Tứ Ðại Pháp Kinh
Vô Sở Pháp

hữu, hữu vô tất tánh đồng
SỞ y, y -sở cũng tâm tông
PHÁP chẳng bao giờ là pháp cả
mà vô lý tức dung thông


VÔ SỞ PHÁP là pháp chẳng thuộc về tự nhiên, mà cũng chẳng thuộc về nhân duyên.
Chẳng hạn như vô minh được gọi là Pháp thuộc về vô sở. Nếu cho rằng vô minh thuộc về tự nhiên, mà tự nhiên là pháp chẳng sanh, chẳng mất đi, hằng hữu đời đời, thì VÔ MINH sẽ thống trị khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ, sẽ chẳng có ai thành Phật giải thoát và chúng sanh sẽ vĩnh viễn ngu si,   ràng buộc trôi lặn mãi mãi trong vòng luân hồi đau khổ vô ngần.
Còn nếu nói rằng VÔ MINH thuộc về nhân duyên, mà nhân duyên là pháp tạo ra, bởi công năng tạo tác tức nhân, và công năng hỗ trợ tức Duyên. Thế thì, cái nhân tức là cái năng lực tạo ra VÔ MINH là cái gì? Nếu đã có “cái tạo ra Vô Minh” thời phải có cái tạo ra “cái tạo ra Vô Minh”?  Nếu thế thì con lại thắc mắc thêm, cái gì tạo ra cái ấy, để cái ấy tạo ra "cái tạo ra Vô Minh”?
Nếu thế thời đến vô cùng, cũng không thể thỏa mãn được. Nếu bảo Thượng Ðế tạo ra Vô Minh càng vô lý nữa! Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng, giác ngộ hoàn toàn. Còn Vô Minh tượng trưng cho ngu si, đần độn, mê lầm, mê chấp. Ðã giác ngộ hoàn toàn, thời đâu còn mê lầm nữa mà tạo ra vô minh đặng đánh mất cái giác ngộ được? Khi con đã đắc đạo vô thượng thời ra khỏi vô minh. Khi ra khỏi vô minh con mới thực sự hiểu được trọn vẹn hơn, chớ còn trí phàm che lấp thời khó mà hiểu được chỗ này.
Thế nên, đặt vô minh vào Nhân Duyên Pháp cũng không ổn. Bởi vì nó chẳng do ai tạo ra, cũng chẳng phải tự nhiên mà có.
Do đó, VÔ MINH là "NGUYÊN NGHIỆP ÐỒNG NHẤT", nó đứng đầu trong Thập Nhị Nhân Duyên (Vô minh duyên hành, hành duyên thức...) và đứng trước tiên trong Lục Đạo Hấp Dẫn     (vô minh nên bị ngoại vật chi phối, nên mới khởi sinh ý thức tự nguyện đầu thai...).
Nó (Vô Minh) là nghiệp, cái nghiệp mẹ đẻ ra các nghiệp con, nghiệp cháu như tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục gọi chung là thất tình, lục dục, tam độc, thất ác, và hằng hà sa số nghiệp khác,              kéo con vào vòng luân hồi sanh tử: sinh, lão, bệnh, tử, đau khổ vô ngần. Vô minh nên mới mê lầm,  mê chấp: chấp trược, chấp thanh, chấp thiện, chấp ác, chấp đúng, chấp sai, chấp đẹp,              chấp xấu,chấp thương, chấp đoạn, chấp hữu, chấp vô, chấp duy tâm, chấp duy vật.                         Nhân bàn vô duy vật CHA nhắc lại cho các con rõ:
Duy vật cũng là duy tâm thôi, bởi vì ngoài vật không tâm, ngoài tâm không vật, vật tức tâm, tâm tức vật (chỗ này cao siêu, khi nào về đến ngôi CHA mới hiểu nổi).
Giờ đây, CHA chỉ giảng sơ cho các con có ý niệm mà thôi. Phải chăng khi con tu hành chính là thực hiện các qui luật duy vật biện chứng pháp ở trong con?
Các quy luật ấy là luật mâu thuẫn, luật biến lượng thành chất, luật phủ định và quan trọng nhất là luật phủ định sạch trơn.
Khi luân hồi trong vòng sanh tử, để nhồi quả, trả nghiệp, nếm, chứng nghiệm hết thảy mọi cảnh sắc, mọi khía cạnh, mọi trạng thái, mọi cảm giác... thấm thía với những đau khổ ở cõi trược trần,         nảy sinh tư tưởng chán ngán, có ý thức vươn lên tìm đạo tu học. Bài học trược con đã thuộc, thuộc đến phát ớn lạnh xương sống, thuộc đến nổi thấm sâu vào trí não, không lúc nào quên.                Giờ đây, con tiến sang bài học Thanh, từ trược tiến sang thanh hủy phá trược đặng tạo dựng thanh, đây không phải là thể hiện luật "Mâu thuẫn" hay sao?
Bởi vì mâu thuẫn trì kéo giữa hai lực trược và thanh giúp cho con nếm, chứng nghiệm được, cái nào làm con nặng nề, tối tăm, đau khổ, và cái nào đưa con đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc. Khi đã phân biệt rồi, con bắt đầu bỏ trược tìm thanh. Sau một thời gian công phu luyện đạo, nhứt là hai pháp môn Lục Tự Di Ðà và Mật Niệm Bát Chánh giúp con thanh lọc bản thể, khai mở sáu luân xa và phát triển bát thức đi dần đến chỗ nhẹ nhàng, an lạc, sáng suốt.
Từ chỗ nặng nề, trong trược biến đổi dần dần đi đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc tức là từ trược chất biến sang thanh chất, đấy không phải là thể hiện của qui luật "biến lượng thành chất"    hay sao? Lúc chưa tu trược nhiều thanh ít, khi bắt đầu tu thời các con bớt dần sự nhiễm trược,          từ số lượng nhỏ nhất đến số lượng lớn, rồi tiếp tục công phu, công quả, công trình cho nhiều,            nhanh tăng thêm mỗi ngày một ít, dần dần bản thể con hoàn toàn thanh nhẹ, sáng suốt an lạc.
Giờ đây, con hoàn toàn làm chủ lấy con, dứt bỏ hẵn trược nghiệp đã lôi kéo làm con đau khổ bấy lâu nay, đây không phải là sự thể hiện của luật "Phủ Ðịnh" hay sao?
Rồi trên con đường tiến hóa, muốn đi đến giải thoát hoàn toàn ra khỏi vô minh, thoát khỏi luân hồi sinh tử, con phải quán tưởng cho vỡ lẽ: Sanh từ đâu đến? Chết đi về đâu? Ngộ được tự tánh vô sinh, tự thể vô tử, tức Niết Bàn tự tại, Thiên Đàng giải thoát, không còn trôi lặn trong vòng luân hồi, sanh, lão, bệnh, tử nữa. Ðây không phải là thể hiện qui luật "Phủ định sạch trơn" hay sao?          (Phủ định sạch trơn là phủ định của phủ định, tức Hủy thể của Hủy thể là négation dé la négation).
Nhưng khi đã giải thoát hoàn toàn rồi, con không nên an nghĩ ở cõi Niết Bàn (hay Thiên Ðàng cũng vậy) hoài; nó sẽ làm trì trệ sự tiến hóa của con trên con đường trở về hiệp nhứt với chơn lý tối thượng, mà con phải xuống thế, nhiễm trược trở lại để cứu độ chúng sanh, vượt qua luật            "Phủ định sạch trơn" của qui luật "biện chứng" đặng chạy theo luật tiến hóa của CHA nghe con!
Xưa kia, Thái tử Tất Ðạt Ða, ngay sau ngộ đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chánh đẳng, chánh giác,    thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, nó liền khởi sanh tư tưởng bỏ xác tịch diệt đặng nhập Niết Bàn.
CHA sợ quá, nếu để nó nhập Niết Bàn, thời hạt giống chơn lý bị tuyệt chủng, nên biến hóa thành Vua ở cung Trời Ðại Phạm, hiện đến trước mặt nó, hạ mình đảnh lễ, năn nỉ nó ra mở Ðạo cứu đời cho tròn công quả, nên nó mới chịu từ bỏ ý nghĩ bỏ xác nhập Niết Bàn để xuống thế nhiễm trược trở lại, chịu không biết bao nhiêu tai nạn, khổ ách, lăn mình trong cõi trược trần suốt 49 năm dài đăng đẳng cứu độ dân thế, chuyển bánh xe chánh pháp kỳ giữa, tức Trung Ngươn đó con.
Ðây là cái gương cho các con ngày nay noi theo, nếu con nào đắc quả Niết Bàn kỳ ba này, chớ nảy sinh cái ý "bỏ xác" nhập Niết Bàn mà thiếu phần công quả, thời khó mà tiến nhanh về hiệp nhứt với CHA đặng làm một Ðấng Thượng Ðế toàn năng, toàn giác, phụng sự cho Càn Khôn tiến hóa đời đời để được hằng hữu đời đời.
Các con đã đắc quả Niết Bàn kỳ ba như: Ðỗ Thuần Hậu, Lương Sĩ Hằng đều nảy sinh tư tưởng "bỏ xác tịch diệt" đặng nhập Niết Bàn, đều bị điển CHA đẩy trở xuống đặng cứu độ quần sanh cho tròn công quả, rồi mới được bỏ xác về an hưởng cõi Niết Bàn an lạc.

Bất Tư Duy Pháp
CHƠN như, chơn thể, chơn tâm
tánh phăng tầm đặng thoát đường tu
minh ái dục ngục tù
THỪA lệnh Thượng Ðế dạy tu ngươn này
BẤT sinh bất diệt mới hay
tưởng phân biệt sẽ thay vô cùng (vô phân biệt)
DUY tâm duy vật nổ tung
PHÁP tánh thể hiện, thung dung thoát trần

BẤT TƯ DUY PHÁP còn gọi là CHƠN LÝ VÔ THỪA (hay Phật Thừa cũng vậy) là pháp không thể nghĩ bàn (bất tư duy) được bằng phàm tâm trí tục Ðó là những công án giúp cho các Vị tiến hóa cao, quán tưởng đêm ngày cho vỡ lẽ, thời lập tức đắc đạo vô thượng thể nhập vào “như như chánh trí” hay còn gọi là “Ðại Viên Cảnh Trí”.
Các con mới tu, đọc cho có ý niệm, chớ có nên đem phàm trí tranh cãi, phiếm đàm, xàm luận,     làm rối loạn bản thể của con rồi hư hết!                                                                                     (CHỚ KHINH THƯỜNG LỜI KHUYÊN DẠY NÀY CỦA CHA).
Thực ra, các vị Phật, vị Tổ, đều đắc đạo vô thượng hết, giải thoát hoàn toàn, cũng là Thượng Ðế hết, hay nói đúng hơn các vị đó cũng chính là CHA phân thân điển quang để đóng vai đó mà thôi.
Thế nên, Kinh do các vị đó sáng tác cũng đều không thể nghĩ bàn bằng phàm trí (như Pháp Bảo Ðàn của Huệ Năng, Quán Tâm Pháp của Ðạt Ma, Tín Tâm Kinh của Tăng Xán, Niết Bàn, Kim Cang, Bát Nhã, Duy Ma Cật của Thích Ca).
Tại sao CHA nói của "Thích Ca" mà không nói của Phật. Chỗ này cũng thuộc về Bất Tư Duy Pháp, không thể nghĩ bàn bằng phàm trí vì:

Chư Phật chẳng sở hữu
Lấy chi có lời dạy
Mà chép thành kinh sách
Ðặng truyền lại đời sau.

Ðây cũng là một công án để các con quán tưởng cho vỡ lẽ. Giờ đây, CHA bắt đầu an trú vào "Tam Muội Chánh Ðịnh" đặng thuyết giảng "Chơn Lý Vô Thừa", cho các con tiến hóa cao, quán tưởng tu học cho vỡ lẽ, thời sẽ đắc đạo Vô Thượng trong tức khắc không thể kịp nghĩ bàn. Nghĩ bàn là ra khỏi chơn lý nghe con! Khi trở về một công án, thời các công án khác đều bừng sáng lên cả.
- Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng. Giải thích Chơn Lý Tối Thượng tức xa lìa Thượng Ðế.
- Nhận biết được tư thể tánh của nội tâm, tức chứng được Chơn lý.
- KHÔNG và CÓ chẳng ở nơi thực tại, thực tại là cái "ngay bây giờ". Cái chẳng phải hữu tạo, hữu tồn, hữu nhiên, hữu tại. Cái chẳng phải vô tạo, vô tồn, vô nhiên, vô tại. HỮU và VÔ chẳng phải là thực tại chơn lý, cái vô cùng ở quá khứ cùng với cái vô cùng ở tương lai cũng chính là cái ngay bây giờ. Vì chưa hiểu như thế nên con người phân biệt quá khứ, hiện tại và vị lai.
- Thấy SẮC mà TÂM không móng lên một niệm sắc, không thấy sắc (hay thấy không sắc cũng vậy) mà TÂM chẳng móng lên một niệm không. Ðó chính là "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc". Trong Sắc có Không, trong Không có Sắc vậy!
- Trong thế giới KHÔNG có thế giới SẮC, trong thế giới SẮC có thế giới KHÔNG. Chẳng có sự phân biệt giữa thế giới KHÔNG và thế giới SẮC; nếu còn phân biệt tức chưa phải là bậc đã đắc đạo Vô Thượng "VÔ PHÂN BIỆT".
- VÔ PHÂN BIỆT tức "KHÔNG", ý thức tất cả những hiện tại, không hơn không kém, không đúng không sai, không thiện không ác, không đẹp không xấu, chứ chẳng phải không phân biệt gì cả. Chẳng biết phân biệt tức vô tri giác, Ngoan Không Vô Ký, nguy hiểm vô cùng.

ÐÚNG không thể là ÐÚNG, nếu không có sai
SAI không thể là SAI, nếu không có đúng
THIỆN không thể là THIỆN, nếu không có ác.
ÁC không thể là ÁC, nếu không có thiện.
XẤU không phải là XẤU, nếu không có đẹp.
ÐẸP không thể là ÐẸP, nếu không có xấu.

- Còn phân biệt Ðúng Sai, tức chẳng hiểu thực tại là gì?
Còn phân biệt Ðẹp Xấu, tức chẳng hiểu tình thương là gì?
Còn phân biệt Thiện Ác, tức chẳng hiểu cuộc sống là gì?
- Con người chẳng hiểu như thế, nên còn phân biệt ÐÚNG SAI, phân chia THIỆN ÁC, phân loại TỐT XẤU. Tư tưởng phân biệt không thể là cái hiện giờ, cái thực thể của nội tâm. Cái kín mít mà trống rỗng, sờ sờ ngay trước mắt. Cái bao la mà chẳng có độ lớn trọn vẹn, chẳng thể giới hạn bởi Hữu cùng hoặc Vô cùng.
- Cuộc sống là cái đang chết mà chẳng biến đổi. Thực tại là cái đang qua mà chẳng tạo thành. Tình thương là cái đang thể hiện mà chẳng xuất hiện.
- Cái toàn bộ của cuộc sống không thể giải thích, giải thích bằng những bộ phận rời rạc: Kinh tế hoặc chính trị, văn hóa hoặc giáo dục, khoa học hoặc kỹ thuật. Cái này không thể là cái này nếu không có những cái kia. Cái kia không thể là cái kia, nếu không có những cái này.
- Xưa nay, TA có bị ràng buộc đâu mà đi tìm con đường giải thoát. Người nào đi tìm con đường giải thoát, tức tự ràng buộc lấy chính mình.
- Theo bất cứ ai, kể cả Phật, tức tự xa lìa chính Tâm mình và như thế khó mà được giải thoát.
- Nếu Luân Hồi thực có, thời chẳng có ai thành Phật. Nếu Niết Bàn thật có thời chẳng có ai trôi lặn trong vòng sinh tử.
- "Thể tính Chơn Như Bất Biến Thường Hằng Vĩnh Cữu" xưa Thích Ca gọi là Phật Tánh, Ki Tô gọi là Tự Thể, chẳng phải cấu tạo bằng vật chất, cũng chẳng phải cấu tạo bằng Chơn Không. Nếu bằng vật chất, sẽ bị biến đổi bởi định luật của tự nhiên. Nếu bằng Chơn Không tức chẳng biết tư duy, chẳng tiếp nhận đau khổ hay sung sướng. Ðến nỗi cái gọi là "Phật Tính" cũng chẳng phải Phật Tính nốt. Nếu Phật là Phật, thời Phật chẳng hiện hữu.
- Chẳng thấy được Tánh, gọi là thấy Phật. Chẳng thấy được Phật mới là thấy "Tánh", ấy mới thật là thấy Tánh thành Phật, vì chính ngay bản thân của "Thấy" là Phật Tính rồi.
- Ai tự xưng mình chứng ngộ chơn lý, tức chẳng hiểu chơn lý là gì! Ai tự khoe mình là Phật, tức chẳng hiểu Phật là gì! Chứng được chơn lý, tức tự biết: không tu, không chứng, không ngộ, không thành, không Phật, không Pháp, không sanh, không tử.
- Ðộng loạn là hiện thể của Ðại định, Ðại định là tự thể của loạn động. Rời loạn động, tìm đại định là đã xa lìa Định rồi, vì chính ngay bản thân của LOẠN đã là ÐỊNH.
- TÀ là hiện thể của CHÁNH, Chánh là tự thể của Tà. Chánh ghét, Tà ưa, thích Chánh tức là càng rơi vào Tà, vì chính ngay cái là "Chánh" cũng là "Tà".
- PHÁP (vật) là hiện thể của TÂM, Tâm là tự thể của Pháp. Bỏ Pháp tìm Tâm cũng chính là bỏ Tâm tìm Pháp, vì chính ngay bản thân của Pháp (vật) đã là Tâm rồi.
- Chúng sanh là hiện thể của chư Phật, chư Phật là tự thể của chúng sanh. Càng lìa xa chúng sanh để tìm chư Phật, tức là lìa xa chư Phật vậy.
- Luân Hồi là hiện thể của Niết Bàn, Niết Bàn là tự thể của Luân Hồi, càng chạy trốn Luân Hồi để đi tìm Niết Bàn tức là càng trôi lặn trong vòng sinh tử vậy.
- Giác Ngộ là tự thể của Vô Minh, Vô Minh là hiện thể của giác ngộ. Lánh xa Vô Minh để tìm Giác Ngộ là đã bị Vô Minh che lấp rồi.
- Dục tính là hiện thể của Phật tính, Phật tính là tự thể của Dục tính. Chống lại Dục tính tức chống lại Phật tính vậy, vì chính ngay bản thân của Dục tính đã là Phật tính rồi.
- Sanh tử là hiện thể của Vô sanh tử, Vô sanh tử là tự thể của Sanh tử. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Sanh tử đã là Vô sanh tử, thời thoát khỏi Luân Hồi Sanh Tử.
- Danh tự là hiện thể của Vô danh tự, Vô danh tự là tự thể của Danh tự. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Danh tự là Vô danh tự, thời đọc được "vô tự chơn kinh".
- Ngôn từ là hiện thể của Vô ngôn từ, Vô ngôn từ là tự thể của Ngôn từ, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ngôn từ là Vô ngôn từ, thời nghe được "tiếng nói của chơn ngã" tức "vô ngôn chơn thuyết".
- Ý niệm là hiện thể của Vô niệm, Vô niệm là tự thể của Ý niệm, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ý niệm cũng là Vô niệm, thời biết được "Tự Thể Nội Tâm" tức "vô duyên chơn tâm".
- Ðọc được VÔ TỰ CHƠN KINH, nghe được VÔ NGÔN CHƠN THUYẾT, biết được VÔ DUYÊN CHƠN TÂM đều cùng một bản chất như nhau.
- CHƠN là tự thể của VỌNG, Vọng là hiện thể của Chơn. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Vọng cũng là CHƠN, thời "Phật tính thể hiện".
- TRƯỢC là hiện thể của THANH, Thanh là tự thể của Trược. Nếu chứng được ngay chính bản thân của Trược cũng là Thanh, thời đạt đến cực Thanh, cực Tịnh, cực An Lạc.
- Hữu vi là hiện thể của Vô vi, Vô vi là tự thể của Hữu vi. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Hữu vi đã là Vô vi rồi, thời đạt đến "Hư Không" tức "Diệu Hữu chơn thông".
- Chúng sanh vốn KHÔNG, làm sao chư Phật CÓ được? Luân Hồi vốn KHÔNG, làm sao Niết Bàn CÓ được? Dục tính vốn KHÔNG, làm sao Phật tính CÓ được? Vô minh vốn KHÔNG, làm sao Giác ngộ CÓ được? Sai vốn KHÔNG, làm sao đúng CÓ được? Thiện vốn KHÔNG, làm sao ác CÓ được? Tà vốn KHÔNG, làm sao Chánh CÓ được? Vật vốn KHÔNG, làm sao Tâm CÓ được? Trược vốn KHÔNG, làm sao Thanh CÓ được? Hữu vi vốn KHÔNG, làm sao Vô vi CÓ được? Trói buộc vốn KHÔNG, làm sao Giải thoát CÓ được? Chơn lý vốn KHÔNG, làm sao Thượng Ðế CÓ được?

Tứ Ðại Pháp Kinh
       Lời Kết

Sau khi đọc hết quyển kinh này rồi, các con nghĩ rằng bài giảng của CHA đến đây đã hết, tức các con đã lầm to rồi. Vì kho tàng KINH SÁCH của CHA vô cùng tận. Các con cho rằng Thượng Ðế chỉ giảng độc nhất có một quyển "TỨ ÐẠI PHÁP KINH" để đưa tất cả các giáo lý về một mối: tức Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, là các con đã giới hạn kho tàng kinh sách của CHA ở ngôi Thái Cực, cũng là Ngôi Quy Nhứt Bản, đưa Ðạo về một một nguồn một gốc.
Thực ra, theo Dịch Lý Càn Khôn, CHA có vô lượng vô biên, vô số kinh sách, không thể nghĩ bàn, được chia ra như sau:
* KINH Ở NGÔI VÔ CỰC: Ðó là Vô Tự Chơn Kinh,                                                               tức quyển kinh không chữ, quyển sách không lời, chỉ có con nào đắc đạo mới đọc nổi.
* KINH Ở NGÔI THÁI CỰC: Ðó là TỨ ÐẠI PHÁP KINH, CHA đã giảng ở trên.
* KINH Ở NGÔI LƯỠNG NGHI: Thanh Kinh và Trược Kinh.
- Thanh Kinh: Là Kinh của khối Thanh, do các vị Giáo Chủ như: Phật,
Chúa, Lão, Khổng, Hội Thông Thiên Học... giảng.
- Trược Kinh: Là Kinh của khối Trược, do bên Tà Ðạo giảng.
* KINH Ở NGÔI TÁN VẠN THÙ: Tất cả các loại sách ở trần gian, đủ mọi loại, mọi khía cạnh, mọi phương tiện... về văn hóa, khoa học, chính trị, kinh tế, triết học, quân sự, kỹ thuật, văn chương, kể cả sách truyện khiêu dâm, đấm đá, cao bồi, chưởng, kiếm hiệp, điệp viên, tình báo, tiểu thuyết ba xu... Nhất là mọi diễn biến của tự nhiên xã hội xảy ra hằng ngày chung quanh các con.             Ðể giúp các con có bài đặng học hỏi tiến hóa.
Ðây là quyển kinh thực tế, cụ thể, sống động, đập thẳng vào ngũ quan và tâm thức của các con,  làm các con đều thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, biết, hiểu, chấp chứa, đặng thương, ghét, phân biệt, nhớ, chứng nghiệm tu học tu hành, hầu trở về hiệp nhứt với CHA, làm một đấng Thượng Ðế toàn giác, toàn năng, phụng sự đời đời cho cơ tiến hóa, để được hằng hữu đời đời.
Trước khi dừng bút, CHA nhắc lại cho các con rõ, tất cả những ai xưng danh là THƯỢNG ÐẾ Ở BÊN NGOÀI CÁC CON ÐỀU LÀ GIẢ CẢ. (Kể cả CHA luôn con! Vì CHA cũng chưa phải là Thượng Ðế, mà chỉ là Sứ giả của Thượng Ðế thôi).
THƯỢNG ÐẾ vốn thật, thường ngự rồi vĩnh cữu trong các tiểu hồn con.
Vì chỉ có KIM THÂN ở trong các con mới là thật mà thôi. Con phải ráng tìm cho được,
phát hiện cho ra, Vị Thượng Ðế ở trong con, chạy ra tìm ở ngoài chỉ là giả mà thôi.mãi với chúng con, liên miên bất tận.
TẤT CẢ NHỮNG GÌ CHA GIẢNG RA NƠI ÐÂY
Bài giảng của CHA đến đây tạm hết, nhưng tiếng nói ngoài kia của Ðại Hồn vẫn còn đang reo vang

CŨNG CHỈ LÀ HOA RƠI LÁ RỤNG...
HUỆ MẠNG KIM CANG NGỌC ÐẾ
CHƯỞNG GIÁO NGÔI HAI
Giáo Chủ Càn Khôn Nhứt Thống Giáo
Nam Mô
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VÔ CỰC ÐẠI THIÊN TÔN
Nam Mô
HOÀNG MẪU DIÊU TRÌ VÔ CỰC ÐẠI TỪ TÔN

Trở  Lại  Mục  Lục