục-Nguyên Hiền-đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
BÀI
Tiếp theo lời giảng hôm qua,
Nay vào đàn điển khải hòa diệu-minh.
Trong mười tháng sẽ sinh đơn-dược.
Phải nung nấu cho được vuông tròn,
Hòa-giao hiệp-khí Càn-Khôn,
Nếu mà buông lỏng không tồn linh-quang !
Do vì đó định an điều-tức,
Đứng cùng đi phải bước nhẹ-nhàng,
Rút vào sinh-lực chứa-chan,
Hít nguồn hơi thở chuyển sang Nê-huờn.
Nơi lỗ rốn vẫn còn sinh-khí,
Đơn tác thành mấu chỉ là đây.
Muốn về hiệp với Đạo Thầy.
Phải thường năng tịnh hòa xây điển đài.
Từ lúc tác bào-thai lộ hiện,
Nơi Huỳnh-Đình chuyển biến vòng ngoài.
Há nào tâm-chí lung-lay.
Đó là diệu-mật thường hay nhủ lòng.
Từ lỗ rốn ăn thông hơi thở,
Tới buồng tim, buồng phổi nở ra,
Thở vào sinh-khí hít-hà,
Dồn trong chịu đựng tống ra khí huyền !
Đó đến phần “Điền-Ly Chiết-Khảm”,
Bổ cho lửa soi sáng mau lên,,
Lò đừng để tắt không nên,
Làm cho nguội lạnh khó bền đơn-thai.
Nung nấu đi qua ngày đoạn tháng,
Củi chớ nhiều nấu rán không xong.
Riu-riu bắt chảo cho đồng,
Quay về hướng Bắc phập-phòng sợ nguy !
Người luyện Đạo mấy khi lơ-đểnh,
Tập-trung thần cho đến tuyệt-nhiên,
Nếu khi an-định tham-thiền,
Tâm thường phóng-diễn khó yên hành-trì !
là khí xông chẳng gì bắt kịp,
Mau mau nung, nấu hiệp lai-rai,
Kẻo không đúng độ tháng ngày,
Đơn thành e hỏng lạc-phai lý mầu !
Đó Phục-Nguyên Hiền-đệ !
Nãy giờ Tệ-huynh giảng, coi như Hiền-đệ Phục-
Nguyên nghe mà có hiểu cặn-kẻ hết hay không ?
P.N : Kính Đại-huynh ! Tiện-đệ đã rõ, nhưng tiện-đệ
muốn Đại-huynh thuyết đây, đó là để cho môn-đồ của
Đại-huynh lãnh hội thêm, hầu rõ con đường tu cho chín chắn vậy.
N.T : Bước qua giai đoạn “Thập ngoạt hoài thai” là
tạo nên đơn dược, đó gọi là “Chiết-Khảm Điền-Ly” tức
là nấu bầu âm dương thì phải cho chín-chắn, phải không
Phục-Nguyên Hiền-đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Lúc đó, gọi là Càn-Khôn giao, cũng gọi là Nam
Bắc tương-phùng; Đông xá lang, và Tây xá nữ giao hiệp
đó Hiền-đệ Phục-Nguyên !
Thôi Tệ-huynh chỉ có bấy nhiêu lời, Tệ-huynh xin
thăng, Đệ còn có gì cần hỏi nữa không ?
P.N : Kỉnh Đại-huynh thuyết dạy qua luôn “Tam-niên
nhủ-bộ, Cửu-niên diện-bích” cho các thiện-duyên môn đồ
của Đại-huynh lãnh-hội thêm. Lâu nay Đệ cũng có
giải-thích rồi, xin Đại-huynh bổ-túc cho đầy-đủ vậy.
N.T : Thôi Tệ-huynh xin hẹn lần sau, vì phần này như
“Thập-ngoạt hoài-thai” cũng là phần trọng-yếu mới
bước sang “Tam-niên nhủ-bộ”, nếu mà xảy thai, có
nghĩa là đơn dược không thành thì không thể nào đi đến
Tam-niên nhủ-bộ đặng, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy.
Dậu thời, ngày 26 tháng 06 niên Kỷ-Tỵ.
(28-07-1989)
TIẾP
THẬP NGOẠT HOÀI-THAI
NHỊ-THIÊN : Chào Hiền-đệ Phục-Nguyên pháp đàn !
P.N : Kỉnh chào Đại-huynh !
N.T : Hôm nay Hiền-đệ Phục-Nguyên có lời cầu thỉnh
Tệ-huynh giáng-hạ đàn tiền có việc gì hay không ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Hôm qua đại-huynh thuyết
giảng đến “Thập-ngoạt hoài-thai”, hôm nay kính thỉnh
Đại-huynh thuyết tiếp “Tam-niên nhủ-bộ” và “Cửu niên
diện-bích” để làm tài liệu giúp ích cho hàng phái
Tân Chiếu Minh nói riêng, nói chung là tất-cả những
hàng chơn-tu nào quay về Tịnh-luyện để họ bổ-túc thêm
những phần mà Tiện-đệ đã thuyết, kỉnh Đại-huynh hoan-hỉ !
N.T : Nay Tệ-huynh giáng đàn chỉ đàm luận với Hiền đệ
vài ý về việc cứu đời, còn phần Tam-niên nhủ-bộ và
Cửu-niên diện-bích Tệ-huynh sẽ giảng vào đàn sau.
Vì “Thập ngoạt hoài-thai” cũng vẫn chưa có đàn
cơ bổ túc hả Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh chưa !
N.T : Này Hiền-đệ Phục-Nguyên! Mấy hôm nay về
vấn đề cứu-đời Hiền-đệ Phục-Nguyên có cảm nghĩ rằng
trong cuộc đời hành-đạo, tất cả mọi việc của Hiền-đệ
làm đều đúng hay không ?
P.N :
BÀI
Kỉnh Đại-huynh! Theo lời Thầy dạy;
Trước tu thân phải thấy tâm mình,
Không còn mê đắm hữu-hình,
Để mà luyện tánh cho in lòng Thầy.
Thầy nhắc-nhở huệ khai xán-lạn;
Soi tâm mình tỏ-rạng hư nên,
Công-phu, công-đức xây nền;
Công trình tinh-tấn phải quên thói đời.
Huờn chơn-tâm, thần ngơi tự-tại;
Thanh tịnh an, thư thái điều-hòa,
Hiệp cùng Thiên-điển Trời Cha.
Để mà cứu-khổ trầm-kha linh-hồn !
Sau tịnh-luyện qui-huờn quang-khiếu,
Hòa âm-dương minh chiếu đơn-điền,
Châu kỳ phục-bổn chơn-nguyên.
Cho tròn đạo mạch diệu-huyền hiệp Cha.
Luyện bí-pháp Đạo gia cốt cách,
Giữ tứ-thời thiết-thạch công-phu.
Ngoài ra chánh-định bù-trừ,
Nằm ngồi đi đứng thái-thư an-bường.
Quyết chí tu huờn dương hư-tịch,
Dòm vào trong vẹt bít mê-mù,
Vẹn-toàn Tánh Mạng công-phu,
Tiên-thiên phục-bổ đốn trừ vô-minh.
Huờn Kim-thân hồi sinh Đạo-cả,
Rồi ra đi giục-giã cứu đời,
Tùng khuôn qui-luật Cha Trời,
Đó là học Đạo huệ khơi chơn-truyền.
Tóm yếu lý Phục-Nguyên bày-tỏ,
Hạnh tu-trì nào có sướng đâu !
Ra đi cứu-khổ dãi-dầu !
Tùy duyên thức-tỉnh quay đầu tầm chơn !
Xét căn-cơ, độ lường chỉ bảo.
Khuyên thiện-lành học Đạo vô-vi.
Trừ tiêu nghiệp chướng ma-trì,
“Đại-Đồng” làm gốc qui-y về Thầy.
Kính bạch Đại-huynh! Tiện-đệ tóm lược đây chỉ bấy nhiêu lời.
N.T : Đó là những yếu điểm, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Thế cho nên, người hành-hóa thế-thiên cũng
chẳng phải dễ, cũng chẳng được an-nhàn, phải không
Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đường đời cũng như đường
Đạo, Đại-huynh đã chiêm nghiệm về vấn-đề tu-thân
hành-đạo, Đại-huynh đã lướt qua bao nhiêu gian-nan!
Gặp nhiều khó khăn thử-thách! Nhưng ý-chí thiết-thạch,
giữ vững lập-trường để phấn đấu với mọi tình huống; thì
Đại-huynh suy việc làm của Đại-huynh đối Tiện-đệ cũng
như vậy không khác !
N.T : Cũng không được sung sướng phải không Hiền đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Chính Tiện-đệ hiện giờ đang
sống trong hoàn cảnh hết sức là bị xiết-chặt không thể
tưởng-tượng! Nhưng vì phát đại-nguyện lớn hy-sinh quên
mình làm việc Đạo của Thầy, do đó mà lướt qua bao
nhiêu gian-nguy khốn-khổ khôn ít đó Đại-huynh ôi !
N.T :
BÀI
Nghe mấy lời Đệ hiền bày tỏ,
Lòng Tệ-huynh bổng đổ lệ châu !
Thương người chuốc tạo mưu-cầu,
Sống trong ích-kỷ làm sao thấy người !
Lo bản-thân trọn đời sung-sướng;
Thêm an-nhàn thụ-hưởng riêng tư,
Mặc ai đau-khổ ruột nhừ !
Miễn ta vinh-hiển tâm tư huy-hoàng.
Thì làm sao thấy đàn Đạo-pháp ?
Chẳng xả thân tan-nát hồng-trần,
Có thân biết khổ vì thân;
Mượn thân hành hóa phong trần độ-tha !
Đã độ tha phải qua trở ngại !
Cảnh khốn-nàn khó lái nội tâm !
Ruột đau, tim nát, gan bầm,
Đoạn trường nhiều cảnh do thân hạ hành !
Vì bởi thế luận rành chơn-lý,
Người hướng-đạo ít nghĩ riêng mình,
Tập-trung ý-chí hy-sinh,
Cứu đời không ngớt quên mình Đệ ơi !
Vì bao người theo đời đua chạy,
Còn ta tu kềm lại xác thân,
Với cùng tư-tưởng chơn-thần,
Sống trong giới-hạnh là phần quí-nguyên !
Chẳng phóng diễn tình tiền danh-lợi,
Không mến ham cảnh nổi bên ngoài,
Chí lòng một mực thẳng ngay,
Độ đời phải chịu nghiệt-cay khốn nàn !
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T :
BÀI
Thân cứu đời đoạn trường lắm nổi !
Người hành-hóa rất đổi gian-truân !
Nhưng nung ý-chí không ngừng,
Lo người ta xả thân cùng một may,
Vì kiếp trần khó ai giữ mãi,
Quyết một đời mặc khải người mê,
Nêu gương hạnh đức Bồ-đề,
Hy-sinh chấp mối Đạo kề gần bên.
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
BÀI
Ôi! Trần-gian bập-bềnh lắm khổ !
Đời Đại-huynh hoạn-lộ đã qua !
Đệ đây bao nổi khốn đa,
Rày đây mai đó vuợt qua bể-sầu !
Nhưng nhứt nguyện một câu độ thế.
Đem lời Thầy hầu để rải-ban,
Giúp chung tất cả trần-hoàn,
Cho người tỉnh lại tâm an tu-trì.
Đã nguyện lòng ra đi cứu-khổ,
Trương Đạo-mầu trang độ thế-nhân,
Mặc dầu có khổ xác thân,
Nhưng tâm hướng với Chơn-thần của Cha.
Đệ gặp nỗi chan-hòa chua-xót,
Bởi ác trần chuốc ngọt bên ngoài,
Làm thân lắm cảnh lá-lay !
Nhưng nào có chấp trần ai khổ-nàn !
Bao cảnh khổ, thế-gian bao-phủ !
Nhưng thanh lòng tiếp đủ tiên-thiên,
Trừ tiêu oan-nghiệt triền-miên.
Muợn thân cứu-khổ tùy duyên hóa-hoằng.
Huờn bổn nguyên, hiệp thần Cha cả,
Vẹn tịnh-tâm hạnh hạ tỉnh-đời,
Gieo-truyền diệu-lý khải lời,
Cho tròn chơn-đạo ở nơi trần-hồng.
Kỉnh Đại-huynh cảm thông yếu lý,
Giúp duyên lành trực chỉ bổn nguơn,
Cùng tu Đại-Đạo phục-huờn,
Bắt tay cứu-khổ trong cơn mạt kỳ !
Đệ đã nguyện ra đi dìu độ …
Khải lời lành giác-ngộ tỉnh trao.
Cùng chung nhơn loại đồng-bào,
Người đau, người khổ ôm vào lòng ta !
Cùng Thiên-ý Trời Cha đã dạy …
Hạnh cứu đời chớ thấy thân mình;
Đó là trọn vẹn hy-sinh,
Hiệp Thầy phổ-hóa chơn-tình cứu tai !
Kỳ mạt-pháp hoằng khai Đại-Đạo,
Phải hy-sinh rốt-ráo trọn lành,
Thân tâm thường lạc đạo sanh,
Không còn nhiễm tục đắm mình trầm-kha !
Được như vậy mới ra cứu-khổ,
Dù thân này ở chỗ nhớp-nhơ,
Hy-sinh nào có thờ-ơ,
Đốn người tỉnh lại há ngơ đạo lòng !
Kính thỉnh Đại-huynh
N.T : Hôm nay Tệ-huynh về đây chỉ có bấy nhiêu lời
cùng Hiền-đệ, vào dịp khác Tệ-huynh xin tiếp đàn, Tệ
huynh cùng Hiền-đệ sẽ đàm-đạo bổ túc thêm.
Thôi Tệ huynh xin thăng.