Trời khai Đạo nơi Tâm của con Trời

THI

Cao Đài Đại Đạo Đạo Trời sanh,

Đạo dạy Người phân chuyện dữ lành,

Đạo chẳng bảo lo hành sắc tướng,

Đạo lo giải cứu vọng nhân tình.

Có người lại nói:
Tự cổ chí kim không thấy kinh sách nào nói rằng “Trời có tiếng gì”.
 Đức Khổng Phu Tử cũng có lời: “Thiên Hà Ngôn Tại! Trời có tiếng gì đâu!”
Thưa phải. Hỏi thế thì rất đúng, rất đúng cho ai chưa thông Lý Đạo, chưa có nghe, thật nghe đặng tiếng nói của Trời, chớ Người đặng sáng suốt về thiêng liêng tinh thần có giờ phút nào mà chẳng nghe đặng tiếng nói của Trời ở nơi lòng là Hơi Điển đó.
Trời ở nơi lòng có thì Trời thiêng liêng vô hình ắc có. Không Cha sao có con,
 có con rồi quên Cha thì chịu lấy! Nên ờ nơi Người,
cái mình nào nghe đặng tiếng nói của Trời,
cái mình nào không biết Trời ở đâu mà nghe,
 nên ai kia phải thông hai chữ Hà Ngôn” mới có thể nghe đặng tiếng nói của Trời. Kìa,
Người mà Tâm đặng trọn sáng lại phải tự tin lấy mình rằng mình đủ nghị lực can đãm gìn giử sự sáng đã có trở về nơi mình rồi,
chẳng cho nó ra khỏi Tâm mà là Trung Tâm của Trung Tâm là Trung Tâm Điểm.
 Nơi Trung Tâm Điểm mà thật có sự sáng rồi thì Đức Tin mới thường còn, “Cái Đó”,
cái của Trời ban phú cho đó mới thường phát hiện làm cho Trời Người hiệp nhứt,
và Thường Thiệt Tin rằng chẳng hề rời rã nhau.
Vì vậy, ai kia còn sống trong vòng âm, thinh,
sắc tướng thì ắc Ngôi Ngươn Thần phải bị che lấp.
Cũng vì Tâm Người đã vọng lại muốn biết cái vọng của mình, mà quên Con Người vốn là thiêng liêng, Trời nơi Tâm vốn là thiêng liêng. Cũng bởi ước mơ như vậy,
vì quá nặng về “vật chất học” mà quên vói tới “tinh thần học”.

Cung tường cao vọi ngúc mây,
Muốn tìm Chơn Lý phải tầm Đầu Giây.

Người nghĩ lại coi, một vật chi của Người thương yêu, kính mến, trao cho mình để làm kỹ niệm, đinh ninh dặn dò rằng đừng quên, đừng để mất để lạc, vì vật ấy có một không hai, một lần cách mặt đây chưa ắc bao giờ thấy lại, gập lại nữa. Tôi xin hỏi: khi Người kia thọ lảnh vật ấy rồi, vậy có cất kính, gìn giử kỹ lưỡng, để làm Vật Quí hay không? Có lẽ nào không. Đã cất kỹ lưỡng rồi, mỗi khi nào Người nhớ đến người ấy nên đem vật ấy ra cầm tay, châm chỉ nhìn vào vật ấy thì liền thấy hình dạng người thương kia, nghe đủ lời đinh ninh dặn dò sau trước, chẳng sót một mãy chớ nào không? Có khi nhìn vào vật ấy, mà vật ấy cũng biết nói nói cười cuời chẳng khác chi người sống đứng truớc mặt vậy. Có vậy hay không? Một vật mà là đồ vật chất của một cái người kia trao tay cho cái người nọ mà còn biết hiện hình ra ăn nói trò chuyện được như vậy thay, sao một vật quí báu vô cùng vô tận nơi thiêng liêng mà Trời là Đấng rất yêu thương Người nên ban phú cho Người để là bùa hộ thân, hộ mạng sống, mà Người lại không gìn giữ kỹ lưỡng lại đành bỏ rơi đâu không biết mà tìm?
Vật ấy là Tâm Tánh đó.
Tâm Tánh là một vật rất quí báu lạ lùng của Cha thiêng liêng ban cho Người, trong lúc ban cho ấy, cũng đinh ninh dạy bảo nhiều lời kỹ cang rằng: “Phải lập xong Danh Phận Tam Tài rồi sẻ trở về, đừng ham mê theo hồng trần, làm cho đến đổi phải luân hồi khổ nảo, Người cũng hết lòng nguyện giữ lời dạy rồi mới ra đi. Vật ấy bây giờ ở đâu?
Vật ấy sáng rỡ như châu nào có tối tâm mê chướng như hòn đất hầm chín rồi đâu mà khó thấy khó tìm. Tại nơi Người đành bỏ mất đó, đành không coi nó là quí, bởi sao không còn có nó nơi Tâm, thì mỗi khi thấy hình dạn Trời cùng là nghe tiếng nói của Trời thì hãy cầm lấy nó cho kỹ, nhìn lấy nó cho tường tận thì nào có khó chi mà chẳng nghe chẳng thấy Trời hiện ra nói ra. Ấy cũng bởi Người quá thiên về vật chất, nên cầm và coi món đồ vật chất cùa cái người làm đồ quí còn coi của quí thiêng liêng tinh thần làm hèn nên bõ rơi rớt, nên không còn nghe còn thấy được vậy. Tuy trong hạng Người cũng có Người biết vật thiêng liêng kia là quí song đã làm lạc mất rồi, nay muốn tìm lại nên mỗi khi Người ấy muốn khảo cứu một vật chi, thì đem hết tư tưởng mình ra, song than ôi! Ấy là cái tư tưởng thuộc về Lý-Trí của Người lượm lặc hằng ngày hằng giờ lộn lạo ô tạp của thời gian,
 chớ nào phải là của Bổn Nguyên của Trời ban phú đó đâu!
Tại sao vậy?
Là tại không Nhứt Tâm lo cho được có sự sáng cho Thiệt sáng, cho Thường sáng và Tin chắc rằng sự Sáng ấy chắc có Thiệt có Thường nơi trong Trung Tâm Điểm của mình hoài hoài, trước khi muốn khảo cứu một vật khác đó. Đợi đến muốn khảo cứu rồi mới tìm kiếm sự sáng ấy ra, thì sự Biết ấy nào có thiệt đáng tin bao giờ! Như vậy mà gọi rằng có Lương Tâm, Lương Năng, Lương Tri!
Theo cái trật tự nơi mình thì gọi “Con Người” ở nơi mình là “Ta” của Người, tiếng “Ta” đây không phải “Le Moi” là cái bản ngã, mà chính là một Sức Mạnh một Sức Sáng thiêng liêng tinh thần; còn gọi “Cái Người” “Cái Ta” là cái xát thân ấy. Nên Người học Đạo, tìm Đạo về sự Sống phải rõ biết chỗ nầy thì mới biết Tâm của Người thiệt thiệt Người là Tâm của Trời. Còn Tâm của Cái Người gọi là Nhơn Tâm của Người phần xát. Cái Người phàm thế cho rằng cái xát thân nầy là của mình, nên phần trong vô hình của vật là Tâm của vật mà Cái Người ấy lại gọi nó là Tâm của mình. Rõ vật thì không còn lầm lộn Con Người với Cái Người,
không cò lầm lộn “Ta” với “Cái Ta” nữa mới khỏi “lộn mình” Cũng còn có người nói:
Nếu có Trời thì Trời là thiêng liêng huyền bí, do đâu mà Người biết cho đặng, chớ cơ bút thấy có nhiều chỗ xưng Trời, xưng Thầy, xưng Đạo, mà rất nên phiền phứt, đã có nhiều lời không chánh đáng, Thi bài không mấy hay, mà cũng còn thua nhiều thi nho là khác.
Thưa: “Điển ma lộn chớ Điển Trời đau có lộn, Khinh Điển Trời ấy lộn lấy mình”.
Đáp: Đã biết mình đây cũng có mình phải mình quấy vì Người mình khi vầy khi khác, mà trước con mắt người ta nào ai có thấy đôi ba mình, chỉ có một cái thân phàm nầy với một người tên tuổi đây mà thôi, nhiều khi phải khốn cực về nó, mà nếu quả thật có đôi ba mình trong mình thì phải khốn cực trâm bề với nó, làm sao có đũ mà ăn, lại cái mình nầy của ai, cái mình kia của ai, Người thì chỉ có thấy một Người, lý đâu ở trong một Người lại có nhiều người cho đặng, thì làm sao cho phủ phê với đời!
Thưa: Hay lắm! Hay lắm!
Có một Người mà trong mình có nhiều người thì làm sao cho phủ phê với đời! Vậy đó,
 khỗ cực với nó lấm mà!
Bỡi có tiếng “lộn mình” mới có ra câu hỏi trên đây, đúng với chỗ thấy trước mắt lắm vậy.
Hoặc giả có kẽ đáp: Mình kia còn không thấy có nhiều, thì “lộn mình” làm sao lộn cho được!
Hay lắm! Hay lắm! Vậy đó.
Thưa: “Lộn Mình” là “Lộn Điển” ở trong Mình mình. Đã có giải rõ ra rồi. Điển là cái Hơi vô hình, cái Sáng cái Biết ở trong Mình mình, nên vạch hết trong cái xát thân của Người ra mà tìm “cái Biết” thì đâu có gặp thứ ấy, chỉ gặp máu thịt xương cốt nhớt nhau, gặp vật hữu hình sọ óc chi chi gặp hết duy caí Biết nó theo cái Hơi, cái Điển mà đi mất đó vậy,
 thì có cần gì cân cái óc cho biết nặng nhẹ đặng kiếm cái hay cái giỏi cái khéo khôn của nó!
Còn về “Mình”, về “Người” thì phải biết: “Mình” là vật có tinh thần lại là tinh thần của vật; còn “Người” là Chủ của vật có tinh thần ấy, thì Người cũng là tinh thần lại tinh thần nầy là tinh thần thiêng liêng là chủ của tinh thần của vật.
Thật, quả thật, trong Mình của Người ta đây có nhiều người, nhiều mình, mỗi người một cái thân. Người nào mình nấy. Kìa, trong mình người có lớp chúng sanh, sanh chúng, sanh nhơn, nhơn sanh, thánh nhơn, chơn nhơn lại còn có vô nhơn là khác, đều là những vật có tinh thần. Nếu thật mà không có đông người như vậy, sao tiếng đâu rĩ rầm thầm thỉ cà rà khích khao bên mình. Có rĩ rầm thầm thỉ thì mình mới có nghe đặng chớ!
Có chi lạ mà khó hiểu: Trong mình của Người về vô hình có đầy những Vật Sống có tinh thần hay thuộc về tinh thần. Mỗi vật đều có con đường của nó là lý của nó,
 lại có nhiều bực đường lắm vậy. Nếu biết thì kể nghe coi!
Thưa: Phải kể ra cho biết chớ!
Vì có con đường nên có Người đi. Người với đường cũng một, nếu chẳng vậy, đường có để đó mà làm gì! Người Vật đây cũng tinh thần.
Ở cảnh vô hình chỉ có con đường tinh thần, vì đường tức là Đạo mà là Đạo tinh thần. Vậy con đường tinh thần có nhiều bực cũng do lòng Người Đạo Đức ở trần gian tạo nó ra.
Bực thấp hơn hết là đường tinh thần về vật, tinh thần của chất,
 tinh thần của vật chất, tinh thần của chất vật.
Đó là các bực đường còn ở cảnh Dục Sắc Vô là cảnh ham muốn của lòng.
Trên con đường ở cảnh Dục Sắc Vô có con đường Khí Chất,
con đường Tinh Khí, con đường Ngươn Khí.
Trên hết là con đường Hư Vô Chi Khí. Các con đường ấy là chi?
Tức là các Mối Thần Điển vậy. Mốt thần nào đều có Gốc:
 Gốc nầy là Mối Chánh của nó tức là Tâm vậy.
Tâm có Tâm của vật là tinh thần của vật.
Tâm có Tâm của Người là tinh thần của Người, là tinh thần của tinh thần. Tinh thần của tinh thần của Người có Gốc của nó vốn là cái Nguồn Hư Vô Chi Khí.
Các Mối Chánh nầy phải liên lạc nhau nơi Mối Chánh Gốc của nó là cái Giềng của Mối vậy. Giềng nầy là Gốc của Gốc là cái Tâm Hư Vô Chi Khí. Nên chỉ có Một Con Đường tinh thần mà Ba Ngôi cậy nhờ nhau vậy, cậy nhờ với nhau vậy.

Đường Ngay có Một không hai,
Đường Ngay từ thuở Thiên Khai đến giờ.

Rõ đặng vậy thì cũng nên hỏi:

Người muốn cho mình Sống với bực tinh thần nào?
Bực tinh thần nào là bực tinh thần nhẹ nhàn trong sạch?
Bực tinh thần nào là bực tinh thần nặng nề ô tạp?
Người thế gian đâu dè nơi Mình mình có Máy Thiên Cơ rất là mầu nhiệm. Máy nầy Trời đặc để nơi Tâm Người. Nếu con đường nầy bị đứt về chặng nào thì trong mình Người bị rối về chặng nấy, bị rối nơi chỗ bị đứt ấy vậy.
Nhờ Đạo mới biết Người có Gốc Bổn Nguyên của Người, vì Người thuộc về tinh thần của tinh thần chớ không phải Người là vật của vật, hay là tinh thần của vật. Tinh thần có Gốc của tinh thần Vốn là Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh mà Đạo là Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh. Người tinh thần có Gốc của Người tinh thần Vốn là Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh,
thì Người với Đạo Vốn Một, lại là Một Vốn: Là Mối Lý Sanh Khí Hóa,
 nên Con Người Vốn là thiêng liêng, Trời nơi Tâm Vốn là thiêng liêng. Vậy,
Lộn mình là lộn con đường vậy.
Các bực Đạo Đức tu hành ở trần gian đến con đường Hư Vô Chi Khí mới khỏi luân hồi.
Luân hồi không phải về Luật của Trời định bao giờ! Nếu Người không rõ Con Đường Phải phải đi thì phạm vào Luật, đã phạm vào Luật rồi thì còn chi biết đặng con đường về nên phải bị luân hồi, lộn đi lộn lại hoài ở nơi cỏi trần gian mà không còn trỡ lại đặng nơi Vô Vi Cảnh Giái. Trời nào có tạo cái kiếp luân hồi cho ai, nhưng ai không tuân theo Luật Trời là Luật của Tạo Hóa Công thì chịu lấy. Tạo Hóa Công có nơi Tâm Người, thì Luật nầy cũng do nơi đó. Phạm Luật thì chụi lấy. Nên: Khi đi thì bắt từ “Hư Vô” đi xuống, khi về bắt từ dưới trở lên, con đường nào đã trải qua thì lần lần bỏ lại, song phải đủ các bực đường mới đặng.
Cái Tiểu Kiền Khôn nầy sẳn có Máy Thiên Cơ mà, sao lại gọi Trời không có, mà Trời không có sao lại có Người!
Vậy, ai đâu biết cái bộ máy nầy mà đặt để vào mình Người, cái máy rất mầu nhiệm huyền vi nầy, ai đâu biết mà chỉ lại cho Người mà Người lại nói: “Có lẽ đâu mà Trời Khai Đạo”. Trời không rưới Hồng Ân của Trời thì làm sao Người nhớ lại đặng cái Gốc Bổn Nguyên tinh thần của Người!
Bởi Người có nhớ mà không biết nhưng cũng vọng niệm cho rồi là chờ đến lúc gập sự hoạn nạn mới nhớ đến Trời đến Đạo:
“Ước chi một trận mưa tầm tã,
Tưới tắt lửa thành cứu cá ao.”
Người thế gian ngày nay đã nguyện vậy, lại cũng dư triệu triệu Người thầm nguyện vậy, thì có lý đâu Trời là Trời Tự Nhiên không biết trước sự như vậy hay sao, vì Tự Nhiên biết trước mới có mở lượng Đại Từ Đại Bi mở lượng khoang hồng Khai Đạo đặng cứu vớt sanh linh đồ tháng trong cơn nước lửa.
Vậy, nhiều bực đường ắc có nhiều bực Điển: Điển của vật, Điển của chất, Điển của chất vật. Không Điển đâu có Hơi, không Hơi đâu có Sống.
Trong châu thân của Người mỗi chỗ đều có Điển hết nên mỗi chỗ được sống sáng tự nhiên. Không Điển thì có vật nào thông thruyền mau lẹ: thân đụng chạm vào nơi nào thì nơi ấy biết liền có cần hỏi lại đầu óc mới biết đâu.
Trên các bực Điển nầy có Điển của Khí chất, Điển của Tinh Khí, Điển của Hư Vô Chi Khí.
Trên chỗ cao siêu tuyệt vời Vô Kiệt tuyệt đối còn có Điển Vô Vi.
Như thế: “Điển ma lộn chớ Điển Trời tuyệt đối đâu có lộn,
 mà khinh Điển Trời ấy lộn lấy mình”, nên:
“Lộn mình là lộn Điển Nơi mình”
Đã biết: Thiên tri, Điạ tri, quỉ thần tri, thì Người đừng để cho cái mình riêng nào nó “lộn nghe” lời của Điễn mà là Thanh Điển. Tâm nầy phát sanh ra “Hơi Điển” đây.
Vậy, Người mà Nên Người thì Người phải biết sống và thở bằng tinh thần.
Người sống trong “Cao Đài Đại Đạo” buổi Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản ở nơi Giảng Đàn Chơn Lý Vô Hình của Đức Chí Tôn, đã có Người, có nhiểu Người sống đặng như thế. Lại cũng có Người, mình là Mình Điển, còn Người là Người Rướt Điển, chính là cái Mình rướt đặng Điển Vô Vi của Trời, Người Mình là Mối Cảm Ứng Hòa Hiệp Thiêng Liêng.
Thở bằng tinh thần nào phài thở bằng cái không khí ô tạp từng không gian trên mặt trái địa cầu nầy đâu, mà chính là tự nhiên biết Tâm Trời có nơi Tâm Người sống và thở đó vậy, thở bằng Hơi Điển của Nguồn Thanh Điển của Nguồn Ngươn Khí Hoá Sanh sẳn có tự nhiên nơi Trung Tâm Điểm. Thở đặng vậy là nhờ các Mối Thần đả qui nguyên hiệp nhứt về Ngôi Chủ: Người tinh thần nầy là Tâm của Trời đó.

Nghe thi:

Thiên công yên tánh lại yên hơi,

Mà lóng tai nghe chẳng chút rời;

Đừng tưởng vường hoan cây cỏ loán,

Ba Giềng khắn khích vững Ba Ngôi.

Vậy:

Đạo chẳng bảo ai cùng với Đạo,

Ai cùng với Đạo, Đạo nhà nên.

Đức Tây Sư Tinh Quân

Trở lại trang chánh