Tiên Phật Hợp Tông

Đệ Nhị

Chân Ý

Hỏi : “Trong “Trực Luận“ nói ‘Phản quan nội chiếu, ngưng Thần nhập nơi Khí huyệt.’ Xin được chỉ rõ về phản quan nội chiếu.”       
Đáp : “Phản hiện nội chiếu, là diệu dùng của Chân Ý. Nguyên Thần chẳng động làm thể, Chân Ý cảm thông làm dụng. Nguyên Thần, Chân Ý, gốc là một vật. Nói Thần cũng được, nói Ý cũng được. Chân Ý là hư trung chánh giác, chính là cái hay biết vậy. Phản quan nội chiếu là phản hồi Chân Ý đang rong ruổi bên ngoài đem soi chiếu ngược lại vào trong. Vào thời gian luyện Tinh, Chân Ý quan chiếu đến nơi luyện Tinh 100 ngày. Vào thời gian luyện Khí, Chân Ý quan chiếu đến nơi luyện Khí 10 tháng. Vào thời gian luyện luyện Thần, Chân Ý quan chiếu đến nơi luyện Thần 3 năm. Đó là đại ý của phản quan nội chiếu.”
Hỏi : “Còn ngưng Thần nhập Khí huyệt là sao ? ”
Đáp : “Vào thời gian luyện Tinh, có công pháp hành trụ khởi chỉ (làm, thôi, phát khởi, dừng lại).
Hành là hái giữ (thái thủ), là vận hơi thở để hội Chân Ý của Thần Khí.
Trụ là niêm gói thấm nhuần (phong mộc), là dừng thở để phục Chân Ý của Thần Khí.
Khởi thì sau khi thái phong, Chân Ý vận hơi thở, hợp Thần Khí đến trong 12 giờ,

bắt đầu giờ Tý thì khởi hỏa.
Chỉ thì như từ ngày dư của năm nhuận về sau, Chân Ý dừng hơi thở (đình tức)! Hợp Thần Khí đến gốc rễ

Hoàn Hư mà dừng lửa (chỉ hỏa).

Có thể thấy Hành Trụ Khởi Chỉ, đều lấy Nguyên Thần ngưng hợp vào Khí. Đó là ngưng Thần nhập Khí huyệt. Bởi vì không thể riêng lẻ vậy. Từ khi Đại

Dược phục thực về sau, phải nên định giác nơi hư cảnh của đình huyệt. Tuy vòng có 360 thiên thời, nếu chưa được ngay đó nhanh một mạch thì phải lìa chỗ kết thai. Nếu không ngưng Thần nhập Khí huyệt, thì không được vậy. Mà Chân Ý có công phu kiêm dùng cả động và tĩnh, có công phu chuyên tĩnh chẳng động, cần phải biết đó.
Sao là công phu kiêm dùng cả động và tĩnh ? Khi mới bắt đầu luyện Tinh, Chân Ý thái luyện thuộc động, phong mộc thuộc tĩnh. Tam niên nhũ bộ, Chân Ý xuất thu thuộc động, quy cung Hoàn Hư thuộc tĩnh. Đó là công phu kiêm dùng cả động và tĩnh.
Sao là công phu chuyên tĩnh chẳng động ? Giữa khi luyện Khí, chỉ riêng có Thần ý định giác nơi hư cảnh của đình huyệt, lấy kết thai làm chủ. Nhâm đốc 2 Khí có không tự nhiên, mà chẳng trứ ý nơi có không của 2 Khí. Có thể thấy 10 tháng thường tĩnh, không có một chút biến dời. Đó là công phu chuyên tĩnh chẳng động. Tiến thêm mà nói : tam niên nhũ bộ, giữ cho tột mức Hoàn Hư. Tuy Chân Ý 1 xuất 1 thu, mà thật chẳng trứ ý nơi xuất thu, thì xuất cũng tĩnh, thu cũng tĩnh,

ấy chính là chuyên tĩnh chẳng động.”   
Hỏi : “Động tĩnh thích nghi, tự hợp diệu cơ. Nếu mà mất Chân Ý, lỗi ấy thế nào ? ”   
Đáp : “Trong khi luyện Tinh, nếu mất Chân Ý, thì không thể chiêu nhiếp nhị Khí hợp Thần quy định nơi huyền căn, để góp chứa Dương mà dùng. Trong khi luyện Khí, nếu mất Chân Ý, thì không thể bảo hộ nhị Khí quy định trong thai để chứng quả thuần Dương. Trong khi luyện Thần, nếu mất Chân Ý, thì không thể dời Thần quy định nơi nê cửu. Lại dè dặt xuất nhập nơi thiên môn, để làm công phu nhũ bộ. Theo đó ta có bài tụng như sau :
 

Dương Khí sanh lai trần mộng tỉnh,
Nhiếp Tinh hợp tính quy kim đỉnh.
Vận trù tam bách túc Chu Thiên,
Phục Khí tứ thời quy tĩnh định.
Thất nhật thiên tâm Dương lai phục,
Ngũ long phủng thượng côn lôn đính

Hoàng đình thập nguyệt túc linh đồng,
Đỉnh môn xuất nhập (Dương Thần) tam niên chỉnh.
Khuất chỉ tòng tiền na lục công,
Bàn bàn Chân Ý vi cương lĩnh.
Cửu niên đả phá thái hư không,
Khóa hạc thừa loan nhâm du sính.

Trong bài ta vừa tụng có nhắc đến Dương Quang 3 lần, đều nhắc là : chẳng lìa Chân Ý, công dụng của Chân Ý lớn lắm thay! Nên biết tu về Chân Ý phải không so đo thiệt hơn, so đo thiệt hơn không phải là Chân Ý. Phật tông nói : Nghĩ nghị thì sai, so đo thì lầm. Hợp cùng tông này vậy.

 

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5