Tiên Phật Hợp Tông

Đệ lục

Đại Dược Quá Quan Phục Thực

Hỏi : “Trong “Trực Luận“ có nói ‘Đại Dược quá quan, có bí cơ Ngũ Long Phủng Thánh.’ không rõ nghĩa ấy ra sao ? huyền nghĩa trong đó mong được phân tích rõ dùm.”

Đáp : “Các tiền bối trước đây muốn nói rõ 100 điều bí ẩn khi qua cửa (quá quan),

nên có lời ví dụ về sự tích Huyền Đế xá thân được Đạo. Theo ví dụ thì số 5 là số của hành thổ, chân tức thuộc thổ, Long là Nguyên Thần. Nguyên Thần là thể của Chân Ý, Chân Ý là dụng của Nguyên Thần. Thể dụng vốn chẳng phân chia, nên nói Ngũ Long Phủng Thánh tức là ví dụ cho Đại Dược. Dùng ý dẫn Đại Dược qua cửa (quá quan), nên nói ngũ long phủng thánh vậy. Trong đó có quá quan phục thực trợ công, có đến 3 thứ truyền miệng bên trong vậy, nhiều mà chẳng ích lợi. Lấy đồng chân cùng người lậu Tinh một lần mà nói, vừa gặp trợ công quá quan phục thực thì ngay đó tự ứng dụng. Nếu lậu Tinh nhiều lần, thì trợ công chẳng thể dùng được, nên khi hành chánh công quá quan phục thực, Thiên cơ tại nơi ông, ngay đó ông nên trân trọng. Nay lại nói về Đại Dược sơ sanh : do vì có nhiều đường góp nhóm, bắt đầu được hình như hỏa châu, ấy là Tiên thiên thuần Dương Khí hay sanh hậu thiên chân tức hỏa. Hỏa dược cùng gốc mà sanh, nên nói dược nói hỏa, mà hỏa tại ở trong đó. Đại Dược phát sanh, chẳng phụ ngoại thể, chỉ nội động đến Khí thiếu ( ? ). Nên biết Khí huyệt dưới vùng Vĩ gian giới địa có 4 đường : trên thông tâm vị, trước thông Dương quan, sau thông Vĩ gian, dưới thông cốc đạo. Vĩ Lư 3 khiếu ngăn bít (tủy thật), hô hấp chẳng thông. Cốc đạo 1 khiếu, trống mà lại rổng, nên Khí dịch đều thông đường cũ. Lại nữa, Khí dịch đều thông mà ngày thường có chỗ có việc rồi, nên trong “Trực Luận”  có chú rằng ‘Thục lộ cựu sự ’ 4 chữ, là nói việc này. Vĩ Lư, Cốc đạo 1 thật, 1 hư, có tên Hạ Thước Kiều. Vĩ gian quan, lên Giáp Tích, đến Ngọc

Chẩm là 3 khiếu cùng lỗ mũi gần lên Ấn Đường đều bít kín (tủy thật), hô hấp chẳng thông. 2 lỗ mũi thông đều là đường hít thở qua lại. Ấn đường, lỗ mũi, 1 thật 1 hư, có tên Thượng Thước Kiều. Quan khiếu đã rõ, thì công phu phòng nguy lự hiểm không thể chẳng biết. Khi Đại Dược tương sanh, trước có cảnh 6 căn chấn động. 6 căn đã chấn động, thì ngay đó 6 căn chẳng lậu mà toại sanh cơ. Đại Dược đã sanh về sau, rời 6 căn nhập Trung Điền để điểm hóa Âm Thần. Trước phải dùng nghịch vận hà xa mà siêu thoát, ngay khi lục căn chẳng lậu lập tức vận hành; giữ bên dưới, dùng mộc tọa để giữ cốc đạo, để thân căn chẳng lậu. Trên dùng mộc giáp bao che lỗ mũi để tị căn chẳng lậu. Khép ánh sáng 2 mắt, không xem ra ngoài, để nhãn căn chẳng lậu. Ngưng việc nghe của 2 tai, không theo Âm thanh bên ngoài, để nhĩ căn chẳng lậu. 2 hàm răng khép lại, lưỡi để nướu trên, để thiệt căn chẳng lậu. 1 niệm chẳng sanh, 6 trần chẳng nhiễm, để ý căn chẳng lậu. Đã giữ 6 căn chẳng lậu, có thể vẫn còn chưa đề phòng thật kín đáo. Do chưa đó, khi Đại Dược sanh đến Khí huyệt, lưu động hoạt bát, tự hay bay lên tâm vị. Tâm vị chẳng chứa, tự chuyển xuống dưới, theo giới địa mà trước chạy ra Dương quan. Dương quan đã đóng, tự chuyển động theo giới địa mà ra Vĩ gian. Vĩ gian chẳng thông, lại chuyển động, theo Vĩ gian mà chạy xuống cốc đạo. Cốc đạo nếu mở, Đại Dược tiết xuất, thì công trước mất hết. Đó là Hạ Thước Kiều nguy hiểm vậy, tức là chỗ Khâu Tào 2 vị chân nhân bị tẩu đan. Dự phòng dùng mộc tọa, hình dáng như bao bột, trong có chất mềm nhuyển để ngồi lên đó, ngồi như vậy thì Đại Dược chẳng thể thoát ra hướng Cốc đạo. Ngoài đã cũng cố với phương tiện như vậy. Lại có pháp cũng cố bên trong. Đại Dược đến Vĩ gian, chẳng thể tự chuyển động, bèn chạy xuống cốc đạo. Khi biết có chạy xuống, thì không được mở cốc đạo đang giữ đó, cần giữ nghiêm bên trong vậy. Trong đã giữ nghiêm, tự hay bảo toàn đại dược, chẳng thể chạy đến Cốc đạo, riêng tại Vĩ gian, gặp hiểm trở mà chẳng động. Ngay lúc đó nếu dùng Chân Ý đạo dẫn, thì mất cơ hoà hợp (xướng tùy). Để đạo dẫn luôn luôn rốt cuộc khó qua cửa (quá quan), nên có chánh công thiện dẫn. Để được thông trở chẳng động, thì nhất ý chẳng sanh, ngưng Thần chẳng động. Động mà sau dẫn, chẳng thể dẫn mà sử động vậy. Bổng nhiên tự động lại cửa (trùng quan), tức tùy theo động cơ, mà có cả 2 cùng biết, lấy ý nhè nhẹ dẫn lên, tự nhiên đưa qua Vĩ Lư mà lên đến Giáp Tích quan. Quan ấy trước có 3 khiếu bít kín (tủy trở) chẳng thông, Đại Dược gặp ngăn trở chẳng động. Riêng chỉ 1 niệm chẳng sanh, ngưng Thần chẳng động, lấy đáp ứng động. Bổng nhiên tự động lại cửa (trùng quan), tức tùy theo động cơ mà có cả 2 cùng biết, lấy ý nhè nhẹ dẫn lên trên, tự nhiên đưa qua

Giáp Tích mà đến Ngọc Chẩm quan. Quan này trước có 3 khiếu, ngăn bít (tủy trở) chẳng thông, Đại Dược gặp ngăn trở chẳng động. Riêng tại 1 ý chẳng sanh, ngưng Thần chẳng động để đáp ứng động. Bổng nhiên tự động lại cửa (trùng quan), tức tùy theo động cơ, mà có cả 2 cùng biết lấy ý nhẹ nhẹ dẫn lên, tự nhiên đưa qua Ngọc Chẩm, thẳng đến đỉnh môn. Hướng trước dẫn xuống đến Ấn Đường. Ấn Đường ngăn bít (tủy trở) chẳng thông, tự chuyển động mà chạy đến dưới mũi, đường ấy có khiếu rổng vậy. Nếu chẳng có mộc giáp để che chở, sao lại không chạy mất đi ? Chạy rồi thì công lao trước bỏ hết, đó là Thượng Thước Kiều đại nguy hiểm vậy. Nên dùng mộc giáp, mà dự phòng vậy. Có dự phòng đủ, thì Đại Dược chẳng thể chạy đến mũi, mà chỉ đến Ấn Đường, gặp ngăn trở mà chẳng động. Riêng tại 1 ý chẳng sanh, ngưng Thần chẳng động, mà giữ đến khi động. Bổng nhiên tự động lại cửa (trùng quan), tức tùy theo động cơ, mà có cả 2 cùng biết, lấy ý nhẹ nhẹ dẫn xuống, tự nhiên đưa qua Ấn đường, giáng xuống 12 trọng lâu, do theo phục thực mà nhập đến Trung Đan Điền trong Thần thất, điểm hóa Âm Thần, làm Kiền Khôn giao cấu. Thông trung hạ nhị điền, hợp mà làm 1 vậy. Đó là chánh công quá quan phục thực. Tích Khâu Tổ kệ rằng ‘Kim đan trùng thượng quay thiên cương, sao ngại trở kiều với trở quan ? Một ý chẳng sanh Thần chẳng động, lục căn chẳng lậu dẫn tuần hoàn. ’ Bài kệ đó chỉ như vậy! Thiên cương ở giữa trời, gọi là thiên tâm. Tại trời là thiên tâm, tại người là Chân Ý. Đại Dược theo Chân Ý chuyển toàn mà thăng giáng, do bánh xe trời mà lặng, thiên tâm xoay chuyển mà tuần hoàn, đều 1 lý này vậy. Nên nhớ dùng mộc tọa để giữ cốc đạo, thế lấy trên động, chẳng để Đại Dược chạy xuống. Mà chẳng thoát dưới Cốc đạo, tức chẳng coi nhẹ việc mở trống Cốc đạo, riêng dụng công quá quan mà lấy. Nhưng mà quá quan chánh công, có hành trụ cơ, đều riêng tại thuận theo tự nhiên làm cốt yếu vậy. Phật tông nói : “Chưa có thường hành mà chẳng trụ, chưa có thường trụ mà chẳng hành." Hợp cùng tông này vậy.

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5