ĐỨC GIÁO TÔNG NGUYỄN BỬU TÀI  

                     

TIỂU SỬ ĐỨC GIÁO TÔNG NGUYỄN BỬU TÀI - PHÁP LỰC KIM TIÊN

                          Anh Cả Thiện Pháp                           Lúc còn ở Tây Tông                   Ảnh chụp với Đức Nguyễn Ngọc Tương           

   

1- THÂN THẾ  CỦA ĐỨC GIÁO TÔNG NGUYỄN BỬU TÀI :

- Họ và tên thật   :  Nguyễn Bửu Tài
- Ngày sinh   :  Mùng 2 tháng 8 năm 1881.
- Nơi sinh   :  Làng Tân Hào, Tổng Bảo Phước, Tỉnh BếnTre.
- Thân sinh của Ngài :  Nguyễn Hà Hải và Bà Nguyễn Thị Lê
- Tổ tiên của Ngài  : Tại tỉnh Bình Định (Trung Việt), Huyện Phú Mỹ, Tổng Đồng Thượng, làng Thanh Huê, xã Đồng Sơn, theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp.
- Nội Tổ của Ngài  : Cụ Ông Nguyễn Văn Hiền làm Cai Tổng Bảo Phước, Tỉnh Bến Tre, thân phụ của Ngài làm Hương chủ làng Hương Lễ. Thân phụ của Ngài sau tu theo Đạo Phật trường trai khổ hạnh.
- Bản thân từ nhỏ vốn là người con hiếu hạnh, được cha mẹ cho học chữ Nho và học Việt ngữ  trường làng rất siêng năng và giỏi dắn.
- Đến năm 14 tuổi lên trường tỉnh học lớp ba và học Pháp văn với Thầy Lê Văn Bút.
- Đến năm 1897 học lớp nhì trường Tỉnh. Năm 1898 lên lớp nhứt. Năm 1900 thì đỗ tiểu học, học trường Sư phạm ở Gia Định.
- Năm 1903 làm Họa đồ sư Sở Công chánh Sài Gòn, và thi đỗ tốt nghiệp Sư phạm, làm giáo viên ở Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre.
- Năm 1917 làm Thị Sát Giáo Dục Tỉnh Bến Tre (còn gọi là Thanh tra Giáo dục).

      Nói chung, Đức Ngài Nguyễn Bửu Tài sinh ra lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho gia lễ giáo, học hành thăng tiến, ở vào bậc trung lưu, làm giáo viên và Thanh tra Giáo dục tại tỉnh Bến Tre.
      Là một học thức trí thức, nên đã nghiên cứu nhiều kinh điển, triết học, nhận biết được kiếp nhân sinh có nhân duyên cùng tạo hóa và luân thường biến đổi. Ngài lại cũng nghiên cứu qua dịch lý, biết trong dịch có bất dịch, biến dịch và giao dịch. Bất dịch là nơi căn cơ nhất định, bảo tồn; Biến dịch là sự vô thường có – không; Giao dịch là sự tuần hườn luân chuyển, tất cả vạn vật hữu vi, kể cả kiếp nhân sinh đều nằm trong định luật Tạo hóa. Là một cuộc biến dịch đó, nên Đức Ngài có chủ tâm đi tầm về chổ căn cơ bất dịch, mới gọi là biết, mới có thể làm nên công nghiệp gì cho thế gian lưu danh thiên cổ. Đó là tìm về chỗ giải thoát.
      Do đó, mà gần nửa quãng đời của Ngài lăn lộn trong chốn học đường, an vui với nghiệp vụ. Chỉ làm giáo dục chưa đủ tạo cho mình một công đức lớn với đời, trong dạy dỗ còn đòi hỏi bậc thầy phải là bậc chánh nhân đạo đức, có tinh thần thương dân yêu nước, mới đem cái tinh thần tư tưởng đó truyền thụ lại cho học trò, mới ích cho xã hội quốc gia.
      Ngài lập gia đình với bà Hương Phụng, bà Hương Phụng tu theo Đạo Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, làm Nữ Đầu sư.
      Trong giai đoạn Ngài phục vụ cho ngành giáo dục là thời kỳ nước non bị đô hộ, dân tộc bị nô lệ tủi nhục. Ngài cũng biết cái nhục mất nước là nỗi nhục lớn nhất của dân tộc, thì tâm tư tình cảm của một người Thầy đối với học sinh, trong đó có con em của tầng lớp xã hội, sẽ làm như thế nào mà thực hiện đạo lý tứ ân một cách có hiệu quả, đó là vấn đề của một nhà giáo như Ngài trong lúc này. Có lắm lúc Ngài cũng muốn học tấm gương của Thầy Nguyễn Pháp Thành, nhưng lại xét bản thân mình còn nhỏ bé kém cỏi quá, cho nên Ngài phải thụ động và an phận. Song chí hướng của con Rồng lúc nào cũng muốn bay cao, bay xa, mà phải chờ đợi gió mới được.
      Nhờ tinh thần đạo đức của Ngài, nên học trò của Ngài ở nhiều nơi, nhất là tỉnh Bến Tre quê hương Đồng Khởi, có nhiều người lập nhiều công lao hiển hách với Tổ Quốc. Kết quả thực tế mà quãng đời cuối cùng của Ngài vào tù ra khám, rồi làm một vị Giáo Tông  đời thứ II của Cao Đài Tiên Thiên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong ba đời Giáo Tông  Yêu Nước của nền tôn Giáo dân tộc.
 II – CƠ DUYÊN NGỘ ĐẠO CAO ĐÀI CỦA ĐỨC GIÁO TÔNG NGUYỄN BỬU TÀI:
     

      Vào giữa năm Bính Dần 1926, Đạo Cao Đài chính thức tổ chức Lễ Khai Đạo, công khai gửi Tờ Khai Đạo tới chính phủ Pháp cầm quyền. Thời gian trước đó đã có nhiều nhóm tu Tiên Thiên do Ngài Phan Văn Tòng hoạt động khắp các vùng nông thôn thuộc lục tỉnh Nam Kỳ, Ngài Ngô Minh Chiêu hoạt động vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
      Ngài Nguyễn Bửu Tài nhận định rằng : “Ông Cao Đài là Ngọc Hoàng Thượng Đế”, vì trong Dịch Lý có đoạn nói về 2 quẻ Càn Khôn, là 2 quẻ chủ yếu tạo nên Vũ trụ vạn vật, nhứt là cuộc tuần hoàn hạ ngươn mạt pháp, thì tất nhiên phải có sự tuần hoàn và tái tạo. Do vậy, Ngài nhận định lập một Đạo mới chính là do Trời, mà đại thể hóa thân ông Cao Đài là Ngọc Hoàng Thượng Đế, quả thật Ngài nhận định không sai.
      Xin trích ra đây 2 đoạn dịch đó:
      Quẻ bát Thuần Can : “Đại tai càn nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên, vận hành vũ thúy, phẩm vật lưu hành, đại minh chung thủy, lục vị thì thành, thì thừa lục long, dĩ ngự thiên, càn Đạo biến hóa, cát chính tỉnh mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi ly trình, thủ xuất thử vật, vạn quốc hàm ninh”
      Rõ ràng quẻ Càn là chủ thể của nguyên Khí (thuộc dương).
      Tiếp theo Quẻ Bát Thuần Khôn: “Không hậu tải vật, đức hợp vô cương, hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh, tẩn mã đại loại, hành địa vô cương, nhu thuận ly trinh, quân tử du hành, hậu thuận đắc thường, tây nam đắc bằng, nãi dự loại hành, đông bắc tán bằng, nãi chung hữu khánh, an trinh chi cát, ứng địa vô cương.”
 Càn khôn hai quẻ ứng hiệp là điềm trời chẳng sai. Nho học cũng uyên bác, Dịch học lại thâm thúy, thế vậy mà Ngài còn dâng mật khải mới chịu nhập môn cầu Đạo.
      Đến ngày 2 tháng 7, Ngài đến tư gia của ông Giáo Cư (Thầy giáo Cư dạy học ở trường Phú Hưng) nhập môn, từ đó Ngài thường lên Sài Gòn để gặp Ngài Ngô Minh Chiêu, chớ chưa phải theo hợp tác gì cả ...). Ngài được hầu một đàn cơ tại đây (cơ xây bàn), có một vị giáng cơ xưng là Huỳnh Liên Tiên Nữ cho một bài thi như sau:

Tùng tâm sở dục đắc thành công
Trợ đạo thánh hiền vô lượng giá
Hậu nhựt phong đăng khải vận trù
Thanh xuân thủy điệu chiếu hào cường.

....Cho Tài tìm hiểu.  Lúc bấy giờ có nhóm cơ bút ở Sài Gòn chưa dùng Ngọc cơ,

còn dùng cách xây bàn, ráp vần A-B-C ráp thành tiếng...
      Về Chơn Đạo, Ngài định tu theo Ngài Ngô Minh Chiêu, nhưng sau đó (Rằm tháng 10/1926) xảy ra cuộc biến tại Từ Lâm Tự ở Gò Kén Tỉnh Tây Ninh, cơ bút ở đây phong Ngài Ngô Minh Chiêu làm Giáo Tông , Ngài Ngô Minh Chiêu không chịu mà trở về Cần Thơ lập thảo lư tu tịnh. Rồi một số các Vị  khác như:  Ngài Nguyễn Ngọc Tương, Nguyễn Văn Ca, Trần Đạo Quang, ông Thơm, ông Phượng, ông Nguyễn Ngọc Điền, Ngô Đức Nhuận, ông Đài , ông Giản, ông Bản, ông Thanh, ông Bộ v.v... đều bỏ Tây Ninh đi lập phái riêng...)
      Năm 1927 Ngài bị đổi lên Biên Hòa, làm Thị Sát Trường Biên Hòa, Ngài thường đến chùa Đại Giác ở Cù Lao Phổ của ông Phước Sanh (Am Phước Sanh) hầu cơ.
 Đức Chí Tôn cho thi:
Ân cần môn đệ đắc đầu công
Đào Ty công danh khổ hãi hồng
Chưởng tánh minh tâm sanh Đại Đạo
Nê hoàn tảo đắc nhập kiền không.

     Khi tiếp tục học bài thi trên thì Đức Ngài tỏ ngộ chân lý Đại Đạo, nên quyết chí lo tu đơn. Ngài xin hưu trí, được nhơn nguyện, thiên tùng, từ đó các vị bằng hữu của Ngài mỗi người cho một chữ từ mẫu ráp lại thành chữ THIỆN PHÁP, nên Pháp danh Thiện Pháp của Ngài có từ đó, chớ không phải do Ơn Trên ban cho.
     Ngài hầu cơ, được Đức Cao Đài Tiên Ông dạy :

Nhược hư, nhược thiệt đắc trường sanh
Đạo hạnh công phu hiệp pháp thành
Hậu nhập phong đăng phương chứng quả
Hồng thời tịch mịch hiện Tam Thanh.

      Năm 1928 Ngài trở về cất am tu tịnh (gọi là Thiện Pháp Am) tìm ấn chứng trong Đạo Thơ. Ngài nhập đại tịnh 3 kỳ bá nhựt, thì vị đồng tử Thiện Nghiêm đem đến trao một bài thơ thi tứ tuyệt do Đức Lý Thái Bạch cho:

Quân tử sao yên một chữ nhàn
Nhàn sao nước mất với nhà tan
Tan tành ra sức bồi công đắp”
Đấp điếm cho yên việc trị an.

...Thi giao cho Thiện Pháp.

      Khi nhận bài thi Ngài suy nghĩ rằng mình đâu biết chính trị, nhưng Ơn Trên đã định thì xin hiến thân này cho Đạo, Ơn Trên dạy sao làm vậy. Bắt đầu Ngài xuất tịnh vô làng Phú Hưng cất Thánh tịnh Tây Tông, dạy bổn đạo tu tịnh, năm 1930 số bổn đạo có hơn trăm vị nam nữ. Theo chủ ý của Ngài Nguyễn Bửu Tài lập phái Tây Tông để đối với Đông Tông mà Ngài cho là Tây Ninh. Ngài nghĩ xưa đạo Phật có Nam Tông, Bắc Tông, nay buổi Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Giáo có Đông Tông và Tây Tông, một tu Vô Vi, một cơ Phổ Pộ. Nhưng sau đó Đức Chí Tôn dạy rằng: “Buổi Tam Kỳ Thầy khai Đại Đạo, Qui nguyên Tam giáo Phục nhứt Ngũ chi, không phân Đông Tây Nam Bắc, Thánh Giáo sẽ bị qui phàm...” từ đó Ngài bỏ ý định lập phái.

        
      Có điều diệu dụng là tất cả bổn đạo tu luyện theo pháp môn do Ngài truyền lại, người đau phổi được mạnh, đau bạch trượt được hết, già yếu suy nhược được phục hồi sinh lực.
      Đức Chí Tôn dạy cụ Bùi Sanh Tài thay thế quản lý Thánh Tịnh Tây Tông, từ đó người ta biết đến phái Tây Tông có 2 cụ Tài – Tài.

      Trong một đàn cơ tại Tây Tông, Ngài Ngô Minh Chiêu giáng đàn cho một bài thi như  vầy:
Ta xưa lầm lạc bởi nơi người
Nghịch lẫn cùng nhau cứ móc bươi
Bởi thế Chiêu - Tài không đặng hiệp
Ngày nay rõ thấu Đạo hơn mười.
     

III- ĐỨC GIÁO TÔNG NGUYỄN BỬU TÀI VỀ HÀNH ĐẠO Ở THIÊN THAI :

    

Mặc dù Đức Chí Tôn dạy ngài Nguyễn Bửu Tài trong hàng Thất Thánh lãnh đạo Tiên Thiên từ năm 1927 theo thiên cơ tiền định, song lý do thủơ đó Ngài còn làm Thị sát trường Biên Hòa và chí quyết của Ngài là tu cơ siêu thoát, nên chưa chịu nhận lịnh.
      Khi cụ Lê Thành Thân đem Thánh lịnh đến, thì Ngài nhận và đi dự Hội ở Bắc Đẩu Cung 3 ngày (14,15,16 tháng 9/1933) rồi đến Thanh Liên Đàn (ở Trà Vinh), là tư gia của bà Lâm Chương ở trung tâm Châu Thành Trà Vinh, tại đây lập đàn cơ,

    

Đức Hồng Quân Lão Tổ giáng cơ, hỏi:
-Thiện  Pháp! Hiền đồ xem Bắc Đẩu Cung như vậy rồi nghĩ sao?
-Ngài Thiện Pháp bạch:
-“Bạch Đại Tôn Sư: Nói Thánh Tịnh Tiên Thiên, mà sao môn đồ thấy toàn bàn thờ không có phòng tịnh? Tu Tiên Thiên là tu tánh lập mạng phối hợp tam bửu...?”
- Đức Tôn Sư dạy :
- “Phải! Hiền đồ biết Đại Đạo là hiệp âm dương – “Tánh mạng song tu”. Nhưng hiện thời anh em của hiền đồ còn chơi vơi nơi biển khổ, thì hiền đồ đành ngồi một chỗ mà tu độc thiện kỳ thân chăng?”
      Khi nghe Đức Tôn Sư Hồng Quân Lão Tổ dạy như thế, Ngài bèn cúi đầu xá, chịu vâng lệnh chỉ giáo của Ơn Trên,

    

mà ra dẫn độ chúng sanh.
      Sau khi dự lễ Bắc Đẩu Cung xong, đắc lịnh Ơn Trên về Tòa Thánh Thiên Thai ở đó lo phổ độ nhơn sanh. Thế là Ngài Nguyễn Bửu Tài đương nhiên nhận lãnh sứ mạng Thất Thánh hành đạo ở Tiên Thiên từ năm 1933, Ngài mới rõ ra là Thiên thơ tiền định của Đức Chí Tôn từ buổi đầu của cơ Đạo.
      Đến ngày 14,15,16 tháng 9/1934 Ơn Trên dạy cho Thánh Tịnh Tây Tông thêm 3 chữ  “Vô Cực Cung”, tức là không còn là phái Tây Tông mà là Thánh Tịnh Tây Tông Vô Cực Cung của Cao Đài Tiên Thiên và mở Đại Hội Long Vân lần thứ 11 tại đây, trong đại hội này có đấy đủ Thất Thánh, Thất Hiền về dự.
      Đức Chí Tôn cho biết trước Thất Thánh Thất Hiền và Tiên Thiên thọ nạn : từ năm 1931 đến năm 1933 mỗi đàn cơ của Tiên Thiên trong các lễ hội, Đức Chí Tôn đều dạy riêng Quý Ngài : Phan Văn Tòng, Nguyễn Bửu Tài, Nguyễn Thế Hiển, Lê Kim Ty rằng: “Thầy phong Thánh cho các con, rồi đây các con bị nạn vì Đạo, vì nhơn sanh.”
      Nghe Đức Cha lành dạy, tất cả đều cúi xá xin vâng, nhưng chưa biết rõ chừng nào bị nạn và bị nạn bao lâu, cách nào...?
      Đến năm 1938, Đức Chí Tôn đòi tất cả Thất Thánh Thất Hiền về Thánh Tịnh Tây Tông Vô Cực Cung hầu lịnh, dàn cơ đêm 30/8/1938, Đức Lý Đại Tiên Giáng cơ dạy Đạo, Ngài Thiện Pháp bạch:
      Thầy cho chúng tôi biết sẽ thọ nạn vì Đạo, vì nhơn sanh là bao lâu?
- Đức Lý Đại Tiên trả lời: “Một thời gian vô định!...”, rồi Đức Lý Đại Tiên dạy thiết lễ tiễn hành, trong tiệc ăn uống phải tươi cười, mỗi vị đạo hữu nam nữ , lớn nhỏ phải đọc một bài văn tiễn hành.
 Nghe qua câu chuyện hiếm có này, người viết tư liệu có cảm nghĩ như sau:
1- Đọc qua lịch sử Tôn Giáo, thấy chỉ có Giê-su đã biết mình sắp thọ nạn, nhưng không hề trốn tránh. Lịch sử không biết ca ngợi cái đức độ đạo đức cao thượng của Chúa Giê-su là dường nào, nếu đem so sánh với chư Tiên Phật trước Ngài thì không đúng. Vì lẽ đó, người ta nói gọn rằng:  “Chúa Giê-su vì chuộc tội chết thay loài người, nên chịu đóng đinh trên thập tự giá”. Thật ra thì nhà cầm quyền Đế Quốc La Mã thuở đó chỉ lùng bắt một số trẻ sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, với Chúa Giê-su cũng không có bao nhiêu. Vả lại thời gian qua đi, Chúa Giê-su đã lớn lên và thật sự đã đi truyền đạo....
2- Nếu ngày nay đem so sánh cái đức độ phi phàm của các Ngài chức sắc Cao Đài Tiên Thiên với Chúa Giê-su xưa kia, thì cái cục diện xã hội khác rất xa... Vậy thì Đức Chí Tôn và Chư Phật Tiên vì lẽ gì mà định cho các Ngài phải thọ nạn tù đầy, có thể là chết mất (có 3 người bị tra tấn chết đó là ông Lê Quang Nghiêm –Phối Sư, Huỳnh Văn Di (tự Giỏi) Phối Sư, Mai Chí Thuần Phối Sư), mà không chỉ cho con đường lánh nạn. Nếu cho là các Ngài thọ nạn vì Đạo, vì nhơn sanh, có lẽ không còn lý do nào giải thích khác hơn?
3- Thế, tại sao một số con cái khác của Đức Chí Tôn cũng là nguyên căn thiện chưởng, mà lại được thong dong nhàn hạ, rồi những đứa con tận hiếu, tận trung này lại chịu tù đày lao lý khổ sở chết sống thế kia? Nếu bảo giống như Chúa Giê-su thì chưa phải, vì Chúa Giê-su là giáo chủ hữu hình, còn những chức sắc Cao Đài Tiên Thiên này là những chức sắc bình thường như các Thánh Tông Đồ của Chúa mà thôi.
      Qua những điều cảm nghĩ nêu trên, giúp thêm kiến thức khoa học cho chức sắc tín đồ Đạo Cao Đài, để đánh giá sự hi sinh cao cả của các vị tiền nhân và đánh giá lại đức tin của họ, làm nổi bật vai trò sứ mạng Tôn giáo dân tộc : Nếu chẳng như thế thì lịch sử phụng đạo yêu nước của Tôn giáo dân tộc đâu được Nhà nước và quốc dân công nhận ?

IV- ĐỨC GIÁO TÔNG NGUYỄN BỬU TÀI THỌ NẠN:

                                                                       Đến năm 1940 thì Đức Ngài Giáo Tông Nguyễn Bửu Tài và Cụ  Thiện Tịnh ( Huỳnh Công Khai ) cùng trên 36 chức sắc khác của Cao Đài Tiên Thiên bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, rồi kêu án 5 năm khổ sai, 10 năm biệt xứ (74), đày ra Côn Đảo.
      Thời gian đi tù ở Côn Đảo, Ngài và số chức sắc ngoại giao với giám thị Pháp (vì quí Ngài học Pháp ngữ rất giỏi) xin lập một Thánh Thất ở Côn Đảo có tên gọi là Côn Lôn Thánh Thất, xây dựng xong tháng 7/1945 (gần miếu Tiên Sư, sát lộ đá mé biển trước mặt trại IV). Không rõ sau này quyền sở hữu lãnh đạo Thánh Tịnh Côn Lôn thuộc về ai...?
      Vào giờ Dậu 14/7 năm Giáp Thân 1944, khi ngồi thiền định tại khám giam nơi Côn Đảo để tưởng nhớ ngày lễ lớn, bỗng chơn thần của Đức Thiện Pháp xuất đi về giáng đàn tại tư gia của Cụ Nguyễn Trọng Quyền ở Sóc Sải-Bến Tre (vì Châu Minh Đàn hiện giờ còn bị đóng cửa, nên một số chức sắc lén lút lập đàn tại tư gia).
Phò cơ : Trần Thừa Khưu
  Tiếp Điển:
THI
Thanh khiết muôn năm giúp đạ
o trời
Vân vu khắp chốn chín từng vơi
Đồng lai ứng chực Tiên Thiên điển
Tử xuống cho hay có lịnh dời.

Chào chư phận sự, thành tâm tiếp lịnh Đại Thánh, ta xin lui...
Tiếp điển:
THI
Tề tựu Nam bang giúp đạo mầu
Thiên khai huỳnh đạo ngũ hành thâu
Đại từ ân xá thời kỳ chót
Thánh bút kêu Cao ......
 (Tề Thiên Đại Thánh cho bài thơ tứ tuyệt, câu chót còn 3 chữ không nói nữa, tùy người đọc thêm vào, là ý gì...?)
 Ta chào chư hiền đồ thành tâm cầu nguyện đặng Tôn sư đem chơn linh một vị hướng đạo xuất chơn thần về đặng trả lời những tai biến của Đạo cho các hiền đồ được tường tận.
 Tôn sư lui...
  Tiếp Điển:
THI
Nguyễn về thấy cảnh dạ âu sầu
Bửu vật Tây – Minh (75) bị kẻ thâu
Tài sức bao nhiêu do số định
Chí tâm giữ dạ một sòng nâu.

Anh chào chư hiền đệ, chư hiền muội, chư hiền an tọa nghe Anh bày tỏ...(76)

Văn bài
Trong giờ Dậu anh đương an  tịnh
Bổng phút đâu có lịnh Tề Thiên
Xác thân ở đấy tham phiền
Dẫn hồn trở lại điện tiền gia trung
Nhớ trong lúc gặp chung trong khám
Cùng ba em đâu dám lời chi
Đó là phụng mất cánh vi
Bị người còng trói như qui bị đè
Anh nhắc lại chua the nào xiết
Anh nhớ khi ly biệt gia đàn
Nhắc ra lệ ứa trề tràn
Nhớ  lời Thầy Mẹ hai hàng lệ sa!
Ngoài Côn Đảo cách xa biết mấy
Nơi Châu Minh nào thấy chi đâu
Bốn năm đằn đặc lệ sầu!
Gương trong hồ thủy anh hầu quên đâu
Phận chí sĩ cung đâu nào nại
Đại trượng phu tứ hải vi gia
Non sông thủy thổ là nhà
Đi theo tiếng gọi thiết tha giang hồ
Phận anh đây đơn côi thế quạnh
Cũng một lòng chí lãnh đạo Trời
Dẫu cho xương nát thịt rơi
Không quên lời thệ không dời đạo tâm
Trong lúc tối canh thâm nào biết (78)
Tỵ, Lợi kia hung kiết dường bao (79)
Thứ cùng mấy bạn đi sau (80)
Mất còn chưa biết tù lao nơi nào?
Anh nhắc đến dào dào nơi dạ
Anh nhớ khi hỉ hạ nơi chùa
Một năm thì có bốn mùa
Thu qua Đông Hạ cũng mùa đáo xuân
Tròng mắt ứa rưng rưng giọt lệ
Nhìn chúng sanh dâu bể nào an
Thương em trong cảnh dinh hoàn
Tang thương khổ hải đoạn tràng thiết tha!
Trên cùng dưới anh hòa em thuận
Dưới cùng trên đặng vững đạo mầu
Đó là ta bắt nhịp cầu
Vượt qua bể ngạn về chầu Diêu cung
Nơi khám trung lao lung nào sợ
Nghĩa quân ân trả nợ cho rồi
Đó là nhân quả luân hồi (81)
Hôm nay phải chịu chung nhồi tội căn (82)
......................................................
Nhớ thuở trước Huyền Trang lên đảnh
Nghĩ bao lần Đại Thánh vào non
Hôm nay thanh sử vẫn còn
Sách kinh lưu để nước non bấy chừ
Bên Âu Mỹ cũng như đất Việt
Xưa Giê-su thảm thiết dường bao
Đóng đinh thập tự máu đào
Đem thân trả nợ đồng bào mới hay
Kìa bốn biển Cao Đài đã sắp (83)
Nơi Ngũ Châu thiết lập trận đồ (84)
Chờ khi mặt nhựt chiếu vô
Thầy tăng xếp giáp cuống cờ về quê (86)
Khuyên chư đệ cơ đồ thước mực
Hỡi em hiền dìu dắt nhau lần
Cuộc đời khác thể phù vân
Quyết qua cho khỏi cảnh trần về Tiên
Khuyên em em ráng cần siêng...

THI
Đêm tàn canh vắng tiếng kêu ca
Bút tỏ khuyên chung giữ chữ hòa
Nhớ anh kẻ tài rơi lụy ngọc
Thương người chí sĩ giọt châu sa
Đem câu bác ái khuyên sanh chúng
Dụng chữ công bình sửa quốc gia
Bốn bể đua tranh gây thảm họa
Rèn lòng đạo đức hưởng ân Cha.
Đêm đã tàn, giã các em, Anh trở lại xác thân nơi Côn Đảo...
Quờn bạch : Anh Lớn có cần gởi Thánh giáo này về cho Chị Lớn không?
Đức Ngài trả lời : “Không cần, ba bửa có người đến lãnh,... Ta lui...(87)”
 Sao y bổn điển số 177/BTT-BHTL Ngày 14/10 kỷ Hợi 1959.
 

TM. Ban Thường Trực Hội Thánh   Ngọc Chánh Phối Sư
(Ký tên – đóng dấu)
Ngọc Ngợi Thanh

( Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên thời buổi nầy đã có Ban Thường Trực, Cụ Nguyễn Văn Ngợi thuở đó là Ngọc Chánh Phối Sư Trưởng Ban Thường Trực.)
      Đến ngày 23 tháng 8 năm 1945, Cách Mạng cướp chính quyền Pháp trong tay Nhật (Nhật đầu hàng đồng minh). Nước Việt Nam độc lập, tù chính trị từ Côn Đảo được Chánh Phủ Việt Nam rước về quê hương, trong đó có trên 30 chức sắc Đạo Cao Đài Tiên Thiên.
 Khi về đến quê hương, nửa tháng sau Anh Cả Giáo Tông Phan Văn Tòng đã qui tiên vì bị tra tấn nhiều hơn ai hết từ khám lớn Sài Gòn, Anh cố sức chịu đựng ở Côn Đảo 5 năm, về đến quê nhà bị kiệt lực, nên Anh đã viên tịch. Anh cũng nhìn thấy đất nước độc lập, song cũng còn phải tiếp tục kháng chiến 9 năm sau (đến 1945), Anh cả trăn trối: “Các em hãy tham gia kháng chiến cho đến cuối cùng”.
      Trong lúc nầy, Thánh Tịnh Tây Tông bị quân đội chiếm đóng, số bổn đạo Tiên Thiên hoang mang tứ tán trong lúc các chức sắc bị bắt nên họ ngã lòng thối chí, chẳng biết nương tựa vào đâu?...
      Đến 25/10/1945 Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam, Cách mạng rút vào bưng biền, Bác Hồ kêu gọi trường kỳ kháng chiến. Năm 1947 Cụ Cao Triều Phát vào bưng biền lập Cao Đài Cứu Quốc trong Mặt Trận Việt Nam, tổ chức Hội Thánh Duy Nhứt, toàn Đạo Cao Đài Tiên Thiên tham gia.
      Thời điểm này Đức Ngài Nguyễn Bửu Tài tạm lánh ở nhà người bạn tên Phòng, lập nhà đàn Thiên Linh Đàn ở Bến Kéo (Tây Ninh) mục đích cầu cơ xin qui tụ bổn đạo Tiên Thiên, nhưng Ơn Trên không cho và  dạy Ngài tạm ẩn mình tu luyện.
      Đến năm 1952 Thánh lịnh Thầy đòi Ngài trở về Sài Gòn ở Liên Hoa Đàn (nhà bác sĩ Cao Sĩ Tấn) 12/8/1952 an dưỡng một thời gian.
 Ngày 16/7/1954 có lịnh Ơn Trên dạy Ngài trở về Tây Tông an dưỡng.

    V – ĐỨC NGÀI NGUYỄN BỬU TÀI THỤ PHONG GIÁO TÔNG CAO ĐÀI TIÊN THIÊN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ:

                       

Ngày 1/7/1954 Thánh lịnh Đức Chí Tôn giáng cơ dạy:
  THI
Ngọc lòa chiếu diệu khắp càn khôn
Hoàng diện khai môn đạo bảo tồn
Thượng giáo công dân ân sắc tứ
Đế truyền khải đạo để tuyên ngôn.
     Đức Chí Tôn dạy ông Nguyệt Đức Tinh sắp đạt nghi lễ đến Tây Tông rước Ngài Nguyễn Bửu Tài về Châu Minh an tịnh nơi Cổ Viện Tàng Thư chờ lịnh... Đức Ngài đắc lịnh hiệp cùng cụ Huỳnh Văn Ngài và chị Bùi Thị Bông (88) đi Giồng Bướm (Bạc Liêu) để gặp cụ Trần Huy Liệu- Đại Biểu của Chánh Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký hứa 3 điều:
1/ Chống mua chuộc lôi kéo của giặc, đòi thi hành hiệp định Génève (1954).
2/ Bảo vệ thành quả Cách mạng trong Cao Đài Tiên Thiên, bảo vệ cơ sở và cán bộ Cách mạng.
3/ Không để thanh niên Đạo đi lính cho giặc và các tín đồ không làm tay sai cho giặc.
      Đồng thời tiếp nhận Huân Chương Độc Lập của Chánh Phủ ban tặng cho Cao Đài Cứu Quốc tỉnh Bến Tre mà Cao Đài Tiên Thiên là nồng cốt. Do Đức Ngài Nguyễn Bửu Tài trước đây (1933) về hành đạo ở Tiên Thiên theo đường lối phụng Đạo yêu nước, được kết nạp thành viên của Hội Kín Nam Kỳ, thành viên Cao Đài Cứu Quốc (1947).

Tiếp nối lãnh đạo truyền thống yêu nước của Cao Đài Tiên Thiên hiện nay.
      Ngày 13/8 Ất Mùi 1955: Đức Chí Tôn giáng cơ dạy ngày Đại Hội Chuyển Hóa Bình Linh, tái lập Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên.
Thi
Quyền sắc Ngọc minh chuyển thượng đời
Chúng sanh Hoàng thiện phục quy hườn
Huyền linh giáng lập Tiên Thiên đạo
Nguyên vị thế thay thiên hiệp nhơn.
           (Đọc thuận nghịch)   Đức Chí Tôn điểm nhuận thành lập chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên.
* Cửu Trùng Đài Nam Phái:
1 – Phan Lương Hiền     Thích Chưởng Pháp
2 – Nguyễn Bửu Tài      Đạo Chưởng Pháp
3 – Trần Văn Tấu         Nho Chưởng Pháp
4 - Nguyễn Văn Trân    Thái Đầu Sư
5 - Phan Khắc Sửu       Thượng Đầu Sư
6 – Đặng Văn Huẩn       Ngọc Đầu Sư
7 – Bùi Văn Huỳnh        Thượng Chánh Phối Sư 
8 – Huỳnh Văn Ngài      Thái Chánh Phối Sư
9 – Nguyễn Văn Ngợi     Ngọc Chánh Phối Sư
* Cửu Trùng Đài Nữ Phái:
1 – Võ  Thị Ngọc Ngà     Nữ Đầu Sư
2 – Lê Thị Dung            Nữ Chánh Phối Sư
 Kế đến có Cửu Viện nam phái, Lục Viện nữ phái. Mỗi viện có chức sắc Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hữu, Lễ Sanh làm Viện Trưởng, Viện Phó, Từ Hàn, Thư ký…
 * Hiệp Thiên Đài:
1 – Nguyễn Văn Nguyên   Thượng Phẩm
2 – Nguyễn Thái Bình       Thượng Sanh
3 – Lê Quang Tiểu           Bảo Pháp
4 – Hồ Văn Bình              Bảo Thế
5 – Trần Thừa Khưu        Bảo Đạo
        Kế tiếp có Thập Nhị Thời Quân, Giám Đạo, Truyền Trạng, Sĩ Tải.
       Thời kỳ nầy, Cao Đài Tiên Thiên rất sung mãn, trên thuận dưới hòa nhứt hô bá ứng. Có 9 Họ Đạo Tỉnh, 108 họ Đạo cơ sở, trên 1.200.000 ngàn tín đồ, Hội Thánh mua 11 mẫu đất xây dựng Châu Minh Đàn làm Tòa Thánh.
       Ngày 1/8 Ất mùi 1955 Đức Chí Tôn dạy cụ Nguyễn Văn Ngợi trao Thánh lịnh bằng Pháp ngữ cho Ngài Thiện Pháp:

CHERS ENFENTS
 Fo viens vous annoncer la presence d’un saint Esprit, comme fe vous evais promis.
“L’ivalution progessive des bvieurs humaines vous oblige d’avoir une evolution sqaritulleau degre’absolu pour lutter contre la dotrustion universelle. Done use capaccite de tel medium vous scranivessaire.
“Lapropagation de ma doctrine ostuniverslle;fe ne vous eu veus, mais clest votre promesse qui vous pousse à renplir votre tâche, pour que fo ne guisse vous forcor”
“Thiện Pháp l’aine’ des ainésest la symbole de ma doctrine”
“Huỳnh Đức à qui fe donne la directive de ma religion, est mon otage auprés le Grevernent.”
“Tâche Thiện Pháp ! Efforcetoi Huỳnh Đức !... A vous deux, fe confie Mrs adgites.
“C’en est assex”

      

Ngày /12 Ất Mùi 1955 – Đức Lý Thái Bạch giáng đàn dạy Ngài Thiện Pháp nhập đại tịnh, để tiếp trọn Tiên Thiên điển, hầu ra lãnh sứ mạng kỳ chót hoằng dương nền Đạo.
       Ngày 9 tháng giêng Bính Thân 1956 Đức Chí Tôn dạy Ngài Thiện Pháp nhập Đại tịnh đến 15/2 sẽ tỏ ngộ huyền vi.
       Ngày 15/1 đến giữa năm Bính Thân 1956 – Đức Lý Giáo Tông dạy Thiện Pháp nhập Đại tịnh 120 ngày, với sứ mạng Chưởng Quản Cửu Trùng Đài, rồi ra lãnh sứ mạng Quyền Giáo Tông đời thứ II của nền Đạo.
       Ngày 15/2 Bính Thân 1956 Đức Chí Tôn dạy :
 Thi

Con Thiện Pháp vẹn toàn nền móng
Giàu con thơ dù lộng đậy che
Nắng xanh chan chứa rưới mùa hè
Nhờ ơn Đức Cả con nghe hiểu à!
 

      

VI. LỄ  ĐĂNG ĐIỆN GIÁO TÔNG TẠI TÒA THÁNH CHÂU MINH :    

Đức Giáo Tông Thiện Pháp đi lên Cửu Trùng Thiên                                        Lễ Đăng Điện                                           

      

       
- Đàn Tý Thời ngày 14/6 năm Bính Thân 1956:
Thi
Ngọc lành thầy rưới khắp nhơn gian
Hoàng Thượng canh thâm tỏ bút vàng
Thượng hạ sanh linh chung lịnh phán
Đế truyền Vương Mẫu tiết thu sang.
   “..

      

. Lý Giáo Tông lãnh mạng từ bấy lâu chịu phần sắp đặt hữu vi, kỳ này các con nhớ ngày khai đạo Chánh Ngoạt Sơ Bát Nhựt Kỷ Niệm...”
 “Thầy ban ân lành cho Chưởng Quản Cửu Trùng Đài được khắc ấn thi hành quyền Giáo Tông, phải đại tịnh chờ đến kỳ lễ vía Chánh Ngoạt, Sơ Bát, Mậu Tuất. Thầy hiệu triệu cả Tam Giang về dự Đại Hội Vạn Linh Đăng Điện Giáo Tông

      

– Hộ Pháp – Lạc Thành Tổ Đình Tòa Thánh đó nghen...”
Bài
Cảnh Tổ Đình nhơn sanh hiệp sức
Con nữ nam tận lực thi đua
Để tâm mỗi trẻ giúp vừa
Kịp kỳ Đăng Điện Thầy tua ban truyền
Con mỗi đứa mối giềng gìn giữ
Hiệp sức nhau kinh sử nấu sôi
Tam Đài ráng tạo cho rồi
Kịp ngày Đại Hội con ôi hoàn thành.
        Ngày 18/6 Bính Thân 1956 – Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy:
  “... Trong  kỳ Lễ Vía Đức Chí Tôn Tam Nhựt Đàn: Sơ Bát, Sơ Cửu, Sơ Thập, Lễ Lạc Thành Cửu Trùng Đài cùng Sơ Khai Đại Hội Vạn Linh lập Tam Khải Hoàng Môn và tạo Cửu Trùng Thiên làm Lễ Đăng Điện Giáo Tông Hộ Pháp đăng đàn được tuyên ngôn cùng truyền cáo trước Vạn Linh nơi Cửu Trùng Thiên.
      Ngày 8-9-10 tháng Giêng Mậu Tuất 1958:
      Đại Hội Vạn Linh I được cử hành vô cùng long trọng tại Tổ Đình Tòa Thánh Châu Minh là Lễ Đăng Điện cho Giáo Tông và Hộ Pháp, có hơn 2 vạn (20.000) người từ khắp Tam Giang về tham dự.       
      Hộ Pháp Huệ Đức- Thượng Phẩm Bảo Tịnh Quang- Thượng Sanh  Đại Đức Chơn Sư.
      Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên lúc này có đủ Giáo Tông – Hộ Pháp hữu hình, đi vào thực hiện Quyền Pháp Chơn Đạo để đưa người tu đạt cơ siêu phàm nhập Thánh. (89) 
      Ngày 29/9 Mậu Tuất Đức Ngài đăng Tiên tại Thiên Lý Mật Truyền, Hội Thánh cử hành Lễ Tang 9 ngày tại Tòa Thánh, Kim Thân của Ngài được an táng tại Thiên Lý Mật Truyền (nay là Bửu Tháp) Hội Thánh có đắp cốt của Ngài để tượng trưng.
      

VII. PHẦN TRỨ TÁC KINH ĐIỂN:
 Từ ngày Đức Ngài Thiện Pháp thọ pháp nhập môn Cao Đài đã trứ tác các kinh sách như sau:
1- Thiệt Hành Tam Ngũ
2- Đạo Thơ Trích Cẩm, Đạo Gia Tang Lễ
3- Phiên dịch kinh Quan Âm bí giải
4- Phiên dịch Châu Tử gia huấn
5- 72 Bài Thuyết Đạo
6- Đại Đạo Nguyên Lưu (phiên dịch)
7- Tam Thừa Phân Luận  (phiên dịch)
8- Tam Bửu Hiệp Luận (phiên dịch)
9- Tam Bửu Phân Luận (phiên dịch)
10- Huệ Mạng Kim Tiền (Liễu Bá Dương)
11- Tiên Thiên Chánh Lý và Tiên Phật Hiệp Tông (phiên dịch)
12- Huyền Diệu Cảnh của Lý Trần Tử và Lý Xương Nhân
     (phiên dịch)
13- Lữ Tổ Chỉ Huyền Thiên (phiên dịch)
14- Chú thích 50 đôi liễn đạo
15- Mạnh Tử Thất Thiên (phiên dịch)
16- Lễ Ký Thiên Tế Nghĩa (phiên dịch)
17- Trung Dung (phiên dịch) có thêm phiên chú.

 
PHỤ TRANG   Đoạn văn bài này do Đức Giáo Tông Nguyễn Bửu Tài viết khi còn ở Côn Đảo để ôn cố cuộc đời tu của Đức Ngài.
(Xin chép lại để bổ sung cho lược sử của Đức Ngài và cũng để kết luận)
Nam bang khổ tận cam lai
Hạ ngươn Đạo mở vớt rày nguyên nhơn
Nghe Thượng Đế cơ thần khai Đạo
Chú ý xem truyền giáo thế nào
Thánh Tiên thi phú nhiệm mầu
Quả trần độ thế xin vào tu thân
Ngày mùng hai Bính Dần (1926) tháng Bảy
Xin thiết đàn dâng khải nghiêm trang
Nhập môn đăng lạy Ngọc Hoàng
Đó thật bổn ý hoàn toàn tối sơ
Ngày nghỉ lên hầu cơ Tây Cống
Huỳnh Liên Cô nói rộng thế này:
“Tùng tâm sở dục đắc thành công”
“Trợ đạo Thánh Hiền vô lượng giá”
“Hậu nhựt phong đăng khả vận trù”
“Thanh Vân thủy điện chiếu hào cường”
Hiểu đâu đặng trọn nghĩa này
Song cũng cương quyết theo Thầy học thơ
Nào hay đâu thiên cơ vận chuyển
Trường làm reo kiếm chuyện đổi đi
Biên Hòa tỉnh dạy lớp nhì
Rảnh giờ theo bạn còn mi vào chùa
Cù Lao Phố trong chùa đại Phật
Thấy phước sanh nhập thất có mòi
Đạo thơ tìm mua để coi
Kim đơn Đại Đạo cho lòi mối manh
Thường đêm thanh lập đàn học Đạo
Thì Cao Thiên chỉ giáo có câu:
“Ân cần môn đệ lập công đầu”
“Đào Ty công danh khổ hải hồng”
“Chưởng tánh minh tâm sanh Đại Đạo”
“Nê hoàn tảo xuất nhập kiền khôn”
Đọc thi hiểu chút lý sâu
Bèn sinh lý sự dốc cầu Đạo cao
Nhưng chưa rõ trước sâu chân quyết
Quan Thánh thừa ngày Tết cho thi:
“Nhị bát nguyên lưu tại ấn đường”
“Lưu tâm mạc phóng đáo thiên đường”
“Đạo mạch tồn thần do khẩu quyết”
“Huyền vi thọ mạng thủ kỳ phương”
Rõ là khai khiếu sơ cơ
Đành rành Tiên Thánh dùng cơ chỉ đàng
Vậy mà còn hành tàng chưa hản
Quyết phiêu lưu tìm bạn ngộ kinh
Phật tiên cũng thấu tục tình
Cũng dùng cơ bút huyền linh chỉ bày:
“Kỷ niên kỳ tích tại hàn song”
“Kim nhập lâm sơn ngộ đẩu ngưu”
“Tánh mạng song tu minh chí thiện”
“Thử phiền đoán hứa tánh danh dương”
Khẩu quyết sau trước tận tường
Trở về nhập định cho an sở quyền
Thần hấp thụ Tiên Thiên tổ khiếu
Hữu kì trung yếu yếu minh minh
Trúc cơ bá nhựt luyện tinh
Tinh hầu hóa khí lịnh đình lạ thay!
LỊNH
“Quân tử sao yên một chữ nhàn
Nhàn sao nước mất với nhà tan
Tan tành ra sức bồi công đắp
Đấp điếm cho yên việc trị an”
Đọc Thánh lịnh một mình suy nghĩ
Tôi trí gì trên ní việc này
Song phải kính vâng lịnh Thầy
Hiến dâng cho Đạo từ đây mới là
Bèn lập tức ly gia lập thất
Hiệu Tây Tông độ bậc thành tâm
Nhập tịnh nam nữ trót trăm
Song điều vi diệu thậm tâm chưa tường
Chưa qui xuất mà bươn xuất tịnh
Thì sao cho kiên vĩnh khí thần
Xét ra cũng vì nguyên nhân
Nhứt là công quả phải cần bòn thêm
Xảy ra có chuyện không êm tại thất
Tránh sân si rạch đất phân ly
Kế Minh Tự đem đàn cơ
Đức Lý sắc lịnh đòi Tài giao du
Tổng Trà Cú khương di cất tịnh
Bắc Đẩu Tinh thuộc tỉnh Trà Vinh
Kết bạn bá đào em anh
Giúp ba ngày hội tán thành Tiên Thiên
Ngày đầu tiên Thanh Liên hầu lịnh
Đức Hồng Quân hỏi tính thế nào?
Tài bạch: Thánh tịnh mà sao
Trong ngoài thấy những bàn cao để thờ
Đại Đạo vốn trúc cơ luyện kĩ
Sao Tiên Thiên Tôn chỉ khác xa?
Đáp rằng: Đạo hiệp Tam gia
Nhưng Đạo Thượng Đế kỳ ba Đại Đồng
Vì hiền đồ chưa thông Thánh ý
Mưu đồ hư luyện kĩ tồn thần
Nỡ đành độc thiện kỳ thân
Mà để sanh chúng giữa chừng bến mê
Vâng lời dạy lo bề phổ tế
Giúp Đẩu Cung chẳng thể thất nhà
Giữa Hội Thầy ban sắc ra
Phối Sư Thái Thượng cho nhà Tài Thanh
Kế Thiên Thai Trường Canh dạy đến
Giữa Thánh Tòa vâng lịnh bề trên
Đài Cửu Trùng vừa cất lên
Lịnh thiết Đại Hội “Hiệp Liên Nhơn Hòa (1933)”
Gửi tuyên bố khắp ra chư tịnh
Đại hội kì đắc lịnh phải về
Chứng đàn phong Thánh Thầy phê
Đầu Sư Thất Thánh đề huề Thầy phong
Ngọc Dương Quang cửu linh tuyên bố (mất)
Cách chợ Mỹ Lộ số chín cây
Lạc thành cơ phát kinh Thầy
Hiệp đồng Minh Tự hội này có đi
Hiền Thiên Võ gần thì Cai Lậy
Trong bổn tịnh gửi giấy mời sang
Khánh thành tam nhựt Đại đàn
Tý Ngọ ngưng Thánh đàn hoàng lễ nghi
Ngũ Đài Võ hội kỳ chỉnh bị
Tam nhựt đàn thiên ý truyền ra
Tiên Thiên Đạo hữu gần xa
Đều về chầu lễ thật là nghiêm trang
Thanh Sơn Hỏa lập an Thánh tịnh
Đồng Tháp Mười có lịnh khánh thành
Keo cư thủy đạo hành trình
Mà tam nhựt dạ môn sinh đồng vầy
Kế An Lạc Huỳnh My khai hội
Cách Cai Lậy đồng nội tạo thành
Ba ngày hội đủ em anh
Bộ là chủ tịnh tánh tình hiền lương
Ngọc Hư Cung chưa an cảnh tịnh
Tam nhựt dạ trên định khai quang
Thuộc Đề Ngạn, gần Trảng Bàng
Khỏi Ba Cụm thì sang đạo tràng
Hiệp đồng dệt Hòa An Phổ Hóa
Hội thiệp mời tất cả tín đồ
Mỹ Tho Nhị Quí trương phô
Cơ quan Huyện Lợi giúp vô hoàn toàn
Ngọc Nữ Đài vừa an sắp đặt
Thỉnh Tài Ngàn giải ngặt hội này
Côn đồ hăm dọa bấy chầy
Duy giờ nghinh Thánh mưa lầy ước mê
Cửa Khúc Tòa có bề xây rộng
Tín đồ đông tác cộng vẻ vang
Lịnh thiết nhiều Hội trang hoàng
Lớp thì mở lịnh lan tràn điểm công
Kế lịnh đổi Tây Tông làm tịnh
Vô Cực Cung hiệu lịnh thêm vào
Tại Phú Hưng kiến trúc mau
Bạch Long Cung giúp công lao tín đồ
Phái vô vi trương phô đạo sự
Núi Ngũ hành Long Nữ hiến châu
Bốn nền tánh mạng song tu
Hai đài thất phẩm công phu cửu hườn
Hiệp Thiên Đài Lôi Âm Bạch Ngọc
Cửu Trùng Đài nằm dọc trung ương
Bát quái Đài ở Đông Phương
Đông Tây tả hửu lưỡng lang kề liền
Đồng tử ngụ Hiệp Thiên nam nữ
Thiên Phong Đường trị sự chủ trương
Tam nhựt thập nhứt Long vân
Tỵ Lê lòng nóng đạo tràng bình an
Khuya đêm chót lập đàn đải lịnh
Nhưng đồng tử chẳng định thần cơ
Hiệp Thiên đệ nhị mãn kì
Pháp Đàn Bắc Đẩu Khương Di nản lòng
Thiện Pháp toan lập công tại Tịnh
Dự Hội Kỳ có lịnh mới đi
Châu Minh Đại Hội đến kỳ
Tiên Thiên Tòa Thanh thế vì Thiên Thai (1936) (89)
Việc quan trọng thi tài đồng tử
Chuyển đệ tam nhiệm vụ các kì(90)
Ngọc Lịch (91) đắc lịnh ra đề
Thiện Pháp chấm vở chẳng  hề vị ai
Tịnh An Thiên  ở rày Cái Muối
Đại Hội khai nhằm buổi nhân hòa
Thiên thời địa lợi đủ ba
Cai Khánh chủ Tịnh, tịnh mà ốm xanh
Ngọc Sơn Quang Mậu Thanh gởi thiệp
Giám khảo đòi đến kịp hội thi
Đến Cái Nhum hỏi đàng đi
Ba ngày đại hội chấm thi Tử Đồng
Minh Đức Đàn thiệp phong gởi đến
Hội ba ngày vâng lịnh Ơn Trên
Thuộc Tây Ninh giáp Cao Mên
Đường đi đá đỏ hai bên những rừng
Hư Vô Cảnh hội mừng tình lập (theo Minh Chơn Đạo)
Thỉnh Thiên Phong về kịp chứng đàn
Phụ thuộc thập tịnh Hậu Giang
Tịnh nghèo lại cất khô khan giữa đồng
Kim Thành Long thành công kiến thiết
Lịnh hội khai thỉnh hết tịnh đàn
Thuộc Hạt Mỹ giáp Tân An
Tại trụ hai tỉnh hai ngàn ông Văn
Đạo Long Đức lòng hoằng đạo đức
Tạo Thiên môn hết sức khó khăn
Đại Hội xin phép đủ bằng
Mà còn có chuyện lăng nhăng với đời
Hắc Long Môn thiệp mời Đại Hội
Hạt Bạc Liêu đồng nội Lung Chim
Chủ tịnh ông Lê Quang Nghiêm
Tuổi già lại bịnh, tánh khiêm từ hòa (92)
Bạch Long Cung Hoàng ba ngày lễ
Phướn năm cây chuyển kể hơn người
Thử cơ, cơ đáp đúng lời
Cho nhiều huyền điệu mà đời chưa tin
Tinh Bồng Lai  tuồng trình mở cửa
Lễ Lạc Thành bữa đạo tràng
Lái Thiêu đời vẫn rình đàn
Nhưng xong đại hội vẫn an mọi bề
Long Am Tịnh  thuộc về Hạt Mỹ (độc lập)
Phước thiên đạo bền bỉ đức tin
Lân hiện là hiệu thái bình
Cửu tinh đăng chiếu quân minh thay đời
Cửu Huệ Đài nhằm nơi hổ huyệt
Dùng huyền linh tận diệt tà ma
Đến nay xem cũng an hòa
Nhờ công Minh Tự ngồi ba ngày dài
Ngọc Thanh Quang an bày tịnh thất
Cơ ngàn thanh phụ cất Hiệp Thiên
Đại Hội vận chuyển bình yên
Bộ đạo ít số Tiên Thiên tín đồ
Trước Lý  ở đường vô Phú Thọ
Minh Đài  thành nhờ có đạo tâm
Tư Mắt chủ tịnh ít năm
Rồi qui quả vị xác nằm phía sau
Đạo Đai Thanh biết bao lao khổ
Cất Lư Bồng  là chỗ Thần Tiên
Long mã tượng hiệp chân truyền
Môn sanh Gò Vấp kết liên đại đồng
Hắc Hổ đạo quả công vô hạn
Đại Hội khai lập bảng phong thần
Ghi danh đệ tử song thân
Khương Thượng chứng lễ đả thần cầm tay
Tịnh Bạch Long đắng cay nhi

      

Trở lại Mục Lục