THÁI THƯỢNG TỔ SƯ NHỰT DỤNG CHƠN KINH

Phù nhựt dụng giả, ẩm thực tắc định,
Cấm khẩu đoan tọa, mạc khởi nhứt niệm;
Tồn thần định ý, khẩu thần tương niệm,
Xỉ nha tương trứ, nhãn bất thị vật.
Nhĩ bất thính thinh, nhứt tâm nội thủ,
Điều tức miên miên, tiệm tiệm hô xuất;
Mạc giáo gián đoạn, dĩ hữu như vô,
Tự nhiên tâm hỏa giáng, thận thủy thượng thăng.
Khẩu lý tân sanh, linh chơn phụ thể,
Đắc chí trường sanh chi lộ dã.

 TẠI GIA HÀNH ĐẠO

             Đức Lảo-Tử nói rằng: Phàm sự tu hành thì lấy sự đức hạnh làm sự thật.
Nếu hủy hoại cái thân thể mà nói rằng tu là sự giả.
          Nay những kẻ cầu Tiên Phật chỉ lo trốn đời tránh người, nói rằng có thân gia, có thê tử,
có nhơn sự thường hay hại người, bởi cớ ấy mà chẳng hay thành Tiên thành Phật, nên phải tránh người trốn đời mới rằng tu.
            Thiệt kẻ ấy chẳng biết đạo Tiên đạo Phật là bất ly thân tâm. (Chẳng lìa cái thân với cái tâm).
Quả hay chánh tâm tu thân, thì có nhà khá ở, có vợ con khá vui, có nhơn sự khá tu luyện. Cho nên tại gia cũng đặng thành Thánh thành Tiên thành Phật, hà tất phải bỏ chỗ thậm tiện, mà làm chỗ bất tiện ấy vậy.
       Ông Bạch-Tẩn Lảo-Nhơn kết luận rằng: Nói xuất gia có thể thành Tiên thành Phật, hoặc có người tin. Nói tại gia có thể thành Tiên thành Phật, thì chẳng ai tin cả. Là cớ làm sao? Là bởi vì người chưa thật rõ cái đạo, chưa thật tột cái lý.
Cho nên tưởng rằng Tiên Phật phải xuất gia mới thành đạo,Thánh nhơn cũng phải xuất gia mới thành Thánh nhơn.
       Người đời sau trứ tướng chi lắm vậy!

QUAN ÂM TÂM KINH BÍ GIẢI

                                                   Ma ha bác nhã ba la mật đa tâm kinh.
       MA HA nghĩa là quãng đại (rộng lớn). Nói đạo là rộng lớn, bao la Thiên Địa (bao trùm Trời Đất) dưỡng dục quần sanh (nuôi nấng đời sống, người cùng cầm thú).
       BÁC NHÃ nghĩa là trí huệ, quang minh (minh mẫn sáng láng).
       BA LA = bỉ ngạn (bờ kia). Nói đạo hay độ người siêu xuất khổ hải, mà đến bờ kia (là thành Phật).
       MẬT ĐA = là mật chi chủng chủng (các thứ mật). Tỷ như các thứ mật hiệp lại thành một tánh. Tức là khi lấy đặng thuốc, cảnh tượng của vạn pháp qui nhứt (muôn phép về một) đặng bày cái ý phản hườn vô cực (trở lại chỗ vô cực) vậy.
       TÂM = là nhơn chi bổn nguyên (nguồn cọi con người). Nói cái phép khẩu truyền tâm thọ, là cốt ở nơi trên cái tâm mà dụng công.
       KINH = là kỉnh dã (đường tắt) kinh tỷ như con đường tắt, để cho theo mà phản bổn hườn nguyên.
       Mười chữ Ma ha bác nhã ba la mật đa tâm kinh là trọn cái đề mục (cái vấn đề, cái mục đích) của kinh này, nên trước tóm nói cái đại khái của kinh vậy.

Quan Tự Tại Bồ Tát

       QUAN nghĩa là hồi quan (ngó vào chỗ huyền quan) đặng mà giữ cái đạo.
       TỰ TẠI BỒ TÁT nghĩa là tự gia chủ nhơn công (tức là ông chủ nhơn của cái phàm thân). Quan tự tại bồ tát nghĩa là dòm vào chổ huyền quan mà định ông chủ nhơn. Nuôi thần thì phải thâu cái phóng tâm của mình. (Đạo gia gọi: Bá nhựt trúc cơ, là cái thời kỳ này đây).
       HÀNH nghĩa là tịnh tâm định ý xong xả, rồi mới hạ thủ dụng công.
       THÂM nghĩa là Tâm hỏa hạ giáng ư hải để (hạ thủ là đem cái tâm hỏa xuống tới đáy biển) đặng mà thể luyện tiên thiên chi chơn kim, luyện lấy cái chơn kim của tiên thiên. Giữ định vậy lâu lâu, thì tam muội hỏa là: Quân hỏa, Thần hỏa, Dân hỏa nhóm lại mà nung đúc cái chơn kim ở trong khảm cung.
       BÁC NHÃ BA LA. Bác nhã là trí huệ. Ba la là bỉ ngạn. Nói lấy đặng cái chơn dương (tức là chơn kim) đem lên trên, thì phát xuất quang minh trí huệ (minh mẫn sáng láng). Ở hậu thiên trở lại tiên thiên gọi là đáo bỉ ngạn.
       MẬT ĐA = là đắc dược cảnh. Là cái cảnh huyền diệu đặng tiểu dược. Các tánh gồm về một tánh tức là vạn phái triều tông, vạn thù qui ư nhứt bổn.
       THỜI = là chánh kiến chi thời (cái giờ thấy rõ). Nói giờ này là giờ nhứt dương lai phục (Đạo gia gọi là nhứt dương sơ động) rồi đến lúc dược vật lên trên đơn đảnh vậy.

Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không

       UẨN = là tàng dã, chủng dã là cái giống ở ẩn.
       NGŨ UẨN = là sắc thọ tưởng hành thức. Uẩn sắc là nghĩa lưu luyến cách trở. Uẩn thọ là nghĩa lãnh nạp, chịu dùng. Uẩn tưởng là nghĩa lo lường. Uẩn hành là nghĩa niệm tưởng chẳng dứt. Uẩn thức là nghĩa biện biệt gần xa xấu tốt.
       Ấy là nói cái chơn kim trở về chỗ sơ tánh. Hễ gọi là hườn đơn thì là lúc tấn hỏa, phải hồi quang phản chiếu, đặng kiếm cho thấy cái bổn lai diện mục, là cái chơn tánh của ta.
       Giờ này chơn dương, lên soi ngũ uẩn. Cả thảy các âm khí tà khí tiêu hết chẳng còn. Trong lòng tự nhiên không không trống trống, nên các giống uẩn đều chẳng thấy vậy.

Độ Nhứt Thiết Khổ Ách

       Nói con người chẳng biết phản bổn hườn nguyên thì bị âm khí ngăn trở, những quan khiếu của châu thân chẳng thông, khí chơn dương chẳng lên trên đặng, cho nên còn cái khổ ách đọa lạc.
       Bằng nay các quan khiếu đã thông, khí chơn dương được lên trên, như một mủi tên bắn phủng trống sắt, đi thấu qua tam quan cửu khiếu (ba cửa chín lổ) thì chẳng còn bị âm sơn âm khí cách trở mà chịu khổ ách nữa. Cho nên gọi là độ nhứt thiết khổ ách vậy.

Xá Lợi Tử

       Nói nhơn thân tức là trạch xá (nhà cửa). Lợi tử là kẻ chủ tương của nhơn thân. Lợi tử là cái chơn linh, chơn tánh đó vậy.
       Hễ đặng âm dương giao cấu mà biến thành kim đơn xá lợi tử, thì cũng như người đã hoài thai (thọ thai), tựa hồ có tượng anh nhi trong mình vậy. (Chỗ này Đạo gia gọi là thập ngoạt hoài thay. Nghĩa là phải dưỡng thánh thai ít nữa là 10 tháng rồi mới có sản xuất anh nhi).

Sắc Bất Dị Không

       SẮC = là sắc thân, là cái phàm thân của ta. Hễ được vào trong cảnh yểu minh, thì vạn duyên tịch tịch (muôn việc đều yên lặng), một vật trần cũng không còn nhiễm đến lòng, thân thể dường như ngồi trong khí thái hư, nên nói rằng: sắc bất dị không.

Không Bất Dị Sắc

       KHÔNG = nghĩa là cái pháp thân. Cái pháp thân thì không tướng tượng chi cả. Cái tướng mà không tướng kêu là pháp thân.
       Hể đặng thánh thai kiết tụ hình thể, lộng lộng thẩm thẩm, thì cái tánh Di Đà của ta hay là ông chủ nhơn của ta dụng sự (lảnh phần việc). Cái pháp tướng vọi vọi, nên nói rằng không bất dị sắc vậy.

Sắc Tức Thị Không

       Đây nói cái công phu ôn dưỡng thánh-thai. Cái sắc thân với cái pháp thân hiệp là một vóc. Vô nhơn vô ngã (không biết có người mà cũng không biết có ta), lộn lộn lạo lạo. Có một mình cái chơn không diệu tánh làm chủ mà thôi. Cái sắc thân không còn lo đến đều chi cả. Đến cái diệu cảnh này, thì cái sắc thân tức là cái pháp thân, có gì chẳng không, nên nói: Sắc tức thị không.

Không Tức Thị Sắc

       Tiên-thiên hậu-thiên đặp lại làm một, dày-dày nhặt-nhặt, hỗn vầy một khối, thì cái hà-xa tự nhiên chuyển động, dục bải bất năng (muốn thôi cũng chẳng đặng). Trong chỗ không lại càng thêm cái không, tiên hậu thiên hiệp thành một vóc, thì cái chơn không diệu tánh làm chủ sự, cái pháp thân cũng tức là cái sắc thân.
       Tóm luận: thì lúc này là lúc kiết đơn ôn dưỡng, tiên thiên-hậu thiên một khí vầy lại, người cùng ta đều không, âm dương hội hiệp, diệu dụng vô biên (sự huyền diệu dùng không ngằn).
       Cái sắc thân tức là cái pháp thân, mà cái pháp thân cũng tức là cái sắc thân.
Cho nên nói: sắc tức thị không, không tức thị sắc vậy.

Thọ Tưởng Hành Thức Diệc Phục Như Thị

       Ấy là công phu lúc hỗn độn. Lúc này thì ngộ cảnh vô tâm (gặp cảnh thì cũng làm lơ, đừng lưu tâm đến) đối vật vong tình (thấy người thân thiết thì đừng còn tình thân thiết) kiến như bất kiến (thấy như chẳng thấy). Hành như vị hành (đi như chưa đi). Thức như bất thức (biết như chẳng biết). Tuy đến mấy cái cảnh thọ tưởng hành thức, mà cái chơn không diệu tánh của ta cũng tự nhiên vọi vọi chẳng động, diệc phục như thị, (cũng lại dường ấy) là không không lộng lộng, các cảnh ngoài đời chẳng hay cảm động mà khuấy rối cái chơn tánh chủ nhơn của ta vậy. Chỗ này gọi là: Trước ảnh tảo giai trần bất khởi, nguyệt xiêng đàm để thủy vô lang. Nghĩa là: Bóng tre quét nghạch bụi không dậy, trăng vọi đáy chầm nước chẳng xao.

Xá Lợi Tử Thị Chư Pháp Không Tướng

       Trước nói xá lợi tử là chỉ cái công phu kiết kim đơn, dưỡng thánh thai.
       Đây nói xá lợi tử là chỉ lúc thoát thai xuất thần (Đạo gia gọi tam niên nhũ bộ là thời kỳ này).
       Khi hoài thai đủ 10 tháng rồi, hễ nghe một tiếng sấm nơi đảnh môn, thì anh nhi xuất hiện (tới ngày sanh tháng đẻ, đạo gia gọi là xuất dương thần). Hễ anh nhi xuất hiện, thì mong trở về nhà. Giờ này chư pháp chư tướng đều phải không cả.
       Vả chăng công phu đến xuất thần, thì phải lo ôn-dưỡng nhũ bộ (nuôi cho ấm, cho bú mớm) thủy thăng hỏa giáng, thì phải nghe theo cái phép tự nhiên chẳng khá chấp định cái phép dục thúc hối hả, cho nên nói không pháp.
       Anh nhi mới đẻ ra, phải tùy xuất tùy nhập, chẳng khá tham ngoạn mỹ cảnh, chẳng khá rộn trứ hình tượng. Bởi cái dương thần (anh nhi sản xuất gọi là dương thần) chưa được cứng các, chưa có thể đi vững. Nếu ơ hờ trứ tướng, thì hỏng mất, tướng có cũng như không, nên nói là không tướng.

Bất Sanh Bất Diệt Bất Cấu Bất Tịnh

       Ấy là cái thời kỳ dương thần diện bích, là cái công phu luyện thần hườn hư. Thân ngoại hữu thân (ngoài cái phàm thân có cái pháp thân). Cái pháp thân là hư linh pháp tướng, thì đâu còn sanh diệt (sống thác).
       Ấy là một vầng kim quang, diệu tướng như như, trong sạch không nhiễm chi cả, thì đâu còn cấu tịnh (bụi bặm, sạch sẽ).

Bất Tăng  Bất Giảm Thị Cố Không Trung

       Đây nói cái cảnh diện bích hỗn độn, tượng như một hồi ở trong thái hư, thì có gì tăng (là thêm), có gì giảm (là bớt).
       Cái Không của chơn không pháp thân đã đến tột chỗ không rồi, tan ra thì thành khí, tụ lại thì thành hình, không chi lưu luyến, không chi trở ngại. Cho nên cái pháp thân ở chốn không trung được lặng lẽ. Ở chốn không trung chẳng có vật chi, nên sự sáng khắp tự nhiên, như ngồi trong chốn thái hư. Ấy là cái diệu cảnh của phép hườn-hư vậy.

Vô Sắc Vô Thọ Tưởng Hành Thức

       Trước nói: Thọ tưởng hành thức, diệc phục như thị, là nói cảnh không tướng không tâm.
       Đây nói: Vô sắc vô thọ tưởng hành thức, là luận đến cái cảnh giới hườn vô. Ngũ uẩn tra tể (năm giống cặn cáu) đều tiêu hết, nên gọi là vô sắc vô thọ tưởng hành thức.

Vô Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân Ý

       Đây nói lục căn đã không. Tuy có nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, là cái vóc của lục căn, mà cái thần của lục căn đều về trong một tánh, tròn sáng chẳng tan, hổn lại một khối.
       Nhãn nhĩ tỷ thiệc thân ý trọn chẳng lo việc gì, có lục căn cũng như không lục căn, nên nói: vô nhãn nhĩ tỷ thiệc thân ý.

Vô Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp

       Đây nói lục căn đã không, lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) cũng dứt, thì đã nên cái vóc viên minh thanh tịnh (tròn sáng trong sạch) trống không chẳng trứ vật chi. Đã chẳng trứ vật chi, cũng chẳng lãnh vật chi, thân thể như không, muôn phép đều không, nên nói: vô sắc thinh hương vị xúc pháp.
       Vô sắc là mắt chẳng tham xem. Vô thinh là tai chẳng tham nghe. Vô hương là mủi chẳng tham ngửi. Vô vị là miệng chẳng tham ăn. Vô xúc là lòng chẳng động. Vô pháp là ý chẳng dấy. Cho nên trước gọi lục căn thanh tịnh, còn đây thì gọi lục trần bất nhiễm vậy.

Vô Nhãn Giới Nãi Chí Vô Ý Thức Giới

       Đây nói công phu đã đến cái cảnh đại định, thần quang thâu hết (vô nhãn). Thần quang đã thâu, thì có mắt mà chẳng thấy, bộ như không hay không biết chi hết vậy. Cái đã đến tột chỗ vô, thì trở lại chỗ mẹ sanh khi xưa, tịch nhiên bất động (lặng vậy chẳng động) nên mới đến cái cảnh giới vô ý thức.

Vô Vô Minh  Diệc Vô Vô Minh Tận

       Trước nói vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, sắc thinh hương vị xúc pháp. Lục căn đã không, lục trần cũng dứt. Thần quang ý thức, hết thảy đều thâu dấu vào trong cái giác tánh viên minh, mà vầy nên một vóc. Có một không hai. Hễ lục căn đều chẳng lo đến việc chi hết, ấy là cái phản hườn vô cực. (Trở về chỗ vô cực).
       Vô vô minh nghĩa là đương lúc ấy cái tướng chơn không huyền diệu, sáng ngời tỏ rạng, hay soi khắp thập phương tam giới, không chỗ nào chẳng sáng, nên nói: vô vô minh.
       Diệc vô vô minh tận nghĩa là sáng đến tột chỗ, xưa cũng như nay, trọn không có ngày cuối cùng vậy, cho nên gọi rằng: diệc vô vô minh tận.

Nãi Chí  Vô Lão Tử, Diệc Vô Lão Tử Tận

       Nãi chí vô lão tử là nói:đã luyện thành cái chơn không pháp thân (dương thần) rồi, thì vào nước chẳng đắm, vào lửa chẳng cháy, lịch kiếp bất hoại, (đời đời chẳng hư) vạn cổ trường tồn (muôn xưa vẫn còn) thì có đâu già thác đặng, nên gọi rằng: vô lão tử.
       Diệc vô lão tử tận là nói công trình đã đến địa vị Đại Giác Kim Tiên, chỉ thiệt có tích công lụy đức, mà đãi chiếu phi thăng (chờ chiếu trên Thiên Đình triệu mà về) hưởng thiên phước đời đời, muôn kiếp cũng như ngày nay. Trời Đất có hư mà ta chẳng hư, thì đâu có cái ngày cuối cùng phải già thác vậy, nên nói: diệc vô lão tử tận.

Vô Khổ Tập Diệt Đạo, Vô Tri Diệc Vô Đắc.

       Từ đoạn này về sau, thì luận về cái cảnh giới liễu thủ của phép luyện kim đơn. (Liễu thủ là luyện đạo hoàn toàn vậy).
       Trước nói: đã không có ngày cuối cùng già thác, là vì cái tự tánh như như (là cái tánh tự nhiên như lai) trạm nhiên thường tịch (yên vậy thường lặng) lúc này đã hết khổ hạnh, hầu muốn trở về Thiên cung, thì đâu còn cái khổ trầm luân, nên nói: vô khổ.
       Tập  nghĩa nhóm. Như nay vạn pháp qui nguyên (muôn phép đã về nguồn) sự quả báo của cái thân ta đã trả xong, lại chẳng còn phải hội hiệp tam bửu (tinh khí thần) chẳng còn phải gom tiên thiên tinh, thêm tiên thiên khí nữa, nên nói: vô tập
       Diệt nghĩa là (dứt) rồi. Như nay cái rồi (liễu thủ) đã đến tột chỗ, không còn rồi đâu nữa đặng quét cho sạch âm khí nữa, nên rằng: vô diệc.
       Đạo là cái phép để độ chúng sanh, đạo là đường đi. Nay tu đã tột địa vị, không còn tu vào đâu nữa đặng, không còn pháp độ nào phải giữ nữa, không còn đường xá nào phải đi nữa, nên rằng: vô đạo.
       Trí nghĩa là tri. Tri nghĩa là biết. Đến cái cảnh giới này, phàm những việc quá khứ hiện tại vị lai, chẳng việc nào chẳng biết. Cái biết đã đến tột chỗ rồi; mà hễ đại trí nhược ngu (kẻ có trí lớn thì bộ như kẻ ngu). Lộn vầy coi như không biết chi cả, nên rằng: vô trí.
       Diệc vô đắc nghĩa là này thành một cái chơn tánh tròn sáng, vóc như tượng thái hư, chẳng trứ vật, chẳng chịu vật. Đại đạo thành thì muôn vật đều xong, lại còn gì đâu mà đặng nữa, nên rằng: diệc vô đắc.

Dĩ Vô Sở Đắc Cố, Bồ Đề Tác Đỏa.

       Dĩ nghĩa là nhân vì. Nhân vì cái vóc chơn không liễu đặng rồi, nên chẳng cần thọ nạp vật chi, cái đặng không chỗ khá đặng nữa vậy. Nhưng cái đặng không chỗ khá đặng nữa chánh nghĩa là không chỗ nào mà chẳng đặng. Cũng như chốn vô cực, tuy một  vật chi cũng không, mà bao hàm muôn cái có vậy.
       Cố nghĩa là duyên cớ, là nhân vì cái cớ không chỗ đặng vậy.
       Bồ nghĩa là giác ngộ (biết đặng).
       Đề nghĩa là thượng thăng (lên trên).
       Tát nghĩa là cái cảnh của một cái tánh viên minh (tròn sáng).
       Đỏa nghĩa là quả thật cái tượng thành công, thành đạo.
       Nói tu hành đến cái địa bộ này, thì cái nhơn cái pháp đều liễu đặng cái không. Cái nhơn (nhơn thân),cái pháp (pháp tướng), đã liễu cái không rồi, thì là thành một vị viên minh diệu giác, tức là Phật Bồ Tát vậy, cho nên nói rằng: bồ đề tát đỏa. 

Y Bác Nhã Ba La Mật Đa Cố.

       Cố nghĩa là phép tắc. Nói tuân theo phép tắc tu hành rồi, mới phát trí huệ quang minh đặng, có thần thông biến hóa, thì mới đến bờ kia, mà trở về vô cực, cùng cái không khí thái hư hổn làm một vóc vậy.
Tâm Vô Khoái Ngại.
Khoái nghĩa là lưu luyến.
Ngại nghĩa là trở cách.
Đến cảnh giới này, thì cái tâm sánh với thái hư, chẳng trứ vật chi cả , xối xối, dội dội, thì có cái gì lưu luyến trở ngại đặng, cho nên nói rằng: Tâm vô khoái ngại. Vô Khoái Ngại.
       Đã tu hành kim quang pháp thân chiếu sáng, tròn vìn đỏ chói, tung hoành tự nhiên theo ý, chí hư chí linh, thì trọn không mảy múng gì khoái ngại, tuy ở chốn nhơn gian, thiệt cũng như ở chốn Thiên đàng.

Cố Vô Hữu Khủng Bố.

       Đã đến cái cảnh vô khoái ngại rồi, Trời Đất chẳng hay câu thúc, âm dương chẳng hay đào chú (canh cải) quỉ thần chẳng hay lén lường, lên Trời xuống Đất đều do sự phương tiện của ta, thì có đâu phải kinh khủng sợ sệt đến nỗi nhiễu loạn vị chủ nhơn của ta, nên nói: cố vô hữu khủng bố.

Viễn Ly Điên Đảo Mộng Tưởng.
Viễn nghĩa là lâu dài.
Ly nghĩa là lìa thoát.
Điên nghĩa là nguy hiểm.
Đảo nghĩa là thất bại.
Mộng nghĩa là ảo cảnh.
Tưởng nghĩa là tư lự.

       Nói tu hành đến cái cảnh giới này thì vị chủ nhơn của ta vọi vọi chẳng động, cái chơn tánh rỡ rỡ sáng tròn, cái tâm an cái thần lặng, cái vóc hiệp tiên thiên hết thải những sự lo lường về việc hung dữ, nguy hiểm, nên hư, về việc hỷ, nộ, ai, lạc, mộng mỵ, ảo cảnh, đều lìa thoát trong sạch luôn luôn, nên nói: viễn ly điên đảo mộng tưởng.

Cứu Cánh Niết Bàn.

       Niết nghĩa là bất sanh. Cõi này sống hoài, khỏi phải hạ sanh xuống phàm.
       Bàn nghĩa là bất diệt. Không hạ sanh xuống thế gian, thì đâu có thác.
       Cứu Cánh nghĩa là cùng tột. Nói nay đã đến cái cảnh cùng tột, thì đã vào cái cảnh bất sanh bất diệt mà chứng cái quả vị liên đài (ngồi tòa sen) đời đời kiếp kiếp vậy.

Tam Thế Chư Phật.

       Tam thế nghĩa là ba đời: một đời quá khứ, một đời hiện tại, một đời vị lai.
       Chư nghĩa là chúng (đông).
       Phật nghĩa là những bậc đã tu luyện được cái vóc kim cang bất hoại (vàng cứng chẳng hư), mà lại còn nguyện lực hoằng thâm ấy là bậc từ bi độ thế.

Y Bác Nhã Ba La Mật Đa Cố.

       Nói tu y theo phép bác nhã ba la mật đa mà thành đạo, là chẳng phải riêng một mình vị Bồ Tát làm vậy, mà tam thế chư phật đều phải y theo phép tắc ấy mà dụng công, cần tu khổ hạnh mới thành đạo vậy.

Đắc A Nậu Đa LaTam Diệu Tam Bồ Đề.

       A Nậu là cái xưởng (cái nhà) luyện đơn.
       Đa La nghĩa là chúng bửu tựu hội (các báu nhóm hiệp).
       Tam diệu là tam huê.
       Tam bồ đề là ngươn tinh, ngươn khí, ngươn thần, tam bửu vậy.
       Nói tam thế chư Phật đều phải nương theo cái phép bác nhã ba la mật đa này mà tu hành mới đặng chúng bửu mới hội trong cái xưởng luyện đơn. Cái chơn hỏa đúc rèn, thì tam huê mới xuất hiện, nhóm nơi đảnh môn, tam bửu mới kiết thành thử mể huyền châu, diệu giác linh minh, mới chứng vào cỏi Thanh lương Cực Lạc Thiên đời đời kiếp kiếp.

Cố Tri Bác nhã Ba La Mật Đa.

       Cố là sở dỉ (chỗ do).
       Tri là hiểu đắc (biết đặng, hiểu đặng).
       Nói nhân đó mới hiểu đặng rằng: cái công phu bác nhã quang minh, chơn dương lên trên, mà thông đến huyền quang bĩ ngạn, là có một không hai, đã đến chỗ chí cực, nên không lấy chi thêm vô nữa đặng.

Thị Đại Thần Chú.

       Thần nghĩa là linh ứng cảm thông, huyền diệu mạc trắc.
       Chú nghĩa là cái vô cực huyền quang ở trong mình người, cũng còn kêu là tổng trì pháp môn.
       Nhân đó mới hiểu đặng rằng: cái bác nhã ba la mật đa, thiệt là cái pháp môn, thần thông quảng đại, biến hóa vô cùng, hay độ tận Thiện nam Tín nữ trong thiên hạ vậy.

Thị Đại Minh Chú.

       Nhân đó mới hiểu đặng rằng: cái bác nhã ba la mật đa, sáng láng tỏ rõ, hay soi thấu tam giới (thượng giới, trung giới, hạ giới) thập phương (thập phương địa ngục) thiệt là cái đại pháp môn cả sáng ca tỏ.

Thị Vô Thượng Chú.

       Nhân đó mới hiểu đặng rằng: cái bác nhã ba la mật đa là cái pháp môn tối cao đệ nhứt, không có cái nào cao hơn ở trên cái pháp môn này.

Thị Vô Đẳng Đẳng Chú.

       Nhân đó mới hiểu đặng rằng: cái bác nhã ba la mật đa là tối cao đệ nhứt. Chẳng những không có cái nào cao hơn ở trên pháp môn này, mà nếu muốn cùng pháp môn này so sánh bậc bình đẳng (nghĩa là đứng bằng với nhau) cũng không có vậy.

Năng Trừ Nhứt Thiết Khổ.

       Hết thảy những sự khổ não của chúng sanh đều nhân vì chúng sanh mê muội chẳng biết tu, chẳng biết cái thần chú pháp môn này, cho nên cứ lưu lãng sanh tử (sanh sanh tử tử) lên lên xuống xuống chịu hết thảy chư bang khỗ sở.
       Như nay mình lên pháp giới (chứng quả liên đài) mới thấy đặng cái thần chú bác nhã ba la mật đa là cái pháp môn quảng đại, hay trừ hết không cùng những sự khổ sở, hay đoạn tuyệt không cùng những đều phiền não vậy.

Chơn Thiệt Bất Hư.

       Cái pháp môn vô cực vô thượng này hay độ hết chúng sanh thành Phật, trừ cả thảy đều khổ sở, tự mình thấy tự mình đặng, vốn là cái pháp ngữ chơn thật, chẳng phải lời nói huê mỹ trống trơn.

Cố Thuyết Bác Nhã Ba La Mật Đa Chú.

          Tu hành đến đây bổn thân mình thấy đặng cái công hiệu của cái pháp môn bác nhã thần chú là rất lớn không chi so sánh đặng, nên mới nói cái pháp chú kệ ngữ bác nhã ba la mật đa ra để phát minh cho người sau.

Tức Thuyết Chú Viết:

       Cái huyền diệu kệ ngữ này thiên Phật bất cảm khinh tiết (ngàn ông Phật chẳng dám dễ duôi tiết lậu) vạn Tổ bất cảm loạn ngữ (muôn ông Tổ chẳng dám nói bởn lộ ra) mà nay nói ra thì cái nguyện lực của Bồ Tát thiệt rộng sâu, cái lòng phổ độ quần sanh thiệt rất chí thiết vậy.

Yết Đế Yết Đế.

       Yết nghĩa là đã khai, (đánh phá cho mở ra).
       Đế nghĩa là diệu đề. Diệu đề là cái cán của ngôi huyền quang, cái xu nựu (mối gút) của nhơn thân.
       Đánh phá cho cái huyền quang không còn xiềng cột chặc lại nữa, thì cái Càn ngươn diện mục mới xuất hiện đặng, khoái lạc không cùng. Lập nói hai lần tiếng Yết đế, là vã chăng cái diệu đề huyền quang đã chơn thật mà lại cứ chơn thật hoài, là vì con người nên căn dặn vậy.

Ba La Yết Đế.

       Đây nói cái pháp môn huyền quang, tức là cái diệu đề đễ dắt con người đến bờ kia (tu luyện thành đạo là ở hậu thiên trở lại thiên tiên, Trở lại Thiên Tiên gọi là đáo bỉ ngạn. Trước có giải rồi).
       Phá mở nói ra là chỉ mong hết thảy chúng sanh, người người đều được nhờ đó mà độ thoát khổ hải, đặng lên đến bờ kia vậy.

Ba La Tăng Yết Đế.

       Tăng nghĩa là tịnh.
       Đây nói cái pháp môn huyền quang, tức là đáo bỉ ngạn, dùng cái diệu đề chứng về tịnh độ gia hương (cỏi tịnh độ là quê hương của ta).
       Phá mở nói rõ ra, là chỉ mong cho người làm theo tu luyện, đặng trở về Tây Phương tịnh độ, cho khỏi cái khỗ luân hồi.

Bồ Đề Tát Bà Ha.

       Bồ đề nghĩa là giác ngộ, là rõ cái tánh tròn sáng đã đến cảnh chơn không. Cái linh quang thông khắp Trời Đất. Cái pháp thân dường như khí thái hư.
       Tát Bà Ha là hết thảy chúng sanh mau mau thành tựu. Nói tu luyện đến cái địa vị này, công trình viên mãn, thì lên chầu Chư Thiên. Rồi phải tức tốc đi thuyết pháp mà độ chúng sanh, cho hết thảy chúng sanh được thành tựu, vượt ra ba cỏi, đồng về Thanh lương mỹ cảnh, vĩnh chứng Cực lạc gia hương, thọ hưởng bất tận, khoái lạc vô cùng.

 Trở Lại Mục Lục