KINH VÔTiên Phật Hợp Tông VI PHÁP

                                        

Trùng Hòa là gì

Lại hỏi : Cảnh tượng của trùng hòa như thế nào ?
Đáp : “Chẳng thiên lệch chẳng dựa nương”.
Thiên lệch dựa nương là câu chấp, có giúp mà chẳng trung.
Không vượt quá, cùng chưa đến.
Chẳng dùng ý thái cấp mà vượt quá, chẳng dùng ý thái hoãn mà chưa đến.
Chẳng tật chẳng từ.
Chẳng tật nhanh mà sao lãng thành phù đãng, chẳng từ hoãn mà tổn thất thành ra đình trệ.
Chẳng không chẳng có.
Chẳng túng phóng cho là không, mà thật tự có. Chẳng cường chấp giữ có, mà thật tự không. Tức là phải không mà chẳng không, chẳng không mà không. Trừ được 8 bệnh ấy mới hòa mà có thể trùng, có nó thì chẳng hay trùng.
Lại hỏi : tác dùng của trùng hòa là gì ?
Đáp : như vợ chồng cùng nhau gánh vác.
Tâm và hơi thở cùng nương tựa nhau.
Âm Dương hợp nhất. Cả hai Tinh diệu, hợp mà ngưng.
Ở thì cùng làm, chẳng trước chẳng sau.
Nếu Tâm theo ý mà động, trước thì đọa đến bàng môn đạo dẫn, sau thì chẳng làm chủ được chuyển vận. Đều chẳng phải thật nghĩa của hợp hòa. Điều ấy rất nguy hiểm nên phải đề phòng. Lời Phật cũng nói : tùy thuận.
Đêm thì cùng ở, chẳng bức chẳng lìa.
Hơi thở theo tâm mà dừng. Thông thì thái quá, đến trùng mà chẳng hòa. Lìa thì chẳng cập, đến trùng mà chẳng hòa. Chẳng hòa là nguy hiểm.
Như chỗ ta hiểu trùng hòa có tác dùng là chân tam muội.
Nếu bám chấp tiền hậu bức lìa, đều sai trùng hòa. Trùng hòa chính là diệu nghĩa thiền định. Còn Tam muội thì trong Hoa Nghiêm Kinh nói : “Chân thụ dùng trong chánh định.”

Câu hỏi 9 : Nơi nào phải phòng nguy lự hiểm ?
Đáp : Từ đầu đến cuối, mỗi việc đều có nguy hiểm, nay chỉ lược nói vì không thể coi nhẹ mà phải tuân luật trời nghiêm cấm nên chẳng dám nói rõ. Chỉ nói sơ qua một số điều sau :
Như dược sanh có lúc, nếu chẳng biết đúng lúc dược sanh mà phạm sai lầm trước mặt là nguy hiểm. Thái dược có trạng thái của nó, chưa đúng lúc hoặc trễ nãi mà chẳng được Chân Tinh, chân Khí là nguy hiểm.
Tiên đạo dược sanh đúng lúc, cùng lời thế tục dối gạt người chẳng đồng, nếu không đúng lúc, tuy có thái dược mà không được dược. Trong chỗ không mà cho là được, chẳng phải chân dược thì chẳng thể thành đan, hoài công không ích. Đúng lúc sanh mà hái, chân hậu đến bèn hái ngay, mà sau mới có thể được Chân Tinh chân Khí.
Hỏa hậu hành Chu Thiên, sai sót mà ra ngoài hoàng xích nhị đạo, mờ mịt chẳng thấy được chỗ cần noi theo, là nguy hiểm.
Hỏa hành đến từ sau giờ Tý trước giờ Ngọ, có hoàng xích 2 đường, đó là Chu Thiên hỏa, vào giờ Tý ở phía sau nghịch vận. Phải như vậy, nếu sai sót theo đường khác mà làm thì mênh mông mịt mờ chẳng thấy đường ngầm, do hành hỏa sai sẽ chẳng tựu hộ đỉnh để luyện đan, thật là nguy hiểm nên đề phòng đó.
Tiến hỏa chẳng tiến đến chỗ nên dừng, hoặc chẳng đến chỗ nên đến, ngay đó lại gia tăng phần số. Thối hỏa chẳng biết chỗ lui, ngay đó lại giảm đi trình hạn, chẳng hợp mà thiếu sót Tiên cơ, là nguy hiểm.
Chỗ nên dừng trong ”Hoàng Đình kinh chú” nói : “Xuất nhân hô hấp, câu nhập đan điền.” Trình hạn là không được chẳng đủ làm nhỏ lửa, sẽ không trường vượng để biến hóa; không được thái quá làm to lửa, hỏa luân chẳng hay chuyển vận mà cháy mạnh, ngọn lửa không thể chế ngự.
Trần Nê Hoàn nói : “Thái thủ có pháp, vận dùng có độ, cân lượng có thời thủy hỏa có cấp độ, cùng khéo léo của trừu thiêm tiến thối, sâu xa của Mộc Dục giao kết, không thể chẳng phòng nguy lự hiểm.”
Bạch chân nhân nói : “Khi ôn dưỡng, dùng tâm chẳng cẩn thận, chẳng đề phòng nguy hiểm,

thì chẳng phát hiện kịp hống chạy diên bay.”
Hỏa đủ mà chẳng biết dừng hỏa sẽ bị cái nguy tổn thương đan.
Thôi chân nhân trong Nhập Dược Kính nói : “Hỏa hậu túc, mạc thương đan”
Chung Li nói : “Đan thục chẳng tu hành hỏa hậu, canh hành hỏa hậu tất thương đan.”
Trương Tử Dương nói : “Tu luyện trở về phải biết đủ thì dừng, nếu chỉ trì hành theo ý riêng

của mình thì khó tránh khỏi một phen lao nhọc.”
Được dược trùng quan, mà khiếu chẳng được chân thông, sẽ có dược bại nguy hiểm. Điều đó cho biết trước dược thất chẳng thể thái để tu luyện về sau, do vì dược lực của đan còn yếu, chẳng thể trường sanh, cũng chẳng thể trùng quan, mà dược cũng sẽ mất đi nên chẳng khác phàm phu.
Quan khiếu sơ thông mà chẳng thể thăng tam quan để tụ, nghi ngờ mà thối tán là nguy hiểm.
Tụ, do Thần làm chủ, nếu chẳng Tinh thành dũng mãnh tiến ngay một mạch để thấu tam quan, mà có một chút chậm trể, thì hỏa bị lui mất, thì làm mà chẳng được gì.
Qua tam quan có nguy hiểm tại Thước Kiều.
Thước Kiều vốn không lối có thể thông. Mượn kiều để thông hành. Chữ Thước là của hướng nam cung ly, Tâm Thần là nghĩa của chu tước. Toàn bằng Tâm Thần lĩnh Khí đưa qua chỗ ấy, nên ví dụ là Thước Kiều,

lúc đưa qua mà chẳng hợp Tiên cơ thì có nguy hiểm.
Qua Thước kiều nguy hiểm ở chỗ phục thực về hoàng đình, bước bước tại đầu sào, tiến 1 bước không bám chấp ở bước, nếu bám chấp hư không nơi 1 bước, sẽ có nguy hiểm lớn.
Trọng Dương chân nhân nói : trên chót đầu sào hãy tìm tòi.”
Luyện Dương Thần mà Âm vi tế chưa dứt, Thần thai tựu mà ma chướng xuất hiện cả trăm là nguy lớn vì thiếu sót. Không phải cảnh xuất mà vọng xuất, là nguy hiểm. Có cảnh xuất đến mà chẳng xuất, cho đến ngay khi đang xuất cũng chẳng phải không nguy hiểm, như xuất định mà nhập định, nguy hiểm rất nhiều không thể nói hết. Như vậy có nhiều nguy hiểm, đều nên xét đến, không để bỏ sót, bước qua được rồi, gần đến siêu thoát sanh tử luân hồi, thật chứng trường sanh chẳng tử, hướng làm có đường lối, cùng đạo tương ứng, về sau chứng được hư không, mới là không nguy hiểm,

chính là chỗ nói vạn vật có hư hoại, hư không chẳng hư hoại vậy.

Câu hỏi 10 : Thế nào là Mộc Dục (tắm gội) ? Vì sao gọi là Mộc Dục ?
Đáp : Mộc Dục là pháp yếu để luyện Tinh luyện Khí, là hỏa hậu bí cơ. Cơ bí pháp yếu nên chẳng thể nói thẳng dễ bị người coi nhẹ mà gọi là Mộc Dục.
Mộc Dục là gốc của 2 ngôi Mão Dậu để nói về thuyết sanh tử : Đến giờ Mão Dậu, ở đây là ví dụ sẽ nói rõ ở văn sau, khi Thế Tôn hành Thần thuyết pháp cũng có lấy Mộc Dục làm ví dụ, có thể thấy Tiên Phật có tương đồng yếu pháp. Tại lúc Tiểu Chu Thiên, lại có tên là Âm Phù, cho đến chẳng hành có số hỏa, mà dùng không số để hợp đến có số, là chỗ “Ngọc Hoàng Ngọc Quyết” nói : “Âm nghĩa là tối. Phù nghĩa là hợp. Xét hợp thiên địa cơ, thao vận trường sanh thể nên gọi Âm Phù. Tại Đại Chu Thiên lại gọi là Phần Thân Tam Muội Hỏa.
Ý nói điều gì ? Là chỉ về ngũ hành ? Tại nơi thế đạo, riêng có nói về lý sanh tử, tức là 1 : Trường Sanh, 2 : Mộc Dục, 3 : Quan Đái, 4 : LÂm Quan, 5 : Đế Vượng, 6 : Suy, 7 : Bệnh, 8 : Tử, 9 : Mộ, 10 : Tuyệt, 11 : Thai, 12 : Dưỡng đó là 12 vì sao.
Ấy là phó thác đến Sửu Dần 12 Thần vị, thuyết này nói : hỏa sanh tại Dần, Kim sanh tại Tị, Thủy Thổ cả hai sanh tại Thân, Mộc sanh tại Hợi. Ngũ hành kiền Dương sanh đến 4 nơi đó. Dương tử vị tức là ngũ hành Âm kiền sanh vị, Âm tử vị tức là Dương sanh vị, cũng là chữ ví dụ chỗ kia chết mà chỗ ta sống, là nghĩa của chết bên này tức là sanh đến bên kia, thánh chân dùng cơ đại sự sanh tử của con người tại pháp Mộc Dục, là mượn để ví dụ vậy.
Có sống tất có chết, biết lo đến cái chết thì có thể sống.
Nói thiên địa Âm Dương cùng ngưới có sự tương đồng, chưa từng có sanh mà chẳng chết, chưa từng có chết mà chẳng sanh. Tiên gia luyện đan pháp cho rằng : Hỏa trường sanh tại Dần, thứ hai Mộc Dục tại Mão, mượn Mão ngôi mộc giữ tên mà gọi nơi giờ Mão dùng cơ, lấy Âm Phù làm hỏa hậu vậy. Lại nói Thủy trường sanh tại Thân, thứ hai Mộc Dục tại Dậu, mượn ngôi Dậu tên Mộc Dục mà dụ giờ Dậu dùng cơ, cũng Âm Phù làm hỏa hậu vậy.
Vậy chính cách nhìn nhận Âm Phù tức là Mộc Dục mà Hoàng Đế, Li Sơn lão mỗ Lý Thuyên trong ”Âm Phù Thuyết” đã nói rõ.
Mão Dậu ở trong ngôi tứ chánh.
Mão tại chánh đông, Dậu tại chánh tây, TÝ tại chánh bắc, Ngọ tại chánh nam. Nhập Dược Kính cũng nói tứ chánh.
Mà 2 hành Kim Mộc đâu thể không theo lý trường sanh Mộc Dục nơi Tý Ngọ.
Như Kim trường sanh tại Tị, thì Mộc Dục tại Ngọ vị. Mộc trường sanh tại Hợi, thì Mộc Dục tại Tý.
Lại Thôi chân nhân trong “Nhập Dược Kính” nói : “Khán tứ chánh” là vậy.
Thôi chân nhân xưa nay tiết lộ chẳng quá 3 từ.
Vương Trọng Dương chân nhân nói : Tý ngọ trùng hòa liên Mão Dậu, xuân đông thu hạ tương huề.
Đạt Ma nói : “Nhất thời dùng lục hậu, nhị hậu thái mưu ni. Tứ hậu biệt hữu diệu dụng”, là nói về điều này.
Lại hỏi : Người người đều nói Mão Dậu Mộc Dục chẳng hành hỏa hậu, nay nói yếu pháp, nói bí cơ, vậy có hỏa hậu hay không, có đồng với lời chúng nói hay không ?

Người đời cố chấp nói rằng chẳng hành hỏa, hoàn toàn không có hỏa hậu. Do chẳng ngộ Tiên truyền, nên chẳng biết. Xưa nói : chẳng hành hỏa hậu, lý ấy là chỗ thấy biết của sơ học phàm phu chẳng có tu hành. Chỗ thấy đó chẳng thể

dùng để tu hành, lời nói ấy chẳng thể dùng để tu hành. truyền lan ra thành một nhóm sai lầm, tuyệt không 1 người tin thật có pháp có cơ, riêng chỉ có Ngũ Thủ một mình nói pháp nói cơ. Đến như các lời nói pháp thế gian kia, rốt chẳng biết chúng nói hoặc phải hoặc trái, Ngũ Tử đều bác phải, bác trái, chỉ theo kết quả thu được từ thực hành mà dạy. Há chẳng biết lời dạy của chân Tiên có thể dùng để khảo chứng.
Đáp : Thánh chân nói Tứ thời hỏa, lấy chẳng hành có số hậu để làm hậu, đó là lời nói ẩn.
Sách ”Tham Đồng Khế” Ngụy Bá Dương chân nhân nói : “Nhĩ mục khẩu tam bảo bế tắc, vật lệnh thông li, Khí nội doanh vệ, khảm nãi bất dụng. Thông đoái hợp, bất dĩ đàm hi, ngôn thuận hồng mông.” (Tai mắt miệng 3 báu đóng kín, chớ để thông li, Khí trong doanh vệ, khiếm khuyết chẳng dùng, thông đổi hợp, không thể nói một ít lời, chỉ nói là thuận hồng mông).
Trần Nê Hoàn chân nhân nói : “Mộc Dục giao kết áo.”
Lục Tử trong chú “Ngộ Kỳ Thiên” nói : “Mão Dậu chẳng tiến hỏa, lấy chân Khí huân chưng mà làm Mộc Dục”. Câu này đã làm rõ ẩn ngữ, là lời tiết lộ lẽ chân.
Không phải hoàn toàn không hỏa hậu mà cũng chẳng ngoài nó, ta được nghe lời thánh sư mà biết được lẽ chân.
Thánh sư là các vị ngồi ghế da hỗ : Trương chân nhân, Lý Hư Am chân nhân, Tào Hoàn Dương chân nhân, tam thánh tự chứng chân mà truyền đạo chân.
Sách phái Ẩn Tiên cũng nói như vậy.
Tức sách của Ngụy Trần 6 bậc.
Thật chẳng phải lầm lỗi đến với chúng mà do chúng tự lầm, bọn nó theo lời bên ngoài của Tiên thánh ẩn ngôn, mà thốt ra chỗ thấy biết ngu mê tự đắc, nói Mão tây 2 thời Mộc Dục, cho là tất cả chẳng hành hỏa hậu, rồi khoe khoan điều này, đem tri kiến sai lầm tạo ra sách giả, khéo nói mê đời, còn người thế gian vì học ít thấy cạn, nghe mà cả tin theo lời ấy lại cho là có thể cứu đời. Ta trong bài vịnh đã nói :
Thế xưng Mộc Dục bất hành hỏa,
Thả đạo xuy hư kí hướng thùy,
Yếu tương tứ chánh dung trừu bổ,
Tài đắc kim đan nhất lạp quy.
Dịch nghĩa :
Kẻ cho Mộc Dục chẳng hành hỏa
Lời ấy không chỉ nẽo về đạo
Cần theo tứ chánh pháp thêm bớt
Mới đặng kim đan một hạt về.
Cũng lấy lời ấy nói với người đời sau. Hiền chân phân rõ vậy. Đổi lời nói chỉ cho là chẳng hành hỏa hậu có số về sau là Mộc Dục yếu pháp bí cơ. Hậu thánh siêng năng tu chân thật ngộ tất sẽ chứng được đến đây. Nhưng có phải ngôi hai tám tháng Mão Dậu chẳng hành hỏa hậu mà làm Mộc Dục ư ? Có thể biết rõ là chẳng phải vậy. Theo lời ấy mà biết phi pháp tại đó. Trọng Dương chân nhân nói : “Tý Ngọ câu vô, hà tu Mão Dậu – Tý Ngọ đều không, sao phải tu Mão Dậu”. Bạch Ngọc Thiềm chân nhân nói : “Không khứ không lai không tiến thối, bất tăng bất giảm bất trừu thiêm” – (Không qua không lại không tới lui, chẳng thêm chẳng bớt chẳng khuyết bồi). Chung Ly chân nhân nói : “Nhất niên Mộc Dục phòng nguy hiểm”. Tiết Tử Hiền chân nhân cũng nói : “Nhất niên mạt dục canh phòng nguy”. Đều có thể làm chứng. Lấy lời ấy làm chứng mà biết 10 tháng hoài thai đều lấy Mộc Dục làm chân truyền, không thể chỉ cho là hai tám 2 tháng làm Mộc Dục mà nói lầm, là sai vậy.
Đã nói trọn một năm đều Mộc Dục, thì biết tháng hai tám trong năm tối mà có chân nguyên thông tiên. Đạo kinh nói : được lớn vậy, trùng hòa mà bền lâu. Điều ấy cũng nói ngoài hai thời Mộc Dục kia, cần yếu là lâu dài. Tóm lại đã răn dạy người phải phòng nguy, thì tất có trạng thái của Mộc Dục mà đề phòng chẳng có Mộc Dục, nếu kẻ kia chẳng hành hỏa, sao lại có điều nguy hiểm phải phòng. Ta nay có lời răn cùng hậu thánh, có nghi thì suy xét kỷ lời nói trên.
Lại hỏi : “Người xưa vì sao nói nhị bát nguyệt, mà không nói cho dễ hiểu hơn ? ”
Đáp : “Lời xưa nói nhị bát nguyệt, do noi theo Mão Dậu vậy. Hỏa Mộc Dục công phu vào giờ Mão Dậu, hư trống mà giúp cho Đại Chu Thiên, nên gọi là dục.”
Theo lý thì chớ chấp lời hư dối, làm mê lầm ngàn năm.
Theo lời trên chỉ rõ về Mộc Dục cơ, như Phật dùng thiện xảo phương tiện mà thuyết pháp, sao có thể cưỡng chấp làm thật, chẳng hành hỏa mà làm hỏng, thành mối hại cho đại đan! Lại lầm mà hại đến học giả tín tâm sau này!
Lại có lời Tử Dương chân nhân nói : “Hỏa hậu chẳng dùng thời”.
Hỏa hậu dùng Tiểu Chu Thiên, có 12 giờ, hết giờ thì có khoản giữa. Hành Đại Chu Thiên hỏa, chẳng dùng giờ thì không khoản giữa. Giờ nếu chẳng dùng, chẳng gián đoạn, thì sao có thể chấp nhận được việc lấy nhị bát hai tháng làm khoản giữa.
Lại nói, Mộc Dục pháp ấy giờ Mão Dậu luôn giữ hư trống. Thạch Hạnh LÂm cũng nói : Đông chí chẳng tại giờ Tý, Mộc Dục cũng chẳng phải Mão Dậu. Đều nói Tiểu Chu Thiên lại chẳng dùng giờ giấc mà chỉ giữ hư trống là Mộc Dục. Vậy mà nói Đại Chu Thiên có thể thật dùng tháng làm Mộc Dục sao ? Ta đã nói : Chẳng hướng chân trời tìm Tý ngọ, sao lại đến trong lịch số để tìm Mão Dậu vậy, nếu cho rằng dưỡng thai mà bỏ đi công phu nhị bát hai tháng, thì Thần Khí tán mà trái đạo vậy.
Trong khi 10 tháng công phu Đại Chu Thiên dưỡng thai tức, đều là chuyển Thần nhập định. Nếu chẳng hành hỏa, thì chẳng thể chuyển Thần. Chẳng nhập định thì Khí chẳng hóa Thần, sao có thể được thành Dương Thần mà xuất ra ngoài thân.
Thường phụ nhân mang thai mà nói nhị bát hai tháng chẳng mang sao.
Dù cho phụ nhân không có cái lý hai tháng chẳng dưỡng thai, cũng cắt bỏ lời nói cho là tu Tiên dưỡng thai không có công phu của hai tháng, là lời chẳng lợi cho thai, bỏ đi mà không nghi.
Nay phá bỏ nghi vấn lâu đời, tiết lộ điều che dấu xưa nay. Cùng với quyển ”Thiên Tiên Chánh Lý Trực Luận” của ta mà thường xem sẽ phát minh được nhiều lợi ích. Hậu thánh chân Tiên Phật gặp được thiên nhân Thần sư truyền thụ đạo, tự ta ở Khâu Tổ Trường Xuân chân nhân đích phái, theo đó đã ấn chứng qua, mà sau có thể coi là chân tri Tiên đạo Mộc Dục.

Trương Tử Dương nói : địa ngục chẳng giam người truyền đạo, dạy giữ kinh sách độ ba thầy

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5