Dậu thời, ngày 08 tháng 05 niên Mậu-Thìn.
(21-06-1988)

ĐỐN-MÊ KHAI-NGỘ
(tiếp theo)

P.N: Bạch Đại-huynh, đêm hôm qua, giờ Sửu lúc Đệ đang ngủ, các phần oan-nghiệt của những người theo Đệ xung-quanh, về rút lực của Đệ, phá Đệ, đó Đại-huynh. Rồi tiện Đệ giựt mình ngồi dậy. Đệ thấy nó ngồi lốc-ngốc vây xung-quanh, nó vây nó đòi…Đệ, Đại-huynh.
Vì xung quanh nam nữ đây họ không thiệt tu, rồi trong lúc đó Đệ xây-dựng, đốn chỉ, do đó, họ không biết ăn-năn sám-hối, nên oan-nghiệt nó dội lại, siết không thể tưởng! Do nơi đó, như hồi xưa kia Thầy của Đại-huynh là Trùng-Dương Lão-Tổ sợ độ người là chỗ đó, chỉ chọn một số đặc-biệt người trong Thất-Chơn mà thôi, phải vậy không Đại-huynh? Kỉnh xin Đại-huynh thuyết một bài.
Giờ Đại-huynh nói người tu phải thiệt tu, đừng có tu cái miệng, như có phạm lỗi phải ăn-năn sám-hối đó!...Bây giờ xin Đại-huynh thuyết lại nữa để cho một số người này, hiểu việc mà Đệ mới vừa nói với Đại-huynh đó, chớ mình thiệt tu thì oan-nghiệt nó xả ra, nó trở lại làm hộ-pháp mình và người Thầy dẫn nó, đỡ cho mình và người Thầy phải không Đại-huynh? Còn trái lại không thiệt tu thì nó tự phá mình và trở lại phá Thầy.
Xin Đại-huynh trở lại đề-tài nó cũng nằm trong đề-tài: “Đốn-mê khai-ngộ” phải không Đại-huynh? Đây là Đệ bổ túc thêm, mà có hiện tượng như thế đó để Đại-huynh rõ mà Đại-huynh thuyết cho nó sáng ý thêm, đành rằng Đại-huynh đã nói rồi, muốn cho họ lãnh-hội thêm nữa, mà chính đó cũng làm đề-tài: bạch Đại-huynh có đồng ý không? Nếu Đại-huynh đồng ý xin thuyết để dạy số nam nữ ở đây họ nghe.

XTC:THI

ĐỐN-cho giác tỉnh phủi tham sân,

-tục, oan-khiên vướng nghiệp trần,

KHAI ý duyên lành hòa võ-trụ,

NGỘ huờn trực-tánh hiệp kim-thân.

Phải đề-tài “ Đốn-mê khai-ngộ” không?

P.N: Đúng đó Đại-huynh, mình lai-rai.

XTC:THI

Hiệp Kim-Thân đề-tài đã rõ,

Đốn mê lòng để ngộ lý mầu,

Tùy theo mức thấp cạn sâu,

Nhân-duyên tiền kiếp tròn bầu thiêng-liêng.

Này Đệ ơi! Gieo-truyền chơn-lý,

Hạnh độ đời đâu nghĩ xác thân,

Phong-ba bão táp bao lần!...

Chịu trong nhẫn-nhục hồng-trần giáo-tha.

Do chí-nguyện nhập hòa với thế,

Ngày hôm nay thời Đệ độ đời;

Độ đời phải lắm luân-vơi!

Ta đây chấp-nhận bao lời thị phi!...

Vì oan-nghiệt lôi trì mãi kéo,

Tam-Tâm bình đục-đẽo buông-lung,

Là do chẳng có đại-hùng,

Cho nên tứ-tướng vẫy-vùng trần-gian!

Tâm quá-khứ bàng-hoàng xao-động;

Hiện-tại thời lạc-lõng đường tu;

Tương-lai mờ-mịt ngút mù,

Làm sao hiểu đạo chơn-như diệt lòng?

Do nhân-tướng mình không diệt trọn,

Chúng-sanh thời chẳng đoạn công-phu,

Ngã-nhơn thấy mãi mờ lu,

Sanh ra tứ-tướng đi từ bên trong.

Thọ giả tướng lầm không hiểu Đạo,

Nhận vào chi ma khảo quỉ lôi,

Làm sao thấy Đạo tô-bồi,

Cho nên chẳng định khi ngồi huờn tâm!

Đúng không Đệ? Thì như Đệ nói, đó là oan-nghiệt; vì do oan-nghiệt tiền kiếp bởi Tâm quá-khứ; Tâm quá-khứ nên nó mới có oan-nghiệt tiền kiếp; do oan-nghiệt tiền kiếp mình còn vay nợ nên phải chấp-nhận trả nợ. Bởi vì do cái Tâm hiện-tại buông-lung, tạo nên quả-báo thêm, mới có cái nghiệp hiện-tại đây; rồi từ cái nghiệp hiện-tại mới sanh ra cái Tâm tương-lai, vì bởi còn vọng-đọng cho nên mới gây ra nghiệp-chướng về tương lai.
P.N: Cho nên không phải nghiệp hiện-tại một lúc này mình tu
mà nghiệp từ bao đời: hiện-tại, quá-khứ và tương-lai.
XTC: Đúng không? Nhưng nếu hiện-tại mình đoạn dứt hết nó đi, thì tương lai không nảy sanh đặng, dù cho quá khứ nó có kéo đến đòi mình cũng trả từ từ. Tu phải chấp-nhận bị khảo, bị nhồi, bị trả quả, phải không Đệ? Mình có vay nợ mình phải trả, đừng có tạo thêm thì không bao giờ nợ chồng chất phải không? Vì hiện-tại mình còn vay thêm nên mới có nợ tương-lai, phải không Đệ?
P.N: Đúng vậy bạch Đại-huynh!
XTC: Thôi huynh đệ mình lai-rai đi, chớ có một mình Lão độc xướng, khô khan quá!
P.N: Đúng vậy. Giờ tới tiện Đệ.

BÀI

Tu phải biết dòm vô thấy tánh,

Trừ mê-lầm là hạnh chơn-tu;

Chơn-tu vẹt áng mê-mù,

Không còn xao-động tâm tư rối nùi.

Thiệt là tu tối thui phải vẹt;

Vẹt vô-minh bít nghẹt Linh-Hồn,

Làm cho Phách ám mờ hôn,

Không còn Thần sáng bảo-tồn chơn-linh!

Do giải-đãi không gìn chơn tánh,

Thế cho nên mất hạnh người tu,

Tạo thêm quả-báo mịt-mù,

Quanh năm suốt tháng giả tu không thành,

Lại tạo thêm, nghiệp-oan dầy-xéo,

Làm cho Hồn thắc-thẻo não-phiền,

Tâm kia rối-loạn đảo-điên,

Quanh năm suốt tháng ưu-phiền khổ-đau!

Vì không tu lộn-nhào quả-báo,

Tánh đời sanh, xa Đạo chánh-truyền,

Làm sao nhập trọn định yên,

Đó là quả nghiệt xích-xiềng bấy lâu.

Còn thiệt tu mong-cầu giải-thoát,

Gắng nằm ngồi bòn mót quả công,

Đứng đi tự-tại thong-dong,

Không còn xáo-trộn trong lòng tiêu-diêu.

Xin mời Đại-Huynh! Phải vậy không Đại-huynh?

XTC: Đúng!

THI

Tiêu-diêu định tánh giải tân-toan!

Thoát kiếp trần mê nghiệp lỡ mang,

Nay trả cho rồi oan nghiệt-chướng,

Không còn nặng mối nợ trần-gian.

TRƯỜNG-THIÊN

Này Đệ ơi! Trần-gian nặng mối,

Bởi do mình tạo lỗi mà ra,

Đường đi trọn đến Phật-Tòa,

Nào đâu có dễ đường xa mịt-mù!

Vì quả-báo dật-dờ oan-nghiệt,

Quá khứ đời chưa tuyệt đến nay,

Hiện tiền gieo quả ngày mai,

Tam-tâm xáo-trộn lạc loài tánh chơn.

Do tứ-tướng giận hờn ngã nặng,

Giải-đãi lòng tinh-tấn chưa qua,

Biết rằng thân-xác của ta,

Nào đâu có thiệt gây ra quả hoài!

Đã thệ-nguyện từ nay tu tỉnh,

Chấm dứt đi cái bịnh chúng-sinh,

Từ từ gột rửa tự mình,

Mấy ai giải đặng muôn nghìn quả vay?

Mình vay quả thì nay phải trả!

Hãy vui lòng chí cả đại-hùng,

Chớ đừng suy-nghĩ lung-tung,

Làm cho sáu cửa gió chun lòn vào.

Gió trần-gian dạt-dào lạnh-buốt!

Nhập bụi đời chung-cuộc liên-hoan,

Làm sao Tâm-định vững-an,

Rối nùi tư-tưởng đa-đoan não-phiền!

Là ma-chướng còn nguyên tại đó,

Bởi vì mình chưa bỏ dây-oan,

Cho nên siết-chặt buộc-ràng;

Mối tơ đã rối lạc-đàng chỉ giăng.

Thế cho nên tâm-thần bấn-loạn,

Nó quay về từ đoạn đời tư,

Làm cho mơ nghĩ mịt-mù,

Con đường giải-thoát ngồi thừ biết chi!

Bởi không định, chẳng ly cái giả,

Nên ác lòng, bản-ngã chưa tiêu,

Làm sao nhập bổn linh-tiêu,

Huờn không viên-giác cao-siêu lý-mầu.

Tu ngoan không, mãi trau chẳng hiểu,

Gây nghiệp nhiều thì yểu đời ta,

Con đường đạo pháp càng xa,

Sức mòn hơi mỏn gục ra ma rồi!

Hơi thở dứt xác thời lạnh-lẽo,

Hồn đắm-chìm các nẻo trần-gian!

Tội mình xuống chốn Diêm-đàng,

Cùm tra nào bỏ bớt hàng tội gây.

Uổng kiếp tu cuồng ngây tư-tưởng,

Oái-oăm thay! Lợi vướng nghiệt gieo,

Đường tu chẳng vững sơn-keo,

Ba-hoa tu miệng hiểm-nghèo tánh-linh!

Dù có đọc đoạn kinh Bát-Nhã,

Thuộc nằm lòng mô-tả nó ra,

Nhưng mà cái tánh quỉ ma,

Làm sao giải-thoát vượt qua biển đời?

Đạo đã nói không lời mô-tả;

Cũng không hình chi cả, nào tên,

Công phu hãy vững đấp nền,

Sáu đường đã chỉ đừng quên hằng ngày!

BA-LA-MẬT sen đài thơm phức,

Bố thí là mình dứt Tâm mê,

Trở về nguồn-gốc Bồ-đề,

Nào đâu đắm nhiễm lê-thê chợ đời!

Rồi trì-giới không lời diễn tả,

Hạnh thinh-văn đả phá vô-minh,

Thì sao đắm-tục lụy tình,

Vô-thừa viên-giác hy-sinh cứu đời.

Do trì-giới buộc thời tư-tưởng,

Mà chế-kềm chẳng vướng nghiệp thêm,

Để cho nung-chí vững bền,

Sáng soi mùi Đạo đừng quên phận mình.

Đến nhẫn-nhục vẹn gìn chơn-ý,

Hạ mình đi, đừng nghĩ cao lên,

Dù cho có xác không tên,

Biết rằng nó giả nhờ nên tu hành.

Mau tinh-tấn trưởng sanh đạo-lý,

Hòa ngũ-hành đoạt khí hư-vô,

Vòng tròn “thái-cực” Nam-mô;

Điểm vào “một-chấm” mê-mờ phủi đi.

Đến thiền-định phải ly tất-cả,

Hòa “không không” để phá hữu-tình,

Dù cho thân xác của mình,

Nhưng mà đừng tưởng vì tình trần-gian!

Hòa “thái-hư Kim-Cang nhập bổn”,

Hiệp linh cơ về chốn “Phật tòa”,

Thiền trong, ngoài tiếp tinh-hoa,

Hấp-hô đủ số vòng qua “lư-đài”.

Sẽ phát sanh Như-Lai trí-huệ;

Huệ kiếm lòng nào dễ gạt Tâm,

Bởi vì trừ dứt mê-lầm,

Phủi mùi trược cấu không nằm ở trong.

Thì làm sao vướng vòng oan-trái?

Dù có thân ở tại thế-gian,

Nhưng mà tâm-tánh Niết-Bàn,

Hòa về võ-trụ nhập tàng Linh-tiêu (cười…)

Thôi nhân-duyên bóng chiều nhấp-nháy,

Lão thương đời nghĩ lại mà xem!

Cuộc đời như một bức rèm,

Kéo lên buông xuống bồi thêm quả đầy!

Nay hữu-phúc hòa ngay mật-diệu,

Có thân này để hiểu “chơn-kinh”,

Đủ đầy “trí-giác chí-linh”,

Sao không tu-học đắm mình trái oan?

Phải không Đệ?

P.N: Kính bạch Đại-huynh đúng như vậy!

XTC: Nay Lão giảng Niết-Bàn vô-hữu.

Cùng Đệ hiền gồm đủ chơn-kinh;

Chơn-kinh đâu vẽ ra hình,

Nhưng mà mô-tả lời sinh ý lành.

Do đó lành tâm-thanh mới ngộ,

Đảo-điên lòng không rõ Đệ ơi!

Cho nên đường đạo xa vời,

Bởi vì mộng-tưởng không lời mong lung.

Tâm điên-đảo không dùng thiền-định,

Mà nghe lời giải bịnh trầm-kha,

Đường đi ta đã đi qua,

Mau mau lướt tới đến Tòa Thiên-linh.

Đúng không Đệ? Huynh-Đệ mình lai-rai, chớ một mình Lão hoài sao đặng?
P.N: Xin thỉnh Đại-Huynh! Đại-huynh là Đấng thiêng-liêng, kỉnh Đại-Huynh giảng cho người thế-gian nghe, và để tiện Đệ thâu lấy làm giáo-lý giúp-ích cho đời sau này, bạch Đại-Huynh!

XTC: PHÚ

Này Đệ ơi! “Chơn kinh Bát-Nhã”,

Lão ra lời giải-họa nhân-sinh,

Bởi tình-thương ở chốn hữu-hình,

Do chìm-đắm trong nghìn tội-lỗi!

Lão nói rồi mau mau sám-hối,

Xét trong lòng mở lối huỳnh-tương,

CHUYỂN PHÁP-LUÂN ĐỊNH TÁNH THÔNG ĐƯỜNG;

HÒA MẠCH-ĐỐC KHAI-TRƯƠNG LÝ ĐẠO.

MỞ ĐƯỜNG NHÂM HIỆP MAU RỐT-RÁO,

PHÁ NÊ-HUỜN THÌ ĐẠO MỚI SANH.

Phải không đệ?

P.N: Kính bạch Đại-huynh đúng vậy!

XTC: Cửa Huyền-Khung chỉ rõ đành-rành,

Khai lưỡng-lộ Tam-Thanh bí-chỉ.

Tổ Huỳnh-Trung đạt rồi linh-vị,

Mở máy-huyền hóa khí Tiên-thiên,

Ôi! Hữu-phúc cùng với hữu duyên,

Gặp đường Đạo xích-xiềng cởi bỏ.

Tu định tánh mau đi thì rõ…

Đừng nũng-lòng nào có lợi chi?

Uổng cái kiếp thân xác nương tùy,

Một cuộc đời ma trì quỉ kéo.

Đã tu rồi Đạo lòng đừng héo,

Mãi tươi hoài đục-đẽo bổn chơn,

Đục làm sao chớ có giận-hờn?

Dù khảo-đảo qua cơn sẽ tỉnh.

Biết trong thân rất nhiều chứng bịnh,

Uống thuốc vào mới tỉnh Hồn linh,

Biết nghiệp-chướng vây mãi bên mình,

Đọc “Bát-Nhã” huờn sinh cực-lạc!

Hãy bươn mau trên đường giải-thoát,

Cái không chơn bày-bác nó ra,

Còn bợn nhơ tuy nhỏ tránh xa,

Dù thiện ít, nhưng ta làm đặng.

Chớ yếu lòng thì thôi Đạo ẩn,

Đâu sáng Tâm lậu-tận viên-minh,

Thì làm sao bổn-thái hồi-sinh,

Hòa chơn-thể giữ-gìn Tam-Bảo?

Tu tự mình, nội-tâm cởi-tháo,

Suy-nghĩ gì lạc Đạo không nên?

Nấu-nung lòng từng bữa đừng quên,

Biết cảnh giả làm nền Đạo-Đức.

Tu làm sao đúng thời, đúng lúc,

Giải-đãi nhiều ma giựt quỉ trì,

Thì làm sao đoạt máy huyền-vi?

Thống Tam-Tài chưa tri bí chỉ!

Bởi trần-gian còn say túy-lúy,

Thế cho nên đài-vị chẳng thông,

Khai THẤT-BẢO chưa đạt một vòng,

Nắm Lục-yểm thời không định đặng!

Phải không Đệ?
P.N: Kính bạch Đại-huynh thật chí lý lắm!

XTC: BÀI

Đệ ơi! Huynh-Đệ ra lời…

“ĐỐN-MÊ KHAI-NGỘ” cho đời tỉnh tu.

Vì còn mê tít mù xa Đạo,

Đốn giác truyền để tạo chơn-như,

Kẻ say trở gót Đại-Từ,

Khai mùi Đạo-lý vẹt mù chướng gây!

Huynh-Đệ ta lời này mặc-khải,

Hãy lai-rai thư-thái diệu-huyền,

Đoạn trần chẳng có tiền-duyên,

Hay là hậu-sự nơi miền trần-gian.

Dứt tam-Tâm chưa an định Tánh;

Tứ-Tướng còn tạo cảnh gớm-ghê,

Làm cho thân xác não-nề,

Tánh linh phải nhuộm lê-thê chợ đời!

Nhuộm chợ đời màu khơi u-tối,

Tô chi hình gây tội nhiều thêm?

Lão thường khuyên xác không bền,

Có chi giả-tưởng không quên cho rồi!

Mãi nhớ-nhung nó nhồi thêm quả,

Niệm-tưởng hoài chưa phá vô-minh,

Vọng cầu nên đắm lụy mình,

Ấy là tác hại Chơn Linh sau này!

Mau mau tu về Thầy chơn-lý,

Định tỉnh lòng trực-chỉ huờn-đơn,

Trọn Tâm một dạ sắc-son,

Nợ ta hãy trả mót-bòn quả-công.

Vì còn nợ lên lòng chưa định,

Nay gây thêm toan tính chuyện đời,

Làm sao nghiệp chướng lưng vơi?

Mà ta nhẹ gót lánh đời tỉnh-tu?

Phải không Đệ? Huynh-Đệ mình lai-rai.

Này Đệ ơi! Tâm-kinh Bát-cú,

Sáu phép là bồi đủ oai-năng,

Đượm nhuần qui-luật chuẩn-thằng,

Nấu-nung mùi Đạo tiếp lằn điễn quang.

Vì bởi nặng còn mang nghiệp-chướng,

Mãi chợ đời Tâm vướng bùn nhơ,

Người tu tánh ý lãng ngơ;

Buông-lung phải khổ dật-dờ hồn mê!

Thế cho nên nhàn quê Niết-Cảnh,

Nào thấy đâu trực tánh Như-Lai?

Đạo lòng chưa sáng mở khai,

Làm sao giáo-hóa đoạn ngày qua đêm?

Do Tánh sanh bồi thêm chướng-ngại,

Tâm phóng hoài Bắc-Hải, Biển-Nam,

Nhuộm toàn ý-tục tánh phàm,

Thế nên lòng chẳng thực tâm tu hành!

Tâm phàm ý còn sanh viễn tượng,

Ngày qua ngày thụ hưởng quả thêm,

Công phu chẳng gắng xây nền,

Cho nên Lục-Đạo làm quên Thái-Huyền.

Nó làm chủ đảo-điên tư-tưởng,

Gây cho mình phải lưỡng-lự thôi,

Khi tu, lúc muốn trở đời,

Lắm phen nó quấy vậy thời trong tâm!

Làm xáo trộn đứng nằm ăn ngủ,

Càng nghiệp hành tích-tụ dầy lên;

Nghiệp duyên đứng cận kề bên;

Đốc vào nó xúi ta quên Đạo lòng.

Chủ nhơn ông mà không định đặng,

Để người ngoài cứ lấn vào thôi,

Làm cho xáo-trộn rã-rời,

Nghĩ vơ, nghĩ vẩn vậy thời quên tu.

Bởi do ta không trừ tạp nhiễm,

Để nó nhiều sanh biến trong Tâm,

Làm sao thấy Đạo uyên-thâm,

Thấy lòng trược-cấu phóng-tầm viễn-vông.

Thôi Lão khuyên trọn vòng hư-thái,

Này Đệ hiền! Bươn-chải dìu nhân,

Đạo lòng cố-gắng tỉnh Thần,

Để mà trưởng-dưỡng lâng-lâng khí huyền

Lão khuyên cả nhân-duyên tỏ-ngộ,

Khải bao lời trong chỗ tu-hành,

Rán mà tịnh định tri-phanh,

Đừng cho phóng nữa ma giành quỉ lôi.

Phải không Đệ?

P.N: Kính bạch Đại-huynh đúng vậy!

BÀI

Người trực-giác trau-dồi tu-học,

Thì dòm tâm tẩy lọc ý phàm,

Mùi đời nào có mến ham,

Chú-chuyên tu-luyện lo làm quả công.

Trừ ma-chướng khử lòng phóng diễn,

Để chơn-không thể hiện trọn-lành,

Mùi đời trược cấu hôi-tanh,

Không còn vướng bận giựt-giành làm chi?

Biết một kiếp “qui-y Phật-tánh”,

Hằng ham tu xa lánh hồng trần,

Đó là chánh-giác chí-chân,

Tham, sân, si, hận chuyên-cần phủi tiêu.

LẤY THANH TỊNH NƯƠNG CHIỀU HƠI THỞ.

HÒA TIÊN-THIÊN THÁO GỠ DỤC LÒNG,

PHÁP-LUÂN THƯỜNG CHUYỂN KHAI THÔNG,

ĐỐT MÙI TỤC-LỤY TRONG VÒNG OAN-KHIÊN!

PHẢI CHÁNH TÂM THAM-THIỀN ĐỊNH TÁNH,

KHÔNG NHIỄM CẦU LÀ HẠNH TU-HÀNH,

CHÍ-CHƠN HÔM SỚM TRI-PHANH,

HỒI-QUANG PHẢN-CHIẾU RÕ-RÀNH ĐAM-MÊ.

Diệt đam-mê BỒ-ĐỀ soi-sáng,

Ánh Đạo vàng tỏ rạng chơn-như,

Thành-tâm hiệp-điễn Đại-Từ,

Không còn phàm ngã lao-lư tiêu mòn.

Phục Nguyên xong! Kỉnh bạch Đại-huynh hòa tiếp.

XTC:

Nhờ tiêu mòn không còn nghiệp-chướng,

Trưởng quả công, thiện-hướng qui-y,

Tùng-khuôn giới-luật hành-trì,

Nương đường chánh-giác mà ly tình đời.

Vì tình đời ở nơi trược-cấu,

Lạc lòng ra nào thấu Đạo-mầu,

Cho nên hôm sớm chẳng trau,

Biến lòng giải-đãi làm sao tu-hành?

Không tu-hành nghiệp sanh quấy-động;

Nghiệp tiền-khiên núp bóng bên lòng,

Bởi vì tư-tưởng không trong,

Cho nên hiện-tại mắc vòng oan-khiên!

Do tư-tưởng triền-miên tà vạy,

Làm gây thêm vướng phải lỗi-lầm,

Tam-Tâm đau-khổ âm-thầm!

Cũng vì Ý phóng, Tánh sanh luân-hồi!...

Phải không Đệ?

Này Đệ ơi! Ra lời giáo-hóa,

Hãy bình-tâm gắng tả Đạo-mầu,

Trọn lòng đức-hạnh cao-sâu,

Lấp Trời vá Bể đáo-đầu Nam-San.

Đường ái-hà sang-ngang hiểm-trở,

Bắc-hải bờ tỏ-ngộ đi mau,

Do lòng thiết-thạch một màu,

Không lung lạc ý làm sao luân-trầm?

Xóa dục-vọng, đi tầm thiện-hướng,

Hạnh bố-thí sẽ hưởng MA-HA,

Tịnh lòng tịch-đốc luân-xa;

“Pháp-luân thường chuyển Tam-gia qui Huỳnh”.

Nhưng trước hết trưởng-sinh công-quả;

Công quả dầy là trả tiền khiên,

Nghiệp mình đâu có được hiền,

Lấy công bồi đức là duyên tu-hành.

Thôi Lão thăng.

Ngày 09 tháng 05 niên Mậu-Thìn.
(22-06-1988)
ĐỐN-MÊ KHAI-NGỘ
(tiếp theo)

P.N:THI

ĐỐN người muội tánh chẳng bình tâm,

tục đa-đoan chuốc lỗi-lầm!

KHAI bổn “Huỳnh-Trung” mau tỉnh-giác,

NGỘ duyên học đạo phải tri-tầm!...

HỰU

Phải tri-tầm uyên-thâm diệu-lý,

Trừ tánh phàm trực chỉ qui-nguyên,

“HÀNH THÂM BÁT-NHÃ THAM-THIỀN”

ĐỐN-TRỪ NGHIỆP-CHƯỚNG TRẦN-DUYÊN BAO ĐỜI!

Tham, sân, si, là nơi đau-khổ,

Phải đọa trần ở chỗ nhớp-nhơ!

Nghiệp vay tâm mãi dật-dờ,

Tánh không tịch-lặng ngày giờ trôi qua!

Thế cho nên sa-bà đau-khổ,

Chịu tử-sanh ở chỗ hồng-trần!

Giác rồi ĐỐN-NGỘ MÊ-TÂN,

Không còn đắm tục não-nồng lao-lư.

Kính thỉnh Đại-huynh!

XTC:
THI

ĐỐN cho thức-tỉnh phục-linh huờn.

mãi trần-gian lạc kiếp chơn.

KHAI pháp âm-dương hòa hiệp đặng,

NGỘ lòng trực tánh chớ buồn hờn!

BÀI

Đề-tài KHAI-NGỘ ĐỐN-MÊ,

Lão nay xin tiếp luận về tri-căn.

Hỡi Đệ hiền! Chọn phần thiệt-tướng,

Tu ĐẦU-ĐÀ chẳng vướng trần-gian,

Nếu mê còn lắm đa-đoan,

Làm sao giác-ngộ con đàng tu tâm?

Vì không giác mê-lầm buộc-trói,

Tạp niệm sanh chuốc tội giờ ngày,

Chơn-linh chìm-đắm dặc-dầy;

Biết bao u-tối trùm ngay phách-hồn!

Do chơn-ý mãi còn điên-đảo;

Mộng-tưởng hoài chưa tạo huyền-linh,

Tánh tâm chẳng đặng yên-bình,

Làm sao thấy Đạo trong mình hồi-minh?

Đúng không Đệ?

THI

Hồi-minh trực-giác ngộ Bồ-Đề,

Tánh lặng tâm yên giải não-nề.

Ý định hoằng-khai câu yếu-lý,

Hồn huờn phục-bổn trở nhàn-quê!

Đúng không Đệ? Hôm nay Huynh-Đệ mình lai-rai tiếp đề-tài “ĐỐN-MÊ KHAI-NGỘ”, bây giờ chấm dứt nơi đây hay tiếp đề tài khác?
P.N: Còn đề-tài khác, tiện Đệ kỉnh xin Đại-huynh cho!
XTC: Đề tài chi?
P.N: Bạch Đại-huynh! Hết đề-tài này rồi, thì Đại-huynh hoặc Đệ chọn đề-tài khác.
XTC: Tùy nơi Đệ, bây giờ tới đề-tài nào?
P.N: Bạch Đại-huynh! Huynh-Đệ mình cứ lai-rai, chẳng luận tháng ngày, hoằng-khai đạo-lý, trực chỉ hành-thâm, để phóng tầm độ thế. Chuyện của mình là lai-rai tiếp thâu chơn-truyền, không có nói tháng ngày gì hết đó kỉnh bạch Đại-huynh!
XTC: Rồi! Bây giờ Đệ cho đề-tài đi!
P.N: Kính bạch đại-huynh! Đề-tài “TU THÂN HÀNH ĐẠO”.
XTC: TU-THÂN HÀNH-ĐẠO phải không?
P.N: Bạch Đại-huynh đúng vậy!

TU-THÂN HÀNH-ĐẠO

THI

TU-trì trực-giác bổn kim thân;

THÂN hiệp tam-gia ý-định hành;

HÀNH-giả chơn lòng qui mối đạo;

ĐẠO-tâm cố-gắng phải chuyên cần!...

BÀI

Phải cố-gắng con đường Đạo-pháp,

Trước tu thân giải-thoát tâm lòng,

Để rồi hành-Đạo huờn không,

Nêu gương độ thế dứt vòng trầm-luân.

Đề-tài đó dò chừng lối bước,

Lão trả lời sau trước vẹn chơn,

Muốn huờn cho đặng Kim-Đơn,

Thân này tịnh-tọa không còn động lay.

PHÚ

Vì động lay thân này phải khổ!

Bởi không tu lộn chỗ trần-gian,

Ôi! Lắm chuyện thế sự đa-đoan,

Gây quả-báo trong màng u-tối!

Thế cho nên tạo thêm tội-lỗi!

Nghiệp càng dầy, khốn nỗi trầm-kha!

Chí quyết tâm phục-bổn qui-gia;

Rán tu-thân tìm ra chơn-lý.

Tu làm sao thân này huờn khí,

Tịnh-tọa hoài trực-chỉ Như-Lai,

Thân phải tu cho trọn tháng ngày;

Ngày bốn buổi mà khai chơn-tánh.

Đã quyết tu, chợ đời hãy lánh;

Lánh vòng đời, những cảnh oan-khiên,

Hễ nhiễm vào nó sẽ đảo-điên,

Làm hồn muội, không yên phách chí.

Trước tu thân mình mau phục vị,

Tẩy trược trần khốn-lụy tiêu-tan,

Mượn xác giả huờn lại Kim-Cang,

Tạo Phật-tánh vén màng huyền-bí.

Hành giả tu mau mau cho kỹ,

Đừng phóng Tâm suy-nghĩ mong-lung,

Thế cho nên trí mãi hãi-hùng!

Là ma trược vây cùng vào đó!

Thân đã tu làm sao sáng tỏ,

Nhẹ gót đời mà ngộ chơn-kinh;

Ngộ “tâm-Kinh”, trí-huệ viên-minh,

Là chánh-giác dứt tình thế-thái.

Cõi trần-gian tháng ngày hồ-hải,

Thì thân này chuốc mãi quả vay,

Thế thì sao máy Đạo an-bày,

Mà chuyển pháp Thiên đài lố dạng?

Ngày thoăn-thoắt tháng năm có hạn,

Còn xác trần lắm nạn tử-sinh,

Nếu biết rõ ra hãy tri tình…

Tình giả-tạo, huờn kinh Bát-Nhã.

Của trần-gian có rồi cũng giả,

Nào đặng lâu nó đã theo mình,

Nay hãy bỏ, tâm tánh hồi-minh,

Để “trực-giác chí-linh chí-bửu”.

BÀI

Đệ hiền! “Chí-bửu chí-linh”,

“TU-THÂN HÀNH-ĐẠO” vẹn gìn tâm-chơn.

Đường hành-đạo vẫn còn chướng-ngại,

Nhưng thân này hồ-hải độ đời;

Biết rằng độ phải chơi-vơi,

Nhưng Tâm đã nguyện trọn lời Thiên-ban.

Hành Đạo-lý mở-mang trí-hóa,

Khai chơn-truyền giải họa nhân-quần,

Ôi thôi! Cố-gắng dò chừng,

Cứu đời lắm nạn vẫy-vùng khốn-đa!

Này Đệ hiền! Xông pha lắm khổ!

Hành Đạo Đời tận-độ nhân-gian.

Kỳ tam đẩy chiếc từ thoàn,

Vượt qua sóng lớn lan-tràn biển xô!

Lập công-đức điểm-tô Đạo quả,

Vẹn hạnh lòng tâm đã hư-vô,

Kiền-thiền Bát-Nhã nam-mô,

Qui-nguyên trực-giác bày phô lý mầu.

Trước tu-thân gìn câu lập-đức,

Nêu gương này là bực thông-tri,

Điễn linh tiếp máy huyền-vi,

Nhập vào bổn thái phải ly cảnh trần.

Lão sẽ giảng tu-thân hành-Đạo,

Để cứu-đời rốt-ráo không lầm,

Trọn lòng chí tịnh thậm-thâm,

Huờn không bổn-vị đoạn mầm khổ-đau!

Do khổ-đau lộn-nhào căn-tánh,

Bởi trược trần nhiễm cảnh môi-sinh,

Làm cho chìm đắm chơn-linh,

Trường đời đã học Lão nhìn chán-chê!

Trước tu-thân quay về nguyên-bổn;

Tánh định rồi thoát chốn trần-ai;

Thân tâm thanh-tịnh hằng ngày,

Không còn nhiễm thể đắm say mùi đời!

Thân đã tu diệt ngòi tư-tưởng,

Thì tịch lòng chẳng vướng bụi nhơ,

Thân-tâm liền-lạc chẳng ngơ,

Ra đi HÀNH-ĐẠO tùy thời nhân-duyên.

Thân đã cổi rồi yên tịnh-tọa;

Tâm lặng bình giải-họa tử-sinh;

Thân tâm phối-hợp tùy mình,

Ta-bà tế-khổn giải nghìn thê-lương.

Lòng phải sáng kỷ-cương Đạo-lý;

Tâm huờn-vô phục-vị thiên-ban,

Triệt thâu thấu rõ NHÃN-TÀNG,

Chơn-kinh thoát tục tìm sang Tây Đài.

Trước tu thân mà khai cái giả;

Rồi tu tâm để phá vô-minh,

Con đường hành đạo độ-sinh;

Hoằng-dương chánh-giác hồi minh Bồ-Đề.

Trước phải tu quay về linh-vị,

Thân sạch rồi nào nghĩ trần-duyên!

Tâm thường an-lạc tịch-nhiên,

Huờn-không chiếu-kiến qui-nguyên Phật-Đề./.

-HẾT-

 Trở lại Mục Lục