Dậu thời ngày 24 tháng 06 niên Mậu Thìn
NGÀI NGÔ MINH CHIÊU ĐÀM ĐẠO TIẾP
Tệ-huynh xin tiếp đàn.
P.N : Kỉnh Đại-huynh !
Bạch Đại-huynh! Giờ Dậu này đúng theo lời Huynh Đệ
mình đã hứa hồi giờ Ngọ để tiếp tục đàm-đạo cho
trọn ý-nghĩa chương-trình, hầu chuẩn-bị cơ xiển-dương
Đại-Đạo của Thầy trong tương-lai.
THI
Chí kỉnh vô-vi máy diệu-huyền.
Đại-huynh hiệp-lực độ chơn-duyên.
Cùng chung vận-chuyển xây cơ Đạo;
Hữu thể hoằng-khai có Phục-Nguyên.
BÀI
Có Phục-Nguyên xiển-truyền đạo-lý,
Tùng luật Thầy bí-chỉ qui-gia,
Đại-Đồng hòa với Tam-Tòa,
Thỉnh Huynh thuyết luận tinh-hoa diệu-mầu.
Đệ thành kính tiếp thâu điển-chiếu,
Xin Đại-huynh hoát-khiếu trần-gian,
Cho người tỉnh giác tịnh-thoàn,
Giúp lời chơn-lý Kim-Cang hóa-hoằng.
Kỳ mạt-pháp quyền-năng xoay-chuyển.
Khai Đạo-mầu thiên-điển bố-ban,
Độ chung tất cả trần-hoàn,
Đại-huynh đi trước vén màn vô-vi.
Nay Phục-Nguyên thực-thi phụng-họa,
Hiệp tâm-đồng lý tả hình đồ,
Để mà qui bổn Nam-mô,
“Cao-Đài Đại-Đạo” huờn vô nhiệm huyền.
Phật, Thánh, Tiên gieo truyền nhiệm-bí,
Hòa hư-vô trực-chỉ hành-thâm,
Chí-chơn tịnh-luyện tri-tầm …
Đốn trừ mê-hoặc thanh-tâm tỉnh-hồn.
Kỳ mạt-pháp Chí-Tôn khai Đạo,
Cơ sảy-sàng, truyền-giáo qui-nguyên.
Chơn-linh hiệp máy diệu-huyền,
Quay về nhứt bổn tiên-thiên Cha Trời,
Nay Phục-Nguyên ngỏ lời bày tỏ,
Kỉnh Đại-huynh dìu độ nhơn-sanh.
Để mà tuyển-trạch duyên-lành,
Tùy căn phổ-hóa rõ-rành nguồn-ân.
Kính thỉnh Đại-huynh !
N.M.C :
BÀI
Nghe mấy lời ân cần bày-tỏ,
Lòng của Huynh thấu rõ y-hành.
Đệ ơi! Gieo giống Đạo sanh,
“Cao-Đài Bồ-Tát Tam-Thanh” giáo truyền.
Biết bao năm chinh-nghiêng mối Đạo ?
Đạo của Thầy tác-tạo gây nên,
Khai cơ Thánh-Đức làm nền,
Ngũ-chi hiệp-nhứt đừng quên điều này.
Qui Tam-giáo Thầy xây giáng bút,
Vẽ đồ-hình uẩn khúc bày phơi,
Đạo Thầy có lúc đi mời,
Nhưng người ngoe-ngoảy vậy thời quay lưng.
Lòng Tệ-huynh não-nùng lắm nhẽ !
Thương cho đời lạnh-tẻ dường bao !
Đạo còn phân-biệt thấp-cao,
Nhìn vào màu áo vàng-thau phân hoài.
Còn phân biệt người hay kẻ dở;
Còn chia riêng trắc-trở trẻ già,
Cho nên nặng mối Đạo-Cha,
Tệ-huynh u-uất thiết tha nỗi lòng !
Buông tiếng than người không thấu hiểu.
Thở ra lời cạn yếu vì đâu ?
Cùng nhau bá-ứng hô-hào,
Vậy thời đem bán Đạo trau tâm-hồn !
Nay có Đệ ôn-tồn bày-tỏ,
Nên Tệ-huynh mới có đôi lời !…
Trọn lòng nhứt-quyết không dời,
Trước sau, sau trước vậy thời như nhau.
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N :
PHÚ
Này Đệ hiền! Tâm trao chí-mật,
Lòng Tệ-huynh thành-thật đôi lời,
Cùng một tâm tu-học chẳng dời,
“Cao-Đài-Giáo” mắt Trời phô-diễn.
Hỡi Đệ hiền! Tâm trung tiếp điển,
Vói Tệ-huynh! Tịnh-luyện bao ngày !
Ôi! Thốt ra hai tiếng Cao-Đài,
Xé tan lòng, lòng này quặn-thắt.
Nay xác trần Tệ-huynh dầu mất,
Nhưng tâm-linh thắt chặt cùng Thầy,
Thương người đời vì quá cuồng-say,
Gây mối Đạo dặn-dày sương gió.
Nhưng tiếng trần nói thời chữ có,
Xét vào lòng chẳng rõ điều chi,
Dụng cơ bút của Đấng Huyền-vi,
Mà vẽ lại anh-nhi phục-bổn.
Nhưng trần gian vô-vi hỗn-độn,
Thì làm sao trọn chốn Thiên-cơ ?
Lòng Tệ-huynh nỗi khổ bơ-phờ !
Thương cho trần bởi ngờ vực mãi.
Thầy đã dạy: “Năm canh biến cải”,
Nhưng con trần mắc phải oan-khiên,
Do khinh miệt chẳng chịu phục hiền,
Còn nhân-đạo không yên sửa đổi.
Thầy đã dạy: “Tu là rửa tội”,
Mà con trần bao lỗi gây ra,
Nên con trần với Thầy cách xa,
Thì làm sao mà hòa “chơn-giáo” ?
Lời Tệ-huynh nói lời áo-não !
Trong cuộc đời Chưởng-giáo Thiên-Đài,
Này Đệ ơi! Đệ có biết hay ?
Hiệp cơ-đồ chuyển-xoay trần thế,
Thì làm sao Thầy đây phải bế,
Bởi con trần khi dễ quá phen !
Đến với Thầy bằng những lời khen,
Chẳng chấp nhận bóng đèn chơn-lý;
Đối với Thầy mà không hòa-khí,
Thì làm sao Thầy chỉ Huyền-cơ ?
Bởi trần-gian ôi hỡi hững-hờ !
Mãi khinh-miệt những kho diệu ngữ.
Thầy phân tay vẽ nào hiền-dữ,
Mượn trung-gian viết chữ y-hành,
Nhưng vì con chẳng được trọn-lành,
Thế cho nên tan-tành mối Đạo !
Sao cửa Đạo nhuộm nhiều sắc máu ?
Còn Đạo Thầy vênh-váo nhiều tên,
Mãi biệt lập Đạo-Đức đã quên,
Dụng uy-quyền làm nền danh-lợi.
Chống kình nhau để rồi chửi-bới,
Thì Thầy sao vun xới Đạo-mầu !
Học Đạo Thầy mà chẳng tâm-cầu.
Không chí-mật sao thâu yếu-lý ?
Thầy dạy rằng: “Huờn-Đơn Bổ-Khí”,
Nhưng con trần chức-vị quá tay.
Thế cho nên, hai chữ Cao-Đài,
Mãi chìm lảng ngày nay ai nhớ !
Thầy với con dù rằng cách trở,
Nhưng tâm huyền Thầy ở bên trong.
Do con trần không chịu thông-đồng,
Phải ly-cách trong vòng gian-dối.
Tu Chánh-Đạo thì không soi mói,
Nhưng con trần mãi nói lời ngoa,
Mãi phân-biệt nẽo chánh cùng tà,
Không tìm Thầy để hòa nhứt-bổn.
Thầy dạy con “Chìm Trong Chỗ Rốn”,
Tiếp điển Thầy giữa bốn bức tường,
Nhưng lời Thầy kêu mãi thảm-thương !
Con lơ đểnh quên đường Đạo-Đức.
Tu thì phải chịu nhiều cùng-cực,
Chớ càng cao té vực hố-hầm.
Này Đệ ơi! Huynh nói diệu-thâm,
Nhưng mong thế quay mầm Đạo-Đức.
Thầy dạy con “Tận-Cùng Khí-Lực”
Mà ai nghe tiếp sức cùng Thầy ?
Bởi nhân-đạo thắc-thẻo con say,
Nhân, lễ nghĩa ưu-hoài lắm lẽ !
Trí tín kia con sao bắt bẻ ?
Không hiểu lời lớn, bé hành theo,
Thì Đại-Đạo quả rất hiểm nghèo !
Thuần-phong, lý bọt-bèo đã bỏ.
Mỹ tục, con thường ngày đã có,
Học Đạo Thầy đâu khó con ơi !
Thầy dạy con: “Nhẫn-Nhục Bao Lời”.
“Hãy Chìu-Lòn Các Nơi Trần-Thế”
Nhưng lời Thầy con thường khi dễ,
Nghe đó rồi con để ở đâu ?!
Để cho Thầy lệ đổ mày châu;
Khóc bao tiếng “Cao-Đài Đại-Đạo !”
Nay Đạo Thầy không nơi nương náo,
Bởi tâm phàm đầy áo trần gian.
Tệ-huynh đây nói nỗi bàng-hoàng;
Thương cho đời, lệ chan-chứa mãi !
Cái lòng trung Huynh đây tê-tái,
Thương bao người mắc phải lạc-lầm !
Thế nên cứ chìm đắm luân-trầm.
Nghĩ mong-lung không tầm Đạo-lý.
Nói ra thì toàn lời ngã ý,
Nhìn với nhau khinh bỉ bên ngoài,
Thì làm sao tâm đạo hoằng-khai.
Mà tá-thế an-bày dìu dẫn ?
Tệ-huynh đây bịnh đau cùng tận !
Nhưng kêu Thầy tâm-ấn khuyết truyền,
Dù xác trần mắc phải đảo-điên;
Dù dứt hơi bổn-nhiên vẫn vậy.
Tệ-huynh thường giáng đàn giảng dạy.
Cho con trần tâm phải hồn-nhiên,
Tu-luyện đi phục-bổn vạn truyền.
Mà quay chung cơ-thiên tác-tạo.
Mắt của Thầy chiếu trung hiệp Đạo;
Sáng trong hoài, pháp bảo tri-nguyên;
Qui nhứt-bổn hòa khí tiên-thiên,
Đừng tán-loạn, không yên lòng tục.
Nay Tệ-huynh nói bao uẩn-khúc,
Đau xé lòng phút-chút lời than;
Tím bầm ruột cùng nát tâm-can,
Mà thố lộ lệ chan-chứa nói !…
Đệ ơi Đệ! Đường trần muôn lối.
Hãy quay về nguồn cội Thiên-thơ,
Đừng như dòng nước mãi dật-dờ,
Bao con kênh còn chờ đò đến.
Đây khúc sông biết đâu bờ bến,
Lòng Tệ-huynh vẫn mến người tu,
Chớ trần-gian là chốn ngục tù.
Mượn xác phàm đền bù oan-nghiệt.
Huynh đã qua biết bao tình-tiết !
Nay giảng lời khúc chiết sử-xanh.
Đạo “Vô-Thừa” đã về đành rành,
Chơn-giáo biệt Tam-Thanh ghi rõ.
Đại-Đạo Cha đã nêu sẵn có,
Sao con trần đem bỏ đi đâu ?!
Không bắt tay mà nối nhịp cầu,
Mãi dày-xéo cồn-dâu hóa bể !
Cùng chữ tu lập lòng minh-thệ.
Nhưng tâm phàm mắc kế ma-vương,
Nên-Đạo Thầy đi đã bốn phương,
Chia tám nẽo lạc đường chơn-lý.
Còn kẻ trần lắm người khinh-bỉ.
Cho rằng cuồng bí-chỉ Đồ-Thơ,
Kẻ ngu-si còn lắm vực-ngờ,
Tệ-huynh mãi bơ-phờ Đệ hỡi !
Này Hiền-đệ Phục-Nguyên! Lòng Tệ-huynh đã bày-tỏ
hết những khúc-chiết, Hiền-Đệ có điều chi trong Đại Đạo
của Thầy gây dựng đã đi qua và sắp đến, thì Hiền đệ
cứ bày tỏ, Tệ-huynh sẽ trả lời.
P.N : Kỉnh Đại-huynh! Huynh-Đệ mình đàm-đạo và
hội ý với nhau, vì bước đường Đại-huynh đã đi qua, nay
Tiện-Đệ tiếp-tục nên thỉnh Đại-huynh có ý kiến gì cần
đóng góp, Đệ sẵn-sàng tiếp thu hầu để lo xây dựng
chung cơ Đạo của Thầy vậy.
N.M.C :
PHÚ
Trên sáu mươi năm Thầy khai Đạo,
Quyền Giáo-Tông dìu tạo trần-gian.
“Nhãn Chủ-Tâm” vẽ đó mở-màn,
“Tâm Chủ-Tể” khương an hòa chế.
Này Đệ-hiền! Đạo Thầy khai thế,
Để độ đời qui-lệ Giáo-Tông.
Chấp cơ bút Thầy hiệp thông-đồng,
Hòa âm-dương gìn trong lời Đạo.
Dùng phò-loan hai người tác-tạo;
Giáng điển đàn dạy bảo con khờ,
Khuyên con trần chớ khá hững-hờ,
Hãy tu đi, ngày giờ Thiền-định,
Thầy lập ra Càn-khôn động-tịnh,
Sáu bốn hào chấn-chỉnh âm-dương.
Cùng bốn hướng cùng với bốn phương;
Xây tám cửa cang cường Bát-quái.
Quẻ Phục-Hy Thầy phân chia lại;
Với Hà-Đồ canh-cải trần-gian.
Số Lạc-thơ Thầy vẽ ra đàn.
Lập cửu-trùng vững-vàng linh-thể.
Nơi Đơn Điền con để riu-riu,
Nấu chưng đi, tim sẽ nung khêu,
Hòa Nhâm-Đốc trương chiêu Đạo pháp.
Chuyển luân-xa âm-dương mối ráp.
Tý-Ngọ lòng niệm tạp không nên.
Mẹo với Dậu con khá chớ quên,
Tiếp điển Thầy vẽ tên Đại-Đạo.
Số Ngũ-Chi Thầy thường khuyên bảo,
Khí chi nguyên máy tạo xoay đều.
Con ơi con! Đạo pháp hằng khêu,
Long với Phụng trương chiêu chơn-lý.
Hổ giáng Khảm con đây chưởng-vi,
Phục Long Càn, Khôn chỉ bí-giá,
Nay Thầy dạy con hãy tìm ra,
Kết song-mâu mắt Cha khép lại,
“Thiên-Nhãn” đó con đây mau khải,
Mở sáng lên, châu-tải thế-thiên,
Tâm Đạo con, mau rán chú-chuyên,
Thông lưỡng lộ tri-nguyên hành-sự.
Khi Tham-Thiền con đừng tư-lự,
Bát-quái đài một chữ Thiên-khai,
Đạo của Thầy, Thầy vẽ phơi bày,
Cửu-Trùng-Thiên con hay biết nhé !
Càng lên cao, con càng sợ té,
Thì rán gìn đừng né con ơi !
Tâm đạo con chớ khá buông-lơi,
Hãy tịnh-định theo lời chỉ dạy.
Nuốt bọt thiên, con đây mặc-khải,
Nói lời lành, biến cải huờn-lương,
Trần-gian này con hãy đồng phương,
Vì một lý phô-trương diễn biến.
Vạn-vật chung, do Thầy ứng-hiện,
Thầy sanh ra chuyển-biến dương-trần,
Noi gương Thầy, con phải ân-cần,
Tình thương chung chuyền lâng bao kẻ.
Con ơi con! Tuổi trần rất lẹ,
Tu đạo Thầy, mở hé nhiệm-mầu,
Càng tham thiền mới thấy cao-sâu,
Mà nhiếp bổn Nê-đầu trưởng khí.
Đến lúc con đi vào cơ bí,
Để tâm không Thầy chỉ con ơi !
Thầy chỉ con chẳng nói ra lời,
Thầy chuyển-biến tâm đời ra Đạo.
Thầy dạy con để con rốt-ráo,
Làm gương Thầy nêu Đạo soi chung.
Con ơi con! Hãy gắng vẫy-vùng,
Mau tu học tận cùng chìm lắng !
Rán đi con bước nhiều cay-đắng !
Thầy sẽ bù vô-tận điển-thiên;
Thầy giúp con trở lại bổn-nguyên.
Mà để kết tâm liên chí mật.
Con ơi con! Miễn lòng chơn-chất,
Thầy dạy lời đấu cật sơn-keo,
Khi con bước đến chốn hiểm-nghèo !
Tự tâm-linh làm theo ý-nguyện.
Ấy là lúc Thầy đây chuyển-biến,
Cho tâm con ứng-hiện cùng Thầy.
Để vẽ ra hai chữ “Cao-Đài”,
Mắt soi-sáng hoằng-khai Bửu-pháp.
Đạo của Thầy con lười luyện-tập,
Nhưng xác trần khó lọt tuổi Trời !
Thế cho nên, hơi thở dứt rồi,
Mang chí nguyện độ đời tu-học.
Thầy ôi Thầy! Thấy người lăn-lóc,
Nay lòng con thảm-khóc dường bao,
Ôi! Cảnh cuộc như chớp lằn sao,
Không tỉnh hỡi! Biết bao đau-khổ !
Vì ứng-hiện điển-thiên thố-lộ,
Thương bao người đọa chỗ sanh-linh !
Khi sanh ra trong chốn hữu-hình,
Mà lâm trần vô-tình thái-quá !
Ôi! Đạo Thầy con đây đâu lạ,
Thương người mê mặc cả giá tu,
Lòng con đây đau nát bấy chừ !
Hai tiếng nói Thiên-Thư Đại-Đạo.
Ôi! Thầy ôi con người dìu Đạo !
Mà ra đi vẫn tạo lời lành,
Giáng điển trần ứng-hiện sử-xanh,
Dạy bao kẻ thiện lành quay gót.
Đời là chốn khổ-đau đắng ngọt,
Bóng thiều-quang chưa chớp của Trời,
Không khá tu uổng một cuộc đời,
Chìm lặng bóng quả nhồi bao kiếp.
Nay Tệ-huynh nói lời chuyển tiếp,
Kể tuồng đời hồ-điệp tiêu-tan !
Vì Đệ hiền sẽ vén bức màn;
Lời “Bí-pháp” chứa-chan tình-hữu !
Để cùng nhau khí linh kết tựu,
Mà kêu đời đang ngủ say-mê.
Lòng Tệ-huynh những nỗi ê-chề,
Thương trần-thế não-nề than-thở !
Vì đường trần Tệ-huynh dang-dở,
Có xác trần không ở trần-gian.
Thế cho nên tiếp điển lời vàng,
Nói bao tiếng Kim-Cang Đại-Định.
Lời Tệ-huynh không bao giờ phỉnh,
Những mong rằng người tỉnh để tu,
Chớ đắm chìm trong chốn ngục-tù,
Phí uổng đời bao thu sóng động !
Tệ huynh xin là người mở cổng;
Tiển dương trần gặp bóng Thầy linh,
Dù Tệ-huynh là kẻ không hình,
Nhưng vẫn nói vì tình ái-truất !
Dù thân này trần gian đã mất,
Nhưng lời lành thành-thật vẫn theo.
Này Đệ-hiền! Lời lẽ sơn-keo,
Không nhạt-nhòa đèo-heo hút-gió !
Lời Tệ-huynh là lời giác-ngộ,
Nhưng thương trần thố-lộ tâm-cơ.
Thầy ơi Thầy! Con đã kịp giờ,
Xin mở hé những lời chơn-lý;
Nhớ khi xưa dạy rằng hai khí;
Khí âm-dương là lý siêu-nhiên,
Tương đồng nhau con phải tiếp liên,
Mà hô-hấp Pháp-luân thường-chuyển.
Nay Tam-gia con đà ứng-hiện,
Bế bầu tinh hòa điển huờn-thần.
Ngưỡng cửa Thầy Đài-các thơm lâng,
Con đã đến phong-trần hồ-hải !
Xin cầu-nguyện con thương lễ-bái;
Dập đầu trần gặp lại Thầy khuyên,
Thường đêm con vẫn tiếp Tham-thiền,
Cầu khẩn Thầy giác nhiên soi bổn,
Thầy ơi Thầy! Con đi yên chốn,
Cửu-Trùng-Đài chỗ Rốn Thầy ban,
Đạo Cao-Đài khai mở Nhãn-Tàng;
“Nhãn Chủ-Tâm” Niết-Bàn vô sự.
Vì con trần tâm hay quá dữ,
Thế cho nên quên chữ Cao-Đài;
Cao ấn-khuyết chẳng có lung-lay,
Đài vi-diệu mà khai mật-pháp,
Nhưng lòng trần con không có nát,
Thì làm sao mà đạt chánh-truyền ?
Thế cho nên chẳng có phúc-duyên,
Dù gặp Thầy triền-miên không chứng.
Bởi vì tánh con không có vững,
Thì khó mong cảm-ứng cùng Thầy.
Thầy ơi Thầy! Một tiếng kêu đây,
Là thấm-thiết tràn đầy tư-tưởng !
Thầy khuyên con chuyện đời không vướng,
Mà con trần cứ bướng cải hoài.
Nên phải chịu bao cảnh nghiệt-cay,
Đến với con nạn tai là đó !
Thầy thương con, thì đâu có bỏ,
Nhưng con trần chẳng rõ Thầy khuyên.
Thầy dạy con nhập-định Tham-thiền,
Con giả tạo chia riêng lập phái.
Nên con Thầy bắt nhiều biến-cải !…
Hỡi Đệ-hiền! Tê-tái lòng Huynh !
Mắt của Thầy con vẽ chỉ nhìn;
Không nhìn trong Huỳnh-Đình là Mắt.
Mắt của Thầy vẽ ra không thật,
Thì làm sao con gặp Thầy đây ?
Hỡi con trần! Cứ mãi Đông-Tây,
Lo dày-xéo chia hai nền Đạo !
Thầy hòa con thường khi khuyên bảo,
Giáng bút đề tần-tảo giờ đêm,
Đạo của Thầy rộng lớn linh-huyền,
Nhưng con trần không bền lập chí.
Thay lập chí con đây lập vị,
Thì làm sao trực-chỉ hiệp Thầy ?
Thay chữ Thầy con mãi thày-lay.
Còn dạy Đạo Ngôi-Hai giáng thế !
Thầy không hình, nào đâu có lẽ,
Dạy trần-gian là kẻ lạc đường,
Tâm của Thầy trọn mối tình thương,
Hòa vạn loại mùi hương chung hưởng.
Thầy thương con thì không độ-lượng,
Thương con trần nhân-nhượng biết bao !
Nhưng vì con cứ mãi héo-xào,
Mà cải Thầy làm đau buốt-giá !
Thầy dạy con phải làm Đạo-cả,
Nhưng con trần đem bã phù-hoa,
Lấp vào trong cái cảnh ác-tà,
Thì làm sao hiệp-hòa Thầy hỡi !?
Còn nhơn-ngã cùng nhau đi tới,
Nói lời gì chẳng lợi cho nhau.
Cùng chủng-tộc một giống đồng-bào,
Mãi cấu-xé, ngồi cao hay thấp !
Thì làm sao tình-thương tràn ngập ?
Hiệp cùng Thầy hòa nhập linh-thiêng.
Thầy thường dạy sơ bổn chi-nguyên;
Một hào-lượng tìm yên tịch-lặng !
Thầy thường khuyên, họa-phù con trấn,
Vẽ chữ Thầy “Tâm-Ấn Khuyết-Trung”,
Nhưng mà con chẳng lấy ra dùng,
Vẽ chữ Lợi tận cùng cao lớn.
Bởi tâm con vô-thường nhiễm gợn,
Thế nên Thầy không đến cùng con.
Thầy thường dạy lòng sắt dạ son,
Nhưng con trần sợ huờn linh-tánh !
Thầy vẽ ra “Hà-Đồ” luân bánh,
Một vòng tròn tạo cảnh Thiên-Thai.
Nhưng con vẽ lại đã lạc sai,
Xe lăn bánh đi ngay huuyễn cảnh.
Những cảnh ấy, là con nên tránh,
Nhưng con trần cứ tánh cứng đầu,
Thì làm sao Thầy trợ điển mầu :
Tiếp Nê-huờn xé bầu linh-khí ?
Thầy dạy pháp con đây là bí-chỉ,
Thường khuyên con thầm-thỉ đêm khuya.
Nhưng lòng con chẳng biết trau-tria.
Thế làm sao danh bia trang sử ?
Đạo của Thầy con không đặng giữ,
Bởi tâm con sai chữ lạc đàng,
Thế Tệ-huynh lòng mãi nát-tan,
Và chua xót hoang-mang lắm hỡi !
Này Phục-Nguyên Hiền-đệ! Cần điều chi nữa ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Xin tạm dừng khi khác
Tiện-đệ sẽ thỉnh Đại-huynh nữa … Vì Huynh-Đệ mình
còn đàm-đạo nhiều vấn-đề để bổ túc thêm xin Đại huynh
hoan-hỉ. Tiện-đệ xét rằng: Cơ Đạo của Thầy cũng
cần phải có Đại-huynh đóng góp phụ chung với Đệ vậy.
N.M.C :
THI
Sáu bốn hào Ly hiệp khuyết điền;
Bát cung vận chuyển phá trần-duyên.
Tâm thanh tịnh-khiết nguồn linh-ứng,
Đồ-lạc Phục-Hy tiếp khí thiên.
PHÚ
Đệ hiền ôi hỡi Phục-nguyên !
Tệ-huynh lòng những không yên bao giờ !
Thương trần gian vẫn ngờ-vực mãi;
Còn Đạo Thầy gặp phải ngỡ-ngàng !
Lòng Tệ-huynh những muốn lạc-an,
Sao chẳng thấy Nam-bang xuất-hiện ?
Cơ của Thầy bút thường chuyển-biến,
Nhưng người trần tịnh-luyện hiếm-hoi.
Đạo tâm không có lố mòi,
Hậu, Tiền giang vẫn coi ít ỏi !
Bởi Đạo-tâm thường khi thấp-thỏi,
Lòng Tệ-huynh bao nỗi thiết-tha,
Thầy ở gần chớ có đâu xa,
Nhưng lòng mình quá tà Đệ hỡi !
Thì Thầy sao đi gần mà tới ?
Khuyên người trần vun xới quén tâm,
Nước Việt-Nam Hồng-Lạc di thâm;
Giống Dân-Việt phải tầm Đạo-Lý.
Cõi trời Nam vầng hồng sắc-chỉ,
Của Thầy truyền: “Nhứt-Khí Hư-Linh”,
Lòng Tệ-huynh đâu được làm thinh,
Phải nói rõ như in với mực.
Này Đệ hiền hoà Huynh cùng sức,
Vẽ Đạo Thầy qui-luật Thiên-Khai,
Đạo của Thầy đã diễn phơi-bày,
Sáu ba năm tay sai cho thế.
Nhưng vì trần mãi thường khi dễ,
Nên khinh lờn, can lệ nuốt qua !
Cứ tranh nhau trong cảnh bất-hòa,
Nên nước việt chia ba bờ cõi.
Nay Tệ-huynh mấy lời muốn hỏi,
Hỏi Đệ-hiền cái tội trần gian.
Tội là tội làm Đạo nát-tan;
Tội là tội đem mang bán rẻ.
Sao con trần tâm thường lặng-lẽ ?
Mãi làm ngơ chẳng hé cơ-mầu,
Thầy xạ điển nào biết gồm thâu !
Mà lơ đểnh trong bầu biến đổi.
Này Đệ ơi! Gây nên giềng-mối.
Tệ-huynh đây nguồn-cội vẽ ra.
Nước Việt-Nam là chỗ chia ba,
Tức Tam-giáo qui hòa bổn-vị.
Là “Tam-Thanh” Huynh đây biết chỉ,
Sắc lịnh Thầy “Phục-Khí Linh-Đơn”,
Bắc, Nam, Trung chẳng có gì hơn,
Là Tam-Giáo “Hiệp-Huờn Nhứt-Lý”.
Thế trần gian sao không suy kỹ ?
Mãi tu mồm, tâm nghĩ viễn-vong,
Thầy đã hiện, úng rõ trong lòng.
Không biết tánh, cuồng-ngông thái-quá !
Nên nhìn Thầy, thấy rằng rất lạ,
Chớ Thầy là Cha cả của con.
Thầy thường khuyên những chữ véo-von,
Nhưng con không ăn mòn trong óc.
Bởi đường đời con đây lăn-lóc,
Đem vào hồn thảm-khóc vì đâu ?
Mãi đắm-mê bể tục buồn sầu !
Thế làm sao Thầy vào đó được ?
Thầy dạy con luật tùng chăm-chước,
Thà con trần không được nghe theo,
Thầy khuyên con cảnh giả bọt-bèo.
Rán gắng tu mà trèo lên nữa.
Tu thì phải phút giây năng sửa,
Chớ tu gì mở cửa ma vương ?
Thầy thấy con những luống đoạn-trường !
Nhưng con trần bởi nương cảnh thế.
Nên Thầy trên thường khi ứa lệ,
Nhìn con trần Thầy để nát lòng !
Vì con trần cứ mãi cuồng-ngông,
Chia hai phái Đông, Tây hai lẽ.
Đạo của Thầy trải qua nhạt-tẻ !
Mau sưởi lên những kẻ thiện-lành.
Nay Tệ-huynh ghi sử bia danh,
Mà khuyên đời cải-canh lòng-tục.
Đời đau-khổ mình đây hàn khúc;
Khúc thương-yêu phút-chút gặp Thầy;
Cùng nhau thương hòa khí bắt tay,
Cùng tu học ngày ngày tinh-tiến.
Dù cho đời có nhiều lắm chuyện,
Nhưng tâm lòng ứng hiện thiên-cơ.
Thì việc chi có đến lảng-ngơ,
Mãi nhìn trong Đồ-Thơ Thầy vẽ.
Tệ-huynh đây không gì bắt bẻ,
Nhưng khuyên lời mở hé vô-vi.
Dù cho ta sống cảnh loạn-ly,
Nhưng tâm-bình, mâu-ni chiếu sáng.
Tu thì phải ngày đêm chăm rán,
Đốt đèn lòng tỏ rạng chí-linh,
Tâm quảng-đại trong sáng phục-bình,
Thì Thầy đến, Thầy nhìn cười mãi.
Nay Tệ-huynh một lời đã khải;
Khải lời chơn ở tại trần-gian.
Hỡi Đệ-hiền hãy gắng vững-vàng !
Mà tô-bồi Nhãn-Tàng Chủ-Tể.
“Nhãn Chủ Tâm Hư-Trung” hãy để,
Nên Đạo Thầy mọi lẽ bày-phơi …
Xác trần-gian Huynh đã bỏ rồi,
Nhưng lời nói tô bồi Đạo-Đức.
Vun vén cội bón phân cùng sức,
Mở Đạo Thầy bỉ cực thới lai.
Thầy đã trao cho những thiên-tài,
Mà phát-họa hoằng-khai Đại-Đạo.
Nay Tệ-hynh có lời chúc bảo,
Cho Đệ-hiền mặc áo chí-linh;
Áo của Thầy đâu thấy ra hình,
Là sức điển muôn nghìn sự sống.
Dù thảm-thương nhưng mình chèo-chóng,
Lướt qua ngày trong bóng phù-hoa,
Đừng lặn chen trong cảnh ác-tà;
Đừng đua đòi chia ra phe-phái.
Nay Tệ-huynh nói lòng áy-náy;
Nói những lời Đệ phải tương-liên,
Để tiếp nhau trong cảnh Tham-thiền,
Mà hòa-ái tri-duyên hữu-sự.
Thôi nay Tệ-huynh có mấy lời, Tệ-huynh xin thăng
giả lui, chúc hiền-đệ tu-hành tinh-tiến, có dịp tái-ngộ Tệ huynh
sẽ giảng thêm nhiều …
P.N : Kỉnh vâng Đại-huynh !
N.M.C :
THI
Tái-ngộ trần-gian một buổi chiều,
Lòng thương thế-tục của Minh-Chiêu.
Vì đời mấy lẽ đường siêu-thoát,
Chúc hết nhân loài nỗi mến-yêu !
Thôi Tệ-huynh xin thăng.