Ngọ thời ngày 24 tháng 06 niên Mậu-Thìn
(06-07-1989)
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU

ĐÀM-ĐẠO VỚI THIÊN-PHỤC-NGUYÊN
P.N : Bạch Đại huynh! Hôm nay Tiện-đệ chơn thành
kính thỉnh Đại-huynh giáng đàn để đàm-đạo về
phương hướng “Hóa-Độ Tuyển-Trạch Nguyên-Nhân”
tùng theo cơ Đại-Đạo của Thầy chuyển “Chơn-Pháp”
trong kỳ-tam. Nay Huynh-đệ ta phân tách trong những
sự việc ưu-điểm và khuyết-điểm đoạn để mà bổ-túc xin
Đại-huynh có đồng ý không ?
NGÔ MINH CHIÊU : Tệ huynh-đồng-ý cùng quan
điểm với đệ !
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Tiện-đệ xét thấy rằng:
Đạo cứu đời cũng phải tùy theo căn-cơ và nhơn-duyên.
Nhưng hàng có trách-nhiệm cứu-đời thì phải “Tuyển-
Trạch” những trang chơn-tu “Chánh-Giác ChánhĐẳng”
trọn lành “Đạo-hạnh”. Song song phải hội đủ
những điều tu hành như: “Giới-Định-Huệ”-“Công-Quả,
Công-Phu, Công-Trình, Công-Năng và Công-Đức”, mới
thể-hiện thực-tại toàn-chơn để khai đuốc đạo-lý xán-lạn
siêu-nhiên “Vô-Ngã” mà “Đốn-Mê Khai-Ngộ” hầu độ tha.
Là vì phần nhiều tu-hành còn trụ-chấp môn-phái,
sắc-tướng âm-thanh, tâm không chánh-định tầm nguyên
để cầu cái cơ giải-thoát; theo Tiện-đệ xét thấy rằng:
Đạo chỉ có “Một” không khác. Đường giải-thoát thì
chẳng trụ chấp vào môn-phái, màu sắc gì hết, tất-cả
hình thức đều là hữu-lậu huyễn-hoặc mà thôi !
Bởi vì mê, nên trụ-chấp danh-từ kinh-điển bảo-thủ
pháp v.v… Do đó, tánh căn đã bị màng vô minh bao phủ,
như vậy làm sao mà khai sáng trí-huệ nguồn linh-năng
“Nhãn-Thị Chủ Tâm”, Phật là “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng”,
đó bạch Đại-huynh !
N.M.C : Tệ huynh chấp nhận lời của Hiền-đệ đã mô tả.
Nhưng than ôi ! Vũ trụ thì bao la, con người thì vô
cùng nhiều, phải không Hiền-đệ? Vạn-vật muôn loài thì
không đếm xuể, tay thì có ngón ngắn, ngón dài, mặc dù
biết rằng Đạo-pháp thì chỉ có “Một” mà thôi. Hoặc là
Phật-giáo, Cao-Đài, Thiên-Chúa hay bất cứ tôn giáo nào
khác v.v… đều là dụng một nghĩa danh-từ. Nhưng bởi vì
căn-cơ của con người do trình-độ tiến-hóa, cũng tùy sự
suy-nghĩ hoặc là thiển-cận mới sanh ra những câu-chấp
như thế phải không này Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.M.C : Thế cho nên, dù tôn-giáo không có đưa con
người đến con đường giải-thoát, nhưng nó cũng cứu con
người đến con đường toàn thiện, toàn-chơn. Vả lại, bởi
do lòng người suy-nghĩ cạn-nông mà ra, phải không này
Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Vì do đó nên mới có mầm
mống tôn phái, dị biệt và trụ-chấp…
N.M.C : Dù nó chỉ là một danh-từ, nhưng danh từ đó
cũng gột rửa những tội lỗi cho con người đã gây ra, phải
không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.M.C :
BÀI
Vì thế gian chấp vào hữu-tướng,
Nhưng tùy căn liệu-lượng độ-tha,
Kẻ cao người thấp không hòa;
Kẻ già người mạnh tìm ra linh-hồn.
Tệ-huynh biết từ ngôn của Đệ,
Dụng nhân lành đâu dễ Đệ ôi !
Muốn cho tất-cả trở ngôi,
Nhưng nào mấy kẻ vun-bồi quán-tâm ?
Vì vũ-trụ thậm thâm vi-diệu,
Sức con người thì hiểu ít oi,
Đạo chưa có lố ra mòi,
Thế nên hứng chịu thảm ôi não nồng !
Do phân biệt phái tông qui cũ.
Nên lan tràn cùng lũ gây mê.
Tệ-huynh cũng những ê-chề,
Một tay khó chống cái bè gió-giông !
Vì tệ nạn phái tông chia rẽ,
Bởi hủ “Nho” nhiều kẻ vẽ ra,
Cho nên thiển cận nào xa,
Lại thêm phong kiến óc ta nhồi dầy.
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy
Kỳ mạt pháp Chí-Tôn khai Đạo,
Kỉnh Đại-huynh “Chơn-Giáo” tỉnh-trần,
Để mà phổ-hóa nguyên-nhân,
Xây chung cứu-khổ não-nồng thế-gian !
Dùng Đạo-pháp “Nhãn-Tàng” yếu-lý,
Huờn kim thân trực-chỉ qui-nguyên,
Tam-thanh chuyển máy diệu-huyền,
Hòa giao linh-thể tiên-thiên nhiệm-mầu.
Mượn giả thân hằng trau tự-tại;
Dòm vào trong châu tải luân-xa,
Nhãn là Chúa-tể Bửu-Tòa,
Khai nguồn Nhâm-Đốc Ma-Ha Vi-Huyền.
Hàng chánh-giác “Qui-Nguyên Phục-Nhứt”,
Gieo chơn-truyền khuôn-luật chuẩn-thằng,
Đại-huynh vô-thể quyền-năng,
Xoay cơ cứu-thế hóa-hoằng Đạo-Cha.
Đốn trụ chấp tâm ma tánh quỉ;
Bởi đam-mê quyền-vị hư-danh,
Thế nên tam-giáo loạn hành,
Do nơi phàm ý cải canh chơn-truyền.
Tu không thấy thâm-uyên Đạo-lý,
Vì còn mê đắm lụy não-phiền,
Làm sao xứng phận cơ thiên,
Lòng tà trược nhiễm thói miền Diêm-La.
Tâm không chơn bất hòa Thánh-giáo,
Còn vô-minh lạc đạo chánh-truyền,!
Làm sao Tam-giáo đồng nguyên,
Độ người thoát khỏi Khiên-triền giải-oan !
Kỳ mạt-pháp từ-thoàn Bát-Nhã,
Vớt khách trần thoát họa khổ a !
Chí chơn chánh-giác hiệp-hòa,
“Đại-Đồng” tận-độ thiết-tha đoạn-trường !
Nếu trụ chấp lắm phương chia rẽ,
Thế cho nên khó hé cơ-mầu,
Chừng nào xiển-hóa ngũ-châu ?
Kỉnh Huynh giúp sức qui màu viên thông.
Xin thỉnh Đại-huynh !
N.M.C :
BÀI
Nghe mấy lời dặt dè của Đệ,
Lòng Tệ-huynh nghĩ kế không ra,
Bính-Dần khai Đạo của Cha;
Cao-Đài hai tiếng tinh-hoa độ-hồn.
Vì Cao-Đài dụng ngôn thanh-lọc,
Cao khuyết tâm Bửu-Ngọc y-hành,
Đài linh soi rọi chơn-thần,
“Tiên-Ông Bồ-Tát” nắm phần thế thiên.
Là chưởng quản Hiệp-Thiên Đài-Giáo,
Tệ-huynh đây cạn-ráo chơn lòng,
Ngày xưa nhiếp giáo Quyền-Tông,
Bởi vì thương thế cuồng-ngông lắm điều !
Do Cao-Đài lập nhiều Chưởng quản,
Đạo dìu đời lánh nạn trần-ai,
Dạy cho nề nếp hằng ngày,
Luân-thường đạo lý không sai bao giờ.
Tiên học lễ Đồ Thơ chơn-giáo;
Hậu học văn là Đạo của Thầy,
Nhãn là “Tâm-Pháp” đủ đầy,
Nhưng do phe-phái chia hai chánh-tà.
Bởi con người bất-hòa gây mối,
Hoại thuần-phong sai lối chơn-truyền,
Suy đồi bại tục đảo-điên,
Cũng do xã-hội tình tiền gây ra.
Vì trước nhứt tiền là nhân chủ,
Sau uy-quyền đầy đủ linh-oai,
Cho nên cơ Đạo Cao-Đài,
Giáo-tông nắm hết không ai xen vào.
Bởi lẽ ấy người nào cũng vậy,
Mang xác trần vẫn thấy sai thôi !
Không tu đâu biết cựu ngôi;
Không tu đâu biết lỗi rồi xóa đi !
Mãi cố chấp những gì xưa cũ,
Thế cho nên áo rũ phong rêu,
Cao-Đài hai tiếng dệt thêu,
Đèn tâm đã tắt một chiều phát dây.
Cơ Thầy lọt bởi tay phàm,
Cho nên họa bức-chữ “tham” đứng đầu.
Vì địa-hình Ngũ-Châu Thầy dạy :
Đất Nam-Bang canh-cải Đạo-Thầy,
Nhưng mà Nam-Việt chưa xây,
Làm sao giáo-hóa Đông Tây gieo-truyền ?
Tâm mình mê tình tiền danh lợi,
Sao dạy người đi tới chủ tâm ?
Mình còn trong lúc lạc-lầm,
Dạy người không đặng để tầm chánh chơn !
Mình chưa tu phục-huờn nguyên-bổn,
Thì làm sao ngộ đến lời lành ?
Khó mong hiệp điển Tam-Thanh,
Thầy truyền cơ bút tung-hoành xéo-xiên.
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
Ôi! Tòa-Thánh ngửa-nghiêng mối Đạo,
Bao năm trời áo-mão Thầy ban,
Những là vua cõi trần hoàn;
Những là ước muốn Nam-Bang đứng đầu.
Thầy đâu dạy lời nào như vậy ?
Bởi lòng mình tìm lấy mà ra,
Hình đồ chữ S do ta;
Hình-đồ Nam-Việt bất hòa từ đây.
Cũng một nước mà xây hai hướng,
Cũng một Thầy hai ngưỡng cửa vô,
Làm sao cơ Đạo bày phô ?
Làm sao vững mối cơ-đồ Việt-Nam ?
Phải không này Phục-Nguyên Hiền-đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy !
N.M.C :
Thế cho nên, Tệ-huynh nhàm chán,
Tách riêng ra làm bạn Cao-Đài,
Chiếu-Minh là phái từ nay,
Nghĩa hai chữ đó tìm ngay chơn lòng.
Chiếu vào tâm thông-đồng Thầy cả;
Minh-sáng hòa phát họa hôm nay.
Âm dương sức sống của Thầy,
Càn-Khôn Chủ-Tể từ đây hóa-hoằng.
Nhưng người trần xác thân nhiều lẽ,
Do tâm-hồn bày vẽ gây nên,
Đạo trong hằng bữa đã quên,
Danh ngoài ghi nhớ lạc nền qui-nguyên.
Đạo Cao-Đài không yên từ đó,
Phạm đi rồi ai có biết chăng ?
Họ Lê lên tiếng cằn-nhằn,
Thế nên phải chịu bao lần đau-thương !
Tệ-huynh đây vì thương nhơn-loại,
Mở kỷ-nguyên vững lối Cao-Đài,
Diệu mầu chơn-pháp hoằng-khai;
Về phương tịnh-luyện tìm ngay lý-huyền.
Nơi đất khách gieo truyền Tôn-giáo,
Nhưng do người lạc Đạo gây ra,
Làm sai chơn-pháp Trời Cha,
Chiếu-Minh rường cột thông hòa với nhau.
Hiền-đệ còn có ý gì nữa không ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Tiện Đệ cũng xin có ý kiến với Đại-huynh !
PHÚ
Đạo Thầy khai linh-huyền diệu-pháp,
Hội duyên lành đều hạp chánh-truyền,
Là trọn hạnh phục bổn lai-nguyên,
Chánh Nhãn-Tàng thâm-uyên bí-chỉ.
Đệ huynh cùng tâm-tình thầm-thỉ,
Để sau này chơn-vị hoằng-khai,
Độ làm sao tỏ-rạng Cao-Đài,
Mà cứu-khổ bi ai sanh-chúng !
Chọn chánh-giác hòa chung xây-dựng;
Hầu trọn lành cảm ứng bề trên,
Hằng chí-chơn nào có lảng-quên…
Đã nhứt quyết đấp nền móng Đạo !
Kỉnh Đại-huynh thiện-tình rốt-ráo,
Chuyển phái-chi tự tạo linh-quang;
Phá ngã chấp, chung sức đẩy thoàn;
Thoàn Bát-Nhã giải-oan khách tục.
Hàng chơn-tu chí-chơn huệ thức,
Đốn mê trần thoát vực khổ-đau,
Tu làm sao tâm tánh hiệp bào.
Không nhơn-ngã dạt-dào cứu-khổ !
Đem Đạo mầu xiển-dương tận-độ,
Hòa âm-dương khai chỗ linh-huyền.
Là bí-diệu phục-bổn lai-nguyên,
Tâm hư tịch Trung-Điền nhiếp khí.
Thời Ngọ này cùng nhau thầm-thỉ,
Hiệp Đại-huynh phục-vị linh-oai;
Hòa hữu-vô thiên-điển hằng xoay,
Mà thức-tỉnh những ai tỏ ngộ !
Bạch Đại-huynh phải không? Kính thỉnh Đại-huynh tiếp bài của Tiện-đệ.
N.M.C :
Lời của Đệ, Tệ huynh thố lộ,
Này Đệ hiền! Yên độ chúng-sanh,
Nếu không tu chẳng biết ngọn-ngành,
Nay là bổn Tam-Thanh nhứt-lý.
Thầy đã dạy cùng nhau hòa khí,
Bởi người đời danh-vị chia phe,
Tệ-huynh đâu có nói e-dè,
Gây mối Đạo tách bè phân-phái,
Do hậu thế còn lòng tà vạy.
Mãi tranh nhau phải trái biện bày.
Cũng là một “Đại-Đạo Cao-Đài”.
Do Chủ-Tể “Hoằng-Khai Nguyên-Lý”.
Này Đệ hiền! Người trần ích-kỷ,
Mãi lạc-lầm, suy nghĩ không sâu.
Nên Tệ-huynh ngày tháng lo âu,
Chưa gây mối từ đầu đến cuối.
Thầy đã dạy Hạ-nguơn lâm buổi,
Cơ bút Thầy rong-duỗi gây ra,
Đạo của Thầy chẳng biệt chánh-tà,
Nhưng người thế bất-hòa nói quấy.
Tệ-huynh đây cũng thường khi thấy,
Cơ của Thầy giảng đấy héo-don,
Lời Thầy nói ngày một hao-mòn,
Nhưng con trần vẫn còn tâm cứng.
Sao cái nọc để hoài không bứng ?
Nó sanh ra làm những điều sai,
Nát danh Thầy hai chữ Cao-Đài.
Xé tim lòng hôm nay lặng tiếng !
Bởi con trần đêm thường lười biếng.
Không lo tu châm biếm chuyện đời,
Nên Đạo Thầy cứ mãi lưng-vơi !
Lòng Tệ-huynh ra lời thống-khổ !
Dù nói ra súng thường có nổ,
Lòng huynh đây trọn mộ Cao-Đài.
Đạo của Thầy, ôi hỡi ! Một mai,
Mắt mãi đui tìm hoài không thấy !
Mắt của Thầy ai đây đã lấy,
Để con trần sai quấy gây ra,
Do lòng đời cứ mãi chánh-tà,
Thế cho nên, bất hòa chinh-chiến.
“Thầy đã dạy các con tu-luyện”,
Thế nhưng sao chẳng chuyển tâm lòng ?
Thầy thường dạy: Nam, Bắc thông-đồng,
Không phân biệt nhơn-ông ai cả.
Nhưng người trần cơ Thầy thử giá;
Đem bán rồi không trả lại đâu !
Nên Tệ-huynh thắt-thẻo dàu dàu !
Lúc chết mất vì đâu tê-tái ?!
Thầy thường dạy: “Đừng phân phải trái”,
Nhưng con trần ngây-dại biết bao !
Thầy đã dạy chung một máu đào,
Nhưng con trần chấp màu phân biệt.
Thầy đã dạy con nên thủ-tiết,
Với Đạo Thầy chỉ biết “Nội-Tâm”,
Nhưng con trần xâu vạch ra lầm;
Cứ kẻ lá mà tầm chuyện quấy.
Nên lắm điều mai chiều tà-vạy,
Vẽ mắt Thầy tạo lớp mưu-đồ,
Sai tôn chỉ chánh-pháp “Hư-Vô”,
Thầy đã dạy bút cơ đúng chỗ.
Khuyên con trần bỏ qua ái-ố,
Dạy điều-hòa hiệp tổ “Tam-Gia”.
Thâu linh khí quang điển “Ngọc-Tòa”,
Nhưng trần-gian gây ra tác-tệ.
Thầy đã dạy việc làm đừng nệ,
Việc của Thầy con để bên trong,
Nhưng trần-gian cứ mãi long-đong.
Biến đủ thứ ra vòng sai trái.
Làm Đạo-Thầy thì tâm áy-náy.
Nghĩ chữ tiền tham lấy mà thôi.
Thầy thường dạy: “Nội-Quán Trông-Coi”…
“Nhãn Chủ Tâm” lố mòi Đạo-pháp.
Nhưng con trần tâm thường quá ác !…
Suy diễn hoài không đạt cơ-mầu,
Đem chuyện Thầy cứ nói đâu đâu;
Phàm danh-lợi đứng đầu nói mãi.
Giờ nói Đạo là giờ hay cãi;
Cãi chuyện đời phải trái tranh nhau.
Thầy đâu dạy phân-biệt vàng thau,
Nhưng con trần nói vào chuyện bậy.
Thầy dạy con mắt trần đừng thấy,
Nhìn mắt Thầy sở cậy để tu.
Nhưng con trần cứ thói phàm-phu;
Mở mắt đời chu du tự-toại
Rồi cái tâm chẳng thường buộc trói,
Mãi rong hoài theo thói chúng-sanh,
Chuyện của người moi móc nói hành,
Còn Đạo Thầy để dành khi khác.
Thế cho nên, ngày càng sai lạc,
Đạo chánh ttruyền đã gác từ lâu !
Lòng Tệ-huynh những muốn trút sầu.
Nhưng không biết ai giàu nguyên-bổn ?
Bạn trần-gian, ôi thôi nhiều chốn !
Nhưng bạn Tiên cùng khốn không ai !
Nên Tệ-huynh chẳng nói ra bài,
Mang u-uất ngày ngày tắt liệm !
Lòng Tệ-huynh Đạo Thầy xâm-chiếm,
Không đồng hành tín-nhiệm cùng ai.
Tay trần-gian chỉ có hai tay,
Nhưng Đạo Thầy cầm hoài không dứt,
Hơi thở đây một ngày đã đứt,
Thì Đạo Thầy cũng vụt đi theo !
Nay Tệ-huynh lời nói sơn-keo,
Hỡi Đệ-hiền! Thuận vèo cho nhé !
Kiếp con người qua đi mau lẹ.
Còn Đạo-Thầy mở hé tùy cơ,
Giáng bút huyền chỉ sẵn ngày giờ.
Nhưng mê muội đã ngơ quên hết.
Đạo Tam-gia Thầy thường bảo kết,
Vì thói phàm thêu dệt áng mây.
Làm đen tối, Đạo pháp sao xây ?
Thế lòng huynh thường hay dào-dạt !
Ôi! Buốt tim lắm khi lung-lạc !
Biết làm sao cỡi hạc thăng mây ?
Đạo của Thầy ôi hỡi! Của Thầy,
Nay ai vẽ vầng mây u-tối ?
Đạo của Thầy gây ra nhiều lối;
Biết lối nào đi tới Thiên-Thai ?
Đạo của Thầy hi tiếng Cao-Đài,
Không biết nghĩa làm sai chơn-lý.
Đạo của Thầy qui về “Nhứt-Khí”,
Nhưng vọng nhiều suy-nghĩ viễn-vong,
Thế cho nên, cứ lạc tâm đồng,
Ôi! Khúc sông chia dòng đôi ngả.
Bởi quyền-danh Đạo Thầy tan-rã;
Do tay phàm đem giá bày treo,
Làm suy vong cơ Đạo ngặt-nghèo,
Nên trụ chấp dặc-dèo bao tá !
Này Đệ ôi! Ấy đâu chuyện lạ.
Như món đồ đúng giá bán thôi,
Vì cớ sự cơ Đạo bời-rời !
Do tay trần ghi lời danh giả !
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.M.C :
Đạo của Thầy nay đầy cặn-bã,
Cần người phàm mau khá lọc-lừa;
Lọc cho trong hòa-hiệp “Vô-Thừa”,
Còn bụi cát đóng chừa trên dưới.
Đạo của Thầy như hoa cần tưới,
Hoa héo rồi nhụy rữa Đệ ôi !
Đạo của Thầy cần trở lại ngôi,
Mắt chủ tâm tô-bồi lừa-lọc.
Mắt trí-huệ mau mau khá học,
Thì luyện thông “ Nhâm-Đốc Điền-Ly”,
Đạo của Thầy không có khinh khi.
Giàu hay nghèo ai đi cũng đặng.
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.M.C :
BÀI
Bao lời sâu tận tâm hồn,
Tệ-huynh nay nói lời ngôn thiện-từ.
Đệ ôi Đệ! Tâm-tư áo-não,
Hòa Tệ-huynh gầy Đạo chơn-truyền,
“Cao-Đài Linh-Điển Tiên-Thiên”,
Thầy thường chỉ dạy tri-nguyên ngũ-hành.
Mắt trong sáng huờn thanh khai-mối;
Mắt là Thần chỗ tối ngó qua,
Đạo không phân biệt chánh-tà,
Đạo không có nói cho qua miệng trần.
Lòng Tệ-huynh mười phần u-uất,
Vì thương đời mới cực thân này;
Thương đời mới dựng Đạo-Thầy;
Vì thương đời mới vần xoay tâm-hồn.
PHÚ
Chấp cơ bút bảo-tồn mối Đạo,
Vẽ ra hình khoát áo Tam-Thanh,
Đạo của Thầy đã để sẵn dành,
Mà cứu-thế trọn lành tu-học.
Đạo của Thầy Nam-Bang là gốc,
Trưởng cho nhiều thơm bốc mùi hương,
Này Đệ ôi! Huynh vẫn hằng thương.
Thì Cao-Đài phô-trương khắp nẻo,
Này Đệ ôi! Đạo Thầy nay héo,
Đệ tưới mau thôi kẻo trễ rồi;
Gốc Cao-Đài mai trở lại ngôi,
Hoa chơn-lý tô-bồi võ-trụ.
Biết bao nhiêu nói rằng cho đủ ?
Bởi tâm phàm qui tụ nhiều người.
Đạo của Thầy cần phẩm mà thôi
Nào cần lượng để rồi chết đứng !
Miễn là gốc tô-bồi cho cứng,
Thì ngọn tươi mới hứng sương mai,
Để rạng danh hai tiếng Cao-Đài,
Kết thành quả hoằng-khai khắp chỗ.
Nay Tệ-huynh nỗi niềm thố-lộ,
Hỡi Đệ hiền! Kham khổ dường bao !
Tệ-huynh nói nhưng nước mắt trào,
Miệng đã đóng, nuốt vào đau-đớn !
Cái thân này trăm-năm hiến trọn,
Cho Đạo Thầy vun bón về sau,
Nhưng vì trần cứ mãi mãi nào !…
Xây Tam-gia làm đau lòng khổ !
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
THI
Ngô-khởi ra oai tác-hại trần,
Minh truyền giáo-lý hóa Kim-Thân.
Chiêu-hiền tỉnh-giác qui-y Đạo,
Giáng-điển đàn cơ độ khách trần.
PHÚ
Này Phục-Nguyên! Xoay vần mối Đạo,
Hiến thân mình mặc áo Thầy ban,
“Nhãn Chủ-Tâm” Ấn-khuyết “Kim-cang”,
“Tâm Chủ Tể” lạc an nhuần gội.
Bởi trần-gian gây nhiều cơ mối,
Nên Đạo-Thầy lắm lối đi qua,
Đường trần-gian Huynh đã hải-hà;
Bao dìu dặt bước qua đau-khổ !
Nay Tệ-huynh cùng nhau thố-lộ,
Khuyên Đệ-hiền cứu-độ trần-gian.
Cao-Đài bổn, cơ Đạo Nhãn-Tàng,
Là Bồ-Tát Lạc-Bang cứu-thế.
Đức của Thầy hạ minh đâu dễ !
Nhận Tiên-Ông là để dìu trần,
Thầy hư-vô chẳng có xác thân,
Chỉ giáng bút xoay vần ra mối.
Nhưng do phàm thường khi nghĩ lợi,
Mãi tạc-thù đào bới cho nhau,
Nên Đạo Thầy nay đổ máu đào,
Còn chấp trước hay sau không kịp.
Giấc trăm-năm con người hồ-điệp,
Như Huynh đây nào kịp Đạo Thầy.
Thì xác đã xuống chốn Diêm-Đài,
Cũng tan rữa nước này trả hết !
Thì Đạo Thầy vẫn chưa đặng kết.
Mà hỡi ôi! Thiên lệch ý trên,
Dầu đã chết tâm Đạo không quên,
Lòng Tệ-huynh mang tên Thầy tặng.
Ngô-Minh-Chiêu miền Tây vẫn trấn.
Đạo Cao-Đài chiếm nặng lòng Huynh.
Nay Huynh đây nói rõ sự tình,
Làm việc Thầy hòa mình phủ lý.
Bởi con người thường hay ích-kỷ,
Nặng phân chia chức-vị tranh nhau.
Người Việt-Nam gây mãi ba-đào,
Vẫn phong-kiến lắm màu muôn mặt.
Còn xã-hội cơ cầu thẳng tấp,
Hoại gia phong cải-cách chưa cùng,
Thế cho nên Đạo vẫn không dùng,
Mất kỷ-cương, chẳng tùng chơn-lý.
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên ?
P.N : Kỉnh Bạch Đại-huynh đúng như vậy !
N.M.C :
Đạo Thầy khai phục-huờn nguyên-thỉ,
Luật kỷ-cương trực-chỉ gieo-truyền,
Chọn thánh-đức tỏ-ngộ thâm-uyên,
Làm gương sáng hạnh Thiền chí dốc.
Đạo của Thầy tiếp liên dạy học,
Vững lập-trường sức-vóc bền lâu.
Bởi con thường cứ mãi cơ-cầu,
Nên Đạo Thầy đi đâu không thấy ?
Vì lòng tin mất vào sở-cậy;
Nên bế đàn do vậy bao năm,
Cơ bút là chữ vẽ phóng tầm,
Thầy thường dạy nội-tâm dìu-dặc !
Con người là Ngũ Hành thắc-chặc;
Hiệp Ngũ-Châu hãy bắt vào trong,
Luyện Âm-dương con gắng thông-đồng,
Không phân rẽ Tây-Đông màu sắc.
Này con ơi! Óc cần đừng chấp,
Học đi con! Chớ cất Đạo Thầy,
Con đừng đi làm một tay sai,
Đem chủ-quyền bán ai con hỡi ?!
Hay là con nghĩ danh với lợi,
Thầy sẽ ban một dãy tâm đồng.
Nhưng vì con làm chẳng được thông,
Nên Thầy bế trong vòng dĩ định !
Bởi vì con không thường cung kính,
Xem tượng Thầy nên dính bụi-dơ,
Thầy nào có biết được chữ ngờ !
Do con trần dật-dờ tâm dạ.
Thay vì phụ ngày nay lại phá;
Phá Đạo Thầy tan-rã bấy lâu,
Thầy khuyên con rán học Đạo-Cao,
Gìn-giữ mối một màu nhân-thế !
Thầy khuyên con đừng làm chưởng-khế.
Nhưng cải hoài nên bế từ nay,
Thầy khuyên con rán học Cao-Đài
Hô-hấp mãi đừng sai bí-yếu !
Chủ Nhơn-Ông con thường đã hiểu,
Cái tâm trần kết liễu mới xong,
Nhưng bởi con không được một lòng,
Thế cho nên Thầy không truyền nữa.
Thầy dạy con giờ ngày tu sửa,
Nhưng mà con mở cửa ma vô,
Thì làm sao Thầy trao Cực-Đồ ?
Để cho con Nam-Mô Huyền-Tẩn.
Thầy dạy con Đồ-Thơ Bát trận.
Nhưng lạc lầm đem trấn ngoài biên.
Thầy dạy con làm một người hiền,
Nhưng con mãi đảo điên Thần-khí.
Thầy dạy con Đạo thường thâm-thúy,
Nhưng con trần diễn nghĩ mông-lung.
Thầy dạy con tu phải tận cùng.
Nuốt bọt khí mà dùng thơm sữa.
Nhưng con trần không tu chỉnh sửa.
Nên quỉ ma mở cửa tâm-đồ.
Thầy dạy con Thiền-định hấp-hô,
Con đem diễn tìm vô trận-thế,
Thầy dạy con điều chi hãy bế,
Học Đạo Thầy ngồi ghế Giáo-Tông,
Bao chuyện trần cứ mãi diễn vong,
Thế cho nên, vẽ vòng đau khổ !
Thầy dạy con cực-Đồ đúng chỗ;
Một điểm huyền thố-lộ lâu ngày,
Nhưng trần-gian cứ mãi vẽ sai;
Vẽ một điểm tiền tài danh-lợi.
Nay bởi trần như tên Ngô-khởi,
Gây diễn hoài đi tới khổ-đau !
Nên chuốc họa mắc trận ba-đào !
Lòng Tệ-huynh nhìn vào tê-tái !…
Này Đệ ơi! Hôm nay diễn lại,
Lòng của huynh rất ngại bao điều.
Đạo của Thầy, càng lặng càng siêu,
Thì trần-thế vẽ điều hư hoặc …
Cùng tay trong, tay ngoài móc ngoặc,
Bán Đạo Thầy dìu-dặc cao-xa,
Lòng Tệ-huynh những muốn đồng hòa.
Nhưng trần-gian chia ra nhiều lẽ !…
Đó này hiền-Đệ Phục-Nguyên !
P.N : Vâng! Kỉnh Đại-huynh tiếp.
N.M.C : Để hôm khác Tệ-huynh giáng đàn sẽ nói cho
Phục-Nguyên hiền-Đệ rõ thêm về cơ Đạo của Thầy… Do nơi đâu ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Có thể tiếp tục trong giờ
Dậu này được không Đại-huynh ?
N.M.C :
PHÚ
Năm Bính Tý Thầy truyền cơ giáng,
Dạy con trần phải rán tu-tâm,
Đạo của Thầy vi-diệu huyền-thâm,
Tượng Thiên-Nhãn thị tâm chủ tể.
Thầy thường dạy tu đâu có dễ,
Hãy “Tham-Thiền Tâm Để Hư-Trung”,
Thầy dạy nhiều chữ rất lạ lùng,
Để con trần mà dùng tu-sửa.
Thầy giáng cơ đúng giờ đúng bữa,
Dạy con trần các cửa vi tiên;
Càn-Khôn luyện Thái-cực tri-nguyên,
Để con trần học huyền Đạo-pháp.
Thầy hạ mình để trần thâu đoạt;
Đoạt khí Thầy giải-thoát tâm-linh,
Cực chẳng đã mới vẽ ra hình;
Hình con mắt làm thinh để ngó.
Chớ Đạo Thầy chữ đâu mà có ?
Hình cũng không ai rõ lời Thầy ?
Thầy ngượng-ngùng tiếp bút ra bài,
Để trần-gian từ nay tu-học,
Tùy căn-cơ Thầy đây giải-lọc,
Đặt pháp-danh để học Đạo-Thầy,
Thầy dỗ ngọt con hỡi! Từ nay,
Rán theo Thầy, tri bài chơn-lý.
Đạo của Thầy hư-linh nhứt-khí,
Không có mùi, chẳng vị con ơi !
Đạo của Thầy cũng chẳng có lời,
Nhưng gượng nói, vì đời mà dạy.
Thầy giáng hạ trần-gian canh-cải,
Để tô-bồi một dãy thiện-chơn,
Thầy nay ví như một tiếng đờn :
Mà dìu-dặc nguồn cơn diệu-lý.
Thầy dạy con đạo lòng chưa phỉ,
Đêm về khuya thầm-thỉ với con.
Con ơi con! Lòng hãy sắt-son,
Học Đạo Thầy ăn mòn trong trí.
Nếu chỗ nào con đây đã bí,
Tiếp điển Thầy, thầy chỉ cho con,
Thầy hạ mình độ hết trần hườn,
Những muốn mong chuyển chơn tâm-tánh.
Thầy dạy con nào là đức-hạnh,
Ăn nói lời đừng lạnh con ơi !
Học Đạo Thầy đâu được thảnh-thơi.
Đêm về khuya con ngồi tịch-lặng.
Đây là phép quạt Thầy đã trấn,
Con hãy dùng chín-chắn mới nên,
Tâm Thánh-đức con để làm nền,
Tình nhơn loại đừng quên con nhé !
Con sạch-sẽ tâm trần Thầy hé;
Hé lời lành đặng trẻ vẽ ra.
Cơ bút Thầy đâu có bao xa,
Con thanh-tịnh Thầy hòa con hỡi !
Thầy thường khuyên tâm con vững lợi,
Đừng núng-nao nhân ngởi của trần,
Con theo Thầy chỉ mượn xác thân,
Còn hồn đó dạy phần Đạo-lý !
Con ơi con! Lập trường ý-chí,
Vững bền lòng cho kỹ nghe con !
Học Đạo Thầy lòng vẹn sắt-son,
Nhứt thệ-nguyện ăn mòn tâm-dạ.
Con theo Thầy, ngày đêm tất-tả,
Quyết thân này để trả trần-gian,
Dù cho thân con đã nát-tan,
Nhưng tim lòng vẫn mang Thầy hỡi !
Này Đệ ơi! Lòng Huynh nay cởi,
Nói Đạo Thầy vì bởi u-hoài !
Đạo của Thầy Huynh sẽ phô-bày,
Dụng cơ bút vì tay ai lạc ?
Nay điển đàn Huynh xin tạm gác,
Hẹn Đệ sau dào-dạt nhiều lời,
Lòng Tệ-huynh nay đã hoằng-khơi,
Bức chơn-dung không lời phô-diễn.
Mắt của Thầy thường hay ứng-hiện,
Đúng canh ba tịnh luyện hiệp Thầy,
Học Đạo Thầy chẳng có u-hoài,
Quyết đóng cửa tìm ngay hư-tịch.
Học Đạo Thầy biết nào lai-lịch,
Nhưng Thầy về giảng ít lời hay,
Thầy vô-hình chẳng có đôi tay,
Nhưng Thầy vẽ thật rày bền chắc.
Thầy vô-hình không lời thân-xác,
Nhưng nói hoài không bạt lý-chơn,
Thôi Tệ-huynh tạm bế nguồn cơn,
Chúc Hiền-Đệ keo-sơn gìn chặt.
Hiệu “Phục-Nguyên” của Thầy đã đặt,
Hỡi Đệ hiền hãy thắt lòng ngay !
Có Tệ-huynh hầu cận đời nay,
Mà giáng đàn tỏ bày thành-thật.
Tệ-huynh không bao giờ điều đặt !
Nói thật lòng chơn-chất tu-tâm,
Đường đi qua thấy hết lạc-lầm,
Nay Thầy điển phóng-tầm lời lẽ !…
Tệ-huynh không là người bắt-bẻ,
Thương Đệ-hiền một kẻ đồng-tâm,
Cùng chung nhau cội gốc vun mầm;
Cội của Thầy đặt trằm dương-thế.
Tệ-huynh đây biết rằng không bế;
Bế cơ Thầy đâu dễ Đệ ôi !
Đạo của Thầy đã nói không lời,
Thì không mất không vơi đâu Đệ !
Tệ-huynh đây hôm nay lời kệ,
Chúc Đệ-hiền chớ trễ thường khi.
Dù cho đời lâm cảnh loạn-ly,
Nhưng Đạo-Đức chi chi không đặng !
Đạo là gốc không hình vô-tận.
Đứng vững vàng khuyết ấn Thầy trao,
Dù cho gió dồi-dập ba-đào,
Cây không ngã núng-nao hỡi Đệ !
THI
Đệ hiền tịnh-đốc rán tri-nguyên,
Huynh giáng đàn cơ ứng bút liền.
Xin chúc chào chung nam lẫn nữ,
Rút huyền khí hiệp Đấng thiêng-liêng.

Trở lại trang chánh