Chơn Pháp Lưu Truyền

Giới luật nhập Thất luyện Tu
Thế nên người Tu muốn có sự ấn chứng kết quả mỹ mản , thì trước hết phải học rành Ðiều Qui và gìn giử Tam-Qui Ngủ-Giới Tứ-Ðại Ðiều-Qui và bài Thương yêu , phải ghi nhớ nằm lòng .

Tam-Qui là :
1- Qui y Phật : Thường tồn Ngươn-Thần
2- Qui y Pháp : Thường gìn Ngươn-Khí
3- Qui y Tăng : Thường gìn Ngươn-Tinh

  Ngủ-Giới là :
 1- Nhứt : Bất sát sanh : là chẳng nên sát hại sanh vật , giết chết hay đánh đập làm cho đau đớn rên la , không những con người hay cầm thú , mà lần lần cũng phải giử đừng sát hại vô cớ đến côn trùng thảo mộc nữa .
Nếu không thì sẽ mất lòng NHÂN , rồi trong mình sẽ bị khuyết Mộc lâu ngày tại Can-Ðởm có hại
2- Nhị : Bất du đạo : là chẳng nên trôm cướp , lường gạt của người , mượn vay không trả ,chứa đồ gian , lượm dấu của rơi , chớ sanh lòng tham của quấy hay để ý hại người mà có lổi cho mình , cờ gian bạc lận .
Nếu không răn , thì mất điều NGHĨA rồi trong mình sẽ khuyết Kim là Phế , Tiêu-Trường có bịnh
3-Tam : Bất tà dâm : Cấm lấy vợ hoặc chồng người , thả theo đàng điếm , xúi người làm loạn ,luân hường hoặc thấy sắc đẹp mà vấy lòng tà , hay lấy lòng trêu ghẹo hoa ghẹo-nguyệt
Nếu không răn đưọc ắt bị mất LỄ . Hể mất LỄ thì khuyết Hỏa là Tâm và Ðại-Trường có hại
4- Tứ: Bất tửu nhục : Cấm uống rượu , ăn thịt cá , làm rối loạn tâm thân hoặc miệng mơ ước đồ cao-lương mỹ-vị , bụng tưỏng món nầy ngon hay vật kia quí lạ .
Nếu không cử được ắt bị mất TRÍ , không TRÍ thì khuyết Thủy , làm cho Thận nà Bàng-Quang có hại
5- Ngủ : Bất vọng ngử : Cấm xảo trá láo xược , nói xấu người khoe mình , bày lổi người , chuyện phải nói quấy , chuyện quấy nói phải , ngạo bán chê bai , nói hành kẻ khác , xúi dục người hờn giận kiện thưa xa cách , ăn nói lổ mảng thô tục , chủi bới hay phỉ bán Tôn-giáo hoặc nói ra không giữ lời hứa .
Nếu không răn được thì mất TÍN , không Tín ắt Thổ khuyết thì Tỳ-Vị sẽ thọ hại .
Bởi vì năm tạng khuyết thì Hạo-Nhiên Chi-Khí không còn tồn tại , nên người Chơn-Tu chí-đạo ,

lúc nào cũng phải chú trọng các điều trên .
Tứ Ðại Ðiều Qui :
1- Tuân theo lời dạy của Bề Trên , chẳng hổ chịu cho bậc thấp hơn điều độ . Lấy lễ hòa người . Có lở lầm lổi ăn năng chịu thiệt .
2- Chớ khoe tài , đừng kêu ngao , quên mình mà làm nên cho người , giúp người nên Ðạo . Quên cừu riêng , chớ che lấp kẻ hiền .
3- Bạc tiền xuất nhập phân minh , đừng mượn vay rồi không trả . Ðối với trên , dưói đừng lòn dể trên dạy dưói lấy lễ , dưới gián trên đừng thất khiêm cung
4- Trước mặt hay sau lưng cũng đồng một bực , đừng kỉnh trước rồi khi sau . Ðừng thấy đồng đạo tranh đua ngồi mà xem không để lời hòa giải , đừng lấy chung làm riêng , đừng vụ riêng mà bỏ việc chung . Pháp luật phải tuân , đừng lấy ý riệng mà trái trên dể dưới . Ðừng cậy quyền mà yểm tài người .
Thánh Giáo dạy : Phải thương yêu nhau :
Thầy là Cha của sự Thương Yêu : do bởi thương yêu mới tạo thành thế giới và sanh sản các con vậy . Vậy các con được sản xuất từ nơi sự thương yêu là cơ-thể của sự sống còn đó.
-Sự thương yêu là giếng mối bảo sanh của Càn-Khôn thế giới .
Bởi thương yêu mà vạn loại được hòa bình Càn-Khôn an tịnh.
Ðặng an tịnh mới không thù nghịch lẩn nhau .
Không tàn hại nhau mới giử bền cơ sanh-hóa .
Kẻ nghịch lại cơ sanh -hóa là Quỷ-Vương là tay diệt-hóa , cũng như có sống của Thầy ắt có cái chết của Quỉ-Vương .
Quỉ-Vương dục sự ghét mà tàn hại các con . Vì ghét nhau mà vạn loại mới khinh nhau ,

mới nghịch nhau mà tàn hại lẩn nhau là cơ diệt thế .
Vậy Thầy cấm các con từ đây , vì không đủ sức thương thì cũng không được phép ghét nhau nghe à !
Tóm lại giới luật là khuôn vàng thước ngọc để đưa người Tu đến nơi chốn tận Thiện tận Mỹ .
Khi giữ tròn qui giới rồi hành giã cũng cần học thông Cửu-Chuyển để dọn mình

vào Tịnh Bá-Nhựt Trúc-Cơ tu hành cho trúng cách Thượng-Thừa .
Cửu-Chuyễn Hườn-Ðơn
1-Nhứt chuyễn : dẹp hết thất tình lục dục , tập hơi thở đều hòa , thân tâm yên lặng , tinh-khí thượng thăng điều-hành dinh-vệ .
2-Nhị chuyễn : Bế Ngủ-quan hiệp Thần-Khí cho Tứ-Tổ qui gia , âm dương thăng giáng đều hòa ,  khai thông Cửu-Khiếu .
3-Tam chuyễn : Khử trược lưu thanh cho khí Hậu-Thiên giáng xuống , Thần-Khí giao thông , thân thể nhẹ nhàng ,  linh hồn minh huệ , cách vật trí tri , kim-đơn thành tựu đắc tha tâm . Mọi sự ở thế gian đều thông hiểu hết , ấy là tròn xong Bá-Nhựt Trúc-Cơ. Kế qua Thập-Ngoạt Hoài-Thai mới hoàn toàn thành Nhứt-Bộ
4-Tứ Chuyễn :Tịnh-Thủ Hư-Vô cho cơ Trời phát lộ , bá mạch lưu thông , đều hòa thai tức , thoát khổ trần ai , trong ngoài êm tịnh , thất nhựt thể dương . Ðó là Ðại-Dược Kỳ-Xương , thân hình cường tráng , mạnh khoẻ tốt tươi .
5-Ngủ Chuyễn : Lo Nhũ-Bộ Tam-Niên , tập hườn Hư-Vô , đều Thần xuất xác ,

học pháp bí-truyền cao-siêu xuất-sắc trên cõi Thần-Tiên .
6-Lục Chuyễn : Tâm-thần bất động , vô-thân vô-thể , vô-cầu vô-cấu mọi việc đều không , không nhiễm bụi trần vào tâm , đắc thành Nhị-Bộ , suốt thông giáo-lý , mở khiếu nhản-quang , các hiện tượng siêu hình hay nơi trung giới đều nghe thấy hết .  Ấy là triệu chứng Thiên-Nhản-Thông , Thiên-Nhĩ-Thông .
7-Thất Chuyễn : Hạo-Nhiên thường trụ , trên Nê-Hườn tụ đảnh Tam-Huê ,  cổi bảy thể thoát ra thân xác , ngoại hửu thân hoạt bát cơ Thiên , con-lôn đảnh báo chỉ truyền , an-thần nuôi dưỡng , kiền-thiền chớ sai .
8-Bát Chuyễn : Ðắc Ngủ-thông túc mạng , lọc âm-dương 2 , 8 thành cân , hồn nương náo xác thân ,

nhưng không dính líu bụi trần vào tâm .
9-Cửu Chuyễn : Chín năm diện bích , hườn vô rồi thì đắc Lục-Thông lần dò đến Lậu-Tận-Thông ,

Ðơn-thơ lai chiếu Ngọc-Kinh Tiên-Tòa .
Vậy người luyện đạo trước phải dọn mình cho trong sạch , trí nảo cho thanh cao , học hành được mau nghe dể nhớ , mới thoát được cõi trần biển khổ sông mê , khỏi luân hồi chuyễn kiếp . Bởi xác thân con người là Tứ-Ðại gia hiệp , mộng huyển bào ảnh ráp thành , không lâu dài bền bỉ . Linh-hồn chỉ mượn nó một thời gian trên cõi tạm để trả rồi nghiệp quả , thì nó phải tán theo thể-chất , còn linh-hồn trở lại Hư-Vô mà lảnh đều tội-phước .
Nếu muốn được trường sanh bất diệt , thì cần phải tu-luyện cữu chuyễn hườn đơn , Kim-thân bất toại vĩnh kiếp trường tồn nơi đào-nguyên tử-phủ mới tròn nợ tứ-ân .
Nay nhằm buổi Hạ-Ngươn Tam-Kỳ mạt hậu , Ðạo giáo, phát hưng , ai là người hửu duyên tỉnh ngộ lo tu , học Tân Pháp bí truyền , luyện đặng Thánh Thai Phật Tử thì chẳng uổng kiếp làm người sanh trên cõi tạm .

Trở lại Mục Lục