Dậu thời, ngày 01 tháng 08 niên Kỷ-Tỵ
(31-08-1989)
ĐỨC ĐẠI TỪ PHỤ DẠY
HÌNH-NHI THƯỢNG-HỌC VÀ BÍ-TRUYỀN LUYỆN ĐẠO

THI
Nam-Bang cổi gốc Đạo Thầy sanh,
Phương-thức “Tu-Tâm” chỉ rõ-rành.
Giáo-huấn cho trần mau tỏ-ngộ,
1Chủ đàn tịch-đốc vững bình-an.
BÀI
Đây đàn tiếp Thầy sang lý học,
Con Phục-Nguyên! Chí-dốc y-hành,
Đạo-mầu phát khởi nguồn sanh,
Thì con cố gắng giữ dành thân con!
Ôi! Thương trẻ hao-mòn khí-lực,
Và tâm-thần chịu mức khảo-tra,
Nhưng con cố-gắng ta-bà,
Thì sau hưởng đặng “Bửu-tòa Khai-cơ”,
Hành “Chánh-pháp Đồ-thơ”lịch-lãm,
“Truyền giáo-nhân khử-ám mê-lầm…!”
“Đạo càng vi-diệu thậm-thâm”.
Đời càng xuống dốc nặng trầm thiết-tha!
Đạo gầy dựng về Cha Thượng-Đế,
“Đời lụn-bại theo kế Ma-vương”,
Nên gây bao nỗi đoạn-trường!

Biết bao khổ-khốc khó bươn kỳ này.
“Đạo hoằng-khai đúng ngày dĩ-định,
“Đời chiến-tranh toan-tính lợi-danh.
Ôi thôi! Bao kẻ tranh-giành,
Nhưng tàn hơi thở thân tanh xác phàm.
“Đạo Cứu-Thế lo kham độ chúng,
“Đời tính-toán hữu-dụng riêng tư.
Thương con Thầy giảng lời từ,
Khuyên lòng trẻ hãy “Chơn-như Phục-hồi”.
“Thiền Tịnh-tọa về ngôi Bạch-Ngọc”,
“Thiền Quán-Tâm” chí-dốc độ người,
“Thiền vào những chỗ chợ đời”,
“Thiền nơi thành-thị”Đạo khơi Chánh-truyền.
“Con có Thiền hòa duyên tu-học,
“Có Thiền đi mới mọc lý mầu,
“Có Thiền mới tiếp điễn thâu,
“Có Thiền mới thấy nóng bầu Âm-dương.
“Thiền tri-kiến tầm phương giải-thoát,
“Thiền bất-cấu ngào-ngạt hương-hoa;
Thiền đi “Tựu-đảnh Tam-hoa”,
“Thiền đi mới thấy người Cha linh-hồn.
“Thiền vi-diệu pháp-môn tinh-tiến,
“Thiền rất siêu bất biến con ơi!
“Chữ thiền khai-quát Đạo-Trời,
“Thiền là Tịch-lặng không lời phân-bua”.
Chữ Thiền này khó mua lắm trẻ,
Chẳng có tiền mấy kẻ vun ra?
“Chữ Thiền Diệu-hữu Bữu-tòa”,
“Dầu cho vật-chất khó mà đổi đâu!

“Thiền mới thấy cơ-cầu dĩ-định,
“Thiền phát huệ chấn-chỉnh tâm-thần”.
“Thiền đi con thấy lâng-lâng”,
“Biết vào Vô-lậu Kim-thân hóa-hoằng”.
“Dụng chữ Thiền thêm phần minh-bạch,
“Chữ Thiền này cốt-cách người tu,
“Thiền đi mới thấy Chơn-như,
“Có Thiền mới biết lời từ Cha ban.
Thiền mới Thấy “Nhãn-tàng” cơ lậu,
“Thiền nhẹ-nhàng soi thấu Trung-ương”;
“Huỳnh-mồ” là chỗ kỷ-cương,
Con ơi! rán-nắm con đường truy-phong!
Ngựa chạy nhanh khó lòng bềnh-vững,
Đây lời Thầy nói cứng với con,
Đêm thâu ngày sáng tiêu-mòn,
“Ở lâu mới thấy lòng con thế nào!
“Thì cũng ví Thiền cao như vậy,
“Có tu rồi mới thấy tà tâm”,
“Tu đâu có nói tháng năm”,
Càng tu mới thấy diệu-thâm của Thầy.
THI
Phục-Nguyên! vững-chãi bước dìu đời,
Cố-gắng lòng-thành chớ khá lơi.
Hiểu trẻ tâm-tư thường tịch- lặng
Đạo mầu vi-diệu khó ra lời!
BÀI
“Con có tu mới thời tỏ-lậu”,
“Máy diệu-huyền ghi dấu Ẩn-danh”,

“Chí-chơn hòa điễn Tam-thanh”,
“Ba nhà hiệp lại Phục-sanh Lý-huyền.
“Thần vững-chãi Khôn-Kiền giao-hợp”,
“Khí điều-hòa tẩy lớp âm-ma”;
“Tịnh trong sáng-chói diệu-hòa”,
Lời Thầy Thượng-Đế ghi ra sau cùng.
Con ơi hỡi! Vẫy vùng độ khách,
Cơ Thầy xoay niên trạch cận-kề,
Tứ phương rối-loạn não nề,
Nếu mà thiệt-tướng mới về “Hư-không”
Cơ Thầy chuyển não-nồng lắm đó!
Sát-phạt nhau đâu có nương tay,
Tranh nhau cấu xé chung loài;
Ôi thôi thảm cảnh chung loài khó ra!
“Thầy thương trẻ hải-hà bác-ái;
“Tâm tình-thương chẳng mảy sai lời,
“Đạo lòng đâu có chuyển dời,
“Luôn luôn Tịch-đốc phát khơi lý mầu.
“Thương cho con dòng châu lã-chã;
“Thương thân con tơi-tả vì đời;
“Thương con nặng nhọc chiều mơi,
“Thương con lê-lết đường đời khổ-đau!
“Thương cho con vì sao gánh nặng?
“Thương cho con ngày chẳng yên-lòng!
“Đêm thâu thức sáng giấc nồng,
“Thương con chịu cực “Đại-Đồng” bố-ban.
“Thương cho trẻ gầy hàng Chơn-Lý;
“Thương Phục-Nguyên! Con nghĩ mọi người,
“Thương con đem nỗi vui tươi,

“Mọi nhà tu-học sáng mùi Linh-đơn.
“Thôi con rán qua cơn cực-khổ!
“Dù xác thân nhiều chỗ oại-oằn!
“Nhưng con rực sáng Chơn-thần,
“Thì Thầy mừng rỡ chẳng cần việc chi!
Thầy giảng qua “Hình-nhi Thượng-học”,
Cho con trẻ “Nhâm-Đốc” điều-hòa,
“Siêu-hình Vạn-vật” hiểu qua,
Cơ Thầy chuyển-biến sanh ra máy-huyền.
Vì cơ thiên đầu tiên sanh đẻ,
Có muôn loài mở hé thiên-cơ,
Vũ-trụ bao-quát không mờ
Muôn loài trưởng-dưỡng Đồ-thơ diệu-huyền
Thì ngày nay Thầy biên chép sổ,
Vào niên tàn để độ trẻ thơ,
Sợ trẻ Linh-tánh lu-mờ,
Nên Thầy trực-tiếp giáng lời Thiêng-liêng
Để nhắc lại căn tiền kiếp cũ,
Cho trẻ hiểu đầy đủ oai-năng;
Cho trẻ thức-tỉnh Linh-thần;
Cho trẻ nhớ lại bao lần xuống lên.
Nên Tam-Kỳ lập nền Thượng-học,
Cơ Siêu-hình gạn-lọc đục trong.
Con ơi! Cố-gắng nhập lòng,
Dù lời Đồng-tử nhưng thông cùng Thầy.
Mượn lời nói khẩu khai ra lý,
Nhưng điễn Thầy đã ký phê rồi,
Đó là máy tạo con ơi!
Siêu-hình bao-quát giáng nơi Nê-hườn.

Trong khi tiếp đàn nên đảnh lễ,
Con thành tâm phát thệ Qui-y;
Nguyện cầu với Đấng huyền-vi,
Là cơ Tạo-Hóa hữu-vi sanh bày.
Rồi tịnh yên ngồi ngay Tịch-lặng,
Trụ Huỳnh-đình chớ chẳng phóng ra,
Song-mâu nhiếp lại một nhà,
Tinh-thần với khí mà hòa Phật-Tiên.
Thì Thầy giáng điễn liền trợ trẻ,
Nhập vào hồn của kẻ ngồi đàn,
Chơn-đồng tâm-tánh tịnh an,
Lời Thầy thuyết-giảng đưa sang Đạo-mầu.
Nếu Pháp-đàn minh-châu tỏ-ngộ,
Giúp Chơn-đồng đến chỗ siêu-nhiên,
Đây cơ diệu-diệu huyền-huyền,
“Hình-nhi Thượng-học”linh-thiêng máy Trời.
Kẻ dự đàng không lời thuyết-giảng,
Phải tịnh-tâm cố rán hành-y,
Bằng không tư-tưởng phóng đi,
Thì Thầy thâu-nhiếp ắt nguy linh-hồn!
Là sanh-khắc hỡi con hiểu rõ!
Điễn Tiên-thiên đâu có lu-mờ;
Hậu-thiên tư-tưởng dật-dờ,
Thì Thầy phóng-xuất lu mờ tánh-tâm.
Vì con dại nát bầm Linh-thể,
Chống vơi Thầy mà để làm chi?
Thầy Đấng Tạo-Hóa huyền-vi,
Cho con biết rõ sánh bì với ai?
Mau sám-hối những ngày dự-thuyết,

Nếu tư-tưởng khi nghiệt với Thầy,
Mau mau sám-hối lòng ngay,
Bằng không Linh-điễn sẽ quày hại con!
Đây Thầy nói vuông tròn cặn-kẻ,
Cơ sanh-khắc chẳng lẽ không phân,
Đó là Linh-điển Chơn-thần,
Chớ Thầy đâu ghét về phần con thơ.
Đó Phục-Nguyên.
P.N : Con kỉnh vâng!
THẦY : Này Phục-Nguyên! Con có biết rõ về máy
“Hình-nhi Thượng-học” cũng nằm trong “Siêu-Hình-Quan”
đó con. Thế cho nên, tiếp điễn với Thầy chẳng
phải dễ - mà cũng chẳng phải khá lờn, đó Phục-Nguyên !
Vì Thầy là Đấng Tạo-Hóa Càn-Khôn không phải
như kẻ tầm-thường - mà chẳng phải như trò đùa của thế gian,
gọi rằng xem Thầy như là một người nói của Chơn đồng
xuất ra, mặc dầu Thầy qua trung-gian Chơn-đồng
hoặc qua trung-gian cơ-bút cũng vậy: Đó là điễn Tiên thiên
của Thầy chiếu xuống. Vì Kỳ-tam thương các con
trong bể-khổ trần-vơi đắm đuối mãi trong tình tiền danh lợi.
Thế cho nên, Thầy mới đặt ra cơ “Siêu-hình” gọi là
“Hình-nhi Thượng-học” để đánh-thức các con còn mê tân
trong biển ải của trần-gian giả-tạo này.
Khi xưa thời Nhứt-kỳ, Thầy dụng ngôn để giảng dạy.
Qua Nhị-kỳ, dụng pháp để giảng giải. Còn Kỳ-tam
này. Thầy phối hợp lời lẫn pháp để hầu mong đưa cho các
con đến con đường cứu-cánh cuối-cùng là giải-thoát,

không còn chìm-đắm trong cõi hữu-hình này nữa, đó
Phục-Nguyên con!
Thế cho nên, mới có Thầy là Chí-Tôn Khai-đạo trong
Kỳ-tam này, Thầy phải dùng cơ siêu-xuất, nếu những kẻ coi
thường Thầy, những kẻ khinh-lờn Thầy thì, không phải
Thầy trách hay là Thầy oán-giận, nhưng lý sanh khắc của
Vũ-trụ thì các con ắt sẽ bị mờ lu Linh-tánh. Hôm nay Thầy
nói rõ cho con Phục-Nguyên biết, vì nó nằm trong “Siêu-
Hình-Quan” đó, cho nên trong lúc tiếp với Thầy mà cũng
cùng đồng trợ cho Chơn-đồng, phải không con Phục-
Nguyên? Và cũng cùng đồng trợ cho Pháp-đàn thì nam nữ
hữu-duyên phải thanh-tịnh; phải lắng lòng không còn gợn
hoặc không còn muốn phá Chơn-đồng bằng cách phóng
những tư-tưởng nghĩ quấy để cho lệch luồng Thiên-điễn của
Thầy, Thầy biết hết, phải không Phục-Nguyên con? Mà
chính cái đó là tai-hại của con, tác-hại của con tự mình tạo
ra, phải không Phục-Nguyên con?
P.N : Bạch Thầy vâng!
THẦY : Đôi khi đó cũng là cái thử, đó Phục-
Nguyên con! Phải không? Thế cho nên, Thầy khuyến
trước tiên con Phục-Nguyên ! Vì là Pháp-đàn, thứ hai
Thầy khuyến nam nữ các trẻ dự đàn, phải cố-gắng, và
phải thành-tâm chí-nguyện, vì dự đàn là để nghe lời Đạo
chớ không phải dự đàn là để khuấy rối luồng Thiên-điễn
của Thầy đang giáng xuống, tự con trồng cây thì con phải
hưởng trái mà nếu trồng cây xấu thì phải hưởng trái xấu,
phải không Phục-Nguyên con?

P.N : Kính bạch-Thầy! Cho con xin hỏi: chẳng hạn
như những phần nào con độ, đương nhiên con phải dùng
quyền-năng mở Khiếu trợ“Thần-lực Tiên-thiên”để thấm
nhuần trong cơ-thể và xuyên qua các huyệt-đạo của hàng
thiện-căn đó; nhưng trái lại lòng trần không phủi, lắm khi
con vì tình-thương, con dạy dỗ xây-dựng chỉ những điểm
sai - mà không nghe để chỉnh-tâm ăn-năn sám-hối, lại có
ý phản-trắc, có những tư-tưởng lệch-lạc đối khắc không
tốt, thì như vậy những nguồn Thiên-điễn mà con trợ đó có
thể phản khắc lại làm tâm hồn ấy đảo-điên và bị thối chuyển
sự tiến-hóa, bạch Thầy có phải vậy không?
THẦY : Đúng đó Phục-Nguyên! Thì như nãy giờ
Thầy nói rằng: Trong khi tiếp đàn có những con vì tâm
tánh quá thiển-cận cũng như sự hiểu sai-lệch về vấn đề
Siêu-Hình-Quan hoặc Thiêng-liêng, dụng tư-tưởng phóng
đi để làm trái với cái Thiên-điễn thì ắt tự con ấy lúc đó sẽ
xáo-trộn hoặc ngồi đứng không yên hay bồn-chồn, thì lúc
đó mình phải tự khắc biết sám-hối hoặc Qui-y phục-thiện trở lại.

Còn như con Phục-Nguyên! Vì Khai-khiếu nguyên nhân,
như Thầy đã dặn rằng: Không phải việc Khai-khiếu
là việc đơn-thuần, mà chẳng phải việc đơn-giản với mỗi
đứa tu-học như con Phục-Nguyên Khai-khiếu đặng, vì tùy
theo nghiệp-lực, tùy theo công-năng tu-hành mức chịu đựng
được hay không mới Khai-khiếu, vì sự Khai-khiếu nó
rút gọn thời-gian tu của nguyên-nhân đó rất nhiều. Thế
cho nên, nếu mà việc con Khai-khiếu bừa-bãi hoặc con gặp

kẻ nào cũng Khai-khiếu thì đó là việc sơ-sót mà sơ-sót lớn nữa”.

“Rồi vì Khai-khiếu có nghĩa là rút ngắn thời-gian
tu mà trong thời-gian tu các con phải gạn-lọc oan-nghiệt,
gạn lọc tiền-khiên quả-báo bằng cách sám-hối ăn-năn,
bằng cách tu-hành Tịnh-luyện cho chơn-chất, cho thành thật,
cho vi-diệu, bằng cách tu-hành cho thật tâm, thì hôm
nay Phục-Nguyên đã Khai-khiếu, nó đã đốt cái giai-đoạn
đó rồi”, phải không?
“Thế nên, nếu mà tâm của trẻ đó không được tịnh yên,
không được phát huệ, không được tinh-tấn, là do vì
cái sự oan-nghiệt quả-báo trở lại vây quanh hại trở lại
thân-xác của kẻ tu do vì không tinh-tấn tu hành hoặc vì
có tư-tưởng phản-khắc. Vì chỗ phản-khắc cho nên chính
người đấy hoặc là chính nhơn-duyên đó tự chuốc lấy quả
báo đó về mình mà thôi”, đó Phục-Nguyên con!
P.N : Con kính vâng!
THẦY :
BÀI
Nay sẵn nói về Phần Khai-khiếu,
Con Phục-Nguyên ! Cố hiểu điều này:
“Trọn lời thâu-nhập điễn khai”,
“Về phần mở Khiếu rất hay cứu đời”.
“Nhưng dè-dặt những người quả-báo”,
“Phải để ý đứa tạo oan-khiên”,
“Và cùng với trẻ không hiền”,
“Thì phần Khai-khiếu ắt liền hại lây”.

“Hại phần con vì khai oan-nghiệt;
“Hại phần người không biết lo tu.
“Cho nên tâm tánh khó trừ”,
“Thất-tình lục-dục từ-từ khảo-tra!”
“Nên trước khi khai hoa mở khiếu”,
“Phải công-phu chớ thiếu ngày giờ”
“Hằng năng lập-đức”há ngơ”,
“Công Trình Tu-học điểm-tô miệt-mài”
“Đó căn-bản những ai giải-thoát,
“Nếu thấy hạnh trót-lọt không sai,
“Thì con mới xuất đảnh khai”,
“Cho nhơn-duyên mở Đạo bày Lý-chơn”.
“Gọi rằng đó dập-dồn điễn-lực”,
“Sẽ trợ thêm phần sức tu-hành”,
“Ngược bằng theo lý nghịch sanh”,
“Thì con tự chuốc quả hành do con!”
“Bao lời dạy lo tròn nghe trẻ!”
“Ngược bằng không bắt bẻ đủ điều”,
“Chịu nhiều cuộc cảnh trớ trêu…”
“Ôi thôi! Trần-thế lắm điều trái-ngang!”
“Thì Siêu-hình tương-quan cũng vậy,
Nếu dự đàn xét thấy tịnh-tâm,
Rút nguồn sinh-lực diệu-thâm,
Bằng không phản-khắc nặng-trầm thêm lên.
Rồi từ ấy bập-bềnh tư-tưởng,
Mãi loạn-động thụ-hưởng hoài-hoài,
Vì do con chẳng thẳng ngay,
Tâm tà tánh vạy nó quày hại con.
Đó này Phục-Nguyên!

P.N : Kính bạch Thầy! Đúng nhu vậy!
THẦY : Thế cho nên, tu-hành chẳng phải là
chuyện đơn-giản mà cũng chẳng phải là chuyện dễ làm!
Nên Thầy dặn Phục-Nguyên con! “Là việc Khai-khiếu
không nên bừa-bãi hoặc dễ dãi quá! Vì phần Khai-khiếu
này nó rút gọn việc tu cũng quá nhiều; vì thế phần oan nghiệt
nó không đòi đặng thì trực-tiếp quay lại đòi con
chính là người gánh nó” phải không Phục-Nguyên con?
P.N: Kính bạch Thầy! Con nhận thấy đúng như
vậy! Vì con cũng thường bị nhiều tai-nạn không đâu…!
THẦY: “Thế cho nên, tu-hành chẳng phải chuyện
đơn-giản – mà cũng chẳng phải chuyện dễ làm. Nên
Thầy dặn Phục-Nguyên con! Là việc Khai-khiếu không
nên bừa-bãi hoặc dễ-dãi quá! Vì phần khai-khiếu này nó
rút gọn việc tu cũng quá nhiều; do đó phần oan-nghiệt nó
không đòi đặng thì trực-tiếp quay lại đòi con chính là
người gánh nó”, phải không Phục-Nguyên con?
P.N : Kính bạch Thầy! Đúng như vậy!
THẦY : “Thế cho nên, nếu mà xét thấy trẻ nào tu học
phải qua một bước đầu tiên là thử-thách gạn-lọc rồi
sau đó qua một công-trình tu-luyện vững-chắc, phải qua
một thời-gian thử tâm mới Khai-khiếu”.
“Khi Khai-khiếu là lúc Thọ pháp Chơn-truyền
mà phải thử xem người đó có làm đúng hay không?
Ngược bằng không sự Khai-khiếu e có tác hại cho con
nhiều lắm”, đó Phục-Nguyên con!

“Vì sự Khai-khiếu là chính con đã tu dùm cho
nhân-duyên đó rồi, phải không? Do sự tu dùm đó nên
oan-nghiệt nó mới đeo-đẳng con mãi!”
Phục-Nguyên con! Có hỏi điều chi nữa không?
P.N : Con kính bạch Thầy dạy…
THẦY :
PHÚ
“Chuyện tu-hành đâu nào đơn-giản”,
“Khuyên các con cố-gắng bươn mau,
“Kìa! Bóng xế tan-tác động xao,
“Cơ Thầy chuyển lộn-nhào khắp chốn!
“Lậu thiên-cơ cho con gìn bổn,
“Phục-Nguyên ơi! Cơ “Đốn” sau này”,
“Để quay lại một lý của Thầy”,
“Không phân-biệt Đông, Tây, Nam, Bắc.
Vì “Đạo-đức” các con đánh mất,
Thầy lượm-lặt đến đặt nơi con,
Sợ e khí-lực trẻ hao-mòn,
Nên Thầy giáng lời son điển-ký.
Giờ Dậu thời đến đây thầm-thỉ,
Với con hiền “huyền-bí cao-thâm”,
“Con ơi hỡi! Cơ chuyển ngấm-ngầm,
“Rồi loạn-động gieo mầm chống-chỏi!
“Cũng là cơ để con học-hỏi ?
“Xem kềm tâm triệt thói đặng chưa?
“Xem coi con an-lạc muối dưa,
“Ngược bằng không chưa chừa quả-báo.
“Thầy muốn con vào cơ rốt-ráo,

“Để độ đời dìu bảo nguyên-nhân.
“Con ơi con! Dù khổ tấm-thân,
“Nhưng lời Đạo bất phân sanh-khắc.
“Dù bao trẻ vô-nghì quá ngặt,
“Thầy vẫn thương sắp đặt dạy khuyên!
“Con ơi con! Hậu trả quả tiền,
“Con cố-gieo ắt liền gặt lấy!
“Cơ đến đây là cơ đào-thải,
Khuyên con hiền! “Tự-tại Tu-tâm”,
“Để tránh xa nguồn-gốc lạc-lầm,
“Để mở sáng nghìn năm bất-hoại.
“Con hấp -hô trong lòng sảng-khoái,
“Rất nhẹ-nhàng thoai-thoải tánh nhu.
“Nếu tâm sanh cố-gắng đoạn-trừ”,
“Bình khẩu-ý, lao lư phủi sạch
“Vì do đâu bế nguồn đạo-mạch?
“Do vì con chưa sạch tâm phàm.
“Dính mùi đời con vẫn mến ham,
“Lời thị-phi con đam thêu dệt.
“Thân mãi động không sanh đạo kết,
“Ý hoành-hành nên chết Linh-đơn,
“Thì làm sao Công-quả mót bòn?
“Nếu khiếu bế khó tồn Linh-tánh!”
HỰU
“Linh-tánh Thầy sanh trẻ đủ-đầy,
“Đoạt mầu bí-khuyết một vầng mây.
“Khuyên tu học đạo mau trau-chuốt,
“Kẻo trể con ơi! Đã đến ngày.

HỰU
Đến ngày trau tặng con thơ,
Linh-đơn đoạt máy “Đồ-thơ Chánh-truyền”.
Nay Thầy tỏ trọn ý duyên,
Khai nguồn “Đạo-đức diệu-huyền cơ thâm”.
“Ngọc xá-lợi con tầm mới thấy,
“Ánh “Mâu-Ni” con lấy đem vào,
“Tinh-Thần mát-rượi rao-rao,
“Chính là linh-dược Thầy trao ban đầu.
HỰU
“Ban đầu một hột điểm Linh-đơn”,
“Trao trẻ ngày xưa đã bỏ quên.
“Không nhớ lời khuyên nên tạo-tác,
“Nguơn tàn hậu cuối phải bù đền.
BÀI
“Linh-đơn Xá-lợi Mâu-Ni”,
“Con ơi! Cố-gắng mà qui cho về.
“Đây nồi thuốc đem Tề vận-chuyển,
“Lửa hà-sa con biến Âm-dương.
“Tìm vào cho đủ trăm phương,
“Một toa thuốc quí uống dường Linh-đơn.
“Thầy kê toa phê-son cho trẻ,
“Uống mau vào cho khỏe Tinh-Thần,
“Để tâm điều độ lâng-lâng,
“Ba chén sắc lại chỉ cần tám thôi.
“Bảy thứ thuốc con nhồi vào nấu,
“Đem cái lò để khấu Bắc cung.

“Miệng vòi nơi hướng cạn cùng,
“Mặt trời chen lặn là dùng vào ngay!
“Đổ ba chén lai-rai sắc mãi;
“Lấy ba khoanh củi phải nung vào;
“Nung vào điều-độ thao-thao,
“Màu đen sắc thuốc Thầy trao con khờ.
“Rồi con hãy đúng giờ cẩn-thận;
“Đến giờ Tý ẩn-nhẫn trông-nom,
“Thuốc trào con phải đun gom,
“Vào nồi đầy đủ mà thơm mùi huyền.
“Rồi để đó tự-nhiên con nhé!
“Dụng thời-gian thuốc sẽ riu-riu,
“Đó là con bắt cầu-kiều,
“ Lửa không đầy đủ vào siêu chẳng vừa.
“Thì phải nung mà lừa lọc mãi,
“Đến chừng nào đào-thải bùn dơ.
“Cho than đun nóng từng giờ”,
“Chính nồi thuốc quí con khờ sắc lên.
“Dụng tay khảo con nên điều-độ,
“Ba chén này đủ số con ơi!
“Tam phân điều-độ Đạo-Trời,
“Từ từ gạn-lọc còn thời ba phân.
“Phân thứ nhứt con cần Lọc-huyết”;
“Phân thứ nhì, con diệt Tinh-âm”;
“Phân ba lắêng động Tinh-thần”,
“Đó là bổ Khí ẩn nằm Siêu-vi”.
“Thuốc Linh-đơn Thầy ghi đã rõ,
“Kê toa rồi con có biết chưa?
“Biết rồi phải gắng say-sưa,

“Nấu mau nồi thuốc mà đưa vào mồm.
“Đưa vào mồm con gom lẹ-lẹ,
“Nước Ma-Ha mát-mẽ nuốt vào;
“Nuốt vào con thấy mát sao,
“Chính là đủ số y-hào con ơi!
“Ngược bằng không bụng thời nó nặng,
“Đầu choáng-váng hoa mắt ù-tai,
“Đó là chưa đủ số ngày,
“Hoặc là con sắc còn sai ý huyền.
“Nên Thầy dạy túc-duyên y số,
“Con phải mau giác-ngộ điểm này;
“Điểm này là điểm Thầy khai,
“Trở về Cửu-ngũ Liên-đài Ban-sơ”.
Đó Phục-Nguyên! Con đã nghe rõ rồi chưa?
P.N: Kính bạch Thầy! Con đã rõ…
THẦY:Thế thì ý con đã hiểu rõ như thế nào về cái
nồi thuốc mà Thầy đã kê toa cho con trẻ tự sắc lấy uống?
P.N : Con kính bạch Thầy.
BÀI
“Con đã rõ đầu tiên “Thanh-tịnh”,
“Chiếu nhãn-quang để “Định Đơn-điền”,
“Riu-riu điều tức an-nhiên”;
“Gom về Thần trụ cho yên nóng rần.
“Được như vậy chuyển phân lượng số,
“Hòa Âm-dương tỏ-ngộ Bửu-châu”,
“Gom về một mối Qui-bầu”,
“Dẫn qua Lư-Vĩ thông-giao Nê-huờn”.

“Rồi Định đây, Kim-đơn gom lại”,
“Xuống Huyền-Ưng thơi-thái nuốt vào”.
“Đem về Huỳnh-Thổ mà trau”,
“Định Thần, hiệp Khí một bầu Âm-dương”.
“Được trọn-lành, chơn-thường tự-tại,
“Kết Phách-Hồn” luân-tải điều-hòa;
“Hiệp qui vận-chuyển hà-sa,
“Không còn nhuốm đọng trược tà chúng-sanh.
“Con đã rõ tri-phanh Đạo-lý…
Nay Thầy truyền “Bí-chỉ Huyền-cơ”,
Con nào có dám hững-hờ,
Triệt thông Nguyên-bổn Thiên-thơ an-bày.
Kính Thầy!
THẦY :
Đúng đó con! Làm ngay nghe trẻ,
Ba chén thuốc Thầy sẽ đem trao.
“Tam-gia Qui-hiệp Nhứt-bào”,
“Tám món thuốc đã ghi vào kê toa.
“Là Bát-quái Hiệp-hòa Sanh-khắc”,
“Rồi tự con điều đặt lấy mình,
“Càn, Khảm, Cấn, Chấn phát sinh;
“Đoài, Ly hiệp lại viên-minh Bồ-đề”
“Tốn với Khôn quay về nghe trẻ!
“Nồi thuốc đầu mau lẹ đi con!
“Thang phát khởi phải lo tròn,
Rồi sau Thầy sẽ kê đơn đều đều.
Thôi Thầy thăng, gợi nhiều ý mật,
Con hành-y sắp-đặt bên ngoài,

“Cố lòng Tịch-đốc Thanh-bai”,
Trở về với Đạo“Hoằng-khai Chánh-truyền”.
“Dù có khổ ngửa-nghiêng thân-xác,
“Nhưng Linh-Hồn giải-thoát cảnh đời.
“Trở về chốn cũ thảnh-thơi,
Không sanh, không nhiễm, không rời, không đeo.
“Không chỗ có sao neo trược đặng?
“Không chỗ không, không nặng linh hồn,
“Ấy là nguyên-lý bảo tồn;
Làm sao giải-đặng “Phục-huờn Linh-quang”.
Thôi Thầy thăng.

Trở lại trang chánh