NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU KỲ MẠT-HẬU
PHỤC-BỔN QUI-NGUYÊN

THI
Ngô-đồng đúng tiết trưởng Thu sang,
Minh-lý Chơn-tâm đáo“Nhãn-tàng”.
Chiêu kẻ Qui-y hòa thoát-tục,
Giáng-đàn tiếp đảnh thưởng hai hàng.
Này Hiền-đệ Phục-Nguyên! Chẳng hay Hiền-đệ
mời Tệ-huynh về đây có việc chi xin cho biết?
P.N : Kính bạch Đại-huynh! Nhân dịp hôm nay là
ngày rằm tháng tám Trung-Thu, Tiện-đệ thỉnh Đại-huynh
giáng-đàn, thuyết giảng Chơn-lý để Tiện-đệ tiếp thâu
làm Chánh-truyền hầu giúp-ích lợi-tha cho hậu thế sau

này có sẵn nguồn “Đạo-Mạch” của các Đấng Thiêng liêng vậy.

NGÔ MINH CHIÊU :
PHÚ
Tiếng mưa rơi.Thâm-trầm rỉ-rả,
Đúng Ngọ thời, mô-tả “Chơn-kinh”,
Tiếp Hiền-đệ, ở chỗ hữu hình,
Đêm Trung-Thu, phỉ-tình khách-tục.
Giáng cơ đàn, lai-nguyên hạ bút,
Diễn-đạt thành, “Chơn-thức Qui-y”,
Hỡi Đệ-hiền! Thiện-tánh kiên-trì,
Tiếng mưa rơi, ra thi giải-thoát.
Hương tỏa tràn, thanh-hương ngào-ngạt,
Hòa lòng Huynh, lấn át mưa rơi,
Nghe tiếng mưa, nhỏ tiếng xuống đời,
Làm lòng Huynh, lấn át mưa rơi,
Tả pho kinh, quả công bòn mót,
Mong người đời, gắng đoạt Chánh-truyền,
Kỳ mạt-hậu, “Phục-bổn Qui-nguyên”,
Khải “Ngũ-chi, Gieo-truyền Đạo-mạch”.
Huynh cũng muốn, ra lời thiết-thạch,
Nhưng nghẹn tiếng, khi trách dương-trần,
Cứ để thân, làm chủ xác-thân,
Sao hòa lại, “Chơn-thần” khai khiếu?
Ôi! Thấy đâu, cảnh đời vẫn thiếu;
Thiếu người tu, “Am-hiểu Chơn-truyền”;
Thiếu người lành, túc số nhơn-duyên;
Thiếu người hiệp“Tiên-thiên hoằng-hóa”.
-
THI
Hóa-hoằng khách-tục chốn sông-mê,
Nghe tiếng mưa rơi thổn-thức kề.
Hậu vận nguơn tàn tang-tóc khắp…!
Đường trần có bước thấy lê-thê!
BÀI
Cảnh lê-thê mưa rơi tầm-tả!
Giáng điễn-đàn phác-họa “Tâm-kinh”,
“Máy Thiên Phục-bổn Siêu-hình”,
“Phục-Nguyên góp nhặt Tàng-kinh cổ-truyền”.
Xoay hậu-vận trọn duyên tu-học,
“Bí-pháp” truyền tẩy-lọc phàm tâm,
“Người tu cố-gắng tri-tầm…
Khai cơ tỏ-lộ uyên-thâm học đòi.
“Cố chí tu trọn lời Đạo-pháp,
“Hạnh nhẫn-kiên thấu đạt ý-huyền.
“Nội lòng ghi nhớ chép biên,
Câu thơ bất-hủ lai-nguyên phản-hồi.
“Hồi Tâm-tánh đã trôi bao thuở!
“Phục-huờn nhiên về chỗ Thiên-thai,
Cảnh đời lắm chát chua-cay,
Nếm rồi lại khá mau quày lại đi!
“Kỳ mạt-hậu huyền-vi tá trợ,
“Giáng điễn-thiên giác-ngộ tâm-lòng,
“Ứng lưu tịnh-thủy bạch trong,
“Xây đường Hỏa-hậu khai-thông khiếu-huyền.
“Mở Nê-huờn khổn tiên chí dốc,
“Phá trược tinh để lọc phàm-phu,
-
“Thủy thăng Hỏa giáng hưu-tù”,
Tri cơ nhiệm-bí chu-du động-đào.
Nơi động-đào bước vào đi hỡi!
Khách dương-trần có tới đó chưa?
Đó là: “Chính-Bổn Vô-Thừa”;
“Bổn thiên Cửu-khiếu lọc-lừa trái-ngang”.
“Khai Tâm mạch xoay thoàn nhiệm-lý…
“Qui Tam-tài Trực-chỉ Hành-thâm”
“Ứng vào đi đứng ngồi nằm”,
“Qui-Gia Tứ-Tổ” đạt mầm Thiêng-liêng.
Do nghiệp-chướng kéo chuyền muôn kiếp,
Thế cho nên, hồ-điệp tâm-trần.
“Kỳ-tam Thiên-điễn nguồn-ân”,
Xoay cơ “Minh-Đức Tân-Dân”độ người.
Tâm Thánh-thiện mau khơi lý nhiệm;
Tánh huyền-đồng huệ-kiến loan nhanh,
Ý thiên mau khá trưởng sanh,
Diệt đi nơi chỗ lục-căn, thất-tình.
Do thất-tình hại mình đau-khổ!
Bởi lục-trần níu chỗ đọa-sa,
Tam-tâm, tứ-tướng khó ra,
Muội-mê thần ám khí ma oại-oằn!
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Kính bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C :
PHÚ
Nghe tiếng mưa giọt dài, giọt vắn;
Tiếng thăng trầm giọt ngắn, giọt rơi;
-
Tiếng mưa trong, mưa nước của Trời.
Đây tiếng vọng, ra lời Chơn-lý…
Tiếng Hư-tâm, hòa vào bửu-vị,
Tiếng độ đời, tháo chỉ gỡ dây.
Tiếng của Huynh, gợi lại sum-vầy,
Tiếng thống-thiết, góp ngay nhặt ý.
Tiếng gọi người, tiếng kêu tỉ-mỉ,
Tiếng độ hồn, rất kỹ từng câu.
Tiếng mưa rơi, gợi nỗi thảm-sầu!
Tiếng Thiêng-liêng từ đâu vọng lại?
Tiếng Vô-vi từ từ mặc-khải,
Hòa tiếng mưa, canh-cải cho đời,
Tiếng của mưa, cứ mãi tuôn rơi,
Còn tiếng Huynh, hòa thời minh-triết.
Tiếng kêu gọi, rất nhiều thảm-thiết;
Kêu bớ trần, tình tiết bỏ qua,
Mau chung tu, khởi nhịp hiệp hòa,
Xây thiên-điễn Trời Cha cứu-thế.
Không quản công, sá gì lao nệ!
Giáng xuống đời, đâu dễ lui chơn.
Tiếng của Huynh, phục-đáo lai-huờn,
Kêu khách trần, dập-dồn đáo vị.
Ngày Rằm đến, Trung-Thu hòa khí,
Tiếng não-nồng uỷ-mị mưa rơi,
Mưa cũng nhặt chớ chẳng chịu lơi,
Thì huyền-vi, cũng thời bủa điễn.
Tiếng mưa càng lúc càng nhuần-nhuyễn,
Tiếng Minh-Chiêu, gọi tiếng bớ đời!
Tiếng Thiêng-liêng xạ chỗ trần vơi,

Hòa Hiền-đệ, tìm nơi tịch- lặng.
Phục-Nguyên hỡi! Cứu người đau nặng!
Bởi nghiệp trần nó chẳng được vơi!
Nên tiếng kêu, mất hút ra lời,
Kêu kêu mãi cho đời tỉnh lại.
Mưa trên cao, mưa càng tuôn chảy;
Thì khí thiêng, ban rải ra hoài.
Nghe tấm lòng, chẳng đặng nguôi-ngoai,
Thấy đời tàn, chí trai há nản!
Huynh tiếp điễn, với người bậu-bạn;
Bạn Phục-Nguyên, cứu nạn dương-trần.
Đệ hiền vì có đặng xác- thân,
Nhưng Huynh cũng hòa lần điễn khải.
Tiếng Vô-vi, đêm thâu hòa ái;
Hòa đêm Rằm, thư-thái song-mâu.
Hạ thước-kiều, Rồng-chầu Cọp-múa.
Long với Lân, thường-xuyên vây bủa;
Qui hòa Phụng, Phụng múa đòi phen.
Đệ ơi Đệ! Khêu sáng chiếc đèn;
Đèn tế độ, trong cơn thống khổ!
Thôi mấy lời đúng vào độ số,
Huynh thăng đàn rút chỗ Thiêng-liêng.
Từ giả Đệ danh pháp Phục-Nguyên,
Chào hai hàng lưỡng biên nam nữ.
Thôi Tệ-huynh xin thăng đàn.

Trở lại trang chánh