KINH VÔ VI PHÁP

                              

Ngũ Thái Nhất  tht   vấn

Pháp danh Thái Nhất, quan danh Đạt Hành, tự tế năng.
Tử đường điệt.

Câu hỏi 1 : Cốt yếu về Tiên đạo, nghe được có 3 là : dược vật, hỏa hậu và đỉnh Khí. Thế gian nói về dược vật, đỉnh Khí chẳng đúng, do tham vọng mà gọi nữ nhân là đỉnh, giao cấu giữ Tinh là dược. Lấy ngu muội mà chỉ bày, thật là yêu nhân dâm tâm tà thuyết, mê đời dối người chẳng có chút tốt đẹp.
Trần Nê Cửu nói : “Trong thân có cả vợ chồng thật là huyền diệu vậy.”
Bạch Ngọc Thiềm nói : “Kẻ ngu bạc phước chẳng đoạn dâm, Vĩ Lư đóng kín hái âm của người, nguyên Dương lay động không lơi, mê nhận đất cát tưởng là vàng nguyên.”
Nếu nói phòng thuật có thể thành Thần Tiên, có thể tin được sao ? Bão Phác Tử nói : người đẹp lừa dối cho là hảo sự, thêm phần trao chuốc bề ngoài, làm sai lẽ thật. Cùng gian nhân gây việc dối đời, che dấu đầu mối để cầu phụng dưỡng, dòm ngó thế lợi. Đại để kia nói ngự nữ, mà chẳng biết đạo để theo, đâu biết chỉ một hai cô cũng đủ chết sớm.” Còn nói : “Muốn theo giao tiếp thuật để thành Thần tiên, thật là ngu hơi nhiều đó.”
Cốc Thần thiên nói : “Bàng môn nhiều kĩ xảo, đều chẳng khỏi vô thường.”
Ngọc Hoàng Bổn Hành Tập Kinh nói : “Tạp pháp khai hóa có 36.000 mối đạo,

muốn dứt trừ tạp Khí thì phải noi theo chân đạo.”
Nay nói Tinh tuy chân mà chẳng được cái dùng của Chân Tinh, xin được chỉ cho vì sao?
Đáp : Chẳng được cái dùng của Chân Tinh nên không được huyền diệu, là nói về kẻ muốn học thanh tịnh Tiên đạo: có điều biết được lại có điều chưa biết nên không thể dùng đầy đủ. Một là không được nghe không được biết về sanh có lúc, cho nên lúc Tinh chân đến, lại mất linh giác, mà Thần chẳng phối hợp làm chủ nên chẳng thể giữ được.
Tinh chân là do người không dâm niệm, dâm sự, mà thân tâm được cảnh tượng hư cực tĩnh đốc. Đó là tĩnh cực mà động, Tinh rất chân, là chỗ người người vốn đều có. Học giả chẳng được thành Tiên, trong chân phân biệt chân cơ, mà chẳng biết trong thân ta có Tinh sanh đúng lúc, làm cho Thần không giác tri vậy. Thần đã mất linh giác, thì chẳng hay chủ tể được để thái thủ phối hợp công phu để giữ chân này quy về tĩnh, làm trường vượng mà về sau động, dần dần thái, dần dần bồi bổ, cho nên nói chẳng được cái dùng của Tinh là như vậy.
Một khi nghe biết sanh Tinh đúng lúc mà chẳng thật cầu sanh Tinh đúng lúc trong thân mình, thì cũng như nhà Nho nói “Chỉ suy nghĩ mà chẳng học thì chỉ suy nghĩ như trẻ con.”
Vì Thần chẳng được phối hợp thái thủ đúng lúc, cho nên chẳng được Tinh chân. Cho đến nên dùng cùng chẳng nên dùng là do quá sớm Khí non, quá chậm Khí tán, mà chẳng thể kết kim đan thành Đại Dược vậy.
Lúc Tinh sanh, người người đều có tự nhiên, là cái chân thật có thể xét mà dùng. Nếu kẻ thế tục ngu nhân học bàng môn tiểu thuật, vọng nhận là Tiên đạo, thật là ngu mê. Kẻ ngu đắc ý, cho là đủ mà chẳng dùng cái chân thật này, thì có mà chẳng được dùng làm chân vậy. Cho dù có bàn về thanh tịnh đại Tiên đạo, cũng tín phụng kinh thư, lấy thanh tịnh làm chân, giữ chân theo lời nói làm tin, nếu chẳng được Tiên truyền, phân biệt được chí chân theo thanh chân pháp, thì chẳng thể thật cầu thanh chân trong thân. Như vậy nếu chẳng đúng lúc chẳng non chẳng già mà dùng để thái luyện, thì Chân Tinh bị bỏ qua chẳng được dùng. Cho nên làm như thế chẳng thể bổ Tinh hóa Khí để thành kim đan đại dược. Bởi vì chẳng dùng được Chân Tinh. Ta bảo không lạ vậy, vì người đời chẳng biết nên chẳng dùng được. Tiên đạo là sở hữu của Thiên thượng, thế gian vốn không có. Riêng cái biết của Tiên chân, chỗ dùng này người đời không thể hiểu, chính là thiên cơ vậy. Chỉ có hư văn mà chẳng có thật dụng. Nếu như có một người biết dùng, thì phải biết là đã khổ tu từ nhiều kiếp trước, đời này từ nhỏ đến lớn, đều khổ chí Tinh tu chẳng giải đãi, được Thiên Tiên giáng xuống riêng truyền, được bảo ban khẩn thiết, mới có thể dùng được. Nên nay ta nói, hậu thánh cũng phải khẩn thiết như vậy, nên suy gẩm về lời này.
Nếu kẻ kia chẳng biết mà tu sai, đương nhiên chẳng thành.
Câu này đã tổng kết hai câu trên vậy.
Lại hỏi 2: Người xưa đã nói: thời đến Thần biết. Mà Thần biết có phải là biết

đúng lúc chân diệu hay không
Đáp : Phải.
Lúc chân Tinh sanh, Thần biết cơ chân, cho đến biết được cái diệu của dùng cùng chẳng dùng.
Lại hỏi 3 : Nói về chỗ bí diệu của chân trong chân, biết là chẳng dễ được nghe, nay tôi hết lòng muốn nghe thầy có thể dạy được không ?
Đáp : Đạo phải siêng cầu mới được nghe, phải khổ tu mới thành, muốn biết con đường tinh sanh đúng lúc đó, chẳng phải chỗ người trong thế gian có thể biết. Có thể theo đạo, cho đến lìa thế gian, khổ chí, mới có thể tiến tu theo Thiên Tiên thánh chân đạo. Thật tại đại la thiên tam thanh, bốn hạng dân thiên, ba cõi trong ngoài, ba mươi sáu thiên tôn, đế thánh chân là chỗ không bày tỏ, đều chẳng dám coi nhẹ mà nói ra.
(bỏ mấy dòng nói về các cõi trời)
Huyền khoa thiên tân cấm giới rất nặng, phạm phải bị phong đao khảo, tam đồ khổ.” Thiên Tiên có lục thông, nên tự biết nhân thiện ác mà chẳng coi nhẹ. Tức là có Tiên duyên, trước được Tiên truyền, cũng chẳng dám nói ra. Không thật lòng bền chí học đạo, cũng chẳng dám coi nhẹ lời dạy, mỗi sai sót đều có tai họa đến thân, công đức dù ít, cũng chẳng dám coi nhẹ, đều có thể xét biết trước. Người siêng năng chịu khó nhọc, mới được nghe đạo, lại coi nhẹ lời dạy của thầy, nói với người khác coi thường lời dạy, toại ý mà coi nhẹ lời thầy, như Diệp Mạc Từ ba người đều bị bệnh lỵ mà chết sớm, do coi khinh mà ra máu ba năm. Do vậy nên biết trước có căn tu nên đời này mới tu, phải hết lòng vì phúc duyên

quan hệ rất quan trọng.
Sở dĩ cõi đời không có đạo kim đan. Sống chẳng được lâu, chẳng thể siêu thoát, đều do không thanh chân. nếu xét được đến chí thanh chí chân thì dễ tu dễ thành Tiên cơ vậy.
Trần Nê Hoàn nói : “Tu Tiên riêng có cửa kim đan, kim đan cũng không có hai thứ, chỉ vì bước đầu khó ngộ vậy.”
Lại hỏi 4 : chí thanh chí chân sao lại dễ tu dễ thành Tiên cơ?
Đáp : Nếu chẳng được chí thanh chí chân, thì Nguyên Khí chẳng đủ, không phải gốc kim đan thì dù cho người chịu bỏ nhiều tháng năm thái luyện Khí cũng chẳng thể đủ. Bởi vì thủy hỏa nấu không thích nghi. Vốn không phải là gạo, đâu thể nấu được cơm, nên nói khó tu khó thành. Nếu biết được chí thanh chí kỳ, thì có thể thái được Nguyên Khí đủ, một khi thái luyện thì được một, sao chẳng dễ tu, mỗi khi thái luyện đều được Khí, Tinh dần dần đủ mà hóa Khí đủ, trong 100 ngày thì được đến. Tinh thật không thì có thể thái, chiếu thật không thì có thể hóa, sao chẳng dễ thành. Ta nhắc các học giả,

tất yếu phải xét đến thanh chân.
Chỉ có thật thanh chân, chân Dương Tinh sanh đến khi hư cực tĩnh đốc, gọi là thanh vậy. Chỉ có thanh thật chân, mới gọi là thanh chân, mới có thể dùng cơ. Nếu có Tiên truyền, mới thấy biết được. Khi mới biết, biết được Khí chưa đầy đủ, thì chẳng có thể dùng gấp được. Tất yếu thật biết khi Khí chân, có được khi Khí thật đủ, mới có thể bổ Tinh hóa Khí, mà lấy về đủ bổn căn Khí, mới là Khí Tinh tại bẩm phú. Nguyên gốc vốn đủ, chỉ vì duyên ái dục dâm vọng mà hao tổn, nên mới chẳng đủ. Nếu muốn bổ túc, tất phải giữ căn bổn nơi phát sanh, có thể dùng để bổ túc. Để bồi bổ lại chỗ bẩm phú, chỗ tĩnh thể đã thoát mất, nếu không phải chí thanh chí chân được đủ, thì đâu thể bổ túc cho đủ được ? Phải lấy cái chẳng được chẳng giác, mà cầu Khí đủ vậy. Khí này người người đều có, giữ lấy mà dùng, người đều tự có, chẳng phải tìm cầu bên ngoài. Riêng biết đủ đó, mà về sau lấy giác Thần làm chủ, để phối hợp thái về gốc, mà lưu chuyển được đủ, để thành kim đan đại dược. Để đến thanh chân, tất yếu phải xét coi chí thanh chí chân có được đủ chưa. Được đủ Khí, thì được trường sanh chẳng tử, là Tiên vậy. Biết đủ Khí, tất có thể thành Tiên được vậy, sẽ trường sanh chẳng chết, mà chẳng đầu thai trở lại vậy. Người đời chỉ hâm mộ chữ Tiên, giả xưng học đạo, mà rốt cuộc chẳng biết được lý này. Duy tự nơi mình dùng Tinh nầy để bổ Tinh, Khí nầy để bổ Khí, chẳng cần riêng làm theo dị thuật, sao chẳng dễ tu. Chẳng qua một trăm ngày công, thái thủ phanh luyện, trúc cơ thành đan, sao chẳng dễ thành. Đây là chân Tiên cơ vậy. Nếu truyền chẳng đến chỗ dạy của chân Tiên, chẳng sáng tỏ được chánh lý, thi hành chẳng hợp Tiên cơ, sao có thể được Chân Tinh để dùng, nên ta mới mạo phạm luật trời mà nói ra như vậy, để hiện nay và sau này nghe thánh chân nói hay nương lời nói để cầu pháp sẽ được dễ tu dễ thành thật quả, có ngày bay lên trời gặp được tam thanh đại la vậy. Ta chúc chư hậu thánh, được câu này về sau, tất ngầm hiểu được chỗ ta muốn nói. Tuy nói ra nhiều lời, chẳng qua mô tả dấu vết đơn sơ, chỉ vì những người tìm đến cửa, những người biết noi về chánh đạo, dễ được tu chứng, chẳng cam chịu gặp Thần chết, hiệu lực theo như ý của Lữ tổ muốn độ tận chúng sanh. Mỗi khi gặp kẻ hậu học mới nhập đạo, tín đạo chẳng hết lòng, học đạo chẳng siêng năng, tuy hay hỏi chỗ chưa cần thiết, ta vì tuân theo cấm giới cõi trời, cũng trả lời, riêng có phương tiện, chẳng dám nói chơi, đâu dám vì người sơ cơ hỏi sai mà khinh dễ nói ra lời không thật.
(bỏ mấy dòng nói về thiên khiển)
Câu hỏi 5 : Xưa nói, thánh nhân truyền dược chẳng truyền hỏa, cho nên hỏa hậu ít người được biết.
Hai câu này ở trong thơ của Tiết Đạo Quang. Lại Phương Tiện chân nhân nói : “Thánh nhân truyền dược chẳng truyền hỏa, Thần Tiên che dấu điều dễ mà chẳng che dấu điều khó.”
Nay lại nghe dược lại có chỗ che dấu chẳng truyền. Nếu đúng như vậy, thì chẳng thể nghe từ người đời nói. Nghe mà tin là theo người trước vậy.
Nói dược chẳng truyền thì nay mới được được nghe, cùng với chỗ người đời nói chẳng đồng. Một mình ta nghe, cũng do từ nhiều kiếp trước, tích tu có công nên mới nghe được. Chẳng thế sao học giả cũng nhiều nhưng không ai biết.
Mà hỏa chẳng truyền thì sao lại nói.
Nay muốn biết rõ về về chỗ che dấu của hỏa hậu chẳng truyền.
Đáp : hỏa hậu tối yếu tự ngộ.
Tự ngộ là chẳng dám coi nhẹ mà nói, cũng chẳng phải không nói. Nghe mà phải chuyên tâm, cần khổ thành thật dùng công, cầu tất biết được chỗ tinh diệu mà thi hành hợp với cơ tinh diệu, tất được chỗ chứng quả của tinh diệu chân hỏa hậu. Nếu chẳng phải như thế, thì đọa lạc tại ngoại đạo tà pháp, mà hành Khí không đúng. Sở dĩ Mã Tự Nhiên sau khi gặp được Trương Tử Dương, tự ăn năn vì trước đã theo tà ngôn : “đạo nhân đã lạy liễu thiên thiên, hết lòng hành Khí gồm nhả nuốt, diêu cân bãi cốt đến ba canh, chỉ được mồ hôi ra như tắm.” Có sanh thì có tử, người đời đều như vậy.
Có văn học tề trường Chu Nam Dư, và võ học tú tài Hồ Mậu Nguyên cùng tu trong đạo tràng hỏi: hành hỏa hậu nếu cũng hành Khí, giáng trọng lâu nếu cũng nhả nuốt, như hai điều này, sao có thể phân biệt chỗ khác của Tiên đạo với tà môn ?
Đáp : Tiên đạo nương hô hấp hữu hình làm hỏa hậu, để hành Tiên thiên Nguyên Khí vô hình. Mà hữu hình hỏa, cũng đồng quy về vô hình, đó là chỗ tinh diệu tự nhiên. Nếu tà môn riêng hành hô hấp, lấy hữu hình để làm, sẽ dễ mang bệnh như : Chú trọng dẫn lên hái giữ, thì sinh tà hỏa, phải bệnh nhức đầu, bệnh mắt đỏ, thũng là chướng bệnh, ho hen đàm hỏa bệnh, than thũng các chứng ... Nếu chú trọng giáng xuống, thì bị trầm thô, Khí đến làm đau thận, sa ruột, bụng trướng các chứng … Trên dưới các bệnh, đều dễ chết, nên khác xa Tiên đạo. Tiên đạo giáng trọng lâu, là Nguyên Khí thối lui mà giáng về gốc, không phải nhả nuốt. Nhả là trong miệng có hình vật, chẳng phải vô hình Nguyên Khí. Nguyên Khí giáng về lại Khí huyệt, thì được bổ Khí dưỡng Thần. Nuốt nước bọt đến tì cũng quy về trọc nịch, không thấy chứng quả, cũng cho thấy chánh tà có khác vậy.
Gặp phải lúc thuận thời hợp thì.
Thời là Tý Ngọ Mão Dậu bốn giờ, xuân hạ thu đông bốn mùa. Bốn giờ trong ngày, có trạng thái Mộc Dục trùng hòa, điều này phải thuận theo mà hợp vậy. Trong năm có bốn mùa, có mộc hỏa kim thủy hòa pháp, lấy hòa để mà trùng, điều này cũng phải thuận theo mà hợp vậy. Nên trong sách Tham Đồng Khế nói : bốn giờ thuận theo cùng Khí tương đắc, chính là phép tắc.
Nói trái điều này đều là lời nói rổng.
Lời từ miệng nói ra, thì chẳng thể diễn tả hết những điều huyền diệu trong tâm, nên nói tâm và miệng vốn là hai vậy.
Cũng như ngoài lời nói ra còn có thể diễn đạt bằng tiếng cười vậy.
Tiếng cười cũng được nghe như lời nói mà khác lời nói. Từ miệng phát ra, để kẻ nghe cảm nhận, biết được điều muốn diễn đạt.
Về hỏa sao dùng cách nói chẳng có thể rổng, chẳng có thể cười. Vả chỗ nói trạng thái hỏa tùy vào trạng thái dược sanh,

cố nhiên là như vậy.
Trạng thái Hỏa khởi gọi là Tý, là hợp thân ta trong sanh cơ, cùng hoạt dùng lấy thường hư làm Tý, lấy vòng có 12 giờ vậy. Nếu thiên thời có nửa Tý, thì chẳng phải chỗ dùng của Tiên gia kim đan mà là chỗ dùng của bàng môn tà pháp. Mà hỏa Tý có hoạt dụng, cũng chẳng hay tự khởi, tất do dược sanh mà được, đúng lúc khởi hỏa thái mà luyện, nên nói : tùy dược sanh mà khởi hậu, cùng chỗ nói: có dược mới hay tạo hóa sanh. Nên hỏa nhờ có dược mà sau có thể khởi, nếu không có dược thì khởi hỏa chẳng được, lại phải lấy lúc khởi gọi là Hoạt Tý Thời, nên dược sanh cũng nhân hỏa sanh Tý, mà đều xưng là Hoạt Tý Thời, dùng dược sanh mà tức là hỏa sanh vậy.
Đến khi cơ hỏa dược đồng dùng, có hai tình huống phải biết đó là ý có dùng và chẳng cùng dùng, tức là cùng biết chẳng cùng biết, chưa thể nói là tương tự vậy.
Đồng dùng là lấy Thần ngự (cởi) Khí. Thần hành thì Khí hành, Thần trụ thì Khí trụ, Thần Khí hợp nhất, mà chẳng xa cách. Đến đó, cần phải cùng biết, mới đúng là chẳng lìa. Nếu như chẳng dùng Thần, chẳng biết có Khí, thì chẳng thể ngự Khí. Nếu như chẳng dùng Khí, chẳng biết có Thần làm chủ, thì chẳng thể theo Thần. Như vậy đều chẳng phải là cùng biết, thì trái lẽ có dùng và chẳng cùng dùng, thì kim mộc ngăn cách. Như Khí cùng Thần đều dùng thì : Khí có thể chứng đến gốc trường sanh chẳng tử. Thần cùng Khí đều dùng thì : Thần sẽ thành Thần thông, được quả siêu kiếp. Đồng dùng thì được trường sanh quả, chẳng đồng dùng thì chẳng thoát phàm phu tử vong luân chuyển quả. Dùng mà cùng biết mới thật là cùng dùng, chẳng cùng biết thì chẳng phải là cùng. Cùng biết là Thần biết Khí hợp nhất, mà tùy theo hơi thở ngưng Thần quy nhập Khí huyệt. Nếu chẳng cùng biết đã lâu, Thần hành mà chẳng biết Khí tùy hành, Thần trụ chẳng biết Khí có tùy trụ hay không, hoặc Khí hành mà Thần ngược lại, dừng mà chẳng hay, hoặc Khí trụ mà Thần chậm trễ, làm mà chẳng biết. Như vậy là Thần Khí hai thứ như xưa vẫn là hai, thì chẳng đúng theo lý để thái thủ phanh luyện, trúc cơ dưỡng thai, hóa Thần.
Văn nhu đúng lúc dùng tiến mà thăng, cương vũ đúng lúc dùng thối mà giáng.
Du ngọc ngô nói : “Đan pháp trước dùng văn để thăng lên, sau dùng vũ để giáng xuống.”
Văn chẳng quá nhu, vũ chẳng quá cương.
Văn vũ pháp tất cùng thích ứng bên trong, hợp theo tự nhiên. Quá nhu thì tự chẳng đủ, quá cương thì tự thái quá.
Cương mà biến nhu, nhu mà biến cương.
Văn xong thì phải dùng vũ, vũ xong thì phải dùng văn. Cùng nhu chẳng biến nhu, thì tổn thương vì quá mức. Cùng cương chẳng biến cương, thì tổn thương vì chẳng đủ. Đều là miễn cường, mà phải chẳng được sai một mảy may tuần hoàn biến hóa, mới tròn được Chu Thiên.
Thăng mà chẳng lìa nhị Khí, giáng mà hay thuận tứ thời.
Lúc Thần cùng thăng thì Tiên thiên Nguyên Khí cùng hậu thiên hô hấp Khí tương tùy, lấy thăng mà chẳng lìa làm thái thủ, tức là tâm tức tương y. Lúc Thần cùng giáng thì nhị Khí tùy lúc ngưng mà theo đến nhị mộc diệu đến phanh luyện.
Hỏi 6: Trước chỗ thánh chân kia nói, dấu đi lời dạy. Mà bảo thai tức,

lại có thể dễ biết được chỗ huyền diệu chăng ?
Đáp: Cổ thánh đều xảo dụ, chứ chẳng phải nói rõ như văn trên. Thần Khí Khí dụng, riêng câu này mỗi chữ trong câu đều nói ra điều tiền thánh chưa nói, chẳng chữ nào nói ra cả, ví dụ trên ví dụ, chỉ hậu học đến Tiểu Chu Thiên mà chẳng biết đến Đại Chu Thiên. Vì coi trọng cấm giới nên chẳng dám nói. Tại thế thánh sư, rất thông cảm mà nói nên hậu học mới được nghe vậy.
Diệu lý Tiểu Chu Thiên kia, trong cũng có hợp với lý của đại chu thai tức vậy. Sao là thai tức, lúc bắt đầu kết thai tức, theo không do có mà được, nếu không được ngay chẳng thở (không tức) mà hoặc tạm có, có không kiêm dùng rất vi tế.
Kết thai là bước đầu để hóa Thần nhập thai. Thần ngự Nguyên Khí cùng hô hấp Khí quy đến Khí huyệt căn mà làm thai, được trụ định ấy, gọi là thai kết. Mà trong Khí huyệt thường tự theo Nguyên Khí cùng hô hấp Khí đều phát tán ra ngoài làm chỗ dùng hàng ngày của con người. Đến nay, thì trong gốc kia không đến được hơi thở trong thai, đến khi ấy cần phải điều phục huyễn hóa, tạm có thở để ngưng Thần trụ Khí, nên nói theo không do có. Nếu chấp là thật có hơi thở mà cường chế làm tướng của hơi thở, thì sa vào ngoại đạo tà thuyết, bàng môn hư vọng, vũ lộng đời sau đó. Chân Tiên đạo thì nhập có chẳng thấy có thở, nên nói: nếu chỗ không thở là có thì chẳng chấp có, chẳng không mà không vậy. Chẳng thở ấy, vào đến có thở mà thật vi tế, tuy nhập có, do diệu tự đến chẳng thở, nên nói là chẳng thở. Điều ấy Thượng Thiên Tiên thánh chân đã được. Chỗ diệu của hơi thở đó chẳng giống như ngoại đạo bàng môn chẳng thở. Do cường chế mà chẳng thở, cho đến khi hết mức thì cũng tạm có hơi thở nhỏ đến, mà đạo lý noi theo cũng chẳng giống như bàng môn cường chế chẳng thở, tán mạn, nên nói là chân thai tức. Tức là chỗ Đạo Nhất Thiền Sư nói: “Chưa từng có trụ mà chẳng hành vậy, nhưng có mà tất không, không mà tất có.” nên nói: có không kiêm dùng.
Đến sau cùng. Thoát thai hơi thở theo có, do không mà thật không, không trong hơi thở mà tĩnh định tịch diệt, đó là chỗ gọi là vô dư niết bàn vậy.
Theo có là theo hơi thở vào làm hơi thở thai, là cái định chẳng có hơi thở. Hơi thở vi tế, có thở là có hơi thở định vậy. Chẳng phải nói là: có hơi thở hô hấp, như phàm phu hạo hạo nhiên đâu, hơi thở này trong văn trên ta có nói, thật như không vậy. Do theo không mà đến thật không, nên nói: nhân không mà thật không thì hơi thở diệt tận mà được đại định, là diệt tận định vậy. Mà không hơi thở hoặc chẳng hay tận không hơi thở, đó là hữu dư niết bàn, nói hữu dư tức chưa diệt tận, đến không còn hơi thở mà được tịch diệt, diệt đến đại định, mà thường tại đại định, mới có thể Dương Thần xuất kiến mà xuất định, thành vô dư niết bàn thật chứng vậy. Đến đó mới thật là thành Dương Thần, khi xuất định, tức “Hoa nghiêm kinh” nói : “Gọi là Như Lai xuất hiện vậy”.
Phàm lấy công phu không hơi thở làm thai, gọi là vạn pháp về một nẽo. Có cái một này sẽ nhìn dễ, dễ thấy tâm, dễ hiểu, cũng dễ nói, dễ truyền vậy. Tức là chỗ Kim Cương Kinh nói: “Sao là trụ, Phật nói: Theo như vậy mà trụ,

Bồ Tát theo như chỗ dạy mà trụ, phải như vậy.”

Chẳng còn hơi thở là thai vậy, là lấy pháp trong hơi thở thai, để cầu chứng không hơi thở vậy. Xưa có người hỏi về thai tức, Tiếu Tử Hư chân nhân đáp : “Hay giữ chân nhất, thì hơi thở chẳng vào ra, là nói tâm nương theo một hơi thở để trụ định. Khi định được thuần nhất, hơi thở vào ra tự không còn. Nếu có hơi thở vào ra là chưa được thuần nhất, là thường kiến. Duy có nơi một hơi thở thai, mà thấy được tâm, sẽ biết chỗ gọi là vạn pháp quy nhất, chính là điều này.” Gọi là nương tựa pháp, là nương về chỗ này, là chân thai tức. Nên trong “Lăng Nghiêm kinh” Phật nói : “Nếu chẳng biết được chỗ ở của Tâm và con mắt thì chẳng thể giáng phục được trần lao.” Lại trong “Kim Cương kinh” nói “Ưng vô sở trụ” tức là nói trụ nơi không trụ, tức là đạo thai, nên biết như vậy.” Tức là nói “Ngộ Phật tri kiến, nhập Phật tri kiến, tập học thiền định” vậy. Tất nhiên theo như câu nói: “Tâm noi theo chân tức, tam muội mà định trụ, thì chẳng chạy theo lục trần để sinh mê hoặc, mà lục căn ứng theo cùng trụ, như thế là chánh định sẽ thành chánh giác. Do vậy Phật được trụ định pháp mà thành Phật, cũng trong trụ định pháp mà dạy như vậy. Bồ tát khi tu Phật như trong “Hoa Nghiêm

“Nhất môn thâm nhâp, nhập nhất không vọng. Bỉ lục tri căn, nhất thời thanh tịnh” xem kinh Lăng Nghiêm.

kinh” nói : “Bồ tát trụ nơi Phật trụ.” Lại trong “Kim Cương kinh” cũng nói : “Bồ Tát muốn tu Phật, theo như chỗ phật đã dạy mà trụ, cũng hay chứng được thành Phật.”
Lấy đại định không hơi thở mà trọn thành thai, thì một đường thẳng đến không vậy.
Nói về chỗ chứng diệt tận định, Trần Nê Hoàn nói : “Hư tâm ngưng Thần được Thần Khí, cùng với hơi thở định chẳng ra vào, là đại định.” Triệu chân nhân pháp ngữ nói: “Chân hỏa không trạng thái, nay người chớ nhận sai, cần nên biết đúng ý, không đến cũng không đi.”
Không là không cả Tiên thiên hậu thiên hai Khí vậy.
Nguyên Khí theo hai khí hô hấp mà đến, đến khi không còn ra vào nữa, thì chứng đại định.
Không còn tâm sanh diệt thì động tĩnh đã quay về vậy.
Phàm phu tâm có sanh, sau có diệt, động mà có tĩnh, cùng nhau tuần hoàn chẳng dừng. Người tu hành được đại định, hoàn toàn không sanh diệt, động tĩnh tuần hoàn, tức tánh chứng tịch diệt vậy.
Sáu mạch đều ngưng mà tính chân tịch là diệt tận định vậy.
Trần Nê Hoàn nói : “Ta trãi qua công phu sau một năm, sáu mạch theo hơi thở về gốc, chính là nói công phu mười tháng thật chứng vậy.” Sáu mạch là ba bộ thốn quan xích ở hai tay. Mạch trụ noi theo hơi thở đã trụ trước, hơi thở tuy trụ, còn phải đến diệt tận mà về sau mạch trụ. Nên “Hoa Nghiêm kinh”  nói: “Nhị thiền tức trụ, tam thiền mạch trụ, tứ thiền diệt tận định vậy.”

đều nói về hơi thở cùng mạch đều diệt tận định.
Lại Trọng Dương chân nhân nói : “Đã không giảm, lại không tăng, chẳng sanh chẳng diệt một đường lên.”
Nói một đường lên là trụ mà chẳng hành. Cảnh tượng của diệt tĩnh tận về sau, tức là nghĩa Thế Tôn chẳng từ chỗ ngồi đứng dậy.
 “Kim Cương kinh” cũng nói : “Bồ tát theo pháp, từ nơi không chỗ trụ mà hành bố thí.”
Liễu tâm tất trước phải y pháp mà trụ, tâm đã trụ rồi. Nếu chẳng xã pháp mà trụ pháp lâu, thì pháp lại ràn buộc tâm, làm cho lục trần ràn buộc tâm, nên chẳng liễu tâm, thì làm sao được thường lạc ngã tịnh, nên nói: “Đừng trụ pháp mà phải xã bỏ pháp.”
 “Như Tàng kinh”    cũng nói : “Thường dùng tịnh niệm, trụ vô thượng giác.”
Tịnh niệm là chẳng niệm sanh chẳng niệm diệt, đã chẳng trụ nơi trần vọng, cũng chẳng cho là có pháp niệm. Vô thượng giác là Phật giác trên hết, viên mãn giác, mà không có thể trên được, trụ đến đó thì chứng tối thượng thượng thừa. Tức là linh quang diệu cổ kim cực chứng vậy.
Lại nói : “An trụ tịch tĩnh chư thiền định nhập đến đường bất tử vậy”.
An trụ tịch tĩnh ấy, Phật nói: đại định mà thường hướng đến vô dư niết bàn, tự nhiên thường vui vậy. Thiền định trí là định trong chân giác. Người an định thiền định chánh giác theo đường bất tử mà được bất tử. Đó chính là chỗ Thế Tôn thật chứng. Tăng nhân đời sau lại chẳng biết Phật chứng bất tử. Không tín Phật trọn bất tử, sớm bỏ thiền định mà chẳng tu, đều cam tâm tử vong thành không vong đoạn kiến.
Không thấy được chỗ diệu của mắt, lại cũng chẳng biết được chỗ diệu của Tâm.
Kia chứng nhập Phật tri kiến, là chỗ cực chứng của Tâm và mắt. Cái thấy diệu này, chẳng thấy sắc, chẳng thấy không, lìa cảnh mà thấy. Cái biết diệu này, không nghĩ bàn về chỗ được biết, lìa trần cảnh mà biết, chứng được đến chỗ không tri kiến, không Phật địa, mới thật là về đến không vậy.
Nhưng nếu cho là không có tri kiến thì không phải, rơi vào mịt mờ, chẳng phải diệu giác vậy.
Không là không có pháp để làm, không có thấy chấp tướng là chân không vậy. Biết thấy đó là chánh giác chánh tri kiến, chẳng phải pháp thế gian của phàm phu chấp tướng tri kiến, chẳng phải ngoại đạo đoạn không tri kiến vậy. Trong lúc không đó, dùng Phật pháp chánh giác chánh tri kiến do định lực đó mà về sau thường được không. Nếu không phải chánh tri kiến, thì người không có chủ tể, thì Thần chẳng thể ngưng Khí huyệt, chẳng thể nhập, chẳng có viên mãn thai Thần mà xuất định. Đọa tại mê muội không biết không vong, chẳng thành chánh giác. Mê muội là tối tăm chẳng sáng, ví dụ cho người không biết. Diệu giác là chỗ chánh giác Tinh diệu, chứng nhập đỗng hư huyền diệu cảnh, lúc đến không thiên địa, giác riêng tại giác đạo viên mãn mà siêu kiếp vậy. Giác đã viên mãn, tức là diệu giác. Do mới giác, bổn giác vốn không có chỗ đến mới là giác đạo. Tất do Tiên Phật chánh tri kiến mới vào mà thành. Nên nói, không tri kiến thì không thể nên. Trần Nê Hoàn nói : “Không tâm không niệm Thần mãi tối, an hay ngưng tụ thành thai tiên.”
Nếu cho là “không thì chẳng có thể tri kiến” thì không được.

Kẻ ấy chẳng biết được phục tính chân thể vậy.
Không là tâm không sanh diệt, dùng hơi thở định đến không xuất nhập mà cùng về không. Không sanh diệt thì không vọng giác, mà đến chánh giác. Không xuất nhập thì không vọng động mà có thiền định chân tịch tĩnh, mới là chân không. Không xuất nhập mới có tịch định. Không sanh diệt thì có giác chiếu. Như thế sẽ riêng có Phật tri kiến. Nên nói là chẳng có thể thuyết, chẳng tri kiến. Nếu tà nhân thế gian nói lời dối trá, tự xưng biết Tiên Phật, vọng nói chẳng có thể tri kiến, chỉ là kẻ chẳng biết được nghĩa của tịch mà thường chiếu, vì chẳng trụ chánh giác. Sao lại giả danh là Tiên, là Phật. Cái chánh giác vốn là tính chân thể của ta, do trong tâm người vốn tự có, nhân do từ chánh giác tri kiến mà thấy lại được tính thể. Tính thể tức là Tiên Phật. Kẻ chẳng biết Tiên Phật chánh lý, trái ngược với không liễu chánh giác tri kiến, phải đọa ngoan không. Sao lại chẳng phục tính chân thể mà thành Tiên Phật, do vậy đều chẳng thành siêu kiếp chánh quả, thật là lầm lẫn lớn. “Nội Bí Chân Tàng kinh” nói : “Đại thừa đạo, lìa nhất thiết tướng, lìa nhất thiết hành, giác pháp không tịch, giác không chỗ giác, tịch không chỗ tịch, không giác mà giác, không tịch mà tịch, là vô thượng đạo.”
Tổng kết văn trên đã biết giác, biết kiến, để thành chánh quả.
Đều diệu ngộ thâm nhập mật tu mật chứng, đâu thể dùng lời để diễn tả.
Mật tu chứng đến Tinh diệu đại dụng, ngộ đến chí Tinh diệu địa, nên nói diệu ngộ đạo tàng nội. “Diệu Pháp Liên Hoa chân kinh”       nói : “Chẳng trệ có không, vĩnh tuyệt sanh diệt, gọi là chân nhân.”
Ta dùng nhiều lời để diễn tả ý nghĩa của lời dạy chẳng ngoài việc giúp cho tâm ngộ được trong muôn một.
Nói không nhất thiết là nhiều hay ít. Tâm hiểu được mới làm theo đúng.
Ta chẳng cho là có chuyện truyền hỏa. Từ lời nghe được mà làm được mới biết là được vậy.
Truyền hỏa thì nói ít, tất phải thường nhập mới thấu đáo. Lời văn để chỉ đến chỗ tâm ngộ thâm nhập. Phải quyết liệt tinh cần, mới là thật ngộ thật tu. Vạn hạnh, vạn hạnh.
Câu hỏi 7 : “Trong Trực luận có nói: cùng hơi thở vào mở, ta chuyển đến kiền, lấy sáu, thăng chẳng giáng. Cùng hơi thở ra đóng, ta chuyển đến khôn, lấy sáu giáng chẳng thăng, chỗ này huyền thâm, thật chẳng thể hiểu, xin được dạy lại.
Nói về hành hỏa, khi hít vào thì thuận theo hơi vào mà đến kiền, kiền là trời, ở đầu, ở trên. Nên nói, thăng chẳng giáng, không phải hoàn toàn chẳng giáng, cũng lấy đóng mở, mà chẳng chú trọng đến giáng, chỉ chú trọng đến thăng, chỉ thấy thăng chẳng thấy giáng. Khi thở ra, thì thuận theo hơi ra mà đến khôn, khôn là đất, ở bụng, ở dưới. Nên nói, giáng chẳng thăng, không phải hoàn toàn chẳng thăng, chỉ là coi nhẹ thăng, coi như không mà chỉ chú trọng đến giáng, chỉ thấy có giáng, chẳng thấy có thăng.
Đáp : Xưa Chung Li tiên ông lúc độ Thuần Dương ông đã nói : có thể thăng thời chẳng có thể giáng.

Đó tức là diệu dùng của hít vào vậy.
Ta nói có thể giáng thời cũng chẳng có thể thăng. Đó tức là diệu dùng của thở ra vậy.
Bảo là khi nhất Dương sơ động. Dương Tinh sanh mà ví dụ hoạt tý thời vậy.
Không Tinh lưu bố mà muốn xuống. Nguyên Tinh gốc tại đan điền, nếu sanh Tinh, thì tất muốn đi xuống đến dâm căn, ta chẳng cho đi xuống mà ngược về đến gốc, không thăng không được, nên phải thăng gọi là thái thủ.
Nên ở 6 giờ dương, theo Tý mà sau thăng.
6 giờ Dương là từ Sửu đến Tị, Giờ Tý về sau thì như Thuần Dương tổ nói : Sau Tý trước Ngọ ngồi định hơi thở, theo giáp tích song quan qua núi côn lôn như đi chơi xuân.
Đều thăng, lấy thăng làm thái thủ.
Dương sanh tùy dùng hỏa, Tý. Cũng nói, Tý kia mà thái thủ, tức sau Tý thăng. 6 giờ Dương đều dùng thăng mà điều dược Khí quy đến kiền, tức là chỗ nói hoàn Tinh bổ não vậy.
Trong cơ đó không có lý giáng thì chẳng giáng. Thăng mà chuyển về đến bổn căn huyệt. Về đến gốc,

tức ngưng Thần nhập Khí huyệt.
Vào lúc 6 giờ Âm, theo Ngọ trước cùng giáng mà giáng.
Phàm thái thủ phanh luyện, nơi thân thể trong giờ Ngọ mà giáng, đây chỉ do Trương Tử Dương trong Kim Dan Tứ Bách Tự đã lộ kỳ cơ, nên Ngọ cần chú trọng mà nói là giáng.
Dùng giáng để giáng. 6 giờ âm thì phải chú trọng dùng giáng. Giáng tức là phanh luyện. Phanh luyện tất dùng đỉnh Khí, tức là Đan Điền Khí huyệt.
Khi đó, không có đường thăng, thì chẳng thăng.
Chẳng thăng là tuy có thăng giáng chuyển vận, như bắc đấu thiên cương, nếu chẳng thăng, nên giữ công tại giáng mà luyện.
Môn nhân Hồ Thái Chân hỏi : Sao là 6 giờ Dương đều dùng thăng, lục Âm đều dùng giáng ?
Đáp : Phàm dùng hỏa tất theo Tý mà bắt đầu, giờ Tý dùng 6 Dương là chỗ làm của Tiên, nhân Chân Tinh dễ chạy xuống càn phải điều ngược về trên, để thăng mà về. Được thăng đến trên rồi. Đến Ngọ về sau, Dương Khí đã hoàn toàn, cần phải chưng cất lâu dài, do trong Khí căn huyệt dùng công, để bổ điền Khí huyệt đầy đủ, không thể chẳng về dưới Khí huyệt,

đương nhiên phải như thế.
Chỗ diệu của thăng giáng, nhờ dùng điên đảo mới được kỳ diệu.
Thăng thời có giáng mà như không giáng, giáng thời có thăng mà thật như không thăng. Chỗ diệu này chính là điên đảo, tức là dùng thăng giáng điên đảo vậy.
Điều này vạn chân đều cho là thiên cơ ở đó. Tu sĩ có thể chẳng biết sao. Lại Trọng Dương chân nhân nói : “Sau Tý xem giờ biết ngày ngắn, Trước Ngọ ngồi xem biết ngắn dài.” Đây có thể làm chứng. Học giả có thể lấy đây để ấn chứng.

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5