Tiên Phật Hợp Tông

                              

Khí dùng tại Hạ Đan điền

Câu hỏi : Trong trực luận cho đỉnh Khí dùng tại Hạ Đan điền, đặt trong Đan điền vậy, nay nghe lời dạy là kiền khôn làm đỉnh Khí, tuy đều xuất từ lời người xưa, chẳng biết là đồng hay khác vậy ?
Đáp : Không phải là hai nhưng dùng thì có khác.
Chỗ khác đó, có dùng trong công phu 100 ngày luyện Tinh hóa Khí làm trúc cơ vậy. Có dùng trong công phu 10 tháng, luyện Khí hóa Thần nhập định thai thành, mà xuất Âm Thần vậy.
Nay nói là đỉnh khí ấy, thích hợp để dùng lúc 100 ngày luyện Tinh hóa Khí, phàm thái Khí từ dưới,

tất hướng lên trên đến thiên đính.
Hạ Khí là Chân Tinh Dương Khí trong thận vậy. Lại địa Khí vốn chẳng tự thăng lên, do thái mà thăng lên. Khâu trường xuân chân nhân nói : “Địa Khí vốn chẳng thăng, nhân thiên Khí hạ xuống hỗn hợp đến hết mức, trở lại thăng hoặc dẫn theo mà lên đến tận thiên đính cực cao ở trên vậy.”
Lấy khí ở trên để hướng xuống đến trong bụng (địa phúc).
Khí ở trên là nói thiên Khí ví dụ cho Thần trong tâm. Tiếu Tử Hư chân nhân nói : “Nhật nguyệt trên trời chuyển xuống đất, Thiền quyên từ đáy bể bay lên trời, kiền khôn nhật nguyệt vốn chẳng chuyển, đều do sao Đẩu chuyển cơ này.
Điều này nói đến dùng kiền khôn vậy.
Bạch Ngọc Thiềm nói : “Trên đến thiên cốc, hạ đến Âm đoan, hai cảnh gặp nhau, tạo thành một khối.” cũng đồng nghĩa.
Nên nói : “về gốc tự có lối về gốc, phục mệnh sao lại không có cửa phục mệnh”, đều nói về kiền khôn, còn gọi là quan khiếu. Nếu nói bỏ kiền khôn mà chia riêng đỉnh Khí thì chẳng phải vậy.
Lại hỏi : Sao lại có cái lý hướng trên hướng xuống ?
Đáp : Thuần Dương Tiên ông đã nói : “Khảm li điên đảo, kim mộc phù trầm.” là nói về điều này.
Phần này đã nói rõ về đỉnh Khí dùng điên đảo, kiêm phát minh chỗ dược vật dùng điên đảo.
Là do tại thận Nguyên Tinh thuộc thủy.
Thận có khảm thuộc thủy, Nguyên Tinh tuy là Khí, cũng gọi là chân nhất thủy. Vốn hay chảy xuống nên dễ đến dâm căn.

Tinh bổn thể là Nguyên Tinh, chứa để dùng thì gọi là dâm Tinh. Thường nương bám dâm căn để dùng, nên tĩnh thì ẩn ở Khí huyệt, động thì đến dâm căn.

Sao Đẩu : là các sao Bắc Đẩu, Nam Đẩu

Mà ngũ tạng đều có Tinh Khí, theo đường dẫn mà chảy đến chứa sau 24 khoản đốt sống lưng

(thuộc mạch đốc).
Ngũ tạng có đường dẫn, có quan hê đến chỗ chứa ở khoản đốt sống lưng, để thông hành Khí ngũ tạng. Phàm lúc dâm cấu, một thân trong ngoài riêng chỉ có lưng là dùng Khí lực. Nên ngũ tạng Khí tùy thông thân Khí đều tụ đến đó để hóa thành Tinh theo đó mà lậu tiết. Nên người mất khí lực do dâm sự, đều đau lưng, nên yếu chỉ của Tiên cơ, đều do nơi đó (mạch đốc) mà đi ngược lên trên để trở về.
Muốn nghịch mà về, tất do theo hướng lên, thường hướng trên thì lìa tập Khí, mà được chân Khí. Tập Khí là nói việc dâm cấu. Phật kinh nói : “Đem nước biển lên thái tử đỉnh” cũng như vậy.
Tiên cơ dẫn Nguyên Tinh Khí thăng đến thượng điền, gọi là hoàn Tinh bổ não, lại gọi là tỉnh hồ quán đính. Chư bồ tát Phật pháp cũng gọi là phối hồ quán đính. Tiên Phật xuống tay, cùng dùng ví dụ này.
Tại trên Nguyên Thần phát động, đều y niệm lự mà dùng. Vốn lửa nóng bốc lên, dễ xuất nhập đến mắt tai mũi lưỡi, muốn ngược lại để trở về, lại hướng xuống đến Tinh Khí mà cùng ngược trở về đến Khí huyệt, đã hướng xuống Khí huyệt thì lìa ngoại cảnh mà tận thoát tử sanh vậy.
Các niệm lự như mắt niệm lự thì dùng để xem, tai niệm lự thì dùng để nghe.... Đế thoát tứ sanh thì mắt chẳng trụ sắc mà chẳng sanh sắc tâm ma, tai chẳng trụ tiếng mà chẳng sanh nghe tâm ma, mũi chẳng trụ hương mà tâm chẳng sanh hương ma, lưỡi chẳng trụ vị mà tâm chẳng sanh vị ma, đều nói lìa hết ngoại cảnh sắc thanh hương vị mà tâm thoát bốn thức, đều được buông xuống để chứng vậy.
Tức như chương Thế Tôn thuyết pháp ở long cung Sa kiệt đà. Đó là nói về Hạ Đan Điền.
Lại đến long cung Già la nhập định. Đó là nói về Tiên gia Trung Đan Điền nhập định trong 7 ngày chẳng khởi dậy.
Lại hỏi : Trung hạ nhị điền làm đỉnh Khí lý ấy là gì?
Đáp : Hạ Điền tức lúc luyện Tinh hóa Khí đã nói rõ rồi.
Tam Thập Lục bộ tôn kinh nói : “Chân tinh tại thận, Tinh tự trở về Hạ Đan điền. Chân Khí tại tâm, Khí tự về nguồn.”
Mà “Hoa Nghiêm kinh”    cũng nói : “Nhất thiết chư Phật từ rốn đều phóng ánh sáng, gọi là bồ tát thọ sanh đèn tự tại”.
Trương Tử Dương nói : “Hoàng đình làm đỉnh, Khí huyệt làm lò. Hoàng đình chính tại trên Khí huyệt.” Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Phía trong rốn, trong Đan Điền có Hoàng Đình cung.” xưa nói : một điểm rơi vào hoàng đình thật là chỗ này.
Một đoạn văn trên, đều nói về Hạ Điền. Đoạn văn dưới, đều nói dùng Trung điền.
Mà Trung điền là để luyện Khí hóa Thần vậy. Trọng Dương chân nhân trong “Toàn chân tập”   nói : “Xá nương hi anh, Tý dẹp trừ hết bên trên, trung điền đều hướng minh đường mà vượt.” Lại nói : “Thu được chân kim chắc lại cứng, bỏ ra giáng cung rán giữ gìn, trong cung hiện đầy ánh sáng diệu.” Đàm Trường Chân chân nhân nói : “Muốn tìm chân không, chỉ ở trong chỗ tận tĩnh của núi nam.” “Cốc Thần thiên” nói : “Cả trăm lần Mộc Dục để dời đến đỉnh.” Thuần Dương ông nói : “Một khi lên trên trong cung trướng, vạn thiên quần ma chẳng dám cùng.” Còn trong “Bổn hành kinh” Thế Tôn nói : “Đến bờ nam sông hằng, an ổn trụ định như núi tu di.” Lại Đạt Ma tổ trong “Thai tức luận” nói : “Luyện thai tức là luyện Khí định tâm. Thường Khí hơi thở luân chuyền đến tâm, thì chẳng chấp Khí vạn vật, nếu chẳng định tâm theo hơi thở thì thiền cũng bằng không vậy.”
Đoạn trên đã nói rõ về Đan Điền, bên trong sinh ra 3000 câu hỏi, đây cùng giúp nhau sáng tỏ, người chân tu thật ngộ cần phải biết trước, dùng đúng chỗ trung Đan Điền, mà sau có thể thành Dương Thần.
Trước luyện Tinh để hóa Khí, dùng Thượng điền Kiền, Hạ Điền Khôn.
Tức chỗ Tử Dương chân nhân nói, kiền khôn làm đỉnh Khí. Như kinh “Dịch” nói, kiền là đầu, khôn là bụng vậy.
Chỗ tận cùng của trên dưới cả hai đều trống không ở Trung điền (?), nên Thiên Hoàng chân nhân nói : lấy hình làm lò, đầu làm đỉnh vậy. Tinh mãn đến não, hỏa luyện thành đan. Bạch Ngọc Thiềm cũng nói : “Đỉnh dùng kiền khôn, dược tu quạ thỏ” cùng như vậy. Lúc hóa Thần dùng tại Trung điền. Mã Đan Dương chân nhân nói : “Bảo dưỡng Hạ Điền không rĩ lọt, đổi dời lối đỏ luyện Trung đan.” Lối đỏ: tâm thuộc hỏa màu đỏ.
Thường nếu rộng rãi ở chỗ trung, hạ mà thành một. Như Thế Tôn đến sắc thiên, hai cõi trung gian, tạo các phường bảy báo. Như ba ngàn đại thiên thế giới, thuyết thậm thâm Phật pháp, pháp được trụ lâu, tức là nghĩa này. Mà trước đoạn này là đi kinh hành trên đường trống.
Nói thượng điền, cũng là đường Thần Khí của ta đi qua. Đạo có công phu ba xe, đều có tam điền là đường quay về, là chỗ phải đi qua vậy. Nếu dùng lúc sơ thành thì trụ đến Hạ Điền. Dùng lúc trung thành thì trụ đến trung điền. Dùng lúc đại thành thì trụ đến thượng điền. Đó là nói về trụ chỗ không trụ của ta vậy.
Lúc luyện Thần Hoàn Hư, chỉ riêng hư tịch đến thượng điền.
Thượng Đan Điền ấy Tiên gọi là : nê hoàn. Phật nói : Niết bàn. Lại nói : Phật sự chẳng tròn, rốt cuộc chẳng đến Niết bàn.
Chẳng dùng Trung hạ hai điền, Khí phải không mà Thần cũng trống vậy.
Đến địa vị ấy, lấy không phản hoàn, công phu hóa Thần hóa Khí chẳng dùng ở phản hoàn hóa Khí Thần.
Noi theo tam điền, tùy lúc dùng khác nhau nên có cách nói khác nhau. Người học có duyên, nghe được các lời dạy khác nhau ấy, phải suy xét mà định luận.
Câu hỏi : Trong pháp có ngũ long phủng thánh, trước đây chưa được nghe qua. Có phải thánh xưa kia không có nói tên đó ? Xin được chỉ rõ.
Đáp : Có mà không nhiều, đều trong công pháp mà dùng các tên để ví dụ vậy.
Cổ thánh Tiên Phật, dùng lời ví dụ để thuyết pháp, độ người. Pháp chẳng nói ra thì người chẳng biết, cầu chẳng được. Về sau làm sao được siêu phàm nhập thánh, nhưng nếu nói thẳng, luật trời minh khoa, cấm nặng thiên cơ, lại chẳng dám coi nhẹ mà phạm minh khảo. Chỉ lấy ý nghĩa gần giống đến đạo pháp mà ví dụ. Muốn cho hậu nhân nhờ nghe tên mà biết được thật dụng, tức theo chỗ dùng mà được chứng thánh quả. Đều lập ra tên ví dụ, lại có nhiều tên chẳng đồng mà công chỉ có một.
Tích Thế Tôn Phật ví dụ nói: lô nha xuyên tất (mầm cỏ mọc lên).
Vương Trọng Dương chân nhân cũng nói : “Nếu người thu định tam bảo, chuyển vận phải về chỗ nào? Trước dùng pháp lô nha xuyên tất vận Khí, mà sau bảy lần vận hoàn đan.” Lại nói :“Lô nha xuyên tất, trên dưới bánh xe quạt nước, hoàn Tinh bổ não, thủy hỏa cùng đi, điều này cho thấy Tiên Tông, cũng đồng Phật pháp.” Mà hậu thế phàm ngu, chẳng biết ví dụ mà cho là thật có xuyên tất. Lại có nơi ngồi trên tảng đá nhai mầm cỏ lau mà cho là xuyên tất sao ?
Đạt Ma tổ sư ví dụ nói : chiết lô độ giang (bẻ cành lau để làm phương tiện qua sông). Lúc Lương Vũ đế dời đô đến Kim Lăng được 8 năm 11 tháng, Tổ từ phương Bắc qua sông đến Thiếu Lâm, lúc ấy bên bờ sông đâu có cành lau nào để mà bẻ. Chẳng biết Phật cùng tổ đều dùng lô làm ví dụ, biển cùng sông ví dụ cho biển dục sông ái, sóng khổ dập vùi, nước tây giang, hoàng hà nước chảy ngược, cũng là ví dụ.
Lại có vị tăng người Hồ qua sông, ân hận chẳng dùng cỏ lau để qua, mà qua sông có thể dùng cỏ lau sao ?
Trước đây Đạt Ma tại nam Thiên Trúc quốc, muốn đông du khai mở Đạo, do vì đông thổ có khí tượng đại thừa. Cho nên quốc vương dùng thuyền lớn, thật rất coi trọng bảo vệ để qua biển. Gồm 3 thuyền lớn khác nhau để dùng cho 3 mùa mà cập bờ biển Nghiễm Châu, việc ấy có nói trong Truyền Đăng Lục phần ngũ đăng hội.
Không mà có đều là ví dụ mà kẻ trọc ác ngu phu chấp cho là thật có cảnh trong lời nói, dối trá gạt người, cũng xưng là tu vậy.
Lại hỏi : “Ngũ long phủng thánh cũng là ví dụ, cũng ví dụ từ cổ nhân sao ? hay là nay mới ví dụ ?”
Đáp : Trước đời Phật, trong “Huyền đế kinh” nói : “Từ kiếp sơ đã có Thái Cổ tu chứng đạo, đến Hiên Viên Hoàng Đế 57 năm, vào năm Giáp Tý, cũng siêu phàm chất mà dưỡng Thần thai, đã dùng pháp này vậy. Sau truyền pháp tượng đến Vũ Cùng Sơn, chỗ gọi xá thân nhai, mà thoát phàm thai vậy. Nói Ngũ Long Phủng Thánh, nhập thánh vị là ví dụ để hậu nhân độ nhân tâm, không ân cần sao? Nên tu Tiên sĩ được ngộ chân Tiên truyền đạo, được nghe mà còn trọc ác,

thì cũng như kẻ phàm phu không được nghe vậy.
Nguyên Thủy Thiên Tôn dạy Chân Vũ Diệu kinh nói : Tịnh Nhạc quốc vương cùng Thiện Thắng phu nhân nằm mộng thấy nuốt mặt trời mà có Thần, mang thai 14 tháng, đến kiếp thứ 5 là khai hoàng kiếp, năm đầu Giáp Thân ba tháng lẻ ba ngày, giờ Ngọ, có chỗ nói nói ngày Giáp Dần. Sanh đến vương cung, Thần linh dũng mãnh, chẳng chịu thống lĩnh vương vị, riêng chỉ thích tu hành. Nhiếp khảm li, thật tình về gốc phục vị. Được Ngọc Thanh thánh tổ, Tử Hư nguyên quân truyền đạo thành, sau đến Hoàng Đế 57 năm, giáp tý 9 tháng lẻ 9 ngày, ban ngày bay lên trời. Lại xem Tịnh Nhạc quốc tại lầu khuê, ông ở biển nước ngoài. Chỗ thật luyện ở Vũ Cùng cách xa biển nơi ông ở, lại bác bỏ điều sách thánh nói, trước trãi qua 82 chỗ biến hóa mà sau thành đạo. Đó là thái thượng có 82 biến hóa vậy. Trọc ác ở đời không nghe được, người đời trọc ác làm việc trọc ác, không hết lòng tu chân, dễ gì nghe được. Không duyên gặp tiên, Tiên chẳng nói cho, ngu chẳng được nghe. Đến chết cũng không nghe được. Phủng thánh ấy không khác ở chỗ làm, cho đến Tiên Phật siêu phàm nhập thánh chỗ đồng dụng, đều dùng là trùng thấu tam quan bí pháp, chẳng phải chỗ phàm thế kia nói, dù người đời gặp lời nói như thế, nghe rồi cũng như không, chẳng biết dùng ra sao. Không thể biết được tam quan bí pháp. Nên Trần Nê Hoàn chân nhân nói : “Tối ẩn không quá cửu khúc loan” là vậy.
Tích tổ sư của ta là hổ bì tọa Trương chân nhân.
Chân nhân họ Trương, pháp danh là Tĩnh Hư. Năm Tuyên Đức vương tử sanh tại Bi Châu, thuộc Bắc Tông Long Môn Tiên phái của Khâu chân nhân, được đạo đến Thục Bích Dương Đỗng. Nhận lời dạy của thầy trước mà theo giáo môn. Chu hành tứ bộ châu, đến tây phiên, qua bắc phiên, về Trung hoa. Tuy có Đại Minh Gia Tĩnh hoàng đế cầu, thỉnh mà chẳng khẳng đến để phục mệnh. Thường lấy da cọp trải ra để ngồi, nên thời đó 10 phương đều gọi là Hổ Bì Trương. Thường lặng lẽ đến Vũ Cùng Sơn.
Ngồi ở Vũ Cùng Sơn, đèo Hổ Nhĩ, trong hang đá, chẳng cùng người đời gặp gở, chỉ hiện thân khi gặp học nhân tránh đời biết được tên ngài, xin thổ lộ bí cơ, về sau tại Lô Giang huyện truyền lại cho Lý Hư Am.
Lý Hư Am, pháp danh Chân Nguyên. Đời vua Gia Tĩnh năm Ất Dậu sanh tại Lô Giang huyện thành tây. Bắt đầu dùng nghề y để độ đời, dựng am ở ngoài thành, gặp thầy rất trễ, từ 19 tuổi đến 55, đời vua Vạn Lịch, năm Kỷ Mão, mới được Trương chân nhân tận truyền nội ngoại kim đan, Thiên Tiên đại đạo, đạt thánh siêu phàm, công thành hiển thánh. Hư Am chân nhân khẩu thụ đến Nam Xương huyện, hướng nam núi Vũ Dương cho Tào Hoàn Dương.
Tào Hoàn Dương vào đời Gia tĩnh vương năm Tuất, 3 ngày trước tết nguyên đán lúc 16 tuổi sanh Thần, bỏ hết nhà cửa ngàn vàng mà học đạo, cam chịu nghèo khổ, siêng tu được ngũ long bổng thánh, chuyển Thần nhập định làm hoài thai. Đến đời Thiên Khải vương năm Tuất 6 tháng 12 ngày bèn xuất Dương Thần, vào Tân Kiến, Huyền Tây,

Tây Sơn ngó vách Hoàn Hư, mà đại ẩn.
Hoàn Dương chân nhân lại khẩu thụ đến ta cùng nhữ phụ Chân Dương được Tiên phái tên là Thủ Hư

, nên nghe được nghe như thế.
Phàm tu Tiên đạo giả, biết như vậy mà hành, được như vậy mà chứng, thì được trường sanh chẳng tử, mà vĩnh viễn không còn sanh tử. Thần thông không cực mới là chứng thánh. Nếu chẳng như thế, chẳng được như vậy, thì chẳng thể thoát ly sanh tử, chẳng khỏi lục đạo luân hồi, đó là thánh phàm chia nẻo đã nói hết thiên cơ.
Được cùng nghe pháp, còn có Hùng Tú Am, cũng tên là Thủ Hư, Đặng Thiệu Nguyên tên Thủ Không, sau hai vị ấy mới gặp Huyền Tây Sơn cũng là họ Tiên, được Tào lão sư đặt tên là Hi Hoàn, cũng gọi Thủ Huyền đó là các người trong nhóm. Hư Am được nghe như thế mà chứng đạo, đại hiển Thần thông, tế thế cứu dân.
Vào một năm kia trời đại hạn, không nước để làm ruộng, đã nhiều thầy cầu đảo đều chẳng được mưa. Chúng quan dân khẩn cầu Lý chân nhân cầu mưa để cứu dân. Chân nhân chỉ lặng lẽ, chấp tay hướng lên trời niệm thầm câu số, tức thì mây đen bay đến, đầy khắp cả trời, trong chốc lát mưa lớn như xối. các ấp lân cận cũng nhờ vậy mà được nước. Mỗi tay đưa lên tảng đá năm sáu ngàn cân mà vẫn thấy nhẹ, nên chẳng biết đã dùng hết sức chưa, Thần thông tối đa, kể không thể hết.
Tiên về ở ẩn vào đời vua Vạn Lịch năm Ất Mão.
Đời vua Huyền Tể tham lam vô độ, muốn gặp chân nhân để cầu phục thực điểm hóa. Chân nhân chẳng chịu cho gặp. Vì mạng sống, vua đến Cừu Liên Sơn nhưng người nhà không cho vào. Trong lòng tức giận, thề trả mối nhục ấy. Việc này có thể cười mà cũng đáng buồn. Hoàng đế này phải chịu lép vế, so với Hải Diêm chỉ là Tể tướng còn được Lữ Thuần Dương tức Khí Đức Hóa Huyền Lệnh cho gặp mặt, như nay đến gặp thầy mà không được gặp. Lại đến lần nữa cũng phải về như trước, như là kỵ những người mang đai đội mão vậy. Chân nhân vì thế giả chết để tránh, để vua hết phẩn nộ. Nên chân nhân tự tử thân bỏ vô quan tài, 7 ngày sau quan tài trống rổng. Hình Thần huyền diệu, về nhà mà ở. Tên trong sổ chết được sửa lại, thêm sống tròn đủ chẳng buồn lo. Đời sau phải biết, với nội thân bồ tát, danh rộng truyền đến 10 phương, Thần đã luyện đến Hoàn Hư, có được Thần thông, chẳng phải hiển một lần. Việc làm của bậc đại tu hành người đời không thể biết.
Hoàn Dương được nghe như vậy mà thành tiên, hàm quang thái hư diệu giác vô cực. Xuất Dương Thần, nhập thường định, tịch diệt đến vô cực.
Lúc Tiên ẩn ở Thiên Khải, dưới Sĩ Thú, trong lúc ẩn tích ở Tây Sơn,

lấy hình ngũ long làm tên gọi mà ghi lại.
Tào lão sư trước lúc về cõi Tiên, đã dùng bút ghi lại cho Ngũ tử rằng : “Ngũ long phủng thánh vạn kim cơ, trai giới phần minh dĩ thụ, sơ nguyện lâm kỳ năng diệu dụng, chân chân đồng thử thượng thiên thê.” bắt đầu từ lời nói đó mới có tên Ngũ Long Phủng Thánh ghi chép lại.
Ta cũng theo lời ghi này mà truyền lại về sau.
Ta từ lời thầy đã ghi mà nói lại, để truyền cho mọi người, thì lưu hành mãi mãi. Nay ngô đệ Chân Dương xem trong trực luận có tên ngũ long danh, trách ta mà nói : Xưa nói Tiên cơ không dùng bút ghi chép, ngũ long bí cơ, là bí trong bí, sao có thể dùng bút ghi lại? Ta nói : Thầy ta đã ghi, ta sao chẳng dám ghi. Tuy có ngũ long hư danh, tự cũng chẳng có cách.
Phần lớn những điều truyền miệng, đều nói rộng cho người học. Mà phàm đại Tiên thực hành theo Tiên Phật tối thượng thượng thừa diệu đạo, chỉ là thánh phàm chia đường. Kẻ kia dối trá cho là đã tu có chứng nghiệm, nếu không phải là pháp này thì không thể thấu quan mà thoát phàm chứng thánh. Riêng cơ chí yếu chí bí, chẳng lộ ra được một câu, nay hậu học thánh chân, có Tiên đạo phúc phần, biết chỗ tham cầu, biết chỗ tín phụng. Phàm có chí theo Tiên Phật, thì chẳng thể coi nhẹ mà nói như thế. Quay lưng chẳng cầu, tuy tu hết kiếp, rốt cuộc khó thoát 6 nẽo luân hồi, có thể chẳng gấp suy xét chuyện này ?
Hỏi : huyền đế ví dụ ngũ long có pháp tượng, người có thể chứng minh để tin được ?
Pháp tượng là ở Vũ Cùng Sơn, đèo Xá Thân mà nói ngũ long phủng thánh, ta đang ở đó.
Nay lấy lô nha xuyên tất là chỗ Phật nói ví dụ ngũ long, lấy chiết lô độ giang là chỗ Đạt Ma nói ví dụ ngũ long. Theo cái thấy của phàm phu, đều tin như thế, chẳng ai chẳng biết, sao có thể ở chỗ chứng mà làm cho người tin được chẳng nghi điều thầy nói.
Đáp : Tích Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Lô nha tự tất, Thượng hạ hà xa, bàn Tinh bổ não, thủy hỏa song hành” Bằng vào lời ấy, do Tiên độ đời truyền lại, đã biết trong đạo đã có lâu rồi. Lại kinh đô Tây Trúc quốc có chỗ gọi là Ngũ Long kinh. Nói Vô tự kinh có 32 quyển, hữu tự kinh có 20 quyển đã gây ra cái nạn hư danh. Vì tam tạng kinh đến phương đông có 5048 quyển, trong 35 bộ kinh lớn, một khi xem qua đều có nghĩa cả. Nếu không có trong đó mà nói thì đều là nói sai. Không truyền mà nói là nói huyễn, muốn biết có hay không có huyễn vọng, hậu học đã nghi sao chẳng biết tham cứu vậy.
Câu hỏi : Sao là dưỡng thai, sao là thai thành ?
Đáp : dưỡng thai là ví dụ cho luyện Khí hóa Thần chứ chẳng thật có thai.
 “Thái Thượng Linh Bảo Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Chân Kinh” nói : “Nghĩa của thanh tĩnh, lời của thiên tôn, chuyên dưỡng Tinh Thần, chẳng cho vật tạp là thanh, phản Thần phục Khí, an mà chẳng động là tĩnh” là nói về điều này.
Lại hỏi : Đã không thai, thì dưỡng cái gì ?
Đáp : Lý của chữ thai là khi mới luyện khí cốt yếu ở trong thai không có hô hấp mà hiện tại lại chẳng thể không hô hấp.
Tập nhập định mà cầu đến không, chẳng thể ngay đó được định hoàn toàn là không, cho nên Tiên Phật thánh chân mới tập thiền định, tự nhiên phải tập theo pháp dần dần từng bước.
Nói về lúc thai sinh ra. Khi thai đủ 10 tháng đến lúc sinh, hô hấp mới có, giống như mới tập định.
Tướng của sanh diệt ở trên đó.
Tâm khởi một vọng niệm, tư tưởng ngày thường góp chứa thêm 1 niệm, thì có một tướng sanh. Lại khởi một niệm diệt vọng, thì có một tướng diệt. Như An quốc sư đọc “Lăng nghiêm kinh” tứ cú kệ nói : Từ tri kiến mà nói, đều là chỗ sanh diệt. Thấy khi mới tập định, cầu không tướng mà chẳng thể liền đó được không. Nên chỗ nói ở trên, sanh diệt chẳng diệt tận được ngay vậy.
Vết tích của xuất nhập do bởi giữ lấy.
Sanh diệt là nói về tâm. Xuất nhập là nói về hơi thở. Tâm có sanh diệt thì không thể nhiếp phục được hơi thở, mà hơi thở yên mới có thể chẳng theo xuất nhập. Hoài thai là tồn Thần để nhiếp Khí, tồn Khí để lưu Thần, có thể được Thần tại trong thai.
Gọi là nhị thừa, cũng là gọi ngày có Như Lai đến, mà gọi Như Lai. Lại nói như lý mà đến như lý mà đi.
Đến đi nghĩa là xuất nhập trong khi tập định.
Nên “Hoa nghiêm kinh” nói : Như Lai đại Tiên đạo vi diệu khó biết. Có thể biết Nhiên Đăng Phật từng nói : chư hành vô thường là pháp sanh diệt. Đều nói chỗ đó. Nhập niết bàn mà gọi là thật chứng. Thế Tôn nói hữu dư niết bàn, theo đây mà tu tập dần dần vậy. Do gọi là tiệm pháp, là pháp này lý này. Mà Tiên thánh ví dụ nói là dưỡng thai.
 “Thai tức pháp”     nói : “Tâm định thì Thần ngưng Khí trụ, mà thai trường vậy. Thai trường, do đạt đến tức trụ, không tức thì chẳng thai, không thai thì chẳng tức, là nói điều này vậy.” về sau mới thành.
Thai tức luận nói : “Niệm niệm thì tiết chân Khí.” thì thai tức chẳng thành, làm sao được đạo.
Không hô hấp mà diệt tận định vậy. Như nhân thế nam sĩ lúc mới giao cấu. Chỉ nhị Khí hợp nhất mà thành thai, hồn nhiên không còn gì khác. Sanh diệt cùng diệt vậy.
Chân thật dùng tứ thiền, do nhiều định lực mà sau được sanh diệt tận diệt. Tức là chỗ lục tổ Tuệ Năng nói : thiện tâm không tưởng, thiện tính không sanh.
Người trong chỗ tịch diệt. Hơi thở nơi mũi không dấu tích ra vào, được chứng diệt tận định vậy.
Tâm phải là tâm chẳng dừng chẳng diệt, thân phải là thân chẳng sanh chẳng tử.
Lúc đó Thần hình đã ngưng chọn lựa, nhập 6 căn, cùng với chỗ Tuệ Năng nói : tâm như đất, tính như vua, vua ở trên đất tâm, tính ở tại thân tâm, tồn tính và giảm đi thân tâm phải cùng làm vậy.
Theo về liền được một, thì ngay đó đồng cùng hư không.
Trương Tử Dương nói : “Thường biết được thân này như tại hư không,

thường được như thế mà thiền định.”
Nên Tiên thánh ví dụ mà nói : thai thành. Thế Tôn nói : Vô dư niết bàn.
Vô dư là tâm cùng hơi thở nhập tịch diệt vậy.
Mà sau mới được thoát thai xuất Thần.
Xuất Thần là định tính thành mà xuất ra. Thế Tôn gọi là Như Lai xuất hiện.
Cho nên “Đắc Nghiêm kinh”      nói : “Kí du đạo thai.”
Cũng như Tiên gia ví dụ là hoài thai.
Tự thân noi theo các bậc giác ngộ, như thai đã thành, thành người chẳng thiếu sót.
Ví dụ định thành Thần toàn mà được tính diệu linh giác.
Thân tâm hợp thành ngày một tăng trường, nên nói hình thành xuất thai, thân làm Phật tử vậy.
Nhờ hơi thở thai nên dưỡng được Thần toàn mà thuần Dương, Tiên gia xuất Dương Thần xưng là Thần tiên. Phật nói được đại định mà xuất định, xưng là Phật. Đều nói cũng như nhau vậy.
Nhiên Đăng Phật chỗ nói sanh diệt đã diệt, vui nơi tịch diệt, chính là nói chỗ đó. Qua khỏi đây hướng lên là chân viên đốn môn, mà chẳng cùng thiên địa đồng hoại vậy.
Sử Thái Tố, Hồ Đại Kỳ hỏi : Tiên gia do tu đến xuất Dương Thần, Phật gia do tu đến xuất định, tự cũng trọn thành xong rồi. Nay lại nói, qua khỏi đây hướng lên là chân viên đốn môn, tôi chẳng biết xuất Thần xuất định về sau, còn có hướng lên, tôi cũng chẳng biết Tiên Phật làm thế nào mới viên đốn. Thường nghe từ khi Phật pháp vào Trung quốc đến nay, xưa nay người người đều nói, khi phàm phu phát tâm tu hành, thì nhanh chóng mọi việc đều hoàn toàn theo đốn môn. Nay nói từ khi đã xuất Thần về sau mới gọi là đốn, vậy thì lời nói của mọi người đều sai sao ?

Đáp : Sai thật đó, cứ như chuyện cười, mà phàm ngu kia lại chẳng biết là nói bậy, cho là đốn mà chẳng biết tại sao gọi là đốn, mạo nhận là biết đốn, làm theo đốn, ngu mà nhận là tôn đại, thật ra chỉ mong nhà cửa cơm áo tài lợi, chứ đâu đã giác ngộ. “Hoa Nghiêm kinh”  chỗ nói Như Lai mới thành chánh giác tại

Tứ sanh: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh

tịch diệt tràng, hiện thân lô xá na, thuyết viên mãn tu đa la, gọi là đốn giáo. Nay tất cả phàm phu tục tử, đều chưa đến tịch diệt tràng, sao có thể vọng xưng ta được đốn giáo đốn môn. Kia vẫn chưa được, vào ma đạo mà chẳng tỉnh ngộ. Lại sao không biết trong “Viên giác kinh” chỗ nói : Như Lai cảnh giới dần dần tiến đến Phật địa, gọi là đốn giáo. Đại thừa đốn cơ theo đó nói là khai ngộ, do vì chẳng biết thất địa bồ tát, lên đến bát địa thành Phật, muốn lên thì cần phải gia trì. Tu lên đến cửu địa, thập địa, thập nhất địa, phải giác mới được thành đạo viên mãn, mới thật là chân đốn giáo. Lúc mới tu hành, dụng công hành đến thất địa thì công hành phải dừng. Bát địa trở lên thì không công hành, cũng chẳng có thể nói tu, nói chứng. Lúc đó nếu lại gia công thêm, thì lạỉ thối lui tri kiến. Nếu chưa đến thất địa mà chẳng dụng công hành, thì lạc vào đoạn kiến không vong, là tri kiến của ngoại đạo. Hậu học nếu như thế phải đọa nhập ma này sớm vậy. Ông phải biết : như lời này thì đồng Phật thuyết, chẳng như như lời này, thì đồng ma thuyết, chẳng có thể đốn mà làm Tiên Phật, chỉ có thể đốn nhập ngục tù ma giới thôi.
Ví dụ nói là thai. Có phải thật là thai không ? Tuy nói chữ thai mà thật không phải thai vậy, Tại sao ? Theo người đời thì thai ở bụng. Theo Tiên thì thai Thần tại tâm. Người đời chỉ nghe tên thai, mà cho là trong bụng thật có một anh nhân sẽ được sinh ra, mà làm thân ngoại thân. Kẻ ấy có thể được coi là ngu lâu vậy. Có chí tu Tiên Phật thì phải phá nghi mà tự giải cái mê này.
Lại hỏi : Cổ nhân đều nói thân ngoại hữu thân, tại sao ngày nay cả trăm thầy đều nói chẳng có thân ngoại hữu thân ?
Đáp : Nhân tính chí hư chí linh, vô hình vô thể, không luận động xuất tĩnh nhập, cả thảy đều vô hình thể. Ta nay chẳng qua lấy định tính, xuất định mà nói là Thần thông, cũng chỉ ở không vô hình thể.
 “Đỗng Huyền Linh Bảo Chư Thiên Thế Giới Tạo Hóa kinh”  nói : “Được đạo thì cùng hư không hợp thể, là vô tận vậy.” chẳng phải nói đến đến ngoài thân có thân hình vậy.
Nếu muốn hiển thân, người sẽ thấy hiện thân ra ngoài, cũng được thân. Một thân nhiều thân, trăm ngàn, vạn ức thân, đều có thể biến hóa không cùng.
Mới xuất định Thần, chỉ hiện thân ít. Nhũ bộ Thần vượng, mới có thể biến hóa trăm ngàn vạn ức nhiều thân. Như vậy, phải do chỗ Dương Tinh Dương Khí mà quy không Hoàn Hư. Cổ Tiên vui ở đây. Nhưng mà, để giúp người tu có quyết tâm, Phật dùng thiện xảo phương tiện để giáo hóa, mới dùng thân ngoại thân mà nói vậy. Tích “Đỗng Linh Thần Giám thư”  nói : “Niệm động ý động xứ xứ xuất Thần, niệm đình ý đình xứ xứ quy chân, Tiên thì nói cũng như vậy.”.

 

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5