Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục

Bình cổ loại

Câu hỏi 1 : ”Trương Tử Dương, Bạch Ngọc Thiềm đều nói ngưng Thần nhập Khí huyệt. Bảo chân tử trong “Trực nghị” nói : ‘Thần rất linh diệu, làm sao ngưng tụ được ? ’ Cái tức niệm mà phản Thần đến thân (tức niệm là chỗ Tử Dương chân nhân tự chú thích là 2 chữ “Ngưng Thần”), thì Khí cũng phản đến thân, chậm chậm trầm đến Khí huyệt. Lời nói chẳng đồng là tại sao ? ”
Đáp : “Chỗ này nói Thần phản đến tâm, thì ngưng về gốc. Khí cũng phản đến thân, mà về được bổn vị. Chẳng từ lời nói của Trương, Bạch nhị chân nhân ‘Thần nhập Khí huyệt ’, thì Thần Khí có giao cấu. Tại đó chánh có chỗ tu, chẳng phải Thần phản Khí phản mà chẳng hợp nhất, theo đó có thể chứng. Chẳng nên theo “Trực phóng” . Huống lời của 2 vị chân nhân, nói ra từ Chung Li tổ hóa Thần, sao có thể vọng nghị được ? ”
Câu hỏi 2 : “Bảo kỳ tử lại bàn không có Khí huyệt, vì nguyên Dương chân Khí tán ra đến 400 chi tiết trong thân, lại khi nghe nói động, phải giữ gìn chứa trong một huyệt ấy ? Lời ấy nên hiểu thế nào ? ”
Đáp : “Con người lúc sanh ra, tự có đủ tính mệnh. Thì Nguyên Thần bổn thể vốn tự có chỗ ở tốt. Nên tuy phát minh nói Khí huyệt, thật ra ở tại 400 chi tiết trong thân, khi động lúc nói nghe, Khí tự trong ta mà dùng được là do có bổn thể ở đó. Chẳng phải dùng ở ngoài thân, vì đã có bổn thể vậy. Nguyên khí của người là khí, Nguyên Khí vốn tự có chỗ. Người chẳng thể thấy, Nguyên Khí cũng chẳng thể thấy, lớn ở bên trong, không phải chỉ một chỗ, chẳng thể bàn. Sao phải cho là có huyệt cùng chẳng có huyệt vậy ? Chẳng qua khi luyện tinh hóa Khí, dùng Hạ Điền làm chủ. Khi luyện Khí hóa Thần, lấy Trung Điền làm chủ. Đều do tam điền phản phục, chỗ nên hành thì cùng hành, chỗ nên trụ thì cùng trụ. Khi Hóa Khí thì nương tựa tại Hạ Đan điền, mà Khí huyệt lại có thể khởi ngoài Hạ Đan Điền sao mà phải nói riêng? Nguyên Tinh chứa ở thận, Khi Nguyên Tinh chưa phát động, tức là Nguyên Khí. Mà có thể bảo Khí huyệt xa cách Hạ Đan Điền sao ? Cho là không Khí huyệt, tự mình lạc không vong. Hậu học không nơi thu hoạch vậy.”
Câu hỏi 3 : “Nguyên Thái Hư Nghị nói : ‘Ngưng Thần nhập Khí huyệt, chỉ là thu thị phản quan, hồi quang nội chiếu mà thôi. ’ Bảo Chân Tử nói rằng : ‘Chẳng phải bám chấp chỗ ở, mà dùng ý quan chiếu chẳng trái, dùng hư tĩnh để phản Thần vào trong. ’ sao 2 thầy trò có 2 cách nói khác nhau vậy ? ”
Đáp : “Tiên chân chỗ nói hồi quang nội chiếu có khác vậy. Khi luyện Tinh hóa Khí, là hồi chiếu Tinh Khí. Lúc luyện Khí hóa Thần, là hồi chiếu Thần Khí. Lúc luyện Thần Hoàn Hư, là hồi chiếu Hoàn Hư. Nên chẳng có thể trứ tướng đến chỗ dùng chiếu, cũng chẳng có thể trứ trong dùng chiếu. Đều lạc không cảnh cả ! Cách xa Tiên cơ. Chỉ một câu nói của ta : ‘Hồi quang nội chiếu, hô hấp thái hòa ’, là lúc luyện Tinh hóa Khí nội chiếu, chỉ có ‘Hô hấp thái hòa ’, 4 chữ mà biết. Đến khi luyện Khí hóa Thần, không còn hô hấp có thể nói. Nếu cho là có 2 lời thì chẳng nói đủ ý này.”
Câu hỏi 4 : “Tích Lý Hư Am nói, rốt cuộc thì sao là đạo ? Tu theo giờ hai sáu trong lời dạy. Chẳng cùng các tướng mà tạo đối đích là gì vậy ? ”
Đáp : “Đó là sáo ngữ của thiền gia mà thôi. Chẳng biết Tiên chân thượng thánh nói đạo vốn vô hình, vô tình, vô danh, chí hư, chí cực diệu. Chỗ nói đạo sanh một, một sanh hai, nay nói duyên nói đối, mà biết duyên trong một đời, đối duyên là ta, vì thêm một nên thành hai. Chẳng cùng chư tướng mà đối đãi, bỏ duyên mà trên có ta ở đó, ta là một vật ở trong đạo. Một là đạo trong một số, ở một, là chỗ chí hư cực diệu, mà có thể cho một là đạo ? Ở một tức là ở Thần vậy. Khi hóa Thần thì tâm chẳng được bám chấp duyên cảnh, một khi bám chấp duyên cảnh, sẽ đọa đại đạo. Tuy khi hóa Khí, đối duyên mà bám chấp thì chẳng hóa Khí, sao cứ đối duyên, mà xưng là đạo vậy ? Há chẳng biết luyện Thần Hoàn Hư, hoàn không cực đến chí cực, mới là cùng đạo hội chân ’, ngang hàng Tiên Phật. Cổ kim trước đã không có, lại còn nói đến giờ hai sáu mà làm gì ? ”
Câu hỏi 5 : “Tọa vong luận”     nói : ‘Chưa đến định mà gấp gáp cầu tuệ, cấp thì tổn thương định, thương định thì không tuệ vậy. ’ Thuyết ấy có đúng không ? ”
Đáp : “Lời ấy chẳng phải. thể của nhân tính, linh chiếu là tuệ. Động mà phát dụng, theo tai thì gọi là thông, theo mắt thì gọi là sáng. Chẳng dùng thông minh đến tai mắt, mà hồi quang trở về bổn thể, thì gọi là tuệ, gọi là định. Gọi Tuệ là phải định. Chẳng gọi là Tuệ nếu chẳng định. Định của tuệ ấy, mới gọi là định. Chẳng phải định của tuệ ấy, thì chẳng gọi là định. Kia nói trong định cầu tuệ, thì định là vật gì ? Lại lấy vật ấy cầu được tuệ gì ? Điều ấy theo ta thì chẳng phải Thiên Tiên đốn pháp, đạo lý một tính chỉ có lời nói giống mà thôi.
Câu hỏi 6 : “Kim đan hay nói đỉnh lô, sao phải như thế? ”
Đáp: “Tiên lấy kiền khôn làm đỉnh Khí, Thiên Tiên kia giả định mà nói vậy.”
Lại hỏi : “Lý Hư Am nói : ‘Thân tâm làm đỉnh Khí ’. Lại nói ‘Kiền, tâm dã. Khôn, thân dã. ’ Có phải như thế chăng ? ”
Đáp : “Kiền chẳng phải tâm, trong “Dịch”   có nói ‘Kiền là đầu, khôn là bụng’ là vậy. Hành công phu được đến tam điền phản phục, mới có thể thật biết chỗ diệu của lô đỉnh.”
Câu hỏi 7 : “Tích Tử Dương chân nhân nói : ‘Nguyên tính không phải vật gì khác, Chỉ là Khí ngưng mà được linh . ’ Xin thầy chỉ rõ ? ”
Đáp: Có thể thấy thiên địa cũng do Khí ngưng mà thành, còn con người là tiểu thiên địa, thì cũng như vậy. Trương chân nhân nói ra điều ngàn xứ chưa nói, chỉ giúp người nhất quán tính mệnh vậy.”
Câu hỏi 8 : “Xưa có một người, tìn hiểu huyền quan nhất khiếu. Lý Hư Am nói ‘Trong hai sáu giờ, đi đứng ngồi nằm, giữ công phu hướng vào trong để cầu, Vậy thì khi nói im nghe nhìn thì sao ? Không nghe nói đến ? ”
Đáp: “Người đại tu hành nhân đốn tu cho đến nói im nghe nhìn, tất cả đều không chỗ bám chấp. Chấp liễu tức là có tướng, hư linh khởi có thể sanh tâm ? Cầu cái gì ? Đọa đến ngoại đạo đó.”
Hỏi : “Trừ khước nói im nghe nhìn cho là bàng môn ngoại đạo, thì sao mới phải ? ”
Đáp : “Huyền quan mà cổ nhân nói là chí huyền chí diệu cơ quan vậy. Nhất khiếu ấy chẳng phải một khiếu do chấp hình tướng mà nói. Như nói một ít người huyễn diệu then chốt vậy. Việc việc pháp pháp, đều có một ít người huyền diệu then chốt ở đó. Ví như nói dược sanh, xưa nay người người đều nói, chỗ bảo có giờ, có chỗ, đó là chỗ then chốt. Hỏa hậu, điều tức, hô hấp, người người nói đến, chỗ bảo tiến thời chẳng thối, thối thời chẳng tiến, có thể thăng thời chẳng nên giáng, có thể giáng thời chẳng nên thăng. Hành theo cùng đường mà hành , trụ theo cùng chỗ mà trụ. Cũng là chỗ then chốt. Như luyện Khí hóa Thần, 10 tháng dưỡng thai, người người đều nói, chẳng biết trước khi luyện Khí có hữu vi Mộc Dục, sauThuần Dương có vô vi Mộc Dục, cũng là chỗ then chốt. Thần có cùng xuất cảnh, cũng có chỗ xuất pháp. Sao là luyện Thần ? Sao là Hoàn Hư ? Siêu quá hư không tịch diệt, đến không cực chí cực, đều là chỗ then chốt. nay sơ lược mà nói, là có thể ngưng đến nhất khiếu, chỉ là một ít trong lời Tiên thánh đã dạy. Nếu cầu nhất khiếu cho là thật, dược sanh địa, thì làm sao nói được ? ”
Cửu vấn nói : “Xưa nói biết “tâm tức tương y, cửu thành thắng định. Thần Khí tương hợp, cửu trí trường sanh.” Hai câu này có thể biết được chăng ? ”
Đáp : “Thắng định trường sanh, đều là Tiên thiên Khí mà tâm nương tựa, làm cho Thần Khí hợp, không phải chỉ nói hơi thở xuất nhập vậy. Nếu chỉ lấy hơi thở xuất nhập thì chỉ là hậu thiên huyễn hóa, mà bị ngăn cách vậy.”
Hỏi : “Pháp tùy hơi thở, cùng hơi thở mà xuất, cùng hơi thở mà nhập, tùy chẳng rời, một hơi thở tự trụ. Kia nói cũng là tâm tức tương y, cửu thành thắng định. Có gì trái chăng ? ”
Đáp : “Tiên gia chân tức diệu, chỉ có thăng giáng, mà đến được không thăng giáng, chẳng có thể lấy xuất nhập mà nói. Có xuất nhập, tức là phàm phu, chẳng phải Tiên thánh thượng thượng đốn pháp. Sở dĩ Trang tổ nói : “Phàm phu tức dĩ hầu, chân nhân tức dĩ chủng. ’ là như vậy.”
Thập vấn nói : “Tức tức quy căn, kim đan mẫu. Trần Hư Bạch nói, là nói đến điều gì ? ”
Đáp : “Tức tức quy căn, hoàn đến tĩnh, thì có thể sanh Tiên thiên chân Khí. Chỗ mà Hệ Nhãn chân nhân nói : “Xao trúc hoán quy, cổ cầm chiêu phụng.’ Người đời chẳng biết chiêu hoán ? Nên cũng chẳng biết vì sao kim sanh vậy.”
Thập nhất vấn nói : “Sao là chỗ chân nhân hô hấp ? ”
Đáp : “Người hô hấp cũng như thiên địa, nên hô cũng xuất thiên căn. Kiền tích là hấp, cũng xuất đến địa căn. Khôn hợp thì toàn kiền chuyển khôn, là cơ chí diệu của chân nhân hô hấp. Chẳng phải rốn thận trung ương hay chỗ mũi miệng. Phạm Đức Chiêu nói : ‘Nội Khí chẳng xuất, ngoại Khí chẳng lâu, cũng chẳng phải bế Khí vậy ’. Tự biết hô hấp diệu. Nếu chẳng biết được chỗ hô hấp này, thì chẳng thể luyện đỉnh trong đan, cách Tiên đạo đã xa rồi. Đó là bước đường cứu cánh.”
Câu hỏi 12 : “Có nói tu luyện tất đến được thai tức, mà về sau Khí quy nguyên hải, có phải là công phu 10 tháng Thuần Dương mà nói ra lời này hay không ? ”
Đáp : “Chẳng phải. Phàm công phu 10 tháng, hơi thở chẳng quy đến Hạ Điền, luyện Khí cùng hơi thở, đều tận đến không, mà làm Thần vậy. Chẳng có thể lấy Khí quy nguyên hải mà nói.”
Hỏi : Sao mới phải Khí quy nguyên hải ? ”
Đáp : “Nguyên Tinh, Nguyên Khí, sanh đến nguyên hải. Mỗi lần đều thuận mà đến để làm hậu thiên giao cảm Tinh. Chân nhân y pháp thái thủ, quy đến không hải. Phanh mà luyện, tiệm trường tiệm thịnh, thành phục thực kim đan, nên Tiên thánh nói ‘Khí quy nguyên hải thọ không cùng’ là như vậy. Đó là việc của 100 ngày luyện tinh hóa khí, chẳng phải là việc của 10 tháng luyện Khí hóa Thần, nên nói là chẳng phải.”
Câu hỏi 13 : “Bảo chân tử” trong Trực nghị có nói : ‘Tam cung thăng giáng, ấy là tự thăng giáng, chẳng phải do người thăng giáng. Chu Thiên vận dụng có phải tự vận dụng chẳng phải do người vận dùng ’. Lời này đúng hay không ? ”
Đáp : “Toàn là tà thuyết, làm sai lầm người quá đáng ! Vốn chẳng nghe cổ thánh nói : ‘Thần vận hà xa vô liễu kỳ hồ ? ’ Cổ nhân dạy người thăng giáng yếu tại tự nhiên, vận dụng yếu tại tự nhiên. chẳng nói chẳng dùng nhân lực, mà tự thăng giáng vận dụng vậy. Phàm nhân chẳng hành đạo thì thăng giáng do kinh lạc quản hệ, chẳng phải tam điền nên chẳng phải là Chu Thiên. Chỉ có thể tam điền phản phục, thủ vĩ tuần hoàn, mới là tam cung thăng giáng. Được Tiên sư hỏa hậu này mới biết Chu Thiên vận dụng vậy.

Hết


1 Trong sách Ngộ Chân Thiên, Trương Tử Dương ghi là được học từ Long Đồ Lục Ông. Có khác với lời trong quyển này.

Đã đối chiếu với nguyên văn ở bản gốc Thường Thanh Tĩnh Kinh.

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5