Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Pháp Quốc

 

Càn Khôn

Quẻ Càn là đại biểu cho thế lực dương tính, tượng của nó là trời. Quẻ khôn là đại biểu cho thế lực âm tính, tượng của nó là đất. Trời đất mênh mông, bao gồm bên ngoài, hình tượng bất động, ở nơi quẻ là tiên thiên, ở nơi người là đầu bụng. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “ Khảm ly chưa từng nhàn, càn khôn kinh qua bao thời”.
Chú: Càn khôn vốn có hai loại là :
1. Càn khôn của tiên thiên trong hậu thiên: là biểu tượng của chân âm chân dương, hai khí âm dương này do nhất khí tiên thiên phân ra. Nhưng, Càn này chẳng phải sinh ra trước, thanh nhẹ mà ở trên, Khôn này chẳng phải sinh ra sau, nặng đục mà ở dưới. Mà Càn khôn này là hai thứ khí rất thanh nhẹ  phân bố ngang nhau ở hai bên. Hình đồ thái cực phân ra nửa đen và nửa trắng nằm hai bên mà chẳng vẽ nằm trên dưới là nghĩa này vậy .
2. Càn khôn của hậu thiên: Đây là Càn khôn thuộc tám quẻ bát quái hậu thiên phân theo thú tự khai sinh từ trước tới sau: Càn, đoài, ly , chấn, tốn, khảm, cấn , khôn. Càn khôn hậu thiên này là trời và đất của thế giới hình tượng. Trong tôn giáo cho rằng Càn hậu thiên này là thiên đường, khôn hậu thiên này là địa ngục .
Sự phân biệt như trên để thấy rõ phương pháp tu luyện Đạo gia khác biệt với bàng môn tả đạo tại thế gian ra sao. Đạo gia thái thủ chân âm chân dương luyện thành nhất khí tiên thiên. Bàng môn tả đạo luyện thu thiên khí địa khí của càn khôn hậu thiên .

Trở Lại Mục Lục