Người xưa có câu : (Thiên lý tại nhân tâm). Điều ấy quá đúng với
mọi trường hợp phát triển của các cơ cấu cứu thế xưa nay.Mọi việc ,
ban đầu nghe như do người sắp đặt nhưng đến khi hiểu thấu Thiên
cơ mới biết trong đó có bàn tay của Trời vậy.
Nhưng đây là một vấn đề thuộc siêu-hình-học khó giải thích
bằng ngôn ngữ thông thường, có điều chắc chắn là khi một Chơn
truyền đạo giáo ra đời không thể không gặp những chướng ngại, bởi
vì không phải tất cả những đệ tử đều hiểu về chơn truyền đó như
ý nhà Giáo chủ. Ta thấy Thánh Pierre còn phải chối Chúa đến ba lần
trong một đêm mà đức Jésus sắp về trời; hay thái độ của Vajiputra
trong việc cải cách 10 điều luật của đức Phật để lại. Những sự kiện
ấy cho ta thấy rằng đạo giáo nào cũng phải trải qua một hay nhiều
biến đổi có thể trở thành sai biệt với chân truyền của giáo chủ lúc ban đầu.
Trong đạo Cao-Đài ta cũng thấy có công lệ đó. Đức Ngô
minh-Chiêu, người thọ bí pháp của đức Cao-Đài từ mấy năm nay,
xuất hiện như một cá nhân tiên khởi với khả năng tu học và tiếp
(1) Ở đây đức Chí-Tôn dạy ông Ngọc-Lịch-Nguyệt trước theo đạo Minh
Sư nên biết bửu pháp. (Lời chú của ông Thuần-Đức).
xúc Vô hình không khác các ông trong nhóm phò loan. Thế nhưng
trong sự gặp gỡ đầu tiên giữa các ông ta thấy hai thái độ ; Đức
Ngô thì không chịu sự tới lui đông đảo tấp nập của nhiều. người
phức tạp , còn nhóm phò loan thì vui dạ phấn chí với sự ồ ạt của
khách thập phương trong sự tìm tòi Chân lý mới.
Ta đã thấy trong bài đàn vào đêm giao thừa Bính Dần đức Ngô
có bạch với Ơn trên là đến năm 1933 thì đạo mới lập thành. Cơ gõ:
”phải” Nhưng trái với thái độ từ tốn cẩn trọng ấy, nhóm phò loan
với các ông Trung Cư Tắc không muốn theo cái phương thức tiệm
tiến “tự giác,giác tha” mà muốn tịnh hành, do đó trong nhơn ý đã có
điều sai biệt. Lại nữa các ông phò loan mới gặp đức Ngô, thấy ngài
chuyên chú đến vấn đề tự giác trong cái nghĩa “ Ngô thân bất độ hà
thân độ” nên có ý xem như ngài không có khã năng phát triển cơ đạo.
Sự hiểu lầm ấy ông Tắc đã nhiều lần bộc lộ.
Thánh ngôn ngày 7-2-26 ghi lời đức Cao Đài:
“Tắc,con chưa biết kính mạng lịnh của Thầy sao?
Ông Tắc bạch : "Thầy đã có nói cùng con rằng tuy mối đạo chia
ra làm 5 nhánh song đến ngày sau cũng hiệp nhứt dưới quyền Thầy.
Nay con thấy có dualité du pouvoir( 1 )chưa gì đã thấy tị hiềm nhau
thì sái lẽ đạo nên con bất bình. "Thầy gỏ cơ (Phải.Thầy khen con đó! "
Cũng trong tập Thánh ngôn mà tác giả mới sưu tầm được, có ghi
ngày 13-3-26 đức Cao-Đài dạy ông Tắc (phò loan vẫn là hai ông Cư Tắc):
“Cười…
Khí nộ con xung lên động lung lay Huỳnh-kim-khuyết của Thầy đa!
Con hiểu Khổng-phu-tử xưa truyền cho ra đặng Nhơn đạo khó
lắm chớ dễ dàng sao? Qua Tề bị Yên ganh, qua Yên bị phế, ở
Triệu bị đuổi, biết bao phen bị người nầy bắt, kẻ kia buộc, ăn
(l) phân nhị quyền (lời ông Tắc do bà Cư chép lại)
vóc nằm sương, nhọc nhằn biết mấy, song chưa có một tiếng
than cùng Thầy; còn con thì phiền.
Con biết Lão tử khi truyền Đạo thế nào chăng? Người đời
ấy chê là lão điên ; còn con thì giận.
Con hiểu khi Thích già truyền Đạo khổ hạnh dường nào chăng :còn con thì than.
Con biết Jésus de Nazareth truyền đặng đạo Thánh ra các Môn đệ
bị tử đạo dường nào chăng? còn con thì sơ nhục ..Cười...
Thầy đã nói trước, Tắc con ôi, nếu kẻ nào khác hơn con mà
phạm mạng lịnh Thầy dường ấy dầu cho quyền hành đứng đầu cả
9 phẩm Thần Tiên cũng phải bị đọa, còn con vì thương nênThầy tha cho đó. "
Bà Cao quỳnh Cư cho biết sở dĩ có bài này vì ông Tắc giận
đức Ngô cho rằng ngài không tuân mạng lịnh Thầy hể đem Thánh
giáo cho Ngài xem thì Ngài bảo của hai ông (phò loan Cư Tắc)
viết ra, đến nổi ông Tắc nói từ nay ông không làm phò loan nữa.
Chắc hẳn trong những lần gặp gở ấy, đức Ngô vốn có kinh nghiêm
rất nhiều trong việc dùng cơ bút nên đã chỉ lẽ phải trái hơn
thiệt trong những bài Thánh ngôn mà các ông tiếp nhận được
nhưng cũng vì đó mà các ông sanh ra nghi kỵ thái độ của Ngài
Tuy nhiên qua lời Thầy dạy ông Tắc trên đây ta thấy rằng việc
đức Ngô không thừa nhận những bài Thánh giáo của nhóm phò loan
hay thái độ hờn dỗi của các ông là đáng trách, nhưng có một cái gì
tàng ẩn bên trong, đó là Thiên cơ vậy! B. SỰ THÀNH HÌNH PHẦN VÔ-VI VÀ PHẦN PHỔ-ĐỘ
Ta biết rằng sự gặp gở giữa đức Ngô với nhóm phò loan là
một việc tiền định để thực hiện những công việc tiền định. Chính
đức Ngô khi bảo ông phủ Kỳ thờ Thiên nhãn không phải để trở nên
một đệ tử vô vi mà để mở đường cho phần phổ độ sau nầy. Cuộc
đời của ông phủ Kỳ đã chứng thực điều bởi vì đức Ngô là
người rất đè đặt chỉ truyền đạo cho những đệ tử tu học theo chánh
pháp của Ngài mà thôi, còn ông phủ tuy biết đạo từ đức Ngô nhưng
suốt đời chỉ theo con đường phổ độ chớ không theo vô vi như Ngài..
Như thế Thiên cơ là một điều bí nhiệm. Ta chỉ biết rằng đạo
Cao Đài từ thuở manh nha đã có hai phương diện tu học khác
cùng phát triển chứ không phải là một sự phân rẽ về sau như các tôn giáo khác.
Sự tiếp xúc với vô hình và gặp gỡ giữa các nhà khai đạo
đầu tiên cho ta một ý niệm rằng tuy hai ngành có những lối đi
riêng nhưng có thể nói phần phổ độ đã nảy santh từ bào thai vô vi.
Tuy vậy, vấn đề nhân sự như đã kể trên không khỏi tạo một vết
thương trong lòng các nhà khai đạo.
Trong khi đức Ngô minh Chiêu vẫn ở nhà lo tu tịnh thì
các ông Trung Kỳ Cư Tắc mở những buổi thiết đàn cầu đạo cho
những kẻ ban đầu là khách hiếu kỳ sau cảm ngộ mà nhập môn tu học.
Việc phổ độ bưởì phôi thai đem lại cho nền đạo mới nhìều
tín đồ trong đó có những người có địa vị ngoài đời như quí ông
đốc phủ Lê bá Trang, tri phủ Nguyễn ngọc Tương, Lê văn Hóa,
Mạc văn Nghĩa, ông bà huyện Nguyễn ngọc Thơ , các nhà tu
Minh sư như quí ông Lê văn Lịch,. Trần đạo Quang, Nguyễn
văn Tương, Nguyễn văn Kính, ba vị Yết-ma là Luật, Nhung,
Giống. Ngoài ra còn các ông Ngô Tường Vân ( thông phán )
Nguyên văn Đạt ( nghiệp chủ ) Ngô văn Kim ( đạt hương cả )
Huỳnh văn Giỏi ( thông phán ) Võ văn Tường (thông ngôn) Trần
văn Tạ ( đội sở tuần cảnh ) Huỳnh trung Tuất ( nghiệp chủ ) Nguyễn
văn Chức ( cai tổng ) Lại văn Hành ( hương cả ) Nguyên văn Lai
( nghi viên địa hạt ) Nguyên văn Trò ( giáo viên ) Nguyên văn
Hương ( giáo viên ) Tuyết tân Thành ( thương gia ) Trần văn Đõ
( thương gia ) Võ văn Kỉnh ( giáo tập ) Phạm văn Tỉ ( giáo tập )
Huỳnh Văn Của ( sở Thương Chánh ) Trần Văn Long ( sở Hoả Xa )
Trần Văn Học (Sở Hoả Xa ) (1)
Phò loan thì có quí ông Cao Quỳnh Cư , Phạm Công Tắc , Cao
Hoài Sang , Cao Quỳnh Diêu , Nguyễn Trung Hậu , Trương Hữu Đức ,
Trần Duy NGhĩa , Trương Văn Tràng , Ca Minh Chương , Phạm văn Tươi ,
Phạm Tấn Đãi , Nguyễn Van Kim , Huỳnh Văn Mai , Võ Văn Nguyên.
Lúc bấy giờ người nhập môn càng ngày càng đông , quí ông
Trung Kỳ Bản thiết đàn giãng đạo , ông Cao Quỳnh Diêu lo việc
lễ nhạc , bà Diêu (tên Mỹ Ngọc ) tập đồng nhi tụng kinh. Tuy vậy
trong các vị tiên phong khai đạo lại nảy ra hai ý kiến bất đồng. Ông
Nguyễn Trung Hậu nói rằng ;" Ông Chiêu mắc việc quan thường ở
nhà tịnh luyện , lại rất dè dặt , chỉ lựa những người đủ phẩm cách
mới khuyên việc đạo. Ông Trung thì khác , chẳng hạn bực nào , giai
cấp nào , ông cũng phổ độ . Ông chủ trương rằng là phổ dộ thì
bất luận người nào dầu cho người ấy có một quá khứ không tốt đi
nữa , mà nay muốn hồi đầu hướng thiện , của từ bi cũng phải mở rộng
ra tiếp đón . Nếu chê một người đã hành ác mà không cho nhập môn
thì chẵng khác nào bảo họ cứ hành ác hoài , chớ không được phép hành
thiện . Với chủ nghĩa tích cực ấy , ông Trung độ được một tay
anh hùng hảo hán lúc bấy giờ ở Chợ Lớn là ông Tư Mắt . Tin Tư
Mắt nhập môn làm chấn động dư luận Saigon Chợ Lớn và nhiều người trong đạo chú ý đến..."
Như thế là sự mâu thuẫn đã rõ rệt , các ông bấy giờ cho là vì
bất đồng ý kiến mà ra , nhưng ngày nay chúng ta hiểu đó quả là hai
hướng đi khác nhau từ một gốc . Đức Ngô chỉ chọn những người
có căn duyên mà truyền đạo , còn ông Trung lo phổ độ tất cả , đó đều là
do Thánh ý . Tuy nhiên đạo hạnh và hành động hai người không
như nhau , một phát xuất từ VôVi mầu nhiệm , một mới mẽ trên bước
đường tu học nên cơ đạo tiến theo hai chiều hướng khác nhau .
(1) Mấy vị như Nguyễn Văn ca , Nguyễn tấn Hoài , Lê văn Hộ nhập môn sau ngày khai đạo
Như thế , từ tháng 4-26 đạo Cao Đài đã có hai phần hình hiện rõ rệt
1- Phần Vô Vi do Đức ngô Minh Chiêu chấp chưởng chủ
trương độ những nguyên nhân có căn duyên tốt , có nghĩa như
lo bề tự giác ở tư gia. Đồng chủ trương ấy có các ông Võ Văn
Sang , Nguyễn Văn Hoài , Lý Trọng Quí.
2- Phần phổ độ do các ông Lê văn trung , Cao Quỳnh Cư ,
Phạm Công Tắc chủ trương truyền bá mốt đạo đến tất cả chúng
sanh , xây dựng Hội Thánh có trật tự chức sắc Thiên phong.Cùng
chủ trương có các ông Vương Quan Kỳ , Nguyễng Trung Hậu , Cao Hoài sanh.
a-Nền tảng phần Vô Vi
Phần này đã được trình bày đầy đủ trong Lịch Sử
Cao Đài quyễn 1 Phần Vô Vi đã xuất bản , ở đây chỉ cần
thêm vài chi tiết đặc biệt để nêu rỏ vấn đề . Đây là điều khá
phức tạp vì trong khi cơ đạo mới phôi phai nhân tâm bất nhứt ,
Thiên ý chưa được sáng tỏ , nhung lịch sử không thể bỏ qua được.
Ngày 14-10-1926 tức 10 hôm trước ngày cơ đạo chia hai , Thánh
ngôn do hai ông Cư Tắc phò loan có dạy :
"Trung , Cư , Tắc ba con lập tức lên Chiêu , biểu nó sắm liền
một bộ thiên phục màu trắng , có chữ Càn của bát quái theo y
Thầy vẽ , thêu bằng chữ vàng .Dặn nó mua thứ hàng thiệt tốt,
mão cũng vậy , những chữ cũng sắp dặt nhưsau :
Càn chính giữa
Khảm ngay hạ đơn điền
Cấn tay mặt
Chấn tay trái.
Đoài bên vai mặt
Tốn bên vai trái
Ly Ngay trái tim
Khôn giữa hông "
Đây là chiếc áo Giáo Tông mà đức Cao Đài đã dạy ban cho đức
Ngô Minh Chiêu. Đức Ngô đã tuân lời trả tiền công chiếc áo này
do bà Cao Quỳnh Cư may , nhưng Ngài không chịu nhận phẩm vị
Giáo Tông. Quyết định này đã là sự kiện cuối cùng phân ra hai ngả
đạo. Đối với ông Trung , Cư , Tắc lúc bấy giờ thì đó là một
sự " bất tuân thương lệnh " rất đáng trách , còn đối với đức Ngô
có lẽ Ngài cho đó là sự thử thách của Ơn Trên để xem Ngài có
trung thành với Chơn truyền Vô Vi mà đức Cao Đài đã dạy với
cái nghĩa "kín ngoài rồi lại kín trong " mà Ngài đã phải giữ gìn
từ khi ở Phú Quốc về , bởi vì buổi sinh tiền Ngài cũng có lần thử đệ
tử như vậy ( xin xem Lịch sử Phần Vô Vi )
Ngày 24-4-26 (13-3-Bính Dần) đức Ngô dứt khoát với lập trường
của mình. Sự phân chia hai phần đạo đã rõ tiếc rằng lúc đó không
được coi như một diễn tiến hiển nhiên mà đã bị nhân tâm gây nên
nhiều thắc mắc . Một bài Thánh ngôn nguyên văn còn lại dưới đây cho
thấy ít nhiều sự đặt để của ý người vào Thánh lệnh của Ơn Trên :" Cao Đài
" Vốn từ trước Thầy lập ra ngũ chi Đại Đạo là : Nhơn đạo. Thần
đạo , Thánh đạo, Tiên đạo , Phật đạo tuỳ theo phong hoá mỗi thân nhân
loại mà gầy chánh giáo là vì khi trước Càn vô đắc khán , Khôn vô
đắc duyệt , thì nhân loại duy có hành đạo nội tư phương mình
mà thôi . Còn nay thì nhân loại đã hiệp đồng , Càn Khôn dĩ tận thức thì
lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhân loại nghịch lẫn nhau nên Thầy
mới quyết định qui nguyên phục nhứt. Lại nữa , trước Thầy lại giao
Chánh giáo cho tay phàm , càng ngày lại càng xa chánh giáo mà làm
ra cuộc phàm giáo . Thấy lấy làm đau đớn hằng thấy gần ngót mười
ngàn năm , nhơn loại phải sa vào nơi tội lổi , mạc kiếp chốn A Tỳ.
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con
chẵng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa , nhưng
mà buộc phải lập chánh thể có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con
dìu dắt lẫn nhau , anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo.
" Vì vậy Thầy mới lập ra một phẩm Giáo Tông nghĩa là Anh Cả
ba phẩm Đầu Sư nghĩa là giáo hữu. Chẵng đặng ai mà trị phần
hồn cũa nhân loại . Ai có đức hạnh lớn thì mới ngồi đặng địa vị
của Thầy ban thưởng . Còn môn đệ ai cũng như ai , không đặng
gây phe lập đảng , Những kẻ nào phạm tội thì Thầy trục xuất ra
ngoài cho khỏi điều rối loạn.
"Chiêu đã có công tu , lại là môn đệ yêu dấu của Thầy , nên
Thầy muốn ban chức Giáo Tông cho nó , song vì lòng ham muội phạm
đến oai lịnh Thầy mà ra lòng bất đức , chẳng còn xứng đáng dìu
dắt các con , hau là Thầy đến chính mình Thầy dạy dỗ các con ?
" Các con coi thử đó thì đã hiểu rằng Thầy thương yêu nhơn
loại dường nào ? Cái vui của Thầy là đặng thấy các con hội hiệp
nhau trong đạo đức của Thầy , Ai còn dám làm cho chia lìa các con
là đứa thù nghịch của Thầy.
" Chiêu đã hữu căn hữu kiếp. Thầy lại dùng huyền diệu mà
thâu phục đặng rổi nó trước các con . Biết bao phen Thầy gom các
môn đệ Thầy lại , sở cậy nó ấy yêu dùm cho Thầy như gà mẹ ấp
gà con , song nó chẳng vâng mạng lịnh Thầy lại đành lòng cắm mổ
xua đuổi. Dường ấy thì làm sao cho xứng đáng cái trách nhiệm
rất lớn của Thầy toan phú cho nó.
" Nghe và tuân mạng lịnh Thầy . Ngày mai các con còn nghe
thêm nữa " ( theo tài liệu của Bà Cao Quỳnh Cư)
Xem bài Thánh ngôn trên đây , ta có thể đưa ra hai tính chất đặc biệt :
1- Một bên là quyền Giáo Chủ của Đại Đạo không phải là
một người phàm , dù người ấy là ai. Như thế cái nghĩa độc tôn
như đã có thời đức Thích ca hay đức Giêsu không còn nữa. Đó
quả là Chân Lý của đạo Cao Đài , và chính Ngài còn tại thế , đức Ngô
Minh Chiêu cũng xác nhận điều đó bằng cách hễ có một người muốn
đến học đạo với Ngài , thì Ngài bảo không nên gọi Ngài bằng Thầy
và lấy tay chỉ lên Thiên Bàn mà nói với họ rằng : " Ông cứ đến
hỏi "Ổng" đấy , còn tôi thì cũng thân phàm xác tục như ông có khác gì "
2- Một bên là sụ phiền trách đức Ngô Minh Chiêu đã không
nhận chức Giáo Tông . Đó là điểm đáng hồ nghi về phương diện
tâm lý có thể làm hiểu lầm phần Thiên ý ở trên.
Trong phạm vị quyễn sách này không thể nói rõ phần đáng
hồ nghi mà thường gọi là nhơn ý , nhan nhãn trong những bài Thánh
ngôn đầu tiên tương tự như bài trên đây hoặc nặng nề hơn trong
thái độ đối với đức Ngô. Nhưng thật ra , đang còn mang xác phàm
chưa ai là Tiên , dù đương nhiệm vụ phò loan thông ngôn cho
vô hình . Quá khứ trôi về đâu , tương lai đến ngả nào , hiện tại chỉ
là đoạn đường ta đang dần bước. Huyền diệu của đức Cao Đài
mênh mông như bầu trời kia bát ngát , ta có biết đâu được rằng
trong ý Trời có ý người mà trong người có ý Trời vậy.
Lúc bấy giờ đức Ngô Minh Chiêu đang ở tại căn phố mướn
số 110 đường Bonard ( nay là Lê Lợi ) Ngài đã trải qua một thời
kỳ buồn đau man mác . Nhưng sao đó không lâu , Ngài vâng lịnh đức
Cao Đài do anh đồng Ngưng phò cơ tại nhà Ngài , bảo ông Phán
Hồ Vinh Qui đi cần Thơ truyền đạo.
Chính nơi đây là điểm khai xuất những huyền diệu Vô Vi đầu
tiên mà nhiều người sở tại còn ghi nhớ , trong số đó đáng kể
nhất những đệ tử trực truyền của Ngài.
Đạo Vô Vi theo chơn truyền bí pháp của đức Cao Đài do đức
Ngô Minh Chiêu thọ lãnh là một cơ mầu nhiện tinh vi mới mẽ
nhất trong cơ siêu phàm nhập thánh mà không cần có một khung
cảnh đặc biệt xa lìa nhân thế như thời xưa . Nói thế có nghĩa là
những ý thức vào núi , vào chùa , vào tu viện để tạo Tiên tác Phật
theo phép luyện đạo tu đơn đã có trước đây không còn hợp thời
nữa. Mà mỗi người tu học phải làm cho xong hai công việc cùng một lúc ,
nghĩa là phải làm việc như người thường để trả nợ đời
và để nuôi sống lấy bản thân mình mà cũng phải vừa lo trường
trai tuyệt dục cho kết quả theo đạo pháp mới được.
Theo chơn truyền từ đức Ngô Minh Chiêu , việc tu Nhơn đạo
và Thiên đạo phải thực hiện cùng một lúc.
Trong đạo Cao Đài phần Vô Vi chiếm một vai trò quan
trọng là canh tân cách thức tu học , trực tiếp chịu sự giáo hoá của Vô
Hình trên bước tu tánh luyện mạng song song nhau. Chính đây là
nơi mà những vị chức sắc hay tín đồ bên phần phổ độ sẽ trở về với
tư thế thuần khiết vô tư của mình để tìm cựu vị nơi cỏi Vô Hình
Phần Vô Vi sẽ được hình thành song song với phần phổ độ
không thể không có được. Những phương thức tịnh luyện hiện được
thực hành trong phần phổ độ mà mỗi chi phái đều khác nhau chỉ là
những cách giữ gìn thân tâm thanh tịnh cho được sáng suốt trong
khi hành đạo mà thôi , tuyệt nhiên không phải là nền tảng Vô Vi để đi
vào cơ siêu phàm nhập Thánh do đức Cao Đài chỉ dạy.
Có thể nói rằng phần Vô Vi chủ trì phần hồn , phần phổ độ chủ
trì phần xác của cơ cứu độ lần thứ ba này trong tinh thần đại xá của
đức Thượng Đế , muốn đem tất cả những nguyên nhân trở về cựu vị
Đó mới là chân lý của đạo Trời đã được làm cho sáng tỏ nơi những
vị tiền bối khai đạo vậy . Thánh thể của Chi Tôn có được hình hiện
rõ rệt không , chính là phải do hai phần Vô Vi và Phổ Độ phụ giải nhau.
Nếu có Vô Vi mà không có phần Phổ Độ hay ngược lại có phần Phổ
Độ mà không có Vô Vi thì cũng không thành nhà đạo được.
Hiện ay , phần Vô Vi lấy quyễn Đại Thừa Chơn Giáo (1)
(1) Đại Thừa Chơn Giáo là kinh
mà nhất là bộ BỔN NGUYÊN Y PHÁP làm phương châm tu học.
Nhưng Chơn truyền tu học lại không bộc lộ cho ta thấy rõ được.
Một môn đệ phần Vô-Vi không bao giờ chú ý đến chức tước
phẩm vị hoặc trong đạo hoặc ngoài đời. Họ xem cái sống ở thế gian
chỉ là cái sống tạm cho qua ngày với ý nghĩa nhựt tụng “tu rồi cái
thân như chết chưa chôn”. Như vậy Chơn truyền của đức Cao Đài
cho ta thấy rằng một khi một môn đồ bên Phổ Độ nhận thấy mình
muốn cởi bỏ cái thân xác Ô trọc để trở về với Hư Vô thanh thản kia
thì chính cửa ngõ VÔ VI là nơi thích hợp nhất để tìm đến tu học. Sự
tìm tu học đạo này sẽ do căn cơ của mỗi người mà hoặc được khải
ngộ từ bên trong tâm tư, hoặc được thúc đẩy bằng những cố công
khắc phục gian khổ để xứng đáng với chân truyền VÔ Vi đúng như
đức Ngô đã truyền lại. Như thế có nghĩa là đủ một phẩm vị cao
trọng trong Phổ độ, khi tìm tu học theo VÔ Vi thì tự nhiên không
được còn giữ bên mình những phẩm vi ấy nữa. Như còn mang
trong mình những hư vị và tư tưởng phẩm vị chức tước thì thiết
tưởng không làm sao đạt được đạo VÔ Vi cho riêng mình mà còn
làm hỏng cả một chân truyền mới mẽ vì đã dẫm phải những lề lối
tu học lỗi. thời rồi vậy.
Ta hãy tin vào huyền diệu thiêng liêng bao quát của đức Cao
Đài Ta hãy cố làm cho con người của mình không còn những vật
dục dù trong một phạm vi nào, ta sẽ được sự dong ruổi của Vô
hình đến cơ mầu nhiệm vô vi mà chỉ riêng đức Cao Đài vừa là Cha,
vừa là Thầy mới giúp cho ta gầy nên phẩm vị tùy theo căn duyên
tích luỹ từ bao nhiêu kiếp trước cho đến bây giờ.
Phần Vô Vi là cái cửa mở toang để chúng ta ra khỏi thế gian
đi vào ngôi vị của mình nơi tiền kiếp. Trong khi đó thì phần Phổ
Độ là cài cửa dẫn ta vào cơ VÔ Vi bí nhiệm vậy.