zz        

KINH VÔ VI PHÁP

                 

ĐỘNG
102-Động là động máy ở trong mình
máy ấy vận hành tại khiếu-linh
hơi-thở im-lìm như tiểu-tử
con ngươi đứng sững thể thăng-bình
tam-quan mở bét tường chơn-giả
bát mạch lưu-thông rõ sự tình
cái động là nguồn trong cái tịnh
người hay động tịnh đạo quang-minh
TỊNH
103-Hể là chí động tịnh theo liền
lúc ấy con người khoẻ tự-nhiên
trước mắt mịt-mờ thần phản-bổn
bên tai lặng-lẻ khí-bình-yên
âm-dương giao-cấu hoà-tâm-thận
thuỷ-hoả tương phùng kết-hống-diên
tánh-mạng gom về trong đại-định
công-phu bền chặt chứng thần tiên
Ý
104-Sự gì ý cũng đứng đầu bài
kỳ thật quân-sư của mắt-tai

mắt để rình mò cơn động-tịnh
tai thì tọc-mạch việc trong ngoài
người hay nghịch-trở làm tiên-phật
kẻ luống thuận xây xuống dạ-đài
tà-chánh mà rồi do có một
rán mà ngụ-ý bớ kìa ai
THANH
105-Thanh-nhàn thanh-tịnh gọi là thanh
vô-sự trong mình ấy cũng thanh
cơ-bút ngâm-nga bèn khử-trược
công-phu điều-tức thiệt lưu-thanh
nằm-ngồi bất-động từ nhiên-tịnh
đi-đứng ôn-hoà tức thị-thanh
đã biết con người đầy những trược
công-phu thuần-thục trở nên thanh.
TRƯỢC
106-Tinh cha huyết mẹ trược dường nào
lục-dục thất-tình chứa một bao
trong bị ruột-gan nhồi lắm động
ngoài thì tai-mắt hở cho hao.
khí mà bất cập vì tư-lự
thần luống âm-thầm bị ngoại-giao
nhờ phép lưu thanh mà khử-trược
phân-rành ngôi thứ thấp và cao.
KHIẾU
107-Tiên phàm cũng một khiếu mà ra
ở giữa không-trung rất kín mà
lúc ần lúc-chường; vô-thức-lệ
khi mờ khi tỏ; khó dò la
cũng thời một mối mà chơn-giả
cũng ở một hang lại chánh tà
tà-chánh; giả-chơn; nhờ đốn-ngộ
ngộ rồi nguồn cội có đâu xa

MA
108-Khí-huyết trong mình sáng tạo ra
ma tình ma-dục nhiểu hằng hà
khảo người cho rõ lòng chơn-giả
thử kẻ cho ra mặt chánh-tà
chịu nổi thì gặp tiên gặp phật
thua buồn thì làm quỷ làm ma
tu-hành nhờ có ma bầu-cữ
không vậy về đâu có tới nhà.
THỞ
109-Mỗi một hơi thì đọc một câu
giữ chừng thác-thược nối hai đầu
ra vô hoà hưỡn như nhồi nhịp
lên xuống liền đeo thể bắc-cầu
chớ khá ham-mê thành gián-đoạn
đừng cho vọng-niệm hoá lo-rầu
thầy trò liên-tiếp nhờ hơi-thở
trời-đất thông đồng tóm một-xâu
NGÓ
110-Năm phút ngồi im xét nỗi-niềm
rồi gom thần lại giữa hường-tim
mơ-màng tâm-địa dường say-tỉnh
phưởng-phất chơn-linh tợ nổi-chìm
chẳng khác mèo ngồi rình bắt chuột
in như người mất của lo tìm
sáng-loà trước mắt vừng trăng tỏ
chiếu thẳng một đường tợ mũi-kim
THUẬN
111-Thuận-nghịch ở ngay nội ý mình
chiều theo tâm-ý một chơn-linh
ruột-gan ưa chuộng đều ngon-ngọt
tai-mắt thường gây sự bất bình

im được ruột-gan người phát-giác
lìa xong tai-mắt được quang-minh
nghịch xây phàm-ý thành chơn-ý
mới rõ đường nào gọi"cá-tình"
NGHỊCH
112-Nhãn là con mắt chớ xem ngoài
nhĩ ấy xin đừng có vãn tai
tỷ giữ hai hơi người giáo-đạo
thiệt cong một mực chớ thày-lay
thân-phàm vóc ảo trau-giồi mãi
ý-mã tâm-viên buộc trói hoài
bất cứ việc chi đều chuyển nghịch
động hay kềm tịnh mới là tài.
SOI-HỒN
113-Một vầng trước mặt rạng ngời-ngời
kỳ-thật ngươn-thần hiện đến nơi
giáng giữa thượng-huyền khai cửa đạo
chiếu vào tâm-địa mở hang-trời
mắt nghiềm chỉ-thị lo kềm tánh
tai lóng im-lìm giữ chặt hơi
mỗi bữa mẹo thoàn xin mỗi rọi
được mà bồi-đấp chổ lưng-vơi.
KHỞI-HOẢ
114-Khởi hoả là gạn đục lóng trong
ấy là một phép để đề-phòng
hơi vào cửu-khiếu tan tình dục
điển-nhập tam-quan tắt lửa-lòng
muốn diệt tánh-phàm thường khởi hoả
muốn trừ oan-nghiệt phải cân-phong
công-phu thuần-thục nhờ công-quả
khởi-hoả là gạn đục lóng trong.

115-Lòng hay vọng-động ấy tà-ma
tình-dục hùa theo xúm phá nhà
nên nói thời hư thì quỷ-lộng
bằng hay thần định mới nhơn-hoà
tứ-môn để hở chừng giây-lát
lục-tặc xông vào bắt chủ-gia
ví biết nhử tà do nhử kỹ
thiên-đường địa-ngục nội mình ta.
CHÁNH
116-Sự gì cũng thật bèn là chánh
mình biết mình thì mình tỏ tánh
an-phận thủ thường khí-huyết-hoà
bình-an vô-sự tinh-thần mạnh
không lo không sợ ấy phi phàm
hay nhẩn hay nhiêu là chí thánh
mỗi bửa công-phu mổi cải-tà
mùi trần thế sự xin ngừa-lánh
CÔNG-PHU
117-Ngày công quả tối lại công-phu
nhỉ-mục thời trưng cứ vận-trù
mẹo trụ ngọ hành; khai tánh-sáng
dậu hoà; tý hiệp; mở tâm mù
ngồi gìn kim-định; ngồi êm-ái
ngũ giữ ngoạ-thoàn; ngũ khoẻ ru
chớ khá đổi dời cùng dục tốc
thường hành bình đẳng gọi là tu.
NHẬP-THẤT
118-Nhập thất là kéo tánh nhập về
nhập về tâm-địa hiệp tam-huê
mắt nghiềm trung-khiếu thâu thần đến
tai ngóng dương-quang phản-thính kề
đi đứng đừng cho tâm-vọng-động
nằm ngồi chớ thả tánh-hôn-mê

thất nầy vốn thiệt 'huỳnh-kim-thất'
vào được mà xem rất chỉnh tề.

119-Nữa đời nữa đạo gọi là mê
tiết nghĩa thảo ngay gánh nặng-nề
cực-lạc một bên hằng bỏ trống
tây-phương trước mặt khó mong về
công-phu hốt mớ quen lùi sụt
đạo-lý mơ-màng giỏi xích phê
tiên-phật biết ham thành lấy được
mà lòng nhơn-dục hởi ê-hề
GIÁC
120-Phật-giác nghĩa là mở đức tin
từ-nhiên mình tỏ ngộ ên mình
xét rành yếu-lý bày tâm-đạo
thấu tột nguồn-cơn thấy tánh-linh
bất-thức; bất-tri; bèn bất diệt
vô-thinh; vô-xú; lại vô-sinh
bao-la thế-giới dường không có
nhắm mắt lim-dim rõ sự-tình
ĐẠO
121-Đạo là nguồn cội của muôn-loài
chung cả đất-trời khắp mở khai
mở cửa độ người qua khổ-hải
khai đàng dắt chúng khỏi trần-ai
người hay đốn-ngộ thì siêu-thoát
kẻ những say-mê bị lạc-loài
ví biết có đời thì có đạo
mà sao phàm-thánh tẻ làm hai.
BÁ-NHỰT
122-Bá-nhựt hôm nay đã đến rồi
bền lòng tu tới bớ trò ơi

một nghe thuyết-pháp đừng lơ-đảng
hai giữ công-phu chớ sụt-lùi
thế-sự nợ đời mau giải-thoát
bút-cơ giáo-lý rán trau-giồi
vẫn-vơ tưởng nghĩ xin chừa bỏ
mỗi bữa lên đây cứ tịnh ngồi.
ĐẠO-HẠNH
123-Đạo là gốc mà đức làm đầu
hể đạo càng cao đức phải sâu
đức dưỡng tinh-thần sanh phật-tử
đạo rèn huệ-mạng sản minh-châu
khí-thần hoà-hiệp chưng huyền-diệu
tánh-mạng song-tu; mới nhiệm-mầu
nên học đạo phải lo chứa đức
tu mà thiếu đức khó bền lâu.
GIẢI-THOÁT
124-giải là giải-thoát cái lòng phàm
phàm ấy sân-si ái với tham
sân-hận vì chưng lòng cố-chấp
si-mê cũng bởi tánh cà-nam
ái-yêu ôm-ấp bao giờ đã
tham muốn cù cưa mấy thưở nhàm
giải được bốn điều thì giải thoát
rồi sau ngộ đạo mới là ham.
VÔ-VI
125-Vô-vi là lấy có làm không
trước mặt bên mình cả thảy không
gom đất gom-trời vào thái-cực
đem tâm đem tánh lại hư-không
đừng màng thế sự trăm phần có
miễn giữ tấm lòng một chữ không
không tột chổ không là chí đạo
con người để nữa trở về không

HUYỀN-TẨN
126-Trong mình có một cái hang hơi
hang ấy kỳ-trung thiệt của trời
mở bét từ nhiên dòm thấy-phật
kín mi tức-thị máng theo đời
người hay phản thính thông đồng cả
kẻ biết hồi quang chói rạng ngời
có một cửa nầy là mối đạo
bất tường yếu quyết thể trò chơi.
SANH
127-Lòng chưa trống; ý bèn sanh
nhớ tưởng cảm thương xúc lạc-hành
con mắt quên gài rù lục-tặc
lổ tai để hở kéo tam-bành
khẩu khai thần-khí dông xa lắc
thiệt động thị-phi tới dổ dành
hà tất bo bo gìn ngũ-giới
nội mình diệt được ấy là hành.
NHẪN-NHỤC
128-Nhẫn-nhục là mình nhịn với mình
nhịn sao đừng động mới là linh
không-mừng không-giận không-phiền-phức
chớ thấy; chớ nghe; chớ bất bình
giữ được đương-như nhờ cố-thủ
muốn đừng sanh-sự rán làm-thinh
ví bằng học-đạo quên rèn nhẫn
muôn luyện ngàn tu cũng duc-tình.
TỪ-BI
129-Lòng hay nhịn-nhục ấy từ bi
trước mặt sau lưng chẳng quản gì
bất-cấu; bất-sanh; bèn bất-diệt
vô-tư; vô-lự; thiệt vô-vi

lổ tai đừng chác lời đàm tiếu
cái miệng nên ngừa chuyện thị-phi
há phải thiên-tu và vạn-luyện
chẳng qua vì một lẻ tin-nghi.
BỀN
130-Học đạo chi hơn một chữ bền
thỉ-chung bền-chặt mới làm nên
nằm ngồi đi đứng; đâu lìa đạo
năm-tháng ngày-đêm chẳng bỏ nền
tiếp-dẩn mỗi thời không dám hở
công-phu thường bữa mựa đừng quên
vã chăng thang máy thôi nhiều nấc
tay vịn chơn trèo cứ bước lên.
CHUNG
131-Học đạo nhờ nên buổi cuối cùng
cùng là cùng thỉ với cùng chung
thỉ là phát-nguyện do thành thật
chung ấy công-phu phải đại-hùng
trước khá trải qua đường khúc mắt
sau rồi lần tới nẻo trung-dung
đừng ham sốt-sắng trong giây-lát
xin chậm mà bền giữ bực trung.
NHẬP-ĐỊNH
132-Cả thảy gom vào giữa khiếu-trung
gọi là nhập-định tột hang cùng
trong ngoài kín-mít gìn ba-báu
lặng-lẽ tư-bề thể cấm cung.
CHỮ-TU
BÁT-LIÊN-HOÀN

[ 1 ]
133- Chữ tu gẩm lại thật êm-ru

lộn-xộn chẳng qua bị quỷ-trù
kẻ cố tham thoàn cùng nhập định
người chuyên tụng-niệm nói công-phu
càng tu càng dập thêm tăm-tối
càng luyện càng che khuất tánh mù
còn luyện còn tu còn vọng-động
chổ nào tịnh-định gọi là tu.
[ 2 ]
134-Tu-hành nhập định ấy làm đầu
luyện kỹ trúc cơ há kiếm đâu ?
đi-đứng nằm ngồi không dám động
thấy-nghe tưởng nghĩ phải lần thâu
cố-tu hạ-thủ tam-gia-hiệp
tựu-yếu thuỳ-liên tứ-tổ chầu
cái tánh của người là thuộc tịnh
tu mà lộn-xộn khó bền-lâu.
[ 3 ]
135- lâu năm chầy tháng tính cho nhiều
luyện-luyện; tu-tu thủng-thẳng tiêu
tịnh giả vô-vi thần-tịch-chiếu
định nhi bất-động khí lai-triều
luyện-thần phải thủ cơn hườn-luyện
điều-tức cần-chuyên chổ yếu-điều
sở-dỉ nói tu là nói luyện
có chi tự đắc luốn hiêu-hiêu
[ 4 ]
136-Hiêu-hiêu tự-đắc xúm tu hoài
nhập-định công-phu được mấy ai ?
kẻ cố đi non càng dấy-động
người ham nhập thất luống lầm sai
ưu tư càng chứa sanh oan-nghiệt
nhĩ-mục chưa lìa vướng hoạ tai
đừng cố thiên-tu và vạn-luyện
một câu nhập-định huệ-tâm-khai
[ 5 ]
137-Khai-khiếu huyền quang gọi trúc cơ

người nay tu luyện nghĩ bơ-thờ
không tường động tịnh rồi sa-ngã
bất-thức công-phu luống dật-dờ
chữ luyện là êm; êm tợ ngũ
chữ tu là lặng; lặng như tờ
kìa ai tu tịnh mà không-động ?
còn động từ-nhiên đạo mập-mờ
[ 6 ]
138-Mờ-mờ mịt-mịt rất thanh-nhàn
tai-mắt gom về tánh lặng trang
trước mặt quên tình như bảng-lảng
sau lưng lạ cảnh rất mơ-màng
thấy mà không thấy là thanh-tịnh
nghe thiệt không nghe bởi định an
há phải phùng mang và trợn-dộc
như-như bất-động gọi kim-cang
[ 7 ]
139-Can-tỳ phế-thận thảy do-tâm
tâm-tịnh từ nhiên bổn-tánh cầm
khí-túc vì tâm vô-sở-tích
thần-trí nhờ tánh định-nam-châm
nhứt-trần bất nhiểm không màng vội
vạn-sự do không hết sợ lầm
phù-tịnh giả-tịnh kỳ-tánh-giả
tánh-năng hư-tịnh đạo cao thâm.
[ 8 ]
140-Thâm trầm đạo-lý tối thâm -u
nhắm mắt tịnh khan ấy đạo mù
tỏ đặng căn-nguyên ngu hoá trí
không tường yếu-quyết; trí thành ngu
ai mê tu-luyện đừng ham-luyện
ai quyết tu-hành chớ vội-tu
rộn-rực phép kia rồi phép nọ
chữ-tu gẩm lại thật êm-ru.

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5