Tiên Phật Hợp Tông

                              

Sao là được thành Dương Thần

Câu hỏi : Sao là được thành Dương Thần ? Khi nào thì xuất ?
Đáp : Tiên thiên Nguyên Tinh, gọi là chân Dương, được chân Dương ấy, mà luyện tính thông Thần. Do định mà xuất định thì Dương Thần chẳng được chân Dương Tinh phối hợp. Tính chân do định được định mới gọi Dương Thần. Dương Thần hiển nhiên xuất hiện biến hóa khó lường. Là chỗ người đời chẳng thể thấy biết mà thấy biết. Ở chỗ người đời chẳng thể làm mà làm. Người đời ở chỗ không mà cho là có, có mà cho là không. Người người đều nhận định như vậy. Như công năng của Thần thông hiện đến Dương thế gọi Dương Thần. Nếu chẳng thể được hiển hiện đến Dương thế, thì người chẳng chịu làm, tức là chẳng thể làm chỗ người đời cho là không vậy, Vì không chẳng thể cho là có, có thì chẳng thể cho là không. Nếu không có khí Dương cương thì dù gần đến chỗ biết trước, thấy trước hơn người mà nói, cũng chỉ có thể Âm Âm ám hiện, nên nói Âm Thần. Cùng Dương Thần tương phản, mà chẳng được Thần thông. Sở dĩ được thành Dương Thần, là do Nguyên Tinh chân Dương vậy. Nguyên Tinh thì không có hình chất Dương Khí, hay hóa bổ Khí, hay trợ thai dưỡng kỳ Thần, mà thành kim đan, thành Tiên đạo, hiển Thần thông biến hóa chân vật, nên gọi là chân Dương, gọi là Dương Thần. Nếu Khí chẳng thật vô hình, thì Dương chẳng chân, là Âm trọc, không hư linh biến hóa, thì Dương Thần chỉ là không, chính là Âm Thần.

Đã không có nhân Dương Khí, nên chẳng thành quả Dương Thần.
Sở dĩ môn hạ của Vương Trọng Dương chân nhân là Tôn bất Nhị nguyên quân nói : thiên chấp tính cho là tông, làm sao xuất Dương Thần, lựa ra 1 trong 10 cũng rơi vào ngoan không. Nếu được mệnh cơ mới được liễu tính, mệnh cơ chính là chân Dương Nguyên Tinh vậy.
Bạch diện Tố Thiêu Bính có so sánh với câu nói của môn hạ Trường Xuân Tiên tổ là Từ Hạ Dương chân nhân : “Chưa luyện hoàn đan, lại không quan chiếu vào trong. E rằng chỉ xuất Âm Thần,

chỉ mê lầm chân đạo”.
Hoàn đan ấy, cơ có nguyên tình cùng động, dùng phản hoàn pháp, hóa Khí thành đan. Đan thành, thì dưỡng Thần, chuyển nhập nội quan chiếu hóa Dương Thần. Nội quan chiếu là quan chiếu Khí hoàn đan kia vậy. Nếu chưa được hoàn đan, trong không nơi quan chiếu, lại muốn quan chiếu, chỉ rơi vào chấp không, tất phải theo không vong tử cảnh. Nên nói, e là xuất Âm Thần. Âm Thần là tính linh quỷ, sau khi thân này chết thì không thể tồn tại tính ấy, lại phải tìm chỗ để đầu thai sanh thân. Mê chân đạo, mê mất trường sanh bất tử Dương Thần đạo.
Nếu chỉ tập khô thiền, cũng liễu được (âm thần). Tức hành nội quan chiếu pháp, mà vạn duyên chẳng vướng bận. Tai họa không xuất nhập. Tức là thiền định mà diệt tận định vậy. Tâm chẳng sanh diệt.
Tâm thiền định mà diệt tận định thì trong “Hoàng kinh tập” chú có nói : tâm sanh thì địa ngục sanh, tâm diệt thì địa ngục diệt.
Đến chân không cảnh giới, mà chỉ xuất được mỗi Âm Thần.
Cần phải tâm tức theo đến chân không, mới được Âm Thần. Nên Trường Xuân chân nhân nói : “Chưa đến chân không, tuy Âm Thần cũng xuất chẳng được.” Có thể thấy Âm Thần cũng chẳng dễ gì xuất được.
Do vậy mà còn có sanh tử ở đó, chẳng miễn luân hồi nên chỉ được tiểu quả vậy.
Có tử thì có sanh. Chẳng thể trường sanh thì phải tử. Có tử sanh tức là luân hồi. Nhập địa ngục ngạ quỷ súc sanh ba đường ác là luân hồi. Tuy sanh đến nhân, sanh đến thiên, cũng là luân hồi.

Nên nói chẳng ra khỏi.
Sở dĩ trong tứ quả còn có các bậc sanh thiên sanh nhân, đến khi thiên phúc tận mà đọa trở lại.
 “Hoàng kinh tập”   chú nói : “Biết rằng tích phúc được sanh, tổn hao hết phúc thì chẳng khỏi đọa.”
Nên tổ của ta là Tiên hổ bì tọa Trương chân nhân nói: Bông hoa của người chẳng kết quả vậy, là nói chẳng cùng Dương Thần để thật chứng quả vậy.
Khi trước lúc Lý Hư Am chân nhân ở Sơn Đông nơi Lưu Bảo Châu được Nội Quan Chiếu Pháp, đã nội quan chiếu đến 6, 7 ngày, thì có tuệ quang phát hiện, cách thành tường có thể thấy người, lúc đó thành tường trong suốt như gương, bởi nhờ nhất tâm tức tương y mà được diệu chứng như vậy. Kết quả ấy cho đến khi ra khỏi tĩnh thất, cũng trở lại như phàm phu không thấy. Nên Trương chân nhân nói, Bông hoa người chỉ là giả dối chẳng thể kết quả.
Phàm Âm Thần xuất thì cũng có tuệ quang phát hiện,

thấy được trăm ngàn vạn dặm như trong lòng bàn tay.
Lúc đó cũng có thiên nhãn thông.
Phòng xá tường vách không có gì ngăn ngại, sơn hà thành quách chẳng thể cản trở. Thân hình ta tại đó, mà tuệ quang cũng tại đó. Thong thả linh chiếu mà thấy được thật xa hết sức vi diệu. Chẳng lìa khỏi chỗ mà thấy được các cảnh. Chẳng như thế, tức là hôn mộng trong ma cảnh mà dối cho là Âm Thần vậy. Nếu chấp như vậy là người của ma đạo.
 “Lăng Nghiêm kinh”        nói : nếu cho như thể là tam ma địa, thì chẳng được thanh tịnh, thành ái kiến của ma, mất đi hạt giống Như Lai. Ở chỗ chưa được lại bảo là được, chưa chứng lại bảo là chứng,

như kẻ ăn xin tự cho mình là đế vương. Mới biết là Âm Thần vậy !
Lại có một hạng người, tự làm trò tự dối mình, nói rằng ta hay xuất Âm Thần, sáng sớm đến ngã tư đường đi qua đi lại, để cho người ta kính tin.
Âm Thần tuệ quang, cũng hay phổ chiếu, không chỗ nào chẳng thấy, không ngăn ngại, chẳng chỗ nào không thấu suốt. Nếu chỉ thấy đến ngả tư chợ trở lại, đến vách ngăn phòng còn trở ngại, chẳng thể thấu suốt, thì chỉ là nằm mơ, chẳng phải Âm Thần đâu. Nếu to mồm bảo là Âm Thần, chỉ là dối trá. Có tâm khi dễ người đời, chẳng phải lời của chánh nhân quân tử nói vậy. Đỗng Quật Linh Bảo đã cấm, Lăng Nghiêm Tứ Luật Nghi thâm giới, học giả tự mình thận trọng. Như tại Đỗng Huyền, thì chịu nữ thanh luật phong đao chém. Như tại phạm cương, thì nhận phong đô sơn cắt lưỡi. Nếu chẳng thận trọng,

thì tội kia đã có phép tắc.
Như thấy người kính tín mà khoe là đã xuất được âm thần, việc ấy đáng chê, nhưng không chê nhiều. Nếu thật là Âm Thần là đã có Thần thông vậy, nhưng chỉ có Thần cảnh thông.
Thần thông thì biến hóa không cùng. Như Túc mệnh thông thì biết được đời trước đời sau của người,

cho đến các việc quá khứ vị lai.
Tha tâm thông thì biết việc tính toán nghĩ suy của người khác.
Thiên nhĩ thông thì có thể nghe được âm thanh của mọi người và vật trong thiên hạ.
Thiên nhãn thông thì thấy được mọi người và vật trong thiên hạ, có hình và vô hình đều thấy hết không ngăn ngại.
Được 5 trong 6 thứ thần thông vậy.
Tiên Phật Dương Thần đều có lục thông, còn Trời kia đến nhất tính linh chỉ có ngũ thông.
Người đời gọi là ngũ thông vi quỷ đều là hạng đó.
Thế gian có một loại ngũ thông quỷ xâm dâm đến nữ nhân, vì do thiếu một thông, chẳng thể trừ dương lậu mà tiết mất, chẳng được lậu tận thông vậy. Dương lậu đến khô kiệt thì chết, cho đến làm âm quỷ, là do lý đó. Nên còn sanh tử vậy chẳng phải Tiên Phật. Sách “Thái Tiêu Lang” có ghi : Thái Cực đại pháp sư nói : Trên ngũ thông ở 3 cõi tam giới, chưa phải là tiên vậy. Phàm tiên đạo chẳng có chẳng không, chẳng có mà thường giác, trong khoản có không, thật nhỏ mà chẳng phải nhỏ,

mà có thể siêu thoát 3 cõi.
Đời nay tự xưng gạt người mà nói là xuất được dương thần vậy, nểu thật có ngũ thông mà chẳng biết chỗ còn thiếu là dương thần vậy, thì vẫn chưa có lậu tận thông.
Dương tinh vô lậu thì thành lậu tẫn thông. Thông này một khi thành, thì được trường sanh bất tử, làm thiên tiên, là chân cơ của chư Phật Thế Tôn. Nếu tinh lậu chẳng trụ, thì chẳng được thông này, thì chẳng trường sanh bất tử. Phàm có tử, tắc có sanh. Tử chẳng dừng mà có luân hồi 6 đường tương tục. Kẻ ngu ở đời chẳng biết có chết thì có luân hồi, cả tin lời dối, chán sống tự tử, chính là đầu nhập vào đường luân hồi, không thể thoát ly. Lại khoe như vậy là chứng Phật. Ngay lúc hiện tại khi đã sanh thân, ngu chẳng biết đủ, trên chẳng biết cầu bất tử, để khỏi luân hồi, cho đến phải sanh dị loại, tính đã mê hoặc, lại chẳng biết cầu bất tử, để thoát luân hồi. Chẳng biết Thích gia chân phật, được lậu tận thông, mà sau mới trường sanh bất tử, thoát luân hồi vậy. Tuy là ngu chẳng đủ sức để dạy, ta nguyện đời sau người được nghe lời nói này, có được chút sở ngộ mà biết cầu học bất tử để thoát luân hồi. Thật khó có người tự tin là thoát được vậy. Vô Thượng Nội Bí Chân Tàng kinh nói : pháp vô nhị niệm, ngay đó mà biết trong tam giới hữu lậu, chúng sanh không phương tiện không trí tuệ thì rốt cuộc không được ngộ giải.
 Trong Phật giáo có nói ở A Tư Đà Sơn ngài Già Chiên Duyên đắc tứ thiền ngũ thần thông, chỗ còn kém hơn Phật là lậu tận thông. Do vì dâm dục chưa thật thanh tịnh, mà dương tinh rĩ lọt chưa trừ,

chỉ thành âm thần.
Âm thần không phải là chỗ chứng của dương tinh. Dương tinh vô lậu thì bất tử, hữu lậu thì hữu tử. chết thì làm âm quỷ, nên nhà nho cũng nói, quỷ là âm linh. “Nguyên Thủy Cửu Lão Chân kinh” nói : “người chẳng giữ mạng sống,

thần khí chẳng tròn đủ, chỉ làm hạ quỷ ”.
Như thiên nhãn thiên nhĩ nhị thông, có thể thấy nghe dưới bầu trời, nhưng chẳng thể thấy nghe ở sắc giới cõi trên vậy, tức là không được dương khí tinh thuần, chẳng hợp thiên thể thuần dương, âm tính cũng chẳng thể đạt đến dương của trời.
Tam Hoàng Ngọc Quyết nói : dương là thiên đạo, nên thần khí hợp đạo sẽ thành thần tiên.
Đường đến thiên tiên là luyện tinh đắc dương tinh.
Dương tinh chẳng được thì không thể trường sanh. Vì trường sanh không có gốc nên thiên tiên không có nền, nên trong kinh có nói tinh là gốc để trường sanh. Được chân là biết lúc dược sanh, biết đúng chỗ dược sanh, cũng thật biết lúc thái dược, lúc luyện dược, được chân thì biết là được chân, nên có thể đắc chân dương tinh, có một chỗ chưa chân thì chẳng được. Huống chi bọn tà dâm toàn là chẳng chân, với âm thần mà muốn cầu chân thì khác nào kẻ điên tự nói là đã tu thành Tiên Phật vậy.
Luyện khí, dương khí hóa. Nhị khí luyện đến chân tịch định sẽ hóa, không còn sanh tử. Nếu khí chẳng được hóa tận thì chỉ là chúng sanh cõi sắc giới.
Đốn ngộ trực chứng dương thần. Tinh tận hóa khí, khí tận hóa thần, thì khí cực định thần. Cực thông mà quyết liệt, tinh tiến luyện tinh luyện khí, mới có thể tu đắc thành bậc tôn kính.
Như thế thì âm dương mới hợp thành một đường vậy.
Âm dương hợp nhất, là công phu thần khí hợp nhất, chiếu tịch diệt mà thần tĩnh định, cùng hợp nhất mà chứng quả.
Nhập mà tĩnh thì thần đồng tính thể của thái hư.

Nhập là nhập mà trụ ở thường định vậy. Thần phải đồng với đại hư, tức là thường tĩnh định đến thái hư, chính là thật tướng tính thể quốc minh đó, không pháp giới có thể buộc, không thế giới có thể nhiễm, riêng đắc thành dương thần để xuất dương thần về sau. Nếu không như thế, nếu chưa thành dương thần thì phải nương theo thai tức pháp mà sau hướng về thái hư.

Xuất mà hiển thì thông thiên triệt địa mới thật là thần thông
Xuất là xuất Thần ra ngoài thân mà hiển Thần thông. Phàm Dương Thần xuất xác thì không trọng trọc vậy, không chướng ngại vậy, qua khỏi cái định sắc giới. Công phu thiền định vượt trên sắc giới vậy. Từ đây về trước có công, lúc hành công phu từ có làm mà quy về không. Từ đây về sau để thành Tiên Phật chánh quả. Lúc hành công phu chỉ phải từ không làm mà đến không. Không thì thông thiên, trên thông dục sắc 2 cõi, 24 cõi trên, như Thế Tôn Phật xuất bạch hào quang. Trên chiếu a địch ni trá thiên vậy. Đó là chỗ thấy đến của thiên nhãn thông, mà thiên nhĩ thông cũng nghe được đến đó. Trên trời dưới đất đều có thể thấy 24 địa ngục, cho đến 18 tầng địa ngục, 8 đại địa ngục …, đều có thể thấy đến, nghe đến, cũng như chỗ Thế Tôn Phật xuất bạch hào quang chiếu xuống 18 địa ngục vậy. Thông triệt là nói Thần có thể đến có thể thấy, nghe không cách ngại vậy.
Thiên biến vạn hóa, thấy được vũ trụ.
Trên dưới 4 phương gọi là vũ, tức chỗ trước nói cõi trời dục sắc giới, cùng với địa ngục các cõi, Thần cảnh thông đều có thể thấy biết. Xưa qua nay lại gọi là trụ, tức việc quá khứ vị lai, túc mệnh thông đều có thể thấy biết vậy.
Thủ oát kiền khôn.
Oát nghĩa là di chuyển. Hình thể của thiên địa có chỗ chẳng tiện cho con người, mà giảm phần ích. Thiên địa biến hóa cũng có chỗ chẳng lợi đến người, hay chuyển di. Như đời Hán có Loan Ba tại triều phun ra một hớp rượu, hóa mưa lớn và rộng để cứu thành đô hỏa tai. Như đời Đường có Nhất Hành thiện sư vì 7 đời đại nạn, mà dấu đi sao bắc đẩu trên trời, vì sao ấy gây tai họa vậy. Như Khâu Trường Xuân chân nhân, tại Yến Kinh ở Thiên Trường Quan, trị Huỳnh Hoặc Hỏa Tinh phạm đến sao Vĩ sao Ki. Vì tương tai toàn thành, bá quan thỉnh chân nhân cầu đảo, mà sao đêm phải lui khỏi sổ hội. Như đầu đời minh, Thiết Quan đạo nhân Trương Cảnh Hòa trợ thái tổ hoàng đế dẹp Trần Hữu Lượng, phương nam xưng là trời chu, lại dám phương bắc xưng tống chu mà nghịch thượng hoàng. Như hổ bì tọa Trương chân nhân vì Lý Hư Am mà nói, nếu ông truyền đạo cho phi nhân, khi đại số đến, thì trong bắc đấu có bổn mệnh Tinh quân coi việc sanh tử, ta vì ông mà sắc thêm thọ một kỉ 12 năm, để tiện Tinh tu. Thấy sao kia tuy hình như hạt đậu nhỏ, chừng như 5 phân nhỏ, lấp lánh như sóng nước, hào quang trắng xán lạn, đã ẩn đi hình thể, là Tiên gia đã diễn đẩu pháp vậy. Như Lý Hư Am chân nhân tại Lô Giang ở huyện nhà, lúc trời gây hạn hán, nông phu chẳng xuống giống được, vì dân chúng thỉnh đảo, nên đã vẽ mực trên tay để tế trời, mây đen theo tay che mặt trời mà mưa xuống, cứu huyện này cùng thôn ấp lân cận thoát được thiên tai, đều là sự tích vận chuyển càn khôn..
Phải là chân Dương Thần, chân Dương Thần tức chân không tính thể vậy.
Vương Ngọc Dương chân nhân nói : “Nhất ngộ chân không tổng liễu tiên.”
Lại Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Linh tính phân minh tác đại tiên” là vậy. Chẳng thể kiến tính thì chẳng được chân không.
Nói kiến tính vì tính vốn tịch tĩnh, tuyệt không sanh diệt, người hay tu tâm đến đại định, mà thường trong định, thấy được tính thể, đó chính là Tiên Phật địa vị. Nên Thanh Phong chân nhân nói : “Chẳng đến chân không, Dương Thần khó xuất.”Đàm chân nhân” trong Thủy Vân tập”   nói : “Đời nay muốn theo đường lên mây, chẳng hợp hư không chẳng được tiên.”
Chẳng thành Dương Thần.
Kiến tính chân không, tức chỗ Lục tổ nói : “nếu như tu chẳng động, như vô tình chẳng động” mới được thành Dương Thần.
Chẳng đến kiến tính chân không thật địa, tất chẳng hay xuất Dương Thần vậy.
Tu đến kiến tính, từ tính ấy mà xuất ra, mới là Dương Thần hiển Thần thông. Nếu chưa tu kiến tính thành Phật, thì chưa thành Dương Thần, nên chẳng thể xuất Dương Thần. Nếu tính có vọng xuất, đó là ngoại trì bệnh, không có định lực vậy.
Lại hỏi : làm sao biết đúng là chân không thật địa, là lúc xuất Dương Thần ?
Đáp : tính hợp hư không mà chẳng dùng Thần .
Nguyên Thủy Tiên Thiên Đạo Đức kinh nói : diệu pháp không nhân, diệu cảnh không duyên. Lại thiền tông Lục tổ nói : thiện tâm không tưởng, thiện tính không sanh. Nhất duyên chẳng nhiễm, nhất trần chẳng động, tuyệt không xuất nhập sanh diệt.
Tiên thiên Đạo Đức kinh nói : Chỉ có không sanh mà sau mới thành trường sanh.
Chính là chân không thật địa.
Tâm tính trong có niệm sanh, nhiễm duyên cùng trần thì chẳng trụ thai tức, nên hơi thở có xuất nhập. Nếu hơi thở có xuất nhập, thì tính chẳng trụ, là phàm phu ngoại đạo. Nếu diệt hết duyên cùng trần, cùng dứt luôn hơi thở xuất nhập, phục hoàn về thai tức mà thường ẩn ở đó, mới được không xuất nhập sanh diệt. Như thế thì Tiên Phật thiền định tất theo lý này vậy. Chân không là tính địa không vọng, có thể sanh ra tâm chân. Hơi thở định được, tuyệt không xuất nhập, chỉ có không mới là chân. Nếu tâm chưa toàn định mà còn có sanh diệt, tức chưa phải toàn diệt mà còn có xuất nhập, thì không chẳng được chân, mà sanh tử cũng chưa dứt. Thật địa là chẳng phải tự không mà chẳng được thường không vậy, cũng không phải tạm thời không mà chẳng được đốn nhiên toàn không, ấy thuần là đốn không mà thẳng đến vô lượng kiếp thường không mới phải là chân không thật địa. Nên Trọng Dương chân nhân nói : yếu kiến chân không, nguyên thủy hư không là tổ tông.
Một khi thấy thiên hoa loạn trụy, Thần niệm xuất ra ở phía sau đầu, là Dương Thần siêu thoát vậy. Từ đó hướng tới luyện Thần Hoàn Hư mà hợp đạo, siêu kiếp vận vậy.
 “Vô Thượng Nội Bí Chân tàng kinh” nói : “Đạo hành tuyệt không, không tâm không ý, không giác không quan mới là chân đạo”. Lại nói : “đạo vốn tịch diệt, diệt không chỗ diệt.”
Lại hỏi : Từ xưa đến nay thánh chân đều chưa nói đến chỗ thiên hoa loạn trụy, sao vậy ?
Đáp : vì đó là bí cơ thượng thiên đã cấm, chẳng thể coi nhẹ mà nói rõ ra.
Tiên Phật chánh đạo chân cơ, vốn thượng thiên khoa luật trọng cấm, chẳng thể coi nhẹ mà nói ra cho bọn ngông cuồng, ngu si được nghe. Vì thương xót người đời, nhưng không thể chẳng phụng thiên mệnh nên nói sơ một ít. Nếu bậc trí hiền thì có thể ngộ mà thành đạo. Hạ ngu mê hoặc chẳng ngộ mà có gặp những câu này chỉ cho là huyển hoặc. Thiện tín thượng thiên thánh chân, lại vì các thiện tín siêng năng, mà cho thêm hai ba câu, bốn năm câu để cứu thế. Nhưng kẻ cuồng ngu chẳng ngộ, chẳng bỏ tà quy chánh, lại dựa vào các lời dạy kia đem ra mê hoặc người. Do vậy nói chân cũng nhiều, mà nói giả cũng nhiều, người thế hay nói : nhất pháp lập, nhất tệ sanh, cũng giống như thế. Nay thương xót người đời bị ngộ hại đã nhiều, lại lộ xuất một pháp này cùng với ngũ long pháp, vẫn biết về sau kẻ ác cũng lợi dụng để lừa dối người. Cho nên chẳng phải coi nhẹ mà chỉ bày ra hết, mà cũng có chỉ bày. Đến như Thế Tôn, Đạt Ma, Thần Quang cho đến Trọng Dương chân nhân, Khâu chân nhân lời vàng trước đã tuyên dạy chỉ ra cho đến lời ta nói, hậu học nếu tin lời sách này, người có thể hiểu sẽ tự hiểu, có thể tỏ sẽ tỏ, nếu có gì chưa thể sáng tỏ là do khi Tiên dạy, thận trọng không nói cho kẻ ác nghe để dối người vậy.
Chưa biết mà sau sẽ biết chẳng ngoài lời nói vậy, cũng do căn cơ. Thiển bạc ngu phu chẳng gặp Tiên truyền cũng có. Tích Lan Dưỡng Tố dưỡng thai đến Nam Nhạc, 10 tháng công thành mà chẳng biết là như vậy, định lâu mà chẳng thể xuất. Lưu Hải Thiềm đưa cho Lý Ngọc Khê 10 bài vịnh, ông ta bèn cười lên một tiếng mà xuất. Thế Tôn thuyết pháp đến thiên hoa loạn trụy, cũng chỉ đến nguyên nhân đó, nhị tổ Thần Quang thuyết pháp cũng đến thiên hoa loạn trụy, mà còn sợ chưa thoát tay Diêm vương.
Thiên hoa loạn trụy chính là chia đường thánh phàm sanh tử, thấy thiên hoa mà xuất ra, lìa thoát sanh tử, siêu xuất phàm thai để thành thánh vậy. Kiến thiên hoa mà chẳng xuất từ định, do vậy mà có sanh tử phàm phu. Thánh thì tự tay mình nắm giữ sanh tử, phàm thì do tay diêm vương nắm giữ sanh tử.
Trước mặt Đạt Ma mà Thần Quang chặt tay cũng là cầu biết được việc trên. Chung Ly Chánh Dương chân nhân nói : “Lôi chấn thiên quan quỷ Thần kinh.”
Cửa trời khai sấm sét, là nói về xuất Dương Thần vậy.
Vũ trụ đầy trời tuyết trắng tung bay.
Sắp xuất Dương Thần mà chưa xuất, Tiên cảnh. Thấy như vậy thì sau mới xuất,

chẳng thấy vậy thì chẳng xuất.
Lữ Thuần Dương chân nhân nói : “Mây lạnh tan ra giữ trăng tàn.” là nói về thai tức diệt tận định vậy.
Tịch tận là đến thái hư.
Nói lúc thấy tuyết đến thì lìa chỗ thật có huyễn thể, mà hướng về thái hư vô.
Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Hốt nhiên khi chấn động, là đến lúc thiên hoa thiên trụy trước mặt.” Có chân nhân lại nói : “Không trung sớm, Tiên nhạc đến đón, cảm thiên hoa thiên trụy.” Khâu trường xuân chân nhân nói : “Nếu đến thiên đình, bổng nhiên có thiên hoa bay,

thì xuất Dương Thần được sơ địa quả vậy.”
Mới được thánh quả, sơ chứng Tiên Phật đều như vậy.
Học giả nên biết Tiên Phật đồng nhất công phu, đồng nhất cảnh tượng, đồng nhất Dương Thần chứng quả.
Sử Thái Tố, Hồ Thái Chân hỏi : Sao là đồng nhất công phu ? Xưa nói Phật giáo lìa cung tu định, Tiên giáo thủy phủ cầu huyền, là đã nói chẳng đồng rồi ?
 Đáp : Kia nói chẳng đồng là lời phàm phu tục tử, chẳng phải thánh chân đắc đạo nói vậy. Nay ta nói rõ lại chỗ đồng này : Tiên nói luyện Tinh hóa Khí, lại nói lưu được Dương Tinh, quyết định trường sanh. Tức đồng Phật nói trừ dâm tu phạm hạnh để ra khỏi dục giới vậy. Tiên nói chuyển Thần nhập định, phục Khí, thai Thần, tức Phật nói tứ thiền, định tức, định tâm, định mà diệt tận, để ra khỏi sắc giới vậy. Tiên nói luyện Thần Hoàn Hư, tức Phật nói chổ bồ tát tu trên bát địa Như Lai xuất hiện, để được thành Phật, gia trì đến cửu địa, thập địa, lại gia trì lên đến bậc thập nhất địa đẳng giác, mới siêu xuất không sắc giới. Công phu đồng vậy, như vậy cũng có, như vậy chứng quả, đồng nhập Tiên môn học Tiên, đồng như vậy tức thành tiên. Đồng với người Phật môn học Phật, đồng như vậy thì thành Phật. Nếu nhất thiết học nhân có thể thấy nghe như vậy, có thể tin nhận như vậy, có thể biết ngộ như vậy, thì có thể trông mong thành Tiên Phật. Nếu chẳng nghe như vậy, chẳng tin như vậy, chẳng ngộ như vậy, thì đã chẳng biết tu Tiên tu Phật, sao có thể vọng tưởng thành Tiên thành Phật được. Người đời nói kẻ bần cùng hạ tiện lại cho là mình lầ vua chúa, thì đến lúc chết gặp ác đạo ma cảnh, phải lìa đời mà cho là gặp được, cho là thật đến đại đạo Tiên Phật màathajt chẳng được gì. Còn nói cùng hạ hồi cơ là nói chết như vậy mà sanh đến đây, thì thân đọa luân hồi, cũng nhập ác đạo, nếu sớm biết mà quay trở lại, mới chẳng đọa nhập vậy. Đó đều là chỗ tu của phàm phu, cùng với chỗ bắt đầu tu đời trước của Tiên Phật chẳng giống nhau, với thiên thượng cũng chẳng giống nhau. Người đời một lần sinh ra, thiên thượng cũng một lần sinh ra. Nếu người đời có căn cơ bước đầu thì với Tiên Phật hai tông vẫn có thể biết được. Các lời dạy cho là hai ấy, kẻ chân hạ ngu đâu dám thay đổi.
Lại hỏi : Người theo Tiên Phật đều phân ra hai tông, tạo dựng môn hộ để tranh cao, nay riêng nói công phu chỉ duy nhất, cảnh tượng nhất, chứng quả nhất mà sao thấy Tiên Phật nói chẳng nhất.
Đáp : Người đời thấy cạn nghe ít, chỉ biết Tiên nói hư vô, Phật nói tịch diệt, chẳng biết Tiên Thiên Đạo Đức kinh của Tiên gia đã chỉ ra chỗ Tiên nói tịch diệt. Người đời chỉ biết Tiên nói tính mệnh song tu, Phật thì nói kiến tính, chẳng biết là chẳng kiến tính thì chẳng thành tiên, vốn chẳng biết lời ngoa truyền ngoa, mà cho là chẳng nhất.
Ta cũng chưa biết khi cho là nhất, chẳng thể nào không giống với người đời phân.
Từ khi Lục tổ chẳng truyền y bát về sau, thì tính học chẳng chân. Đều nói hòa thượng thao chuyển kiếp tính, chỉ toàn là chẳng cứu cánh. Như Lai Phật siêu kiếp tính, lấy đó mà phân Tiên Phật thành hai vậy. Tuy Phật giáo từ sau Ngũ tổ, do Thần Tú ở phương bắc, dạy tiệm pháp. Huệ Năng ở phương nam, dạy đốn pháp. Cùng một Phật học ở chung một nước, còn phân tiệm đốn, huống chi đông thổ tây phương, Tiên Phật đâu có đến để chia. Người đời chẳng chịu tu hành, vọng xưng được ngộ, mà làm càn nói dối, rằng phân cùng chẳng phân đều chẳng phải, chỉ muốn nói vượt hơn người. Người chẳng nên khoa trương mà phân chia. Tuyệt chẳng nghe hợp một lời, sao có thể biết là một, vì người chẳng thấy Tiên ghi trong nội điển, hoặc có thấy sơ Phật có ghi, nhưng không phải chỉ một lời nói mà có thể giải ngộ lĩnh thụ, cho nên rốt cuộc chẳng hiểu được một. Cho dù có trí, cũng tại chỗ phân cùng chẳng phân mà sinh nghi.
Tức là chẳng thể chẳng nghi việc nay nói về một thuyết.
Thái nhất tự nói : tôi nghi, không phải nghi Tiên Phật chẳng nói đồng nhất mà có chia ra, cũng không nghi có thể là một, mà cũng có thể phân ra. Chỉ thấy cổ Tiên đến nay, đều nói nhất để cứu thế mê, mà thêm nhiều nhánh đều phân chia và được quần chúng tin theo. Người xưa sao chẳng xét đến điều chính, lại phân chia ra làm người mê lầm, sao không chỉ thẳng đến cái một trong Tiên Phật các kinh. Tự nói sao chẳng chỉ rõ với tâm từ bi cứu thế, nói thẳng là nếu một thì bảo là một. Như chỗ nay nói, mà thẳng chỉ thuyết này, là một thì bảo là một thì đâu có nghi xưa và nay có 2 thuyết.
Hỏi : Xin nói lại cho rõ.
Đáp : Đạo tu từ hữu vi cho đến vô vi.

Tiên tông Trương chân nhân “Ngộ chân thiên”  nói : “Mới đầu có làm không ai thấy, Khi được vô vi chúng đều hay. Nếu nói vô vi là yếu diệu, phải biết căn cơ là có làm.” Trong Phật tông, tứ lai Tăng Triệu nói : “Hữu vi tuy ngụy, bỏ đi thì Phật đạo khó thành. Vô vi tuy chân, bám chấp thì tuệ tính chẳng sáng.” Đông thổ Tông Kính thiện sư nói : “Hữu vi tuy ngụy, bỏ đi thì công hàn

chẳng thành, vô vi tuy chân, vắng đi thì thánh quả khó chứng.” Như thế đã biết Tiên Phật nhị tông đều nhất thuyết, người người thấy như nhau, kia sao khinh lờn chẳng cùng biết với người nay vậy.
Đạo thành từ có chứng, cho đến không chỗ chứng.
Tiên dưỡng thai thành Thần mà luyện Thần Hoàn Hư, tuy được đạo, mà chẳng cho là thật được, nếu không chỗ được, mới là thật được. Nếu cho là có chỗ được thì tâm bị có tướng mà bị ràng buộc, chẳng thể được đạo giải thoát. Nên “Vô Thượng Nội Bí Chân Tàng kinh”         nói : “đạo vốn tịch diệt, diệt không chỗ diệt”. Phật giáo “Viên Đảng kinh”     nói : “Nếu được Như Lai tịch diệt, tùy thuận chân không tịch diệt.” Nói tịch diệt thì cả Tiên Phật đều cùng một cách nói vậy.
Tiên Phật đều như vậy.
Không chỉ nói suông là Tiên Phật đồng nhất, mà có thể thấy trong chỗ nói về sa môn tứ quả, vạn pháp quy đến nhất, mà nhất quy đến vô, cũng đã nói lên như vậy.
Nên Lữ Thuần Dương tiên ông nói : “Chẳng hỏi cũng biết là Thần Tiên cùng Phật, đều đồng giác chiếu.”
Giác chính là Phật là Tiên. Trong khi thiền định, thì giác chiếu tại thiền định. Đến lúc được như hư không, lúc tịch diệt, thì giác chiếu tại hư vô, tại tịch diệt. Sở dĩ Tiên Phật tự thủy chí chung, đều do giác chiếu. Giác chiếu là trong tâm thật ngộ vậy. Nếu chẳng giác chiếu, dù có nói là tu hành, Chỉ là không thật ngộ, chỉ nói tam muội ngoài miệng. Do vì thấy Lữ ông nói Tiên Phật đồng nhất giác chiếu, mà bịa rằng nhờ hỏi ở Hoàng Long thiền sư, về tích này ta đã tra xét, thì thấy rằng chỉ là lời ác khẩu để chê Tiên, phải biết Tiên Phật về công quyết có thể cả 2 cùng theo, cũng muốn cùng mọi người chỉnh đốn lại, phải biết tu hành có thể cả hai cùng theo. Xem Lữ ông sinh vào đời Đường Đức Tông hiệu Trinh Nguyên năm thứ 12, 4 tháng, 14 ngày, đến khi Đường Văn Tông khai thành 2 năm vào năm Đinh Tị muốn lên kinh để thi cho đậu, là 42 năm vậy. Vì có đức lớn bên thay đổi vận số, khi ra khỏi thành đến Lư sơn gặp được kỳ nhân, tự xưng là Chung Li Quyền, qua nói chuyên được khế hợp, Lữ bèn bỏ công danh theo bảy tám năm để nghe đạo, sau tu thành đạo đến 64 năm, 5 tháng, 20 ngày ở trước lầu Hoàng Hạc mà bay lên hư cảnh, siêu xuất thiên địa ra ngoài ngũ hành, người đời đều biết, chẳng có thể sai vậy. Còn Hoàng Long ở Dự Chương, phũ Nam Xương, đất Trữ Châu. Phía đông đất ấy có Hoàng Long Sơn, trên núi có chùa, khi Hối Đường hòa thượng dạy cho tăng tục nghe, thì Hoàng Long đang ở gần, nếu cho là lời trên có từ đó, thật chỉ là lời bỏ đi. Chỉ là gieo tiếng xấu cho người tốt mà thôi. Phải biết sau khi nghe : nếu đại định xuất Dương Thần, mà Thần thông chỉ được hơn 500 năm bất tử, thì Lữ tổ đã hỏi ngược lại là : sau 500 năm mà chẳng thể đại định xuất Thần thông thì người tu chết, chẳng lẽ chỉ học cái chết sao. Huống chi Lữ ông đến nay đời đời hiển thánh độ người, do đã được định, xuất định chẳng lạc sanh tử luân hồi mà người đời sau đều biết. Còn Hoàng Long thì từ khi qua đời đến nay chưa từng hiển thánh lần nào cả. Như Thế Tôn độ người, như Lữ ông độ thế. Nếu chẳng cho là Tiên hiển thánh, thì cũng có thể biết là phàm tăng chẳng thể hiển thánh. Chỉ là hủy báng Tiên chân, họ Hoàng thì vinh, Họ Lữ thì nhục. Khi quan tài để ở nơi chết, lại chẳng thấy hiển Thần thông. Như Lữ từ khi chết đến nay, nếu chẳng hay xuất hiện lại như thế, mới cho là từ sau khi chết đã đi đầu thai lâu rồi. Cho nên ! Di lặc Phật đã bảo rốt cuộc đều lạc không vong là vậy. Ta nay biết được : huyền diệu của hai tông hợp nhất, thấy được học giả của hai tông đều theo đường nhỏ, vọng phân Tiên Phật mà tranh cao, lầm mê đến chết. Ta chỉ biết là một thì mới có thể chẳng phải chết để chịu luân hồi. Cho dù sau này có kẻ điên nào trách ta, thì cũng đã hết lòng độ tận hậu thế như mong muốn của Tiên Phật thánh. Từ khi Thái Thượng truyền đến Chung Ly, Chung Ly truyền Thuần Dương, Hải Thiềm hai người, sau chia thành Nam Bắc nhị tông. Rồi Lữ truyền Vương Trọng Dương, Vương truyền Khâu Trường Xuân, Lưu Trường Sanh, Đàm Trường Chân, Mã Đơn Dương, Hác Thái Cổ, Vương Xử Nhất, Tôn Bất Nhị là bắc tông thất chân. Về sau còn có Vương Lâu Vân, Duẫn Thanh Hòa, Tống Phi Vân … đều là pháp quyến chư tiên đời sau của Thuần Dương tổ sư. Sau Lưu Hải Thiềm truyền Trương Tử Dương, Trương truyền Thạch Hạnh Lâm, Thạch truyền Tiết Đạo Quang, Tiết truyền Trần Nê Hoàn, Trần truyền Bạch Ngọc Thiềm là Nam tông ngũ tổ, Về sau có Bành Hạc Lâm, Tiếu Tử Hư … đều là pháp tích chư tiên, đều truyền Tiên Phật hợp nhất đạo, chỗ tu đã hợp nhất, chỗ độ người đều đồng một pháp. Nay gom lại các ngữ lục thì chỉ có thật tu thật ngộ, đời sau cần yếu phải noi theo tự ngộ tự tu, mới chẳng mất nhân thân sau này.
Nhưng mà riêng Tiên tông đã chỉ rõ bước đầu, chỗ chỉ rõ bước đầu này chính là luyện Chân Tinh khó được vậy.
Phàm được chân Tiên truyền nếu phân biệt được dược đúng lúc, thì luyện có thể được. Chẳng phải như chỗ dạy của thế pháp, rốt cuộc cũng chẳng luyện được.
Phàm đan kinh nói đến, nếu chẳng hiểu được câu chương, để phản phục tuyên minh,

thì chẳng qua chỉ biết đến pháp tiểu thành sơ quả.
Cửa đầu tiên 100 ngày, dùng luyện Tinh hóa Khí pháp để hóa Khí, mà Khí đủ thì được như toàn thể đồng tử, mà có thể trường sanh bất tử sơ thành tiểu quả, trong tam thành mà Chung Ly đã nói,

đã được Tiểu thành.
Chẳng như thế thì chẳng được Chân Tinh, không thể thành tựu đại đạo.
Thành đại đạo là dưỡng thai hóa Thần đến giai đoạn 10 tháng xuất Dương Thần, là được Trung thành Thần tiên, cửu niên diện bích Hoàn Hư thành Thiên Tiên thượng chân là Đại thành đại đạo.
Người hay nghi ngờ cho là còn có một thì mới chỉ là tiểu thành, nào có biết về sau mới có đại thành, mà chẳng chịu học chịu làm vậy. Kẻ theo đạo Phật thì cho Tiên là tiểu mà tiểu thì đáng chê, thật chẳng tự biết trong Phật pháp cũng như thế. Phật cũng đã lược nói bước đầu để làm : nếu chẳng trừ dâm mà tu thiền định thì cũng như muốn nấu cát mà mong thành cơm, dầu trãi qua trăm ngàn kiếp cũng chẳng thể thành cơm được.
Thủ Lăng Nghiêm kinh văn đã nói. Cơm lấy gạo làm gốc để nấu thành cơm. Là ví dụ tu hành tất phải trừ dâm lìa dục, thành kim cương bảo tọa, thì cũng như Tiên gia luyện Tinh hóa thành Kiền nguyên bạch kim Khí. Giống như chỗ Tiên nói về Thần, Phật lấy đó để ngồi mà tu thiền định, chứng niết bàn thành Phật, được Như Lai xuất hiện. Cũng như Tiên 10 tháng ngưng Thần nhập Khí, thiền định tịch diệt thành Tiên mà xuất Dương Thần. Cũng như gạo nấu thành cơm, thì biết được chỗ đồng nhất của Tiên Phật nhị tông vậy. Nếu chẳng trừ dâm lìa dục, vọng xưng tu Phật, tất chẳng thành Phật. Cái dâm dục làm mất sanh thân căn bổn. Thân tâm cùng phối hợp mà tính không định, nên không thể chứng niết bàn nhập nê hoàn được, cũng như nấu cát chẳng thể thành cơm, như Phật là bậc kỳ nhân nên quyết nhiên chẳng có thể dễ chết vậy. Mà Phật nói li dục là nói về Thiền định cho tiểu thừa, trung thừa rồi đến đại thừa vậy. Hậu nhân nếu chẳng sớm li dục thiền định, mà tự cho là cùng hạ cũng là Phật, cho đến xa rời cách Phật đã tu, thẳng thừng chê Pháp, chê Phật, chẳng khác nấu cát muốn thành cơm, do tất cả đều chẳng có : không nước không lửa không gạo mà nói nấu cơm, các bậc trí giả đều hiểu nghĩa này.
Nếu lấy dâm thân để cầu Phật diệu quả, mà cho là được diệu ngộ, thì vẫn chỉ là dâm căn, luân chuyển tam đồ, tất chẳng thể đến Như Lai niết bàn, vì đâu phải là đường tu chứng.
Trừ dâm là bước đầu trên đường tu hành của Như Lai, dâm thân là phàm phu, thân hành dâm sự, thân đã có dâm lậu, thì Lậu Tận thông chẳng thể thành, Lậu Tận thông thành thì chân không tựu. Tinh toàn Khí toàn mới trường sanh. Lậu Tận thông chẳng thành. Lậu chẳng dừng, thì Tinh khô Khí kiệt mà phải chết. Chết sẽ chìm đắm trong 3 đường ác, luân chuyển khổ. Đó là kẻ chẳng hành theo Như Lai mà trừ dâm nên chẳng thể thành Như Lai niết bàn quả. Vì dâm tính chẳng trừ, nên còn dâm sự, tuy có biết qua Phật tính rốt có thể ngộ, nhưng do dâm tính nhiều mà che lấp, có nói hay cũng không thành được. Phải biết Lục tổ nói : dâm tính tức là tịnh tính là do trừ dâm mà được tịnh tính ở thân, hậu nhân sao chẳng chịu bỏ đi kiến chấp, cứ gạt người mà nói tham thiền ngộ đạo vậy.
Tất cả dâm cơ ở thân tâm đều dứt, tính dứt cũng không luôn.
Dâm cơ là nói đến thân tâm, nói dâm cơ ở thân là đoạn dứt dâm sự mà chẳng giao cấu. Dâm cơ ở tâm là đoạn diệt mà chẳng để sanh dâm niệm. Nên nói thân tâm đều đoạn dứt. Bắt đầu do miễn cường mà đoạn dứt, mà sau được thật chứng đoạn . Miễn cường đoạn là dục giới lục thiên, có thê thiếp có thể dâm sự mà giữ thân chẳng hành dâm sự, giới dâm mà tu phạm hành, thanh tịnh thành thân cơ đoạn dứt. Thân căn đến đó cũng đoạn, thành tự nhiên, lâu mà chẳng có thể hành dâm sự, như Thế Tôn Phật trong 32 tướng có Mã âm tàng tướng. Lại nói : Âm tàng như mã hoàng, tức Tiên chân phản lão hoàn đồng tử. Âm chính là thật chứng. Thân đã chứng đến đó, chẳng có thể trở lại hành dâm sự, mới có thể nói đoạn siêu dục giới định, mà ra khỏi dục giới vậy. Do đó mà thăng lên nhập sắc giới. Lúc mới nhập, dâm niệm chưa diệt hết, mà người đại tu hành có đại chí để siêu thế, sao lại có niệm chưa diệt tận. Trong ngày, lúc Tinh được chân giác, vốn không niệm. Nhưng đến lúc hôn trầm, có thụy ma, chưa hẵn là không nữ sắc ma. Định tâm lực mà yếu, hoặc có tùy niệm đó mà gây hại đạo lực, chính là lỗi niệm chưa diệt tận. Nếu tâm thường có định lực lớn, giữ tâm niệm quy chánh giác, dứt sạch ma sự ma niệm, thì lúc sơ nhập định, tạm miễn cường nói là đoạn niệm. Niệm niệm đều đoạn, cho đến không niệm có thể đoạn, đó mới là tự nhiên. Chân thật đoạn thì đều do thiền định đến niệm trụ, mà được sơ thiền, như Lục tổ nói : “thiện tâm không tưởng”, thật chứng dâm cơ ở tâm đã đoạn dứt vậy, mới thật là tự tính giới định tuệ. Theo đó mà đại định, mà thường định, diệt tẫn, mới đúng là “đoạn tính cũng không luôn”.
Muốn được Phật bồ đề mới có thể trông mong.
Với thân tâm đều đoạn dâm cơ thì tu Tiên Phật mới phát tâm địa chánh, nhân thân đoạn niệm trụ mà chứng nhập Tiên Phật địa chánh quả. Nếu được như vậy mà tu, mới có thể hi vọng thành Phật, chẳng như thế mà tu thì từ cái nền ngu si mà nói thành Phật, thì đâu khác hướng về mặt biển lớn mà cầu lửa nóng, hay trong lò nướng bánh mà muốn lấy ra nước đá vậy. Chẳng qua chỉ là kẻ ngoại đạo tà thuyết ở nhờ cửa Phật, giả vờ là người trong đạo để dối người. Sao chẳng mở kinh Lăng Nghiêm ra đọc dùm câu này, để mà tỉnh tâm quay đầu trở lại.
Đã rõ dâm dục không thể thành Phật, tất phải trừ dâm giữ Tinh để thanh tịnh phạm hành theo Phật vậy. Lại nói, tu thiền định mà chẳng trừ tham dâm tất lại vào ma đạo.
Thiền định phải giữ định tâm đến thiền tĩnh. Như Thế Tôn tại Tuyết Sơn 6 năm, hành tứ thiện cửu định mới nhập thế vào chợ. Trên nói ma đạo tức là dâm sự vậy. Ma vương dùng ma nữ để mê hoặc Thế Tôn mà chẳng thể mê hoặc được, dâm căn đã trừ, nên chẳng nhập ma. Người đời nếu vì dâm sắc mà nhận sự cám dỗ, mới tùy nhập ma đạo, trọn chẳng phải Phật đạo, cần yếu phải biết ma cùng Phật tương phản vậy.
Lại nói, nếu tâm chẳng dâm thì chẳng bị sanh tử nối tiếp.
Người tu hành hoặc ở sắc giới chưa chứng sơ thiền, niệm động vì chẳng trụ, trong tâm bổng nhiên khởi một dâm niệm, có tham ái thì ngay đó đọa nhập trong thai. Cổ nhân tham thiền nhập tại định mà đầu thai đi, đều vì nguyên nhân này. Hoặc người ở dục giới mệnh hết mà chết, có sanh ra thì có cái chết tiếp theo vậy, sanh Khí tuyệt mà dâm niệm chưa tuyệt nên do thấy hành dâm mà cũng sanh tâm dục, cùng hành dâm nên theo dâm niệm, dâm sự kia mà nhập thai vậy. Có chết kia nên có cái sanh tiếp theo vậy, lại chuyển sanh thì dâm niệm nào có tuyệt, nên lại có cái chết nối theo, cứ như thế nên sanh tử tương tục chẳng dừng. Thay vì noi theo tâm dâm mà giữ tâm đoạn dâm, có thể thấy sắc chẳng dâm, cho đến có sắc chẳng thấy, tuy chết cũng chẳng thọ sanh, khỏi phải đầu thai mà chứng thiên nhân vậy. Sanh mà chẳng tử vậy, đã chứng chẳng tử sanh là A La Hán quả vậy. Để dự Phật 8.000 kiếp thuyết pháp 1 lần, hội pháp 84.000 kiếp nhập vào một định mà trường sanh bất tử vậy. Tích Thế Tôn nói, tối chẳng nhớ mẹ, người nhập giáo ta tuy chẳng dâm, còn người hư hỏng đạo hạnh cũng làm hư hỏng đạo, cái chính là phòng kẻ dâm tâm, do đó mà mà sanh vậy. Cũng tức là cơ sanh tử luân hồi vậy. Nên nói lúc động niệm là lúc thụ sanh vậy. Nên sa môn giới luật đều nói rõ nghiêm cấm sa di về giới dâm vậy. Cũng phòng người đời sau sanh oán hận, vì có thể chẳng chịu tuân giới luật nên Mã Đan Dương chân nhân khi trao giới cho môn nhân có nói : chân thật tu hành thì chẳng cần phải thiểu niên nhỏ tuổi, chỉ người lão thành 40, 50 tuổi, nhận một hai người cũng đủ rồi. Chỉ là muốn được cảnh giới thanh tịnh .
Lại nói : dâm tâm chẳng trừ, cõi trần chẳng thể vượt ra.
Dâm tâm là lục căn ý. Biết được tâm dâm là căn thức trong nội trần. Trong căn có trần mà tham chấp, chẳng biết bỏ đi, thì hợp với trần mà che ngăn tánh giác, nên nói chẳng có thể xuất.
Đã xưng là Phật tử, học Phật tông, có thể chẳng tin nhận lời Phật, để trừ dâm căn mà thoát ma đạo sao ?
Sử Thái Tố hỏi : Tôi cũng thường nghe, người Phật giáo thuyết pháp, tuy đã nghe được nhiều ví dụ khéo. Mặc dù nghe nhiều, nhưng chưa từng nghe làm cách nào trừ dâm thoát ma đạo vậy ?
Đáp : Đã nói người tuân phụng Phật pháp giới, trừ dâm mới thoát ma đạo. Chỉ có phàm phu cùng kẻ ngụy học mới nói không có lời ấy, còn kẻ có thánh trí mới ngộ mà tự răn cấm, để nghiêm tịnh tu chân phạm hành mà làm hạt giống Phật. Nếu người tự nguyện chí tâm tu theo cách Phật tu, hành theo chỗ Phật hành, mới có thể giữ được giới quan trọng này của Phật.
Tích Già Chiên Diên trước học tứ thiền, đã được ngũ thông rồi.
Già Chiên Diên tại Tuyết Sơn tu hành thiền, hiện được Tứ thiền Ngũ thần thông, đứng đầu trong 800 phi Tiên. Ngũ thông gồm : Thiên nhĩ thông, Thiên nhãn thông, Thần cảnh thông, Tha tâm thông, Túc mệnh thông dã.
Sau đến Phật để học mà tu phạm hành, mới được Lậu Tận thông để đủ lục thông. Thế mới biết trừ dâm mới thoát ma đạo, xuất dục giới, đoạn sanh tử vậy.
Phạm hạnh thanh tịnh thì được giới lực, rồi sanh định lực, tuệ lực. Nên trong ngũ giới trước phải trừ dâm. Không dâm thì không trần, không ma, không dục giới, không sanh tử, nên trong vạn pháp tất lấy trừ dâm làm đầu.
Kẻ thế lạm danh tu Phật mà chẳng cầu biết Phật đạo, nên chỉ biết sơ bước đầu.
Nói sơ là không phải là Phật không nói mà khi thuật lại đã bỏ bớt đi mà nói không đủ lời Phật. Rốt cuộc như chê trách Phật, mới chẳng cho đó là điều quan trọng.
Nếu cho là Phật chỉ nói trừ dâm mà không nghe được pháp trừ dâm,

thì khác nào chê Phật chẳng lấy trừ dâm làm việc quan trọng.
Nếu chẳng phải là việc quan trọng, thì sao Phật lại trịnh trọng gửi gắm mà căn dặn là chí yếu.
Tức trên đoạn văn “Lăng Nghiêm kinh”       chẳng chịu nhận là chú trọng nói trừ dâm, chẳng chịu so với Tiên tông luyện Tinh hóa Khí chỉ rõ, lại quét sạch đi hết, rốt cuộc chẳng cho là cần thiết.
Chúng tăng giữ mà không nói, tự chẳng biết suy nghĩ, tự chẳng hay giữ, lại nói ngược là Phật chẳng dùng kỳ pháp.
Ô hô ! đáng tiếc Phật đạo do nguyên nhân này bị cắt đứt, mà không được quả chứng hoàn mỹ.
Tu theo hạnh lục thông thì được lục thông, được chứng Phật quả. Chẳng tin nhận trừ dâm, thì không theo hạnh lục thông, không chứng Phật quả. Nên nói : nếu chưa được niết bàn phải biết đi đường nào để tu chứng.
Mà Tiên tông lại lược nói sau cùng, bởi vì có thể lược nói sau vậy.
Chẳng phải Tiên chẳng nói, lại có nói một để quán triệt tất cả. Nên nói : một lời nửa câu đủ thông huyền.
Riêng lúc luyện Thần Hoàn Hư mà hợp đạo. Tuyệt không có chỗ chí hư chí vô.
Chí hư thì không có gốc, chí vô thì không có pháp có thể thuyết, sao lại phải nhiều lời.
Không cực chí cực. Chí không cực vậy. Chẳng có thể dùng lời để nói giả vậy. Không lời có thể nói.
Cũng chẳng phải dùng lời để nói. Để dạy cho hậu thánh đệ chỉ tạm nói là : “Chỉ thấy đến không, cái thấy không cũng không, không không chỗ không, chỗ không đã không, không không cũng không, không không đã không, trạm nhiên thường tịch.”
Bốn câu trên là lời trong Thái Thượng Thanh Tịnh kinh.
Kẻ ngu đời sau chẳng biết gì về “nói một mà quán triệt được tất cả”, cùng với tịch diệt có chỗ nào khác nhau đâu? Cả hai đều cũng lãnh hội về không vậy, trong “Vô Thượng Nội Bí Chân Tàng kinh”, Nguyên Thủy Thiên tôn nói : “Chân thật tịch diệt, diệt không chỗ diệt.”
Lại có người nhìn thoáng qua, mà đã chê là chẳng như niết bàn tịch diệt của Phật. Trong “Nội Bí Chân Tàng kinh” Nguyên Thủy Thiên tôn nói : “Tâm trụ tịch diệt mới gọi là diệu, nhân ý căn chẳng động, nên có tên là diệu quả.”
Lại cũng chẳng biết Phật nói rõ niết bàn, tịch diệt, chính là hơi thở không ra vào, tâm không sanh diệt. “Nội Bí Chân Tàng kinh”        Nguyên Thủy Thiên tôn nói : “Không sanh không diệt, không nhân không quả, mới là chân quả.”
Định mà nói ở đây tức giống như chỗ Tiên kinh nói đến : đã không cũng không thường tịch, ngàn lời vạn chữ, chỉ đến minh tính kiến tâm, rốt cuộc đều chẳng ngoài chỗ Tiên tông tu luyện, luyện Thần Hoàn Hư là nghĩa nửa câu sau cùng.
Thật 2 lời kia có khác mà lý chẳng khác, Phật môn vào đời mạt pháp kẻ ham đua tranh cho là khác, khác nào chỗ thấy của người lùn ở dưới nhìn lên chồng ván gác trên cao, chỉ thấy được có một tấm. Sao việc của Phật, lại cạnh tranh cho riêng về mình là lớn, chẳng biết Phật vì sao mà thành mà lớn, còn Tiên vốn cũng đồng nguyên nhân như vậy. Đều siêu kiếp vận mà đến địa vị có trước thiên địa, linh quang độc diệu này chẳng cùng thiên địa mà chịu hư hỏng, đồng với nghĩa lớn vậy.
Việc kẻ trong Tiên gia chê Phật là huyễn không, kẻ ấy đã chẳng hiểu Tiên thì sao biết được chỗ khác nhau của huyễn và chân không, mà Phật vốn đồng là chân không.
Không tâm là nghĩa của chân không, tức là chỗ Phật thuyết không mà chẳng không, chẳng không mà không vậy. Cái tâm tính tĩnh tịch mà có chánh giác, chính là không trong mà chẳng không. Tịch mà không chánh giác thì đọa huyễn không là cố chấp vậy. Chẳng có thể vậy, tâm tính trụ đến định, tự hồ chẳng không định tướng, khéo tay chẳng câu chấp định tướng, đỗng hư thái không chẳng chấp 1 chỗ, mới là chẳng trong không mà không vậy. Nếu pháp không cùng với định, chỉ trói buộc mà chẳng giải thoát, đọa tại tri kiến nhị thừa biết vậy. Chẳng được chân không Phật quả vậy. Nên nói là chẳng có thể vậy.
Mênh mông giữa hai tông, kẻ học giả nói học Tiên mà chẳng biết về Tiên, nói biết Phật thì lại uổng xưng là học Phật mà Phật pháp chẳng tin, lại có thể hiểu được Tiên đạo sao. Vọng tưởng nói bàn không ngừng, đều là học giả mạt pháp ngu dốt vậy.
Nếu chẳng khoe khoang tự mình, chê bai kẻ khác, thì làm sao tranh đoạt được y thực.
Rốt cuộc thì chẳng biết nhị tông đạo, đều lấy như vậy mà liễu.

Đều đồng lý mà dùng từ khác nhau để trình bày.
Theo đó mà hiểu, đều là trừ dâm dục để xuất dục giới, đều thiền định để xuất sắc giới, chỉ chứng trên tứ không vượt khỏi chư thiên để xuất không sắc giới, chỗ ấy đồng lý vậy. Dùng từ khác là chỉ một đoạn văn trên mà dùng 2 cách nói khác nhau vậy.
Theo đó xét nói rõ ra, cũng chẳng có gì hơn. Dù chỉ nói sơ, cũng chẳng phải là bỏ sót.

Chỗ sai đã nói rõ vậy.
Sai sót (phụ đọa) hai chữ, xuất ra từ truyền đăng lục, chỗ Tây thổ Phật thuyết bất thắng nghĩa.
Đến nay, ta lại dùng tông tích Phật, mà làm hạnh của Tiên tông, là tại sao ? Vì đời nay việc trong Phật đạo thường là mê ở bước đầu, mà chấp ở bước cuối.
Bước đầu là ly dục phạm hạnh. Chỉ thấy miệng nói Kim Cương kinh, mà thân làm việc thế gian, việc bước đầu chẳng đúng với pháp Tinh tiến, mê mà chẳng ngộ, nhất định quét bỏ chẳng dùng. Chấp ở bước cuối, bước cuối là tứ không định mà thật không còn gì nương tựa nữa, được không còn động nữa, hoàn tất việc Thế Tôn tập tứ thiền mà nhập định vậy, trên ngũ bất hoàn thiên. Tứ không thiền định phải trãi qua cửu đại định vậy, chẳng tuân theo lúc Thế Tôn được Như Lai xuất hiện mà cho là đốn, thì chỉ là dòng phàm phu không tu không chứng mà cho là đốn liễu, chỉ phải đọa không mà chẳng tỉnh ngộ, thật là chấp vọng hoặc mê vậy, mong rằng có thể theo được lý này mà hồi tâm thật ngộ để cất bước mà đi được về nhà, triệt thượng triệt hạ cho đến vượt qua hết để đốn liễu trọn vẹn, mới phải là Phật môn long tượng vậy. Nếu chỉ giận ta rộng nói về tuyên ngôn của Phật, phân biệt rõ chân ngụy, lại trở ngược cho là mình đúng, thì Phật pháp rốt cuộc chẳng rõ được, còn hại đến vị lai vô lượng người muốn cầu học theo Phật Thế Tôn, lại tứ thiện cửu định chánh pháp không có một người chịu tu, thì làm sao mà chứng được.
Khí ở mệnh mà ngông cuồng nói tính, tuy nói phổ độ chúng sanh, mà thật là phổ hãm chúng sanh vậy. Không đi thì sao có thể đến được, trước đã không tu căn cơ, chẳng biết là phải làm ruộng mới có lúa gạo, chung quy chỉ đến tử vong thiền.
Nếu chẳng làm ruộng mà có lúa gạo, thì ăn bánh vẽ có thể no bụng chăng. lại chẳng được như bánh vẽ, chỉ tọa thiền ngoài miệng. Ngoại đạo nói người tất có lúc chết, câu nói này chẳng phải thật ngữ, chỉ cam chịu chờ ngày chết, là không vong vậy. Điều này trái với thuyết Phật liễu sanh tử vậy. Hoặc nếu có thật ngộ thiền định mà chỉ biết đến tứ thiền ngũ Thần thông, mà chẳng thể thành Lậu Tận lục thông, để thoát tử vong. Đều trái với tứ nguyện của Phật, nói chẳng lão, nói chẳng tử, nói thường thiểu tráng, nói thường không bệnh vậy.
Xem ra khó như thả hạt cải mà muốn rơi trúng được cây kim.
Điều này do người của thiền tông nói về tích Phật thuyết trên đỉnh núi tu di, cầm một hạt cải thả xuống, còn ở dưới núi từ trước đã cắm một cây kim dựng đứng, muốn hạt cải rơi trúng đầu cây kim, điều này thật khó được. Ví dụ cho nhân sanh ở cõi đời này, được thân người rất khó. Được hồi tâm tu hành rất khó, ngộ Tiên Phật chánh pháp cũng rất khó. Lại nói, vạn hạnh mới ngộ sa môn tứ quả, nếu lại theo sanh tử pháp, khác nào thả hạt cải muốn rơi trúng kim. Nói sâu hơn là biết tử kia sanh đây khó được, là biết tử kia sanh đây chịu luân hồi chẳng thể trốn được cũng nhiều. Nếu có thể hiện nay trừ được ngoại lai lục trần luân hồi, trừ luôn nội khởi lục trần luân hồi, để tu Phật Tiên chánh pháp tương ứng,

thì thả hạt cải muốn rơi trúng kim mới có thể hy vọng được 1 lần.
Còn luân hồi thì có thể trốn được, mà cũng chẳng thể trốn được. Có thể trốn là nếu biết Đạt Ma Quy Không Thập Tín, lại biết Thế Tôn Tự Trạch Phụ Mẫu pháp, thì có thể khỏi được tam ác đạo, mà sanh làm người trong hồng phúc. Chẳng thể trốn được là chẳng biết Thập Tín Trạch Pháp, chẳng biết được đường cuối để chạy trốn, tất chẳng thể khỏi tam ác đạo, mà phải đọa nhập vậy. Nên Tiếu chân nhân nói : “Đời nay nếu chẳng ngộ tu chân, chưa chắc đời sau được đất tốt.”
Sở dĩ Di Lặc Phật bảo đi vòng quanh trãi qua bát vạn kiếp, rốt cuộc chỉ lạc không vong,

chính là cảnh tỉnh điều này.
Dưới đất mọc sen vàng, nếu hoa pháp chẳng thể chuyển, chẳng ngồi tòa kim cương, chẳng thể siêu kiếp, mà chỉ là không vong.
Việc của Tiên đạo, như nước ở trong bùn, chỉ lấy được một chút ít đã cho là đủ,

chẳng chịu suy xét đến tận cùng để có.
Hoặc mới học sơ, chưa được trường sanh, được Tiên nhân tiểu quả, đã vừa lòng, cho là đủ mà chưa ngộ qua, chưa nhập định Thần thông, phản xuất định Thần thông, thì chẳng thành Thần tiên. “Nội Bí Chân Tàng kinh” nói “Học làm tiểu thừa, rốt không được đạo.” Lại trong “Ngọc Thanh Đạo Đức kinh” nói : “Hoặc là chẳng minh chánh tính, chưa trọn lục thừa, chẳng phát trí tuệ, cũng chịu đọa lạc” là vậy.
Suy xét đến mà chưa thể hiễu đến tận cùng cũng có.
Hai phần này nói thủy chung, đều nói tu Thần Tiên thủy chung, chẳng phải chỉ nói Thiên Tiên về sau vậy. Khi tại 10 tháng nhập định dưỡng thai Thần, còn có xuất nhập mà chẳng diệt tận định, duy tu nội Thần thông mà chẳng thể thành, Thần Khí chẳng không thì chẳng phát trí tuệ, chẳng siêu sanh tử vậy. Chưa thể thành đại định, vì còn xuất nhập chẳng tuyệt. Chỉ thành mê vọng. Tuy muốn hiện Thần thông mà cũng chẳng thể được, đó là nói chưa thể hiễu đến tận cùng vậy.
Hoặc chưa đến thượng thượng thừa .
Thượng thượng thừa là luyện Thần Hoàn Hư, cùng đạo hợp chân.
Thường riêng trụ đến chỗ tận cùng này, niệm chẳng lui sụt, cũng chẳng mất đi hình thể của nó, tạm có thể trường sanh chẳng tử, mà có thể bền. Nhờ tham thỉnh cụ thể, làm mà giữ được, ít được thật địa.
Thật địa là nói đã được trường sanh chẳng tử, thì chẳng còn lạc không vong.
Được thật địa thì có thể tiến tu. Biết được câu sau cùng để chứng tối thượng thượng, thì thiền đến Phật phải đến như vậy. Mong rằng mọi chốn trong thế pháp, thường hay tại hành vi mà giữ gìn, để Phật tử thật có tiến bộ hơn.
Trong tăng chúng khi nhận người mới đều được người đạo đức cao minh truyền giới vậy, trong đạo thường có bậc cao minh làm trưởng, nếu nhận người mà không truyền giới, thì chốn ấy chẳng phải chỗ tăng giả. Tại sao vậy ? Vì tăng có giới luật đã ban hành trãi qua rất lâu rồi, được ghi vào sách, gọi là luật. Để được giảng minh luật nghĩa, đại chúng phải đến chỗ nghe để học tập, cho đến chưa thọ giới thì phải cầu xin, tục nhân chẳng phân biệt chân ngụy, nói giới tăng thì chỉ gọi đại khái như thế. Như giới ấy cho đến Tiên giới, thiên luật minh khoa rất nhiều, có toàn thuyết giới kinh, chư kinh bên trong đều có giới điều, giới ngữ, ở trong đạo tàng đều có. Trụ trì đã chẳng điều hành được chúng học đạo để chúng được biết được thấy, lại không luật sư truyền giới lại làm cho mọi người nghĩ là Tiên chân không giới. Sao phải phát tâm thụ giới, lại đến chỗ nào mới được nghe, cho đến cầu xin mà không có giới thì sao … Tục nhân cũng chẳng biết, chỉ thấy tăng có hình dáng như vậy thì bố thí. Còn xuất gia thì chỉ để dễ hóa duyên. Nên người trong Phật giáo hơi nhiều vậy. Ở Triết Giang có người nói : hòa thượng hóa duyên, như mèo cất bước, mỗi lần mở miệng là một lần nghiến răng. Ni cô hóa duyên, như chó cất bước, lâu lâu cũng có một lần nghiếng răng. Đạo sĩ hóa duyên, như ngựa cất bước, đi trọn đời cũng chẳng nghiến răng. Qua đó mà thấy, thì trên đời chẳng ai thèm học tiên, nếu như có nói bàn về Tiên đạo thì rốt cuộc cũng chẳng nói chân chánh Tiên đạo vậy.
Cao hiền nên biết hạng người như vậy.
Mà tính mệnh thì ở Tinh Khí Thần, Tiên Phật nhị tông người người đều có.
Một thân này được sinh ra. đều do từ nhị Khí của phụ mẫu sanh ra, nếu chẳng như thế thì cũng là noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh chúng sanh.
Một tính của Tâm là khí cụ của thể thuần chân chẳng muội, có lý chí tĩnh chẳng động.
Nhập Phật tông, đã hạnh ngộ mà chẳng chịu bỏ việc động tay chân, chẳng chịu buông xuống chỗ làm, chỉ là ngăn cách đến Phật đạo vậy.
Phàm nói buông xuống chỗ làm, thì bước đầu tất có công phu. Theo từng bước mà đi, thẳng đến đích. Chẳng có thể thiếu vậy. Chư Phật, chư bồ tát chưa từng chẳng y pháp tu hành vậy, cổ nhân chỗ nói nếu thiếu đi một pháp, thì chẳng thành Phật pháp là vậy.
Cũng không phải có hai tính, mà ngăn cách với Tiên đạo đâu. Người chỉ là một mà tính thì có hai vậy.
Nhân sinh ra đều có đồng một tính, chỗ tu cũng đồng một tính. Sở dĩ siêu kiếp vận mà chẳng theo kiếp sinh lại, cũng đồng một tính. Mà ta có được gặp được tìm hiểu thì sáng được một tính. Tích “Hoa Nghiêm kinh”  nói : “Hộ trì chư Phật pháp, nhiếp thủ đại Tiên đạo.” Đó là Thế Tôn cũng giữ như Tiên đạo mà tu, chúng muốn được có thể chẳng giữ sao. Lại nói : “Nơi Đại Tiên có thi hành giới pháp, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền, trí tuệ.” Cho đến phương tiện từ bi đạo Phật thanh tịnh hành nguyện, đều nói như thế, cũng chẳng có hai Tiên Phật tính đạo vậy.
Gặp được Tiên có thể học, thì học Tiên, tức Phật vậy. gặp được Phật có thể nhập, thì nhập Phật, tức Tiên vậy.
Nói Tiên Phật vốn đều khó gặp, gặp mà chẳng nghe được lời dạy, chẳng thấy được Thần thông, thì cũng chẳng biết thế nào là Tiên Phật. Nói mà như chẳng nói, cho đến siêu thế đại đạo, thì Tiên Phật đạo, đều khó gặp. Người đời có công đức gì lớn, có tu được phước gì, mà có thể khi dễ cho là thông Tiên Phật, ngộ Tiên Phật đạo vậy ! Ta coi trọng mà nói, tại người Phật tông, nếu ngẫu nhiên mà gặp Tiên, thì học Tiên, tức là học Phật, sao ngại đến ngốc đầu, ngốc miệng. Tại người Tiên tông, nếu ngẫu nhiên mà gặp Phật, thì học Phật, tức là học Tiên, sao ngại dòng này dòng kia. Vốn đều là liễu tại nhất tính, sao lại phân biệt ở hình tướng bên ngoài. Hậu học nên nghe theo lời này vậy.
Duy chân tu chánh giác lấy đốn liễu mà tự nỗ lực tinh tiến thì có thể vậy.
Nói Tiên Phật tính đã đồng, đạo đã đồng, thì chỗ tu cũng có đồng chứng. Chỉ Tinh cần tu thì chứng đều có. Chẳng đồng là do người siêng lười chẳng đồng, trong khi tu do tin nhận lời chẳng đồng, nên chỗ chứng cũng chẳng đồng. Tại sao chỉ phân biệt môn hộ chẳng đồng. Cần chú ý phân biệt để được chánh giác là trong khi thiền định trong tịch mà thường giác, nhị tông tiểu thừa, đến đại thừa, thượng thừa, đều phải nỗ lực tu hành mà sau mới được.
Chẳng vậy thì chỉ là không biết ngoan không là chỗ hại của nhị tông, mà chẳng được chỗ lợi ích, nên ta nói là chẳng nên lấy hữu vi khi Tiên nói mà cho là chẳng có thể được vô vi, cũng nói Phật cũng đều có hữu vi, đều có vô vi, vì chẳng nên phân nên chẳng phân vậy.
Tiên gia nói hữu vi, tức luyện Tinh dùng Tiểu Chu Thiên, luyện Khí dùng Đại Chu Thiên vậy. Nói vô vi, tức Khí định, Thần định, Hoàn Hư hợp đạo vậy. Phật nói hữu vi, tức Nhiên Đăng thuyết pháp, thường chuyển pháp luân. Nói vô vi là long cung, thiên cung, nhập định trong tĩnh thất, 84000 kiếp định vậy. Lại sa môn thiện sư nói hữu vi, là phương pháp quy nhất, nói vô vi tức là nhất quy vô. Lại tây lai Triệu sư nói : Bỏ hữu vi thì Phật đạo khó thành, chấp vô vi thì tuệ tính chẳng sáng. Nên biết đều do giới mà được định tuệ, đều lấy hữu vi mà Tinh tiến vô vi vậy. Nếu chẳng bước đầu như thế thì đọa không vong vậy.
Xem trong Phật tạng có Chánh Pháp Niệm Xử kinh, mà quên cõi Tiên có 33 cõi thiên đế thích. Trong Phật tạng nói 33 thiên là chỉ dục giới 6 thiên đệ nhị thiên, nhận lợi thiên vậy. Lại có tên là tịnh cư thiên. Nói có 33 người là nói các cõi đế thích này. Như vậy thì nghiêm kinh nói, Như Lai trong 14 thiên hạ, hoặc tên là Thích Già Mưu Ni, hoặc tên là đệ thất tiên, hoặc tên Đế Già, đều là tên của Thế Tôn, khác với đế thích vậy. Đâu có thể chỉ người Tiên gia mà chỉ trích được.
Khi thiên phúc hết, mới sanh ở hạ thế, Phật Thích Già xuất thế, mà thuyết pháp được chẳng thối thất. Đã nói Đế Thích là Tiên tông, Thiên đế nhân Phật thuyết pháp mà được đạo, Tiên đạo tức Phật pháp vậy. Điều này có thể nghĩ ra được. Sao lại phân Tiên Phật làm hai, tức là dối rằng tu Tiên chẳng dùng thiền vậy. Chỉ riêng đại thánh trí mới biết về sau đồng ngộ đến rốt ráo vậy. Cũng riêng nói về kẻ hậu thánh tâm phải tự tin, biết được tự cứu tự ngộ, cẩn thận chẳng vì trọc ác ngu phu mà nói. Không để bọn chúng rũ rê, chỗ gọi là không vì chẳng đủ để gọi là đạo vậy. Chỗ mà tranh nhân, ngã ấy là người nào. Chính là từ địa ngục súc sanh hai đường mà đến đây, đã không tự tu tự chứng, mà lại không thấy không nghe, lại còn chẳng tin thấy, chẳng tin nghe, tất chẳng đủ để biết đó, tuy nhiên ưu thế của ta là ta có nói ra vậy, tức căn cứ Tiên Phật kia đã chánh tông tu chứng mà xem. Ví như xét đoán lời dạy cả hai, chưa học thì có biết gì về một ngộ đến đó vậy, lại cũng tự cho là có nghe mà tin thụ đến đó. Đều là căn thiển phúc bạc mà thấy tà chướng vậy. Bởi lời Tiên dạy chẳng học, chẳng học Tiên đạo, chỉ thấy đạo trị bệnh phần nhiều, hay lấy phòng bổn thái chiến làm vui, kế lấy nấu chì luyện thủy ngân làm phục thực, ngông cuồng hành giáo đến vậy, đi cúng bái để cầu hết bệnh cho người, cho dâm cấu đến chỗ thái chiến, góp công sức vào chỗ nấu luyện.
 “Nguyên Thủy Báo Ân Thành Đạo kinh” Nguyên Thủy Thiên Tôn nói, người đời sanh nhập tà đạo điên cuồng, hoặc loạn tự chế một pháp, hại mất đường chánh, để cầu lợi dụng, việc đủ góp tội, đời sau bị khảo, đời dời chịu khổ, chết xuống địa ngục, ở chỗ than hồng, mãi không ra được,

là kết quả của hạng người như vậy.
Thế gian nếu như có một người muốn vượt qua cánh ấy thật là có chí hướng đến chân Tiên vậy.
Có chí học chân Tiên, thì tiền kiếp đã có căn chân tu chánh đạo, chẳng nhập bàng môn, chẳng học tà pháp, chẳng làm điều sai sót, chỉ tu đức còn sợ chẳng kịp thì đâu thể làm tổn đức.
Sao trong bọn trọc thế phàm phu , tuyệt không có chân Tiên chân đạo, mà thế cho là có học.
Kẻ thế gian không Tiên đạo, chỉ có thái chiến dâm thuật, nên học giả chỉ học đó mà nghe đó, bị mê hoặc cho đến hao Tinh Thần, táng tính mệnh mà chẳng biết sửa lỗi.
Chỉ nghe Tiên tự trên trời xuống để độ người mà thôi.
Khâu Trường Xuân chân nhân nói : “Liễu ngộ đất Tiên, xuất Thần lên Tiên, tất phải hư không điểm hóa, chẳng phải chỗ đưa của phàm sư.”
Bên trong thì Thần Khí thành chân, bên ngoài thì luyện hống điểm hóa, tâm khẩu mật thụ mà làm. Chẳng như phàm phu phóng túng, chẳng biết việc trong ngoài mà đã dối gạt người, vì thế mà cũng nhiều người mà bị hại vậy. Vì thấy có kẻ trong Phật giáo chưa học, chẳng học Phật pháp nên ta lấy Phật kinh chư pháp chỗ đã dạy mà nói lại. để khỏi bị cho là Đạo gia vì giận mà oán thù .
 “Vô Thượng Nội Bí Chân Tàng kinh” nói : “Nghe đại thừa mà sanh lòng chẳng tin là do trãi qua vô lượng kiếp nhận thân lục súc, nên sanh ngã mạn, chẳng tin tam bảo.”
Toàn là chỉ khuyến tu công đức mà tự đưa tay xin hóa duyên, làm khác người để nhận bố thí, tự hưởng lợi cho là hộ pháp, đập người một gậy để được cho là thắng cơ siêu tông.
Trần chân nhân nói : “Gây rối không suy xét, trái đường nhập đạo ma.” lại “Nội Bí Chân Tàng kinh” nói : “Hệ nghiệp chẳng dừng, nghiệp nghiệp trói buộc, làm sao giải thoát.”
Đều là phàm phu ngoại đạo làm việc không vong vậy. Toàn là cùng cận kề với Phật pháp chẳng sanh chẳng diệt mà niết bàn sẽ chẳng bao giờ thấy. Vậy mà công nhiên hãi tục kinh tăng, chẳng có chí nguyện cầu chân Phật pháp, chẳng muốn chẳng cầu Phật pháp để học tập, chỉ làm tội nhân của Thích Già 33 tổ, vì rũ rê thiện tín mà phải đọa luân hồi ma quỷ.
 “Lăng Nghiêm kinh” Phật nói : “Như chẳng đoạn dâm, tất lạc ma đạo. Hạng ma chúng kia tự cho là thành vô thượng đạo. Sau khi ta diệt độ, có nhiều ma dân kia, nghiễm nhiên hành tham dâm mà cho là thiện tri thức, dạy cho chúng sanh phải đọa ái kiến, đánh mất đi đường bồ tát.” Bọn chúng chỉ hại người để đem lợi về mình. Nếu chỗ tranh tướng mạo mà nhận là hội Phật pháp. Phải biết là nói sai, cũng như bán thuốc giả vậy. Nếu chẳng khuyến nhân hành thiện, để giúp cho thế đạo thì nên xa lánh. Đúng vậy ! Có chí Tiên Phật, có gặp cũng không rơi vào trong 2 giống ngoại đạo đó, suy xét thì có thể hướng thượng mà trông mong, chẳng để chủng tử rắc rối kia làm loạn tâm điền. Phải làm cho sanh thức được diệt hết, mà chân tu thật tính, Dương Thần xuất mà hoàn đến hư vậy !

 

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5