Dậu thời, ngày 24 tháng 06 niên kỷ-Tỵ
(26-07-1989)
BÁ NHỰT TRÚC-CƠ
NHỊ-THIÊN : Hôm nay tệ-huynh dời gót xuống đàn
tiền, do lời thỉnh cầu của Hiền-đệ. Này Hiền đệ Phục-
Nguyên! Có cần điều chi xin cho Tệ-huynh biết ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Xin thỉnh Đại-huynh
thuyết thời pháp chơn lý để khai ngộ các thiện-duyên
phái cựu cũng như tân Chiếu-Minh để ý-thức được
phương-hướng tu giải-thoát, vô ngã phá chấp quay về
“Đại-Đồng” xin Đại-huynh hoan-hỉ.
N.T : Tệ-huynh thiết nghĩ rằng: Tu thì cùng chung
một đường lối, Đấng Thượng Đế đặt ra Cựu hay Tân
cũng chỉ là một phương-pháp để tiến lên đến tột cùng
giải-thoát mà thôi, thì đừng chia ranh giới giữa Cựu và
Tân, đó mới là thiệt-tướng người tu.
Chí-Tôn thường dạy rằng: “Các con cũng phải hòa
ái; lúc nào các con cũng phải đoàn-kết đừng chia rẽ”,
phải không Hiền-Đệ Phục-Nguyên Pháp-đàn ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Do vì sự sống của chúng ta ở thế-gian đã gặp
nhiều cảnh khổ, nhiều tình-tiết gian-nan, thì trên bước
đường tu-hành, chúng ta đừng để cho vấp vào những
khó-khăn, làm cho phân-biệt giữa tình đồng loại với
nhau. Đó, thế cho nên, Huynh không có chủ-trương rằng
Tân-Chiếu-Minh là có một pháp riêng, mà cũng chung
trong một đường lối của Đức Chí-Tôn đã đặt ra, nhưng
vì do hoàn-cảnh xã-hội hoặc do sự tiến-hóa của dân mình
mà thôi đó Hiền Đệ Phục-Nguyên !
THI
Nhị hợp âm-dương trưởng vạn-loài,
Thiên huờn đảnh khiếu giải trần ai !
Giáo-dân mạt hạ đồng qui tiến,
Chủ khí “Huỳnh-Trung” đáo bổn lai.
BÀI
Theo lời thỉnh nguyện Phục-Nguyên,
Tệ-huynh thuyết giảng đàn-tiền hôm nay.
Tân với Cựu “Cao-Đài Thượng-Đế”,
Đã đặt ra theo lệ dương-trần,
Chớ đừng trụ mãi tách phân,
Pháp huyền chỉ một chơn-thần hiệp giao.
Tùy trường-hợp Cao-trào tịnh-tiến,
Theo xã hội thể-hiện Đạo-mầu,
Bước vào đường Đạo trước sau,
Cựu Tân có một khác nào chia hai ?
Vì thuở xưa Cao-ĐàiThượng-Đế,
Là Hư-Linh giáng thể xuống trần,
Lập cơ “Thánh-Đức Tân-Dân”,
Chọn trang hiền-sĩ xả thân vì đời.
Thuở phôi-thai ở nơi Nam-Việt,
Chẳng có người hiểu biết Cao-Đài,
Tiên-Ông tá thế trần ai,
Lấy đầu chữ “Nhãn” phô-bày rở-rang.
Thầy cho biết Nam-Bang sáng-lập;
Đạo Thầy khai hòa nhập Bửu-Tòa;
Đây là màn chót qui gia;
Tàn cơ tận-diệt, hiệp nhà “Hư-Vô”.
Thầy cho biết lần mò học Đạo,
“A, Ă, ” rốt ráo đi mau,
Chữ Thầy chẳng có sắc màu.
Bạch-tịnh huyền-diệu Thầy trao lần lần.
Thì lúc ấy xạ tầng dương khí,
Theo cơ-bút Thầy chỉ đồ-hình;
Dạy cho con trẻ như in,
Tập lần bỏ thói hữu-hình xưa nay !
Ban đầu chỉ ngày ngày niệm-Phật,
Rồi tập lòng chơn chất tu-trì,
Độ trai cho đúng Ngọ kỳ,
Từ từ lên lớp hữu-vi chay-trường.
Từ bước tiến đến đường giải-thoát,
Con tuyệt-dục bòn mót công-năng,
Tham-Thiền nhập-định xa trần,
Bỏ mùi nhiễm ái xoay vần Đạo Cha.
Rồi Thầy phong trẻ nào làm được,
Việc của Thầy sau trước đều y,
Lập ra qui-tắc liên-trì.
Do Thầy Tạo-Hóa ngũ-chi hiểu rằng.
Thì lúc ấy về phần giáo-hóa,
Có họ Ngô mô tả huyền-linh,
Mười hai con số mắt nhìn,
Thiên-Can Thầy giảng tỏ tình địa chi.
Là con số Thầy ghi cho trẻ,
Thầy lập phân trọn vẽ đồ-hình,
Sau vì lủn-củn trong sinh,
Thế nên họ Phạm tách mình chia ra.
Rồi lúc đấy Trời Cha giáng-thế,
Bởi đi cựu theo lệ xưa truyền,
Nhiều người tâm ý đảo điên,
Đặt nhiều huyễn-hoặc dây chuyền kết nhau.
Nên Thầy lập sắc màu tiếp nối,
Cũng Chiếu-Minh lề lối Cao-Đài,
Thêm vào “Tân-Pháp” ngày nay,
Để người xử-dụng miệt-mài tiến mau.
Đó Hiền Đệ Phục-Nguyên !
P.N : Vâng ! Bạch Đại-huynh đúng như vậy.
N.T : Đó là lịch sử Cao-Đài do Đức Chí-Tôn khai sáng
tại Nam-bang. Thế cho nên mới có “Tân-Pháp Chiếu-
Minh” chớ không phải là tự-ý tách ra một môn phái
khác phải không Phục-Nguyên ?
Vì lúc đó, Thầy sáng lập ra Cao-Đài đệ-tử đầu tiên
là Đức Ngôi-Hai (Ngài Ngô) đó. Vì Ngài Ngô vẫn còn tu
tại-gia, cho nên Thầy giảng dạy truyền pháp để tu. Thầy
đặt ra mười hai chi, gọi là chi ở trần gian đúng một con
Giáp (12) đó, phải không Hiền-Đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.T : Theo thứ tự lớp lang từ Giáo-Tông đến Đạo hữu
cũng có thứ lớp để tiện bề tu-học và trao đổi với
nhau, chớ không phải đặt ra để làm quyền hành, nhưng
vì do Ngài Phạm tách riêng ra lập vào theo quân đội
Cao-Đài. Thế nên, Thầy thấy đã đi sai lạc đường rồi,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Vì chỗ Đạo của Thầy mà đưa vào trong chánh trị
thì không đúng, phải không? Thầy chỉ giảng dạy để tu
tiến lên chớ không phải dạy tu để làm chánh-trị, mà lúc
Ngài Phạm tách riêng thì có một nhóm người trong Đạo hữu,
để thành lập quân đội Liên-Minh đó !
Thành ra Thầy giáng đàn giảng dạy là từ trước đến
nay, Thầy dạy cho Đức Ngôi-Hai, nhưng vì sao mà Ngài
Phạm tách ra, trong khi cùng một pháp, cho nên Thầy
mới tiến triển, Thầy gọi đó là pháp Cựu quá xưa rồi,
hôm nay Thầy lập ra pháp Tân để cho không ai lợi dụng
cái danh nghĩa Cao-Đài mà đưa vào đường lối chánh-trị,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Làm gây hoang-mang cho bao nhiêu người mộ
Đạo tu-học, phải không ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.T : Từ đó, Thầy mới khai sáng ra thêm một cũng
Cao-Đài. Về Chiếu-Minh thì Thầy cũng chọn Ngôi-Hai là
về Cựu pháp. Còn về Tân Pháp thì Tệ-huynh đây, tùy
theo bước tiến của mọi người, mà do thời kỳ tận-độ, Tệ huynh
không đặt ra những điều lệ gì gắt gao lắm, vì thời
kỳ quá cận mà lớp xưa đã có ảnh hưởng không tốt trong
hai chữ Cao-Đài, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên? Vì
Chiếu-Minh hay là Tân hoặc là Cựu, hoặc là “Cao-Đài
Vô-Vi”, thì cũng là dưới danh hiệu của Đức-Chí-Tôn là
“Cao-Đài Thượng-Đế” mà thôi, chớ không có khác, do
vì phân chia nhánh ra đó, Hiền-đệ Phục-Nguyên có hiểu rõ hay không ?
P.N : Bạch Đại-huynh, Tiện-đệ rõ !
N.T :
THI
Tá-thế trần-ai lắm khổ-nàn !
Phẩm truyền Đạo-Đức chỗ nguy nan !
Nhị-Thiên gầy hợp đường Chơn-Giáo;
Gieo chốn “Huỳnh-Trung bát-Nhã-Thoàn”.
BÀI
Thương trần thế hoang mang lắm nỗi !
Đạo Thầy khai sửa đổi quá nhiều !
Có nhiều người hát ngông nghêu;
Lại nhiều kẻ mạo Thiên-điều tá danh !
Rồi chi-phái cạnh-tranh lắm nhẽ !
Làm rối-rấm lớn bé phân ra,
Thế nên khai bút mật tòa,
Thầy thường ẩn dấu tinh-hoa chơn-truyền.
Vì nói tu, tình tiền chẳng diệt,
Lại phóng ngoài tình tiết rối ren.
Chìm, lên lặn hụp bao phen !
Nên kỳ Tân pháp khêu đèn ân ban.
Tu phải cố định thoàn tâm tánh,
Là thường kềm đức-hạnh đứng đi,
Dù cho nó nghĩ điều gì …
Lấy giới trì diệt, châu-nhi nội hành !
Rồi hiệp vô điển lành thông-khiếu.
Đốt trược ma tích thiểu thành đa,
Tu là khép kín phòng ta,
Chuyển vào chơn pháp Tam-gia qui về.
Vì thời-kỳ não-nề ai-oán !
Mãi tranh đua mua-bán cuộc cờ,
Chiếu đèn Thượng-Đế lu mờ.
Mắt người đẫm-lệ mãi chờ con thơ !
Rồi Tân-pháp đến giờ xoay chiếu,
Khai điển linh Thầy biểu dạy răn,
Muốn cho gom góp tinh-thần,
Phủi-mùi tục-lụy trói chân tu-trì.
Tu phải xả hữu-vi ngoại cảnh;
Tu phải hành đức-hạnh trong ngoài.
Con tu chớ để một-mai,
E rằng uổng kiếp ngày dài khổ đau !
Vào cửa tu động-đào khép chặt,
Đúng trăm ngày huyền-mật đông đầy,
Trong vòng luân-pháp chuyển-xoay,
Hít vào Tấn hỏa đủ đầy đẩy âm.
Trong ba tháng vun mầm gốc Đạo.
Ngoài tịnh khẩu rốt-ráo đi lên,
Bên trong thiền định làm nền,
ấy là điều tức phải quên lẽ ngoài.
Đó đúng danh “Cao-Đài Tá-Thế”.
Trong trăm ngày phải bế ngũ căn.
Điều độ rảo bước xác-thân,
Hấp vào tinh-khí huờn thần hư-linh.
Qua sơ-đẳng sửa mình cho trọn,
Tẩy uế trong vun bón phân ngoài,
Đơm vào nước lửa đêm ngày.
Gom thần tịch sáng Đạo khai đủ-đầy,
Rồi mười tháng chuyển xoay nhựt nguyệt,
Tinh đã gom thanh huyết lưu-thông,
Bào thai cấu kết trong vòng,
Ấy là thập-ngoạt huyền-đồng tiên thiên.
Là bú mớm hạo nhiên chi khí,
Kết đơn thai xương tủy ra hình.
Làm cho trí sáng huệ-minh,
Không còn nhầm-lẫn sắc tình đoạn-giao.
Trừ tiêu thói hôm nào tật chướng,
Đánh tam đồ mãi bướng bỉnh hoài,
Tâm thần nhàn nhã nguôi ngoai,
Trầm trầm lặng lặng Cao-Đài tá danh.
Trong mười tháng tâm thần xán-lạn,
Chuyển nhè-nhẹ kẻo tán hỏa đi,
Nếu mà tâm chẳng định trì,
E cho tẩu hỏa ma thì kéo lôi.
Tịch tham-thiền phải ngồi siêng-sắn,
Không động giao tinh-tấn nhiếp bầu,
Song màu ánh sáng ngũ-châu,
Đó là gom-góp tóm-thâu đơn-điền.
Rút sinh-khí tiên-thiên Bát-quái,
Chuyển pháp-luân tác-hại khôn lường.
Nếu mà tâm mãi vấn-vương,
E lòng nóng-nảy đốt đường tam-gia !
Thì trọn định hiệp hòa cho kỹ,
Nuôi bào thai là khí Huỳnh-Đình,
Để cho nó lớn trưởng sinh,
Chở nhiều e ngộp ngặt mình lắm ru !
Nếu thở chậm phù du còn nhiễm,
Thì làm sao huệ-kiếm đoạn trừ,
Đến đây phút chót ưu-tư,
Thì thai sẽ xẩy hừ từ bên trong.
Đây Huynh nói trong vòng Đạo-pháp;
Pháp bên trong đối-đáp bên ngoài.
Theo vòng sinh trưởng ngày nay,
Cũng từ hữu-thể chuyển quày vô-vi.
Đó Phục-Nguyên Hiền-đệ !
P.N : Vâng!
N.T : Đây là chơn-truyền bí-pháp chớ không phải là
những điều nói chơi, phải không Phục-Nguyên Hiền-đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Vì sự sinh hóa của con người, tượng trưng cho sự
hấp-thụ theo khí âm-dương thọ tinh để sinh-trưởng ra
con người, thì lúc tu cũng phải đốt trừ tiêu những hậu thiên
trược khí, cũng đi từ trong vòng chuyển hóa của
lúc tạo từ thụ thai đến trưởng-dưỡng thành ra con người
mà tròn đầy khí hậu-thiên, đó Hiền-đệ Phục-Nguyên !
P.N : Vâng !
N.T : Thôi hôm nay Tệ-huynh tiếp với Hiền-đệ chỉ có
bấy nhiêu, từ bước “thập-ngoạt hoài-thai” thì còn bước
đến “tam niên nhủ bộ” thì e rằng còn khó. Lúc đó là đạt
được đơn-thai thì phải giữ vững Tinh Khí Thần cho đầy
đủ, nếu mà không giữ tinh khí thần thì cũng không được,
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
BÀI
Kỉnh Đại-huynh thương người trần-thế,
Cảm thấy rằng há dễ đường tu,
Bởi mê vật chất phù-du,
Làm mờ linh tánh, âm-u khổ-nàn !
Muốn tịnh luyện chế-chan hồn-phách,
Phải thanh lòng quét sạch đam mê,
Chí-chơn tịch-lặng quay về …
Không còn tạp-nhiễm lê-thê vô-thường !
Vì trụ-chấp mãi nương giả tưởng,
Thế cho nên còn vướng quần ma,
Làm sao cổi nghiệp sa-bà ?
Dây-oan quả-báo khó qua khổ nhồi !
Đệ xót thương bồi hồi trần-thế,
Nên ngày nay hiệp Đệ hòa Huynh.
Cùng nhau chí cả đồng-tình,
Đặng mà diệu-dụng khai-minh-máy-huyền.
Bạch Đại-huynh đúng như vậy không ?
N.T : Đúng đó Hiền-đệ Phục-Nguyên ! Bởi vậy, trước
tiên sơ-sinh bản-năng con người là do thọ-bẩm khí âmdương
mà tạo hồn-phách, thì trước tiên phải tạo ra hồn
rồi sau phách. Nguyên-thỉ của hồn-phách là “chơn dương
chơn âm” phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Thế cho nên, phải đi từ thứ lớp, như Tệ huynh
thấy, lúc Tệ-huynh đang hoằng-hóa độ-sinh ở mặt hữu-hình
càng lúc con người càng khó-khăn về mặt vật-chất, càng
khó-khăn về mặt tinh-thần nữa, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Thế cho nên, Tệ-huynh mới đưa ra những
phương-pháp tịnh-luyện, mà mấu chốt là đưa con người
tiến lên tột đỉnh càng rút ngắn càng phù hợp với thời gian.
Vì sự sống của hàng nguyên-sinh cũng không kém
phần quan-trọng, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh, đó là chủ yếu vậy !
N.T : Vì vậy, Tệ huynh xét thấy rằng cứu-dân độ-thế
thì phải hiểu về phương-diện vật-chất lẫn tinh-thần. Hễ
vật-chất thiếu-thốn thì cũng khó tu đặng, mà về tinh thần
nếu bị khủng hoảng thì cũng không tu trọn đặng,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Nếu người hướng-đạo đã hiểu sâu-sắc vào mặt
xã hội để cứu-dân thì Tệ-huynh mới cho là sáng suốt,
chớ còn theo như Hiền-đệ thấy nếu về sự sống hằng
ngày đây của con người mà không tròn đủ thì về pháp
cũng không tròn đủ nữa, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Rồi về mặt tinh-thần nếu cứ lo-sợ hay không an
được mà phương pháp đưa con người đến tột-đỉnh thì
phải nhập định tham-thiền đến “cửu-niên diện-bích”;
chín năm ròng-rã ngồi thiền, Phục-Nguyên Hiền-đệ thấy
không phải là chuyện đơn-giản, phải không Hiền-đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Mặc dầu Tệ-huynh đây theo Chiếu-Minh theo
đức Cao-Đài Thượng-Đế, nhưng mà Tệ-huynh cũng áp
dụng đường lối của Ngài Đạt-Ma, nghĩa là “chín năm
ngó vách” đó Hiền-đệ Phục-Nguyên !
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ đồng-ý chỗ đó đó !
N.T :
BÀI
Ôi! Bao lời thốt ra của Đệ,
Nay Tệ-huynh chẳng nệ giáng đàn,
Do lời thỉnh-ý vái-van,
Tệ-huynh thốt mấy câu tràng sau đây :
Mặt hữu-hình thường hay biến-đổi,
Người tu-hành rất nỗi nặng-nề,
Phương-diện vật chất mọi-bề,
Gia-đình quyến thuộc ấy về hữu-vi !
Từ trong ấy trở đi phải biết,
Nếu đã tu lời thiệt đáp ra,
Tệ-huynh nghiên cứu hài hòa,
Đưa vào từng lớp người ta học hành.
Theo hiểu biết mà phanh lý Đạo;
Tùy căn-cơ thiện-hảo tu-trì,
Đệ ôi! Sáng suốt giải nguy !
Là người lịch-lãm thực-thi độ-đời,
Đường tu-hành thốt lời khó lắm !
Trọn tuổi Ta dò dẫm phút giây,
Ôi thôi! Đau-khổ bao vây,
Hoặc là bịnh tật xác hay yếu thường !
Thì cũng có pháp trương tinh tiến,
Tịnh cho đều chuyển-biến bên trong,
Chẳng tu ngoại tướng lòng vòng,
Tập trung vào chỗ thần-thông nội hầu.
Phải không Phục-Nguyên Hiền-đệ ?
P.N :Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Vì thế, người hướng đạo phải đi sâu, đi sát cận kề
với dân tình thì lúc đó mới là người lịch-lãm độ đời,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Tệ-huynh nói vầy, Hiền-đệ có đồng ý với Tệ huynh
không ? Một người muốn tu 100 ngày tham-thiền
nhập-định, mà lúc ấy còn bận lo bên ngoài, lo những vấn
đề chi-tiết cho trọn đủ 100 ngày đó, thì làm sao đặng,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên? Vậy cũng uổng công phu
tu của mình, phải không ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Thế cho nên, theo Tệ-huynh đây, không phân
biệt thứ lớp giai-cấp trong xã hội giàu nghèo hay là hơn
thua, phải không ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.T : Thôi hôm nay Tệ-huynh xin tiếp Phục-Nguyên
có bấy nhiêu lời, Tệ-huynh xin sẽ tiếp đàn khác.