NGÀI LƯU-TRƯỜNG-SANH
KHAI BẦU CỬU CỔ MỞ MÀNG HUYỀN MÔN
LƯU TRƯỜNG SANH : Chào Hiền-Đệ.
P.N : Kỉnh chào Đại-huynh.
L.T.S :

THI
Lưu-tình hậu-thế để truyền-rao,
Trường-cửu chi-niên kiến động-đào.
Sanh-tử là nơi nhờ giả tạm,
Giáng-đàn khải-ngộ lý rèn trau…!
BÀI
Đệ ơi! Tỏ-ngộ tâm-lòng,
Lão hòa thiên-điễn vài dòng xuất cơ.
Đệ bí-nhiệm Đồ-thơ lịch-lãm,
Ứng diệu-kỳ giải nạn trần-gian.
Để cho lòng chớ hoang-mang,
Lão về khải-ngộ con thoàn Qui-y.
Này Đệ có điều gì trắc-ẩn,
Hãy nói mau câu nhẫn tri hành?
Nay Lão biệt hiệu Trường-Sanh,
Lưu vào hậu-thế điễn thanh hóa-hoằng.
P.N :
Kỉnh Đại-huynh chơn-thành tiếp điễn,
Nay Phục-Nguyên ứng-hiện lời cầu,
“Chơn-truyền Chánh-giáo nhiếp-thâu”,

“Cho đời tỏ-ngộ giải sầu muội-mê…”
“Đời lắm khổ não-nề lao-lý!”
“Do đam-mê đắm-lụy đeo-mang”.
“Thế nên bao phủ ấm màng”;
“Vô-minh dầy đặc không an tâm-lòng!”
Thỉnh Đại-huynh siêu thông lý xuất,
“Xiển Chơn-truyền khuôn-luật độ-tha”,
“Tình-thương nhơn-loại hải-hà”,
“Tùy duyên hóa-độ Tam-gia qui-bầu”,
Nay Tiện-đệ khẩn-cầu nguyên-lý,
Xin Đại-huynh trực-chỉ thâm-uyên,
Diệu ngôn hầu độ căn hiền,
Quay về nguồn Đạo môn huyền Kỳ-tam.
LTS : (Cười…)
Thật lành thay! Lời vàng trau-chuốt,
Của Phục-Nguyên bó-buộc Lão này,
Trường-Sanh bất-tử ngày mai,
Đạo lòng Lưu dấu hoằng-khai Chánh-truyền.
“Chữ tu-niệm hữu-duyên hữu đức”,
“Luyện Đơn-thành là bực Thiên-thơ”,
“Ẩn vào xóm điếm nằm chờ”;
“Chờ cho Hỏa-hậu không ngơ nấu lòng”.
“Lửa Tam-muội đốt xong một kiếp”,
“Để không còn cái nghiệp thế-gian”,
“Tâm-linh ứng-hiện hòa-chan”,
“Khai bầu Cửu-cổ mở-màng Huyền-đơn”
“Vì động-niệm vẫn còn tư-tưởng”,
“Mắt nhìn đẹp mới vướng thất-tình”,
“Cho nên khắc kỷ tâm mình”;

“Tự mình sửa học mà gìn Bửu-châu”.
“Không động-đậy vọng-cầu tốt-xấu”.
“Khép tâm-viên roi dấu Chơn-truyền”,
“Luyện tâm khắc-kỷ tham-thiền”,
“Tự mình dày-xéo cho yên xác phàm”.
Phải không Đệ?
P.N : Kính bạch Đại-huynh đúng như vậy!
L.T.S : Theo như Lão thấy, luyện Đơn thành Tiên tác
Phật thì duy nhứt theo Lão là phải “Phục-Thần, phải không?
P.N : Kính bạch Đại-huynh đúng như vậy!

C ửu-cổ :
1. Phục-cổ: là Ngọc-chẩm; 2. Long-cổ: là Thiên-trụ; 3. Bạch-cổ: là
Đào-đạo; 4. Nhục-cổ: là Thần-đạo; 5. Xích-cổ: là giáp-tích; 6. Cáchcổ:
là Huyền-môn; 7. Phế-cổ: là Mệnh-môn; 8. Vị-cổ: là Long-hổ; 9.
Khương-cổ: là Vĩ-lư-quan.

LTS : Phục-Thần, Thần nằm đâu? Cái điểm đó
mới là quan-trọng, mà cái ngọn của nó là con mắt; con
mắt nó tạo-tác biết bao nhiêu điều tác-hại, đúng không?
Nó làm cho con người đau-khổ, nó làm cho con người mất
thiên-lương cũng là do con mắt, phải không?
Trong cuộc đời thế-gian xác phàm chỉ quí nhứt là
cặp mắt, phải không? Cho nên luyện Đạo cũng phải
luyện nó đó Đệ à!
Tâm ở đâu? Tâm là gốc Thần là gốc, nhưng mà cái
ngọn là Song-mâu đây nè! phải không? Nó rất là quantrọng,
thất-tình, lục-dục gom lại cũng chỉ có đó mà thôi,phải không?

Vì có nó nhìn thấy bao quát mới sanh ra cười khóc
buồn vui. Nếu mà con mắt đui thì đâu có thấy chuyện gì
đâu, phải không Đệ?
THI
“Anh-nhi luyện kỷ khắc tâm sanh”,
“Hỏa-hậu xoay cơ đáo trọn nhành”.
“Nghiệp khiến linh-nguyên bao khốn-khổ!”
“Ngày nay thoát tục phải Huờn-thanh”.
BÀI
Thôi mấy lời tác thành Đại-Đạo,
Tuy ít chữ nhưng ráo tâm-tư.
“Đại-Đạo kết đạt Thiên-thư”,
“Vào cơ bí-yếu đoạn-trừ xấu-xa”.
“Này Đệ ôi! Tam-gia qui mối”,
“Luyện tu-hành theo lối Huyền-công”.

“Tự do ép xác nơi lòng”;
“Tự mình khắc kỷ nhìn trong tâm này”.
“Tâm là chỗ nghiệt-cay chê-chán”;
“Tâm không thấy phỉ-báng đủ đầy”;
“Tâm đời sanh vọng cuồng-say!”
“Chính tâm điên-đảo trụ hoài không lui!”
“Còn Đạo-pháp vững mùi Tiên cốt”,
“Gắng tu-hành cổi lớp thế trần”,
“Mượn vào cái xác giả thân”.
“Không còn sanh niệm phong trần thê-lương”.
Thôi từ giả về phương động mạch,
Xin lui đàn cốt-cách Thần-Tiên,
Lai chào hỉ giả Phục-Nguyên,
Lão thăng đến chỗ đào nguyên Niết-bàn.

Trở lại trang chánh