LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

C. ĐÊM GIAO THƯÀ (12 FÉVRIER l926)
- Việc tu học tiếp tục bình thường cho đến những ngày cuối năm Ất-Sửu.
Nói về khoảng này, ông Huệ Chương viết trong Đại-Đạo Truy Nguyên như sau:
“Lúc thúc đã gần cuối năm, đức Chí Tôn lại dạy ba ông phải ăn chay trước ba ngày, đặng chí đêm 30 tháng chạp năm nọ là Ất Sửu, đợi đúng giờ Tý là ngày đầu của năm Binh Dần, mỗi người thắp ba cây nhang ra quì nơi ngoài trời, thành tâm khấn vái,vọng thiên cầu đạo
và thề rằng: Nếu chẳng tận tâm lo vun đắp nền đạo thì Ngũ lôi tru diệt. Khi mấy ông khấn vái xong rồi thì vào nhà phò loan cầu đức Cao Đài Ngài giảng dạy như vầy :
Thầy cho các con hiểu rằng:" Buổi tạo thiên lập địa, Thầy sanh ra loài người nhằm giờ Dần (nhân sanh ư Dần) vậy từ đây Thầy dùng
các con làm tay chơn mà gầy dựng nền Chánh giáo. Lại cũng kể ngày nay là ngày phát khởi nguồn Đại Đạo lấy hiệu ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ, còn Thầy thì tá danh CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI-BỒ-TÁTMA-HA-TÁT. trong danh hiệu ấy gồm thâu cả Nho, Tích, Đạo.
(ĐĐTN trang 23)
Tuy nhiên, theo liệu của ông Nguyễn trung Hậu hiện còn giữ nguyên văn từ ấy đến nay mà tác giả có hân hạnh được ông giao cho gìn giữ, thì đêm giao thừa năm ấy, các ông hội lại đông đủ để đi chúc tết với nhau, vì theo lịnh của đức Cao Đài, các ông đến đâu phải mang theo ngọc cơ để Ơn Trên dạy đạo. Pháp đàn là đức Ngô minh Chiêu, phò loan là các ông Cư , Tắc, độc giả là ông Hậu và người chép bài Thánh ngôn còn đến ngày nay là ông Tuyết tân Thành.
Các ông đi từ nhà này sang nhà khác theo thứ tự như dưới đây.
Và bài Thánh ngôn đêm giao thừa năm ấy nguyên văn như sau :
" Séance du 12-2-1926.
" Vendredi 30 Tết Ất Sửu qua Bính Dần
" À M.Sang
Tân dân hỉ kiến đắc tân niên,
Phổ độ Tam kỳ bá thế hiền.
Nhứt tịnh chủ tâm chơnn đạo lý
Thăng thiên huợt địa chỉ như nhiên.
À M.Cư
Sắp út thương hơn cũng thế thường,
Cái yêu cái dạy mới là thương.
Thương không nghiêm trị là thương dại
Dối dạ vì chưng yếu dạ thương.
À M. Kỳ
Nhựt nhựt tân hề nhựt nhựt tân,
Niên đáo tân hề đạo giữ tân.
Vô lao công quả tu đương tác
Niên quá tân hề đạo tối tân.
À M. Giảng
Trần tục là nơi chổ biển buồn
Nghe nơi đại đạo ráng nghe luôn.
Ở trong nhà sẵn Thầy đưa khó
Ách nạn chi chi cũng chảy luôn.
À M. Thuần-Đức ( Hậu )
Thuần phong mỹ tục giáo nhơn sanh .
Đức hóa thường lao mạc vị danh.
Hậu thế lưu truyền gia pháp quí
Giáo nhơn bất lậu tán thời manh.
À M. Hoài '
Vô vi tối yếu đạo đương cầu
Đệ tử tâm thành bất viễn âu.
Thế sự vô duyên vô thế sự .
Tiêu tư bất xuất ngoại giang đầu
À M. Tắc
Tắc, con muốn xin thi không?
Ngao ngáo không phân lẽ thiệt không,
Thấy thằng ấp út quá buồn lòng !
Muốn giàu Thầy hứa đem cho của,
Cái của cái công phải trả đồng Nghe con!
Rán học đạo không Thầy biểu Chiêu đánh !
M. Bản
Thương thay trung tính một lòng thành
Chẳng kể quan mà chẳng kể danh
Thiệt thòi bấy phận không con nối,
Thấy rứa lòng ta cũng chẳng đành.
Bà già M. Đắc
Bồng lai hà tạn vốn hà nhân.
Tự ngã tri cơ luyện dưỡng chơn.
Mặc ngộ nan cầu tâm thối phấn
Tiên thiên dĩ định tạc linh sơn.
M. Trung
Đã thấy mây tan lố mặt dương
Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường.
Đạo cao phó có tay cao độ
Gần gũi sau ra vạn dặm trường.
M. Quí
Lỡ một bước lướt một ngày
Một lòng thành thật chớ đơn sai.
Lôi thôi buổi trước nhiều ân xá
Lấp lững đừng làm tội bữa nay (1)
Sau khi đi vừa hết nhà các ông trên thì đã 12 giờ khuya, các ông vội trở về nhà ông Lê văn Trung để lập đàn giao thừa. Tái cầu đức Chí Tôn dạy :
Chí Tôn dạy :
" 2e séance du 12.2.26 chez. M. Trung
Chư đệ tử nghe !
"CHIÊU buổi trước hứa lời truyền đạo, cứu vớt chúng sanh,
"nay phải y lời mà làm chủ dìu dắt cả môn đệ Ta vào đường
"đạo đức, đến buổi chúng nó lập thành , chẳng nên thối trút.
“Phải thay mặt cho Ta mà dạy dổ chúng nó !
Mr Chiêu nói “qua đến 1933 thì đạo mới lập thành (2) “..Phải”
"TRUNG KỲ HOÀI!Ba con phải lo thay mặt cho Chiêu mà đi độ
người. Nghe và tuân theo.
"BẢN SANG GIẢNG QUÝ lo dọn mình đạo đứcc đặng truyền bá cho chúng sanh. Nghe và tuân theo
(I) Theo lời ông HẬU thì bữa đó ông Cao-hoài-Sang vắng nhà chỉ có ông Võ-văn-Sang, Quí thức là ông Lý-trọng-Quí. Hôm ấy Ông Đắc cũng không có mặc lúc các ông đến nhà.
(II) Theo lời ông Mai-thọ-Truyền thì đức Ngô có bảo với ông rằng phần phổ độ thành hình sớm quá nên bị phá quấy: Về sau trong ngày khánh thành Từ-Lâm-Tự có xảy ra cuộc biến(xem chú thích ở phần cuộc biến Từ-Lâm-Tự).
THÁNH NGÔN III
CHÚ THÍCH
Đây là bài Thánh-ngôn Giao-Thừa Bính-Dần, nguyên văn bản chính bút tự của ông Tuyết-tân-Thành – do ông Nguyễn-trung-Hậu giữ, giao lại cho Đồng-Tân ngày 26-9-59 (24-8 Kỷ-Hợi, năm Đại-Đạo 34) dùng làm sử liệu.
Pháp đàn : Đức Ngô-minh-Chiêu
Phò loan : ô. Cao-quỳnh-Cư­ Ô. Phạm-công-Tắc
Độc giả : ô. Nguyễn-trung-Hậu
Điển ký : ô. Tuyết-tân-Thanh
(Đi từ nhà này sang nhà khác theo thứ tự đã chép trên đây
Saigon ngày 9-59. Đồng-Tân Trần-thái-Chân.
(Lời chú thích của tác giả ghi ở cuối bài Thánh ngôn,chép
theo lời ông Nguyễn-trung-Hậu).
" Đắc!Con phải hiệp một vào đây đặng giúp đỡ Trung. Nghevà tuân theo.

Mr ĐẮC : Thưa Thầy mắc lo vun tròn hội Minh lý.
" Cũng một gốc, tùy ý con định, sau chớ trách Thầy.“ĐỨC tập cơ
“HẬU tập cơ. Sau theo mấy anh con đặng độ người.
“Nghe và tuân theo”.
Theo bài Thánh ngôn trên đây ta thấy rõ ràng vai trò vô cùng cao
cả và trọng đại của đức Ngô-minh-Chiêu.
D. LỄ VÍA CHÍ-TÔN BÍNH-DẦN (20.2.1926)
Ngày lễ mồng 9 tháng giêng tức là ngày Vía Trời, ông phủ
Kỳ thiết đại đàn tại nhà, có mời đông đủ các vị hầu đàn Đức
Cao Đài giáng cơ dạy như sau:
" Bửu toà thơ thới trổ thêm hoa
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà
Chung hiệp rán vun nền Đạo Đức
Bền lòng son sắt đến cùng ta!
“Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau
các con sẽ hiểu Thầy vui muốn cho các con thuận hòa nhau hoài ,
ấy là lễ hiến cho Thầy rất là long trọng. Phải chung lo cho danh
đạo Thầy. Đạo Thầy tức là các con. các con tức là Thầy.
Phải làm cho nhau đặng thế lực. Đừng ganh gổ nghe. các con giữ phân
làm tuỳ ý Thầy muốn . Ngày kia sẽ rõ ý muốn của Thầy "
Đêm ấy đức Ngô-minh-Chiêu đang làm chứng đàn, xin đức
Thượng-Đế lấy tên những người đệ tử hiện diện mà cho một
bài thơ kỷ niệm. Đức Cao-Đài viết:
CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh
BẢN đạo khai SANG QUÝ GIẢNG thành.
HẠU ĐỨC TĂC CƯ thiên địa cảnh.
QUỜN MINH MÀN đáo thủ đài danh. "
Ngài lại phán «Quờn Minh Mân sau sẽ rõ»
Theo ông Nguyễn trung Hậu những chữ lớn trên đây chỉ 12
vị môn đệ trước hết của đức Cao Đài. (Sang là ông Võ văn Sang
còn ông Cao hoài Sang hôm ấy vắng mặt) 3 chữ lớn trong câu
chót là tên ba vị hầu đàn.
Xem vậy từ buổi khai nguyên đức Thượng đế đã dạy chư môn
đệ biết về cơ đạo phân chia sau này. Cho nên ta sẽ thấy sau đây
phần Thiên ý lẫn lộn với nhân ý mà cuối cùng là sự tùng phục ý
người vào ý Trời để làm tròn sứ mạng đạo Trời trong cái nghĩa
THIÊN NHÂN HIỆP NHỨT vậy.
NHỮNG NGÀY SAU ĐÓ
Vâng lịnh đức Chí Tôn truyền dạy trong hai đêm 1 và 9 vừa
qua, các ông chia nhau mỗi người với phận sự mình mà đi truyền
đạo. Thường trước khi muốn đi đâu các ông đều xin Ơn Trên chỉ dạy.
Trong những ngày đầu tiên này, theo lời ông Hậu, đức Ngô
thường hay mời các ông đến nhà ở phố Bonard dùng cơm chay do
cô Ngô thị Nguyệt, ái nữ Ngài nấu, và ủy lạo các ông rất nhiều
trong công việc phổ thông cơ đạo. Ngày sắm cho ông Trung một áo
xuyến đen và các ông Tắc Cư Hậu Đức mỗi người một áo hàng trắng.
Ngài bảo vì việc tinh luyện không thể đi phổ độ được nên chỉ biết
góp chút công quả mà thôi.
Tuy vậy, cơ đạo ngay khi mới thành hình đã gặp cơn khảo đảo
Chúng ta thấy sau đây những manh nha của một cuộc chuyển biến.
mà xuyên qua những bài Thánh ngôn dạy đạo ta thấy được rất nhiều
dụng công của Vô hình.
Trong quyển THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN ghi ngày 20-2-26
đức Cao Đài giáng cơ dạy như sau :
Nguồn tiên tầm đạo dễ gì đâu
Quyền pháp Càn Khôn một túi thâu,
Thoát xác xưa từng tu vạn kiếp
Độ hồn nay gọi khắp năm châu! 
Tìm hiền lắm lúc gieo nguồn đạo
Cải dử đòi phen cởi mạch sầu !
Trần khổ dầu ai chơn muốn lánh
Ngày thành chánh quả có bao lâu !
Vào vòng huynh đệ khá thương nhau
Một đức trổi hơn một phẩm cao,
Quyết chí Thiên đường men bước tới
Phải nhiều máu thịt mới đồng bào!
" Các con phải hiểu rằng Thầy là huyền diệu thế nào? Cách dạy,
Thầy buộc tùy thông minh mỗi đứa mà dạy. Dầu cho thầy phàm tục
cũng phải vậy. Nếu đứa dở mà dạy cao kỳ nó biết đâu mà hiểu đặng.
Thầy cấm không cho dị nghị việc người ; nhứt là đạo hữu của các con
thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp. Chi chi cũng phải nhớ quyết rằng
có Thầy trong đó:
" Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một đạo tức một cha
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi .
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa ! ( 1 )
“Trong Bạch Ngọc kinh có đủ nam nữ,các con chớ lầm tưởng
là phân biệt. Có các đấng nữ Tiên nữ Phât còn lớn quyền thế hơn nam nhiều.
“TRUNG đã thọ nơi thầy, con đi đâu Thầy theo đó. Lời đạo
đức trong miệng con nói ra ấy là lời của Thầy bố hóa tâm trí con đặng
đi truyền đạo, tùy cơ mà dạy trẻ, một mình con đâu đủ sức phục
người. Chẳng luận nam hay nữ, bất kỳ là nước nào, nó muốn biết
đạo lý, con phải độ. Biểu chúng nó đến nghe Thầy dạy, mới có thể nó
tu hành đặng, trước con không nên buộc chúng nó lắm. Thầy nói
một lần từ đây con nhớ lấy: dầu cho sắt đá cây cỏ mà nghe đến Thánh
ngôn nơi Thầy do con nói ra cũng hoan nghinh huống lọ là người, con nhớ và an lòng.
(1) Theo tài liệu ông Cư, bài tứ tuyệt này đề ngày 19-12-1925
Thầy đã hằng ngày nói với con rằng muôn việc chi Thầy đã bố
hóa vào lòng con. Như con tính điều chi tức Thầy đã định rồi.
Con không cần nặng lòng lo lắng. Đạo cốt để cho kẻ hữu duyên.
Những kẻ nào làm môn đệ của “Tà thần tinh quái” thì không thế
gì làm môn đệ Thầy đặng.
“Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà
Chánh tà hai lẽ đoán sao ra?
Sao ra Tiên Phật người trần tục
Trần tục muốn thành phải đến Ta”
( trích THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN)
Đó là những lời khuyên có tính cách giáo dục các đệ tử buổi
ban sơ mà quyền pháp thị hiện nơi mổi người đều do Vô hình chấp
chưởng. Có lẽ những sự mầu nhiệm thiêng liêng ấy có chứa một
vài huyền nhiệm mà những nhà lãnh hội đầu tiên chưa đạt được
nên Ơn trên phải ân cần dạy dỗ như người cha hiền chăm sóc đàn
con. Điều mà chúng ta hiện nay rất lấy làm hối tiếc là những tài
liệu ngày trước hiện đã sai lạc hoặc mất mác vì thời cuộc nước
nhà. Quyển THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN, một tài liệu duy nhứt
được phổ biến từ ấy đến nay, lại được sọan thảo vôi vàng nên
có nhiều sơ sót (1)
Sau đây là những điều dạy dỗ đầu tiên của đấng Chí Tôn với
các môn đồ trước lễ khai đạo:
VIỆC NIỆM DANH HIỆU ĐỨC CAO-ĐÀI
Việc này do đức Ngô-minh-Chiêu truyền lại cùng một lúc với
sự thờ Thiên nhãn.
Ngày 25-2-26 đức Cao-Đài dạy ông Trung:
“Trung vô giữa bái lễ cho Thầy coi.
Con làm lễ trúng, song mỗi gật con nhớ niệm câu chú của Thầy:
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI-BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
(1) - lời ông Nguyễn-trung-Hậu, sọan giả TNHT nói với Đồng-Tân.
VIỆC DÂNG LỄ PHẨM
“Đại lễ làm lễ ba lần
Lần đầu dâng hương và hoa.
Lần giữa dâng rượu
Lần chót dâng trà
Phải chính mình con dâng các lễ ấy.”
VIỆC CHẤP TAY ẤN TÝ (1)
“Khi bái lễ hai tay chấp lại, song phải để tay trái ấn Tý,
tay mặt ngửa ra nằm dưới tay trái để lên trên”

VIỆC BẬN ĐẠO PHỤC
Từ đây (13 tháng giêng Bính Dần: 25-2-26) con phải may riêng
bộ áo lễ, tay rộng cổ trịch như áo đạo, nhưng giải gài chín mối màu
xanh da trời. Con nhớ mang giày gai đặng hầu Thầy, còn nhứt nhứt
đều để chân không hết.
VIỆC DẠY CÁCH LẠY
“-Lạy là gì?
- Là tỏ ra bề ngòai lễ kỉnh trong lòng.
- Chấp hai tay lại là tại sao?
- Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi âm dương. Âm dương
hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh hóa hóa tức là Đạo.
- Lạy kẻ sống thì hai lạy tại sao?
- Là nguồn cội của nhơn sanh lưỡng hiệp Âm Dương mà ra.Ấy là Đạo.
- Lạy vong phàm lạy bốn lạy là tại sao?
- Là vì hai lạy của phần người, còn một lạy Thiên, một lạy Địa
- Lạy Thần lạy Thánh thì ba lạy tại sao?
- Là lạy đấng vào hàng thứ ba của Trời và cũng chỉ rằng lạy
Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt. Ấy là Đạo.
(1) Trong phần Vô-Vi, không có chấp tay ấn Tý.
- Lạy Tiên , lạy Phật lạy 9 lạy là tại sao?
- Là vì đó là chín đấng Cửu Thiên khai hóa.
- Còn lạy Thầy 12 lạy là tại sao?
- Các con không biết đâu. Thập nhị khai Thiên là Thầy, chúa
cả Càn Khôn thế giới, nắm cả thập nhị Thời Thần vào tay. Số 12
là số riêng của Thầy.
- GIẢI THÍCH THÁNH TƯỢNG THIÊN NHÃN
- “…Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng
“Con Mắt” mà thờ Thầy, song Thầy cũng nói sơ lượt cho hiểu chút đỉnh:
- “Nhãn thị chủ Tâm
- Lưỡng quan chủ tể.
- Quan thị Thần,
- Thần thị Thiên,
- Thiên giả Ngã dã.
“Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày đạo bị bế.
Lập Tam Kỳ Phổ Độ này duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng đủ
Tam-Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh..
“Từ ngày đạo bị bế thì luật lệ hãy còn nguyên, luyện pháp chẳng
đổi song Thiên-Đình mỗi phen đánh tản Thần không cho hiệp cùng
Tinh Khí ; Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc đạo.

“Con hiểu: Thần cư tại nhãn. Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu
rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên
con mỗi phen nói Đạo hằng nhớ đến danh Thầy”
(Thánh ngôn 25-2-26 TNHT trang 8)

GIẢI NGHĨA CHỮ TAM-KỲ-PHỔ-ĐỘ
“…Tam Kỳ Phổ Độ là gì?
Là phổ độ lần thứ ba.
Sao gọi là phổ độ. Phổ độ là gì?

“Phổ là bày ra - Độ là cứu chúng sanh
Chúng sanh là gì?
Chúng sanh là toàn cả nhân loại chớ không phải là lựa chọn
một phần người như ý phàm các con tính rổi .

Muốn trọn hai chữ phổ độ phải làm thế nào?
Phải bày Bửu pháp chớ không đặng dấu nữa.
Nghe và tuân theo. (1)”
(Thánh ngôn ngày 8-4-26. TNHT trang 10)

Trở lại MỤC LỤC

free web counter