Ngọ thời ngày 15 tháng 02 niên Canh-Ngọ
ĐỨC CHÍ-TÔN
CHỌN THÁNH-ĐỨC QUI-NGUYÊN PHỤC-THỂ.

THI
Ngọc-ẩn Cao-thâm ngọc mới mầu,
Hoàng-Thiên Đài trượng tiếp linh-châu.
Thượng thông Tiên-vị huờn ngôi trẻ,
Đế-hóa Ông sanh khỏa dạt-dào!
Kim ứng Phổ-hoằng siêu bí-nhiệm,
Khuyết thành Truyền đại ngõ cơ-cầu.
Huyền-huyền Chơn-pháp Như-lai thể.
Khung đọng Lý thâm giải-nghiệp sầu…!
BÀI
Thầy hỷ con ngõ hầu nam-nữ,
Tiếp đàn tiền trọn giữ thành-tâm.
“Trọn lời Đạo-pháp uyên-thâm”,
“Phục-Nguyên con hỡi, tự tầm Anh-nhi!”
“Thời khai-hóa trôi đi mau lẹ”,
“Phổ-độ truyền bao kẻ thấp căn”,
“Hôm nay bước tiến trưởng Thần”,
“Gởi về cơ-đạo Tân-dân minh-truyền”.
“Chọn Thánh-đức Qui-nguyên phụ- thể”,
“Gieo giống lành Thượng-Đế Cha sanh”,
“Hành-vi tu-học tạo thành”,

“Ấy là trưởng-dưỡng việc lành Đạo Cha!”
Con có hỏi hiệp-hòa không trẻ?
Tìm hiểu Đạo cặn kẻ sau này,
Nay Thầy giả phép con khai,
Trọn lời giải-đáp lý bày cho con!
Đó này Phục-Nguyên!
P.N : Con kỉnh bạch Thầy.
BÀI
Con kỉnh Thầy chuyển-xoay Đạo cả,
Nay độ đời, phụng-họa cơ-thiên,
Làm sao xứng phận Phục-Nguyên;
Chí-thành xiển-hóa siêu-nhiên mạt-kỳ.
Xin vâng-lời, Qui-y Thiên-ý,
Trọn hy-sinh lãnh chỉ ơn trên,
Hoằng xoay Đạo-pháp đắp nền,
Tùy duyên hóa-độ nào quên phận mình.
Con lập ra hữu-hình từng lớp,
Sơ-cơ tu phải hợp căn-duyên,
Tiến lên tối-thượng gieo-truyền…
“Vô-Thừa” mật-diệu thâm-uyên tu-trì…!
Là Ngũ-phẩm thực-thi tiến-hóa,
Kỉnh Cha Trời mô-tả dạy thêm…
Con đây chí-quyết bồi nền,
Cho tròn “Chơn-pháp” nào quên lời truyền!
Con kính dâng, thệ nguyền cứu-thế,
Trọn lòng-thành trang để giúp đời,
Tùng theo khuôn-luật Cha Trời.
Con nay phụng-họa theo lời Cha khuyên.

Giúp cho con tròn duyên Đạo-pháp,
Để dìu đời, hội-hạp căn-cơ.
Quyết tâm không dám thờ-ơ,
Hy-sinh nhứt nguyện ngày giờ há lơi!
Con kỉnh bạch Thầy dạy thêm cho con hầu để sau
này con sẽ hành-hóa…
THẦY :
BÀI
Thầy nghe con những lời bày tỏ,
Nhưng nội-dung chưa rõ ra sao?
Ngũ phẩm, là phẩm thế nào?
Căn-cơ sơ-đẳng ra sao tu-trì?
Còn Vô-thượng là qui gì hỡi?
Con trình bày cho tới tột cùng,
Để Thầy bổ-khuyết chơn-dung,
Cho con hành-hóa thuận-tùng lời Cha!
Con đặt ra hài-hòa bước-tiến,
Như thế nào trình hiện bày phân?
Ýù con như thế nào cần?
Đó là giảng kỹ chuyên-cần học chăm!
Này Phục-Nguyên! Con trình bày với Thầy như thế
nào, con hãy nói rõ thêm?
P.N: Kỉnh bạch Thầy! Con trình lên Thầy,xin Thầy
bổ túc dạy con thêm.
Vì“Đại-Đạo Hoằng-Khai” độ đời, không dùng địa
vị giai-cấp, nhưng tùy theo căn-cơ. Nên con xét thấy rằng,

phải lập từng phẩm mà áp-dụng theo căn-cơ để tiến-hóa
hoặc giải-thoát, như vậy đạo Thầy mới không bị lay đổ.

- Phẩm thứ nhất : là sơ-cơ phải như thế nào?
- Phẩm thứ hai : là hạ-thừa phải như thế nào?
- Phẩm thứ ba : là trung thừa phải như thế nào?
- Phẩm thứ tư : là Thượng-thừa phải như thế nào?
- Phẩm thứ năm : là Vô-thừa phải như thế nào?
Con kỉnh bạch Thầy! Xin Thầy bổ-túc dạy con, rồi
con sẽ y-hành theo phương-hướng của Thầy đã bày vạch
ra. Về mặt hữu-hình, con vâng sứ-mạng của Thầy, để tùy
theo căn-cơ, nhơn-duyên thứ-lớp mà con hướng dẫn tu hành
tuần-tự tiến-hóa lên hoặc giải-thoát.
Kỉnh bạch Thầy có đồng ý như vậy không? Xin
Thầy cho con biết và Thầy dạy con.
THẦY :
BÀI
Theo lời con, trình dâng năm phẩm,
Từ sơ-cơ đến tận Vô-thừa.
Nhưng tu như thế được chưa?
Trình thêm nội ý. Thầy đưa ra bài.
Sao gọi rằng như rày hạ đẳng?
Sao gọi trung, đến đẳng thượng-thừa?
Này con! Sao gọi Vô-thừa?
Thế nào tu-học, Thầy chưa hiểu tường?
Cơ Đại-Đạo phô-trương từng lớp,
Tùy căn-duyên mà hợp vào lòng,
Nhưng đều học chữ tinh-thông,

Từng theo bước tiến đến dòng Siêu-nhiên!
Vì âm-dương Gieo-truyền ra thế!
Lý thuận-tùng là để ra bài,
Những phần Giáo-lý hoằng-khai,
Con nên nói rõ cho Thầy nghe thông!
P.N: Kỉnh bạch Thầy! Bởi vì thế-gian này có nhiều
căn-cơ và trình-độ tiến-hóa, nếu mới bắt đầu tu mà áp dụng
vào pháp Thượng-thừa hay Vô-thừa, con xét thấy
rằng không thể nào căn-cơ mới tiến-hóa, hoặc tâm chúng sanh
còn dày đặc, hoặc nghiệp-chướng đang hành… mà
bước lên phẩm cao được.
Do nơi đó, nên phải sắp-xếp theo từng lớp đầu tiên
vào hàng sơ cơ, vì tâm-tánh còn lộn-xộn hoặc chưa
trường-trai, tu-hành, thì phải ở lớp sơ-cơ.
Giữ Ngũ-giới, chỉnh sửa tư-cách đức-hạnh trọn
Đạo làm người và lập công-quả, (ngoại, nội có nghĩa là:
bên ngoài thì thân làm công-quả, còn bên trong thì đi,
đứng, nằm, ngồi phải năng nội-quán để chỉnh tâm, khử-trừ
tạp vọng và Chánh-định).
Phẩm thứ hai: Là Hạ-thừa, đã trường-trai, tuyệtdục,
thiền-định tứ-thời, điều tức quán. Ngoài ra, đi, đứng,
nằm, ngồi phải Nhiếp-tâm Phản-chiếu, Chánh-định và bế
lục-căn; Chánh-định hằng giây, phút không lơi. Năng
kiểm-điểm tâm-tánh mình để loại-trừ thói chúng-sinh.
Ăn-năng sám-hối tội lỗi đã vô lượng kiếp và kiếp này.
Hiện tu, nếu có sai phạm… thì phải “Ăn-năn Sám-hối”
ngay, và phải nhắc lòng ngừa phạm. Tinh-tấn tu-trì và cố gắng
lập-công bồi-đức. Phải ý-thức được việc tu để giải-

thoát khổ-đau! Quán-chiếu thấy tâm đã được Chánh-định
chín-chắn, giới hạnh trọn-lành rồi, thì mới tiến lên Trung thừa.
Phẩm thứ ba: Là Trung-thừa, phải năng Quán chiếu
tất-cả pháp thế-gian (kể cả thân của ta), phải tỏ-ngộ
được đều là giả, “hữu-hình hữu-hoại”, và uế-trược! Khi ta
biết hồi tỉnh nhàm-chán thân-tâm uế-trược, các pháp đều
giả, không còn lưu-luyến trần-duyên giả cảnh nữa, tự
chứng ngộ được Chánh-định, tâm an trí-huệ sáng và
không còn mê-lầm. Đã tiêu-trừ được bản-ngã, không còn
trụ-chấp, và cũng không vướng-vất phiền-não, đã thanh tịnh
được thân, khẩu, ý. Song song phải năng lập-công
bồi-đức, đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều tinh-tấn việc tu. Có
được như vậy mới tiến lên Thượng-thừa.
Phẩm thứ tư : là Thượng-thừa, tâm tánh đã thanh tịnh,
tư-cách đức-hạnh trọn-lành, trí-đạo sáng-suốt, không
còn mê-lầm, Chánh-giác toàn-chơn, và ý-thức hạnh xuất gia
tu-hành sống Đạo. Phẩm này được Tịnh-luyện theo
khẩu-khuyết bí-truyền, trưởng công-năng để giải-thoát
oan-nghiệt… Đã trọn vẹn công-phu, công-quả, công-trình
và công-đức. Khi tu-luyện đã chứng quả Đạo đến trình-độ
này thì lên bậc “Vô-Thừa”.
Phẩm thứ năm : Là Vô-Thừa, đi, đứng, nằm, ngồi
đều “Tịch-Diệt Hư-Vô”, đã trừ tiêu “Ngũ-Uẩn”, liễu-đạo
“Chơn-Như”, thì đã khai-ngộ được “Kinh-Tâm Vô-Tự”,
minh-triết siêu-việt, làm sáng Đạo dìu đời; ta-bà tận-độ
tha-nhân. Trọn công năng và công-đức vậy.

Kính bạch Thầy! Ngũ-phẩm con đã lập thành nêu trên,
con kỉnh trình Thầy phê-chuẩn và dạy để bổ-túc thêm, nếu cần.
Kính bạch Thầy! Theo thiển-nghĩ của con, Đại Đạo
Thầy khai trong kỳ-tam này, nếu không phân ra từng
lớp, thì con xét thấy việc phát-triển rất khó! Bởi vì tận-độ,
nhưng cũng phải có từng lớp, không bỏ ai hết. Tùy theo
căn-cơ, nhân-duyên, có như vậy để dìu dẫn người tiến-hóa
lên hoặc tu giải-thoát hết nghiệp khổ-đau. Đồng thời ýthức
được nguồn-gốc “Đại-Đồng”, không còn dị-biệt màu
sắc, bảo-thủ theo hạn-hẹp của môn-phái nữa, và ý-thức
được trách-nhiệm của mình đối với lợi-tha. Song cũng biết
tùy căn-cơ trình độ của mình mà tu-trì theo lớp vậy.
THẦY : Này Phục-Nguyên! Bây giờ Thầy đã hiểu
rõ Ngũ-phẩm của con đệ-trình, nhưng Thầy định hỏi, tại
sao cặn-kẻ điểm này. Bởi vì Thầy tin-tưởng nơi bàn tay
hữu-hình của Phục-Nguyên con, thế cho nên trong bước
hoằng-khai, gọi rằng cơ giáo độ này, thì Thầy giao cho
con, như con mới đặt ra Ngũ-phẩm, thì Nội-qui của nó như
thế nào? Hoặc là bằng cách con lọc-lừa qua một lớp sơ-cơ
hay là tuyển-trạch để tiến lên từng bực?
P.N: Bạch Thầy! Khi nhân-duyên quày đầu tu giải thoát,
cũng phải tùy theo căn-cơ và còn phải lọc-lừa nữa.
THẦY : Nhưng mà qua con hay qua những người dưới con?

P.N : Bạch Thầy! Khi nhân-duyên vào Đạo, giai đoạn
đầu thì phải qua tay con tuyển nhận. Về sau, con sẽ
đào-tạo một số nhân-duyên có căn lành tùy theo phẩm mà

hướng dẫn. Chẳng hạn như, Trung-thừa có thể hướng dẫn
hàng sơ-cơ hoặc Hạ-thừa; Thượng-thừa có thể hướng dẫn
hàng Trung-thừa, hoặc Hạ-thừa.
Còn phẩm Vô-thừa thì hàng này thuộc về tuyệt
đối, có thể đảm-đương trọng-trách trong cơ Đạo ra hoằng
khai… phổ-hóa lợi-tha, vì đã huờn-chơn vô-ngã, đầy-đủ tư cách,
phẩm-hạnh, đức độ, xứng đáng hàng gương-mẫu
minh-triết vô ngại… Bởi qua quá-trình tu-luyện, đã được
nhiều sự thử-thách… Mà không còn gợn lòng theo thói
chúng-sinh, đầy lòng “Từ, Bi, Hỷ, Xả”, không còn mê lầm
vạn-pháp thế-gian, và cũng không còn vướng-vất
trong vòng tiền, tình, danh, lợi nữa vậy.
Kính bạch Thầy! Mặc dầu tùy duyên hóa-độ,
nhưng phải có qua những sự thử-thách tử phẩm hạ-thừa
cho đến Thượng-thừa và Vô-thừa. Khi nhận vào Đạo, đầu
tiên phải do nơi con xem ý-chí có tha-thiết thiệt quày đầu,
cầu tu giải-thoát hay không và cũng phải hội đủ tư-cách
đức-hạnh, song phải chấp-hành ép mình vào Qui-Luật Đạo.
Đồng thời ý-thức những điều-kiện, như: “công-quả,
công-phu, công-trình và công-đức”.
Tùy theo nhân-duyên trình-độ mà bày khẩu khuyết
trao-truyền… chẳng hạn như “Cửu-chuyển” thì hàng Trung
thừa chỉ từ pháp số 1 đến số 5, và luyện tâm; Thượng-thừa
thì hết cửu-chuyển v.v… tri-quán và luyện tâm.
Còn Vô-thừa thì đã đi, đứng, nằm, ngồi hiệp với cơ
thiên rồi, kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ. Chớ còn những người
chưa trọn-lành thì con không thể giao bày Chơn-truyền
được, kính bạch Đại-Từ-Phụ.

THẦY : Sao rằng con lấy mực-độ nào hoặc là con
lấy tiêu-đề nào gọi rằng cái hàng đó, đến mức đó?
P.N : Bạch Thầy! Chẳng hạn như đầu tiên vào
hàng sơ-cơ chưa có trường chay đặng, chỉ ăn-chay sáu
ngày hoặc mười ngày, thì phải giữ “Ngũ-giới”và lập-công
bồi-đức lập hạnh… Tu Đạo làm người.
Còn lên bậc Hạ-thừa, thì cũng giữ Ngũ-giới, trường
chay đồng thời giữ giới-luật người tu, được hành pháp
tham-thiền, tịnh-luyện quay về thực-tại Chánh-niệm theo
hơi thở ý thức Chánh-định.
Bạch Thầy! Bậc Hạ-thừa xét thấy rằng quyết chí
tu cầu giải-thoát, ham ngồi tu, tùng hạnh theo giới-luật
người tu và tự ý-thức biết ép mình vào khuôn-khổ sống
Đạo thì được nhấc lên bực Trung-thừa, tham-thiền, tịnh luyện
pháp “Tứ Tổ Qui Gia”– Hễ có ý chí lập-trường
dũng mãnh lúc nào cũng có tâm-niệm tha-thiết cầu tu
giải-thoát, phát nguyện lớn quên mình hy-sinh cứu đời.
Song song tùng qui-luật Đạo: “Công-Phu Công-Quả,
Công-trình, Công-Đức” (để tô-bồi cho có công-năng…)
Tâm được an rồi, thì được tiến lên bậc Thượng thừa,
hễ Thượng-thừa thì tham-thiền luyện pháp cửu chuyển,
tiểu châu-thiên, đại châu-thiên (đó là luyện
mạng). Nương pháp “Bế Ngũ Quan”, dụng “ Bát-Nhã
Kim-Cang” hằng năng “chỉ-quán” (luyện tánh) - Bế ngũ quan
“Đại-Định, Thanh-Tịnh, Xuất-Định, Hườn-
Nguyên” (Như như) “Vô-Thừa”.

Quên mình hành Đạo lợi-tha, đoạn dứt hết tất-cả
tình đời oan-nghiệt: cha mẹ, vợ-chồng, con cháu, chung cả
thảy thân-quyến và của-cải vật-chất cũng như sự-nghiệp
– Vô-nhân , vô-ngã, ngã sở. Hàng Vô-thừa này tức-nhiên
đã có đầy đủ công-năng tối-hậu; công-đức hạnh ta-bà hóa
duyên độ đời vô-quái-ngại, và không còn gì vướng mắc,
chỉ làm gương trọn-lành sáng đạo. “Kinh-tâm Vô-tự”, trí huệ
linh-thông, “Vô-thượng, Chánh-đẳng, Chánh-giác”,
sự hiểu biết… không còn trong phạm-vi hạn-hẹp theo như
thường tình ngoại giáo hữu-lậu âm-thanh, sắc-tướng”.
Chánh-giác, đầy lòng “Từ-Bi-Hỷ-Xả”, hạnh hạ
mình và hòa mình để hóa-duyên, song song chấp nhận hết
mọi tình huống nghịch cảnh. Đồng thời cũng không trụ
vào hình-thức giả-lập danh-lợi quyền chức theo tuồng thế gian,
đó là hạnh vô-thừa. Kỉnh bạch Đại Từ-Phụ, con xin
Đại Từ Phụ dạy tiếp.
THẦY : Nãy giờ theo lời con đã diễn tiến sự việc,
Thầy thấy cũng ổn-định, nhưng mà Thầy hỏi con những
điểm tối cần sau đây :
Giả như hàng Hạ-thừa, hàng Sơ-cơ thì bất-luận
nam, nữ, già trẻ, bé, lớn, nếu không có theo cái mức Sơ cơ
tu vào đầu tiên thì con cũng vẫn cho vào sơ cơ phải không?

P.N : Bạch Đại-Từ Phụ, đó là không tuyệt đối,
kỉnh Đại-Từ-Phụ. Theo thiển ý con phân ra, mặc dầu đó
có trình-độ Bác-học, tuổi lớn, đối với đời đã có uy-quyền,
… nhưng khi vào học Đạo, chưa chắc gì ăn chay trường

được, vì tâm tánh vẫn còn lộn-xộn đảo-điên, thì cũng phải
sắp vào hàng sơ-cơ, Bạch Đại-Từ-Phụ.
Còn phần khác, mặc dầu dốt không biết chữ,
nhưng lại có đạo-hạnh, tha-thiết quyết chí tu, trí-huệ sáng suốt
linh-thông có thể nhấc lên hàng thượng thừa cũng
được. Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ, bởi vì tùy theo căn-cơ biết
đâu đó là hàng chánh-giác, khi đã giác-ngộ rồi thì phải
cho vào lớp phù-hợp với trình-độ, cũng tùy theo lớp tiền thân,
biết đâu đã học qua những lớp Đại-thừa rồi, kỉnh
bạch Đại Từ Phụ.
***
- <CHUNG> -

Trở lại trang chánh