Thái Dược

                  

Thái Thượng Lão Quân truyền Thái Dược,
Tu tiên dụng ý tại song Mâu,
Tam gia bất động chơn dương hiện,
Cấp Thái quy hồ luyện Bửu Châu.

THẦY  mừng các con Nam Nữ.
Đêm nay Thầy dạy các con về pháp Thái Dược để luyện đạo. Trong các con trừ Ẩn và Nam ra, tất cả đều không khỏi bở ngỡ vì danh từ Thái Dược. Thái Dược có nghĩa là hái thuốc. Đáng lẽ Thầy dạy các con danh từ khác nhưng vì danh từ Thái Dược đã được dùng trong các sách dạy đạo  ở Á Đông lâu rồi và ý nghĩa của nó cũng làm cho các con dễ tỏ ngộ hơn.
     Nhưng sự luyện đạo tại sao gọi là hái thuốc ? Thuốc đây là Tiên Thiên chơn nhất chi khí, vốn không hình, không chất, chớ không phải có hình có chất như người đời lầm tưởng. Sở dĩ gọi là thuốc  là vì từ khi con người sinh ra cõi đời phải lấy giả làm chơn; đem bản lai chơn dương xài phí cho thuần âm, đi vào cõi chết, khác nào nhân thân đã lâm trọng bệnh đang nằm hấp hối trên giường. Nếu không linh dược phục hồi chơn dương thì làm sao mà bảo toàn tánh mạng cho đặng.
     Tiên Thiên chơn nhất chi khí cũng gọi là chơn chủng tử, là chơn dương, là Mâu Ni Bửu Châu hay là Bồ Đề Tử. Nó vốn không hình tượng, chí vô mà gồm chí hữu; chí hư mà gồm chí thực,

là chơn không diệu hữu vậy.
     Pháp Thái Dược là mạt pháp kỳ bí và huyền diệu vô cùng. Nếu ai hiểu thông Thái Dược thì thành Phật thành Tiên chẳng khó.
     Nay Thầy đến dạy đạo cho các con. Thầy muốn các con và những chơn linh sau nầy, tất cả đều được vào phẩm vị chơn tiên nên Thầy dạy giản dị cho dễ hiểu.
     Muốn Thái Dược được thì phải dụng công nơi căn bản. Các con có biết căn bản là thế nào không ? Chính là thái cực ở trong thân các con đó. Thầy dạy các con làm Thái Cực đài là theo hình thể của Trời Đất. Trời Đất lấy hỗn độn làm Thái Cực, trong thân các con lấy yểu minh làm thái cực sinh khí âm dương. Trời Đất lấy khí Dương mà sanh vạn vật; còn các con cũng lấy khí âm dương mà hóa thành đại dược.
     Nhưng các con làm sao lấy đặng khí Âm Dương ? Thầy đã dạy các con rằng: “ Tam gia bất động chơn dương kiện”. Tam gia là Thân, Tâm và Ý. Hễ Thân bất động thì Tinh sinh Khí; Tâm bất động thì Khí sinh Thần; Ý bất động thì Thần hườn hư. Tinh -  Khí - Thần vốn là Tiên Thiên Tam Bửu của tiên gia, là khí Âm Dương hiệp nhứt. Một khi các con đã luyện được rồi thì cứ thu lấy mà luyện thành chơn chủng tử. Ấy gọi là Thái Dược luyện đạo vậy.
     Về cách thu lấy thì phải có giờ khắc mới đặng. Nay Thầy muốn cho các con hiểu được và làm được. Thầy dạy các con nên Thái Dược vào cuối giờ Hợi đầu giờ Tý. Vì giờ Hợi là thạnh âm , cãm dương rất dễ cho sự kết Thánh Thai; còn giờ Tý là nhất dương sơ động, các con phải mau thu lấy mà luyện. Các con nên biết giờ Tý cũng là giờ đức Thầy thu nhận và truyền cơ đạo nhiệm mầu cho các đệ tử đó. Các con hãy thận trọng và ghi nhớ lời Thầy.
     Mỗi khi hành công phu các con nên dùng chơn ý mà dẫn khí. Muốn dùng được chơn ý thì trước hết các con phài luyện thân tâm cho thuần thục cùng lẽ đạo và thực hành đúng theo những  lời  dạy của Tam Giáo. Khi  ngồi tĩnh tọa vào giờ  Tý, các con hầu  để
tâm cho thật vắng lặng, đừng sinh một vọng niệm nào đến lúc chơn ý hiện; nên tiếp lấy mà dẫn khí thì chơn dương lần lần sẽ ngưng kết. Chừng các con luyện đã quen,

thì cứ tiếp tục hành công phu cho đến khi đắc đạo.
     Nhưng các con ơi ! Chơn ý này là chơn thổ, mà chơn thổ lại còn phân mậu, kỷ. Ấy là nhất âm, nhất dương vậy. Chơn tức là thật, không giả; nếu các con lấy giả tâm mưu lự hư cầu thì không phải chơn ý đâu nghe.


THI
Huyền quan nhất khiếu thiểu nhân tri,
Bất tại thân tâm, bất khảm ly;
Chính thị yểu minh sinh hoảng hốt,
Âm Dương giao hợp kết anh nhi.

HỰU

Thầy dạy các con hái thuốc thần,
Kiên tâm trì luyện đắc kim thân;
Thì nên điểm hóa người tâm đạo,
Dìu dắt cho nhau thoát bể trần.

Bể trần con muốn khỏi chơi vơi,
Phải hiểu cho thông “Hoạt Tý thời”.
Chơn ý đến xong tâm tịnh định,
Dạy trò cho đặng sống muôn đời.

     Trong các con nếu có con nào không hiểu thấu đáo lời Thầy thì sau nầy nên hỏi an và Nam mà học.
     Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng.

                  Bồ Tát Đàn Chiếu Minh  - 30 - 08  Giáp Thìn  (05;10;1964)

   Trương Ngọc An trích kinh Tam Giáo Thánh C ơ

Thư Viện 1      4   5