Tiên Phật Hợp Tông Tác giả : Xung Hư Tử Tựa Ngữ Lục Xung Hư Tử làm bài tựa rằng : Quả vị của người tu Tiên là liễu chứng trường sanh. Quả vị của người tu Phật là liễu chứng vô sanh. Mà liễu chứng vô sanh lấy liễu chứng trường sanh làm hạt giống, liễu chứng trường sanh lại lấy liễu chứng vô sanh làm trước sau, do vậy mà gọi là tính mệnh song tu. Nay ta thuật riêng tông này, quyết ý tại Tiên tông, còn nói đến Phật tông chỉ là nêu ra để so sánh mà thôi, nên gọi là hợp tông. Vì muốn cho thiên hạ đời sau đồng chí, thánh chân hiểu được cốt yếu huyền vi của tính mệnh song tu. Trước kia đã nói “Thiên Tiên Chánh Lý Trực Luận” 9 chương mở bày nẽo Tiên, thứ tự rõ ràng. Nay nói thêm “Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục” 9 chương, ý thứ nhất là để chỉ bày rõ các bí pháp chưa nói ra trong “Trực Luận”, một ý nữa là nói hết những điều chưa truyền về thiên cơ. Có 6 món, là huyền trong huyền, diệu trong diệu ngày nay đều chỉ rõ. Được 6 món đó, ráng mà lo tinh tiến tu hành, thành Tiên, thành Phật, để không phụ tấm lòng khó nhọc độ đời của ta nhé ! Thời Đại Minh, niên hiệu Vạn Lịch, đời vua Trung Tuấn Đế, Cát Vương Quốc Sư Duy Ma Đại Phu Tam Giáo là người ở Nam Xương huyện, đạo hiệu Xung Hư Tử, tên là Ngũ Thủ Dương thuật
Tiên Phật Hợp Tông Đệ Nhất Tối Sơ Hoàn Hư Thái Hòa hỏi rằng :” Trong “Trực Luận“ có nói : Luyện Kỷ trước phải hết lòng dứt trừ ngay mọi mầm móng vọng niệm. Lại nói : không Luyện Kỷ, ắt khó thành huyền công. Mong được chỉ rõ các yếu lý của Luyện Kỷ này. Trước nghe nói : bắt đầu Luyện Kỷ, chẳng qua là bước đường nhập môn vào Đạo, nhưng cần yếu là Hoàn Hư, cách vào có then chốt sâu xa. Xin được chỉ rõ lý Hoàn Hư phải như thế nào ? trở lại tính thể bổn lai đó.” Đáp : “Công phu Hoàn Hư riêng dùng tại đối cảnh vô tâm. Như thấy trời đất mà không phân biệt hình thể của trời đất. Thấy núi sông không phân biệt dấu vết của núi sông. Thấy ta người, không phân biệt tướng mạo của ta người. Thấy côn trùng thảo mộc, không phân biệt sắc thái của côn trùng thảo mộc. Vạn tượng không không, 1 niệm chẳng khởi. 6 căn đại định, 1 hạt bụi cũng không nhiễm đến. Ngay đó mới là tính thể bổn lai hoàn toàn. Hoàn Hư như vậy thì tâm quá
khứ không thể đến được, tâm hiện tại không thể đến được, tâm vị lai cũng không thể đến được. Đốn chứng tối thượng nhất thừa, sao phải tu Luyện Kỷ là pháp tu từng bước vậy ? Phật tông nói : ”Vô căn quang trung thường tự tại.” (cái thấy biết vượt ngoài 6 căn thường được tự tại). Lại rằng : ”1 niệm chẳng sanh toàn thể hiện, 6 căn vừa động bị mây che .” Hợp với tông này vậy Do 6 căn thường động nên cần phải ”Luyện Kỷ” để khỏi bị “mây che” đó
Thư Viện 1 2 3 4 5 |