LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                 

Thời kỳ Khai đạo (1)

Đức Ngô Minh Chiêu được đổi về Saigon , cách sống , sự tu hành.
Đức Ngô minh Chiêu sau ba năm học đạo với đức Cao Đài tại
đảo Phú Quốc , đã được lệnh của chánh quyền lúc bấy giờ đổi về
Saigon , vì lý do mà ta sẽ đề cập sau. Ngài về đến Saigon
ngày 30-7-1924 , Cho đến ngày nay , Ngài được biết đức Cao Đài kể đã 5 năm.
Trước khi lên đường có một đàn cơ đưa tiển , đức Cao Đài
dạy rằng : " Con đổi về saigon , đồng tử (2) không thể theo con được ,
vậy con hãy rót một ly rượu , uống đi phân nữa , còn phân nữa cho
đồng tử uống , tuy lúc đó đang mê mà nước mắt tuôn trào khiến Ngài
cũng không sao cầm lòng được.
Cô Ngô Thị Nguyệt , ái nữ của Ngài còn nhớ mang máng rằng
lúc ở Phú Quốc về , Ngài có đem theo một người nấu ăn chay , nhưng
anh này vigầy lộn với bà chủ nhà Ngài trọ ( hiệu Bà Huê lầu , đường
Pellerin - nay là Pasteur ) mà không chịu xin lỗi , nên Ngài phải tìm một người giúp việc khác.
Ít lâu sau , anh đồng Ngưng , nguyên người Nha Trang , từng
theo giúp Ngài từ trước cũng từ Phú Quốc về , Thầy trò lại trùng phùng với nhau.
(1) Xin xem rõ hơn ở quyển Lịch Sử đạo Cao Đài quyển 1 Phần Vô Vi
cùng tác giả , xuất bản năm 1967
(2) tức anh đồng Ngưng
Sau bao nhiêu năm cách biệt , lẽ ra khi về Saigon , Ngài phải sum hiệp
với gia đình. Nhưng với lời đại nguyện xả thân hành đạo , Ngài không
sống chung với vợ con nữa. Hằng thánh Ngài chia tiền lương gởi về nuôi gia đình mà thôi.
Ngài sống như người độc thân với người giúp việc nơi phố
mướn. Theo lời ông cai Tổng Trương Vinh Quí , bạn thân của Ngài ,
thì trong thời gian này Ngài rất ít nói chuyện với ai. Lúc
bấy giờ chổ ở của Ngài gần như vô định. Có khi người ta gặp Ngài
ở một căn phố đường d 'Espagne ( nay là Lê Thánh Tôn ) có khi ông
Đốc phủ Sự gặp Ngài ẩn trong chùa Ngọc Hoàng (ĐaKao) , những
năm cuối cùng Ngài ở căn phố mướn số 110 đường Bonard (nay là
Lê Lợi ) trên lầu ba. Nơi đây Ngài thường gặp những bạn đạo đầu
tiên và những đệ tử hay lui tới.
Hàng ngày đi làm về , Ngài thường ở trong phòng kín công phu.
Đến bữa ăn , ở ngoài đưa mâm cơm vào rồi Ngài đưa ra. Ít người
được vào đến nơi Ngài tịnh. Trong những giờ công phu dù bạn
thân thiết mấy cũng không được tiếp.
Hình như chính phủ thuộc địa lúc bấy giờ thường hay chú ý
đến hành động của Ngài nên Ngài càng iy giao thiệp với người ngoài.
Mãi về sau này khi họ biết rõ Ngài là một vị choân tu , Ngài mới được
tự do đi lại tương đối nhiều hơn trước , ta xác nhận điều này vì
chính ông Cao Văn Sự người bạn trẻ thân thiết với Ngài , khi đến
thăm Ngài ở chùa Ngọc Hoàng , Ngài dặn không nên đến nhiều vì
Ngài bị tình nghi làm chính trị do thái độ dễ dãi đối với tù nhân ở
Phú Quốc và những việc làm có tính cách cải thiện đời sống nhân
dân lúc bấy giờ. Chính vì lẽ ấy mà Ngài phải đổi về SaiGon.
Tại Soái phủ , Ngài làm việc phòng 2 ( 2e bureau ) lúc bấy giờ là
phòng thương mại. Sau đó cho đến khi liễu đạo , Ngài làm tri phủ
dinh Thượng Thư ở Saigon ( lúc bấy giờ trụ sở đặt tại góc đường
Gia Long và Catinat ) chủ sự là ông Cordier. Vì ông này mến đức
của Ngài nên trong những dịp hành đạo , Ngài đi đây đi đó được dể dàng.
Dù Ngài có tuân theo Thánh lệnh " kín ngoài rồi lại kín trong " bao
nhiêu đi nữa , những ý thức tu học với nếp sống cao cả của Ngài
cũng bay ra ngoài khung cửa mầu nhiệm kia để đi vào trong đám quần chúng mộ đạo.
2- Truyền bá đạo Cao Đài
Giai đoạn 1

Nếu đức Thích ca sau khi chứng quả Bồ đề Thọ ( Bođạo hữui Gaya ) vào
năm 21 Phật lịch , thuyết kinh Hoa Nghiêm ( Avatamsakan-Satva) cho hàng Bồ tát loicặn theo lời thỉnh cầu của Phạm Thiên Sahamati để tiếp tục cuộc hành trình tao nhã đến vườn Lộc Uyển ( Veluvama) thuyết
kinh Chuyễn Pháp Luân ( Dhammahara sutta) cho 5 vị Kiều -Trần-Như
để đạo Phật từ đó nảy sinh vĩnh cữu , nếu đức Jesus Christ khi vừ
xuống núi đã gặp bên bờ sông Jourdain , khoảng năm 28 tây lịch ,
những đệ tử đầu tiên làm cột trụ cho nhà đạo sau này thì những
đệ tử của đức Cao Đài ngày nay lại do những huyền diệu chỉ dẫn của Vô Hình.
Bốn vị lãnh hội cách thức thờ phụng theo chơn truyền đức Ngô ,
chứ không thọ bí pháp , là :
Ông phủ Vương Quan Ký
Ông đốc học Đoàn văn bản
Ông phán Nguyễn văn Hoài
Ông phán Võ Văn sanh
Nhưng trong bốn vị kể trên chỉ có ông phủ Kỳ được đức Ngô
chỉ dẫn trực tiếp còn 3 vị sau lãnh hội từ ông Kỳ mà ra. Những
cuộc tiếp súc rộng rãi này có thể chia làm nhiều trường hợp sau đây :
a- Gặp ông Vương Quan Kỳ và ông Nguyễn Hữu Đắc.
Theo lời ông Nguyễn Hữu Đắc thì khi đức Ngô ở Phú Quốc
đổi về , Ngài làm cùng phòng nhì ( phòng thương mãi với ông phủ
Kỳ còn ông thì làm ở phòng ba. Vì ông Đắc là người thuộc chi Minh lý có hiểu ít nhiều về cơ bút nên khi ba người gặp nhau thì hay bàn về việc cầu cơ. Có những chúa nhựt ba ông rủ nhau đi cầu đàn. Những buổi đàn nầy có lẽ do ông Đắc tổ chức mà người ngồi đồng là ông Diệp, còn ông pháp sư Trực ở Chợ lớn, bạn cố tri của ông Đắc. _Theo lời của cô Vương thanh Chi và Vương xuân Hà, ái nữ của ông Vương quan Kỳ, thì phụ thân các cô trước khi gặp đức Ngô đã có lần cầu tiên tại Thủ dầu Một rồi. Cho nên khi gặp đức Ngô ông hay tới nhà bàn chuyện cơ bút rất là tâm đắc.Đầu tiên vì ở Saigon huyên náo quá, ong Kỳ mới rủ đức Ngô và đôi người bạn nữa đến nhà ông hội đồng Thôn, là chủ lò nhuộm ở An Nhơn để cầu cơ, vì nơi nầy thanh tịnh. Dồng tử thủ ngọc cơ viết trên mâm cát nhưng sau 6,7 lần các ngài thấy mâm cát bất tiện nên bảo lau cái mâm cho sáng rồi cầu cơ chấm phấn viết trên mâm đó.

Các buổi cầu đàn thường tổ chứcc vào mỗi chúa nhật.
B. SỰ NGỘ ĐẠO CỦA ÔNG PHỦ VƯƠNG-QUAN-KỲ (l)
CÁCH THỜ PHƯỢNG THEO CHƠN TRUYỀN ĐỨC NgÔ MINH-CHIÊU.

Cầu cơ tại nhà ông Hội đồng Thôn được vài ba tháng, số ngườihầu cơ thêm lên, có đến 9, 10 người. Các người thấy việc đi lại bất tiện(cách Saigon 6km) nên phải mượn nhà của ông Phủ Kỳ, số 80
(1) Ông Vương quan Kỳ sinh năm1880.tại Chợ lớn, nội tổ là Thống chế Vương quan Hạc, ngọai tổ là cụ Trịnh hòai Đức, thân sinh là ông Vương quan Để, sui gia với Tổng đốc Đỗ hữu Phương, thân mẫu là bà Hùynh-thị-Bảy, con cụ Hùynh-mẫn-Đạt. Thuỡ nhỏ học tại Chợ lớn rồi tại Collège Mỹ-Tho, sau về Chasseloup Laubat, đậu Diplôme, có quốc tịch Pháp, mất năm 1940. Tuy không thọ pháp tịnh luyện theo đúng bí truyền của đức Ngô nhưng chính từ nơi ông Đã thành hình phần phổ độ đạo Cao-Đài. Buổi sinh tiền đức Ngô có dặn ông(( Chú nó nhớ Cầu-Kho là gốc, đừng bỏ Cầu-Kho nghe!)).
đường Lagrandière (nay là Gia-Long) làm nơi cầu cúng.
Khi đã dời về đây, đức Ngô mới khuyên ông Phủ Kỳ rằng (Chú nên thờ Ổng đi) rồi ngài đưa cho ông phủ một tấm Thiên nhãn tự tay ngài vẽ cỡ 18x24 có hình Thập-tự và chữ Cao-Đài Tiên Ông (xem hình)
Ông phủ bèn theo đó thiết một bàn thờ trên lầu. Cách thức này đến nay không thay đổi như­ng có thêm một bình tịnh thủy ở ngay d­ưới đèn Thái cực có vòng Vô-Vi. Bình tịnh thủy này sẽ được mở nắp mỗi lần cúng.
Buổi khai đàn đầu tiên vào giờ Ngọ, khoảng tháng mười 1924.chỉ có đức Ngô,

ông Phủ và hai người con gái của ông mà thôi.
Đầu tiên thì đọc bài Nhuỵ Châu rồi đến bài kinh như sau :
Thừa ưa ngày tháng tiết xuân
Lìa nơi bệ ngọc chín tầng đến đây
Truyền cho trai gái tỏ bày
Gắng lòng theo Phật có ngày ấm no
Phước Trời dành để lại cho
Đâoo5ng kiều kim ngọc la72n dò đến nơi
Thần cơ tỏ khắp mọi lời
hai trăm thứ có luyện phơi nấu rày
Linh đơn của Phật diệu thay
Cứu người dưới thế nạn dày chứng nguy
Ra ơn chẳng quản gì
Muốn nên thuốc quí phòng khi đỡ nghèo
Cám ơn đệ tử vưng theo
Lòng thành dưng rượu ài đèo bước qua
Tới lui đôi bực tỳ bà
Tiếng đờn của Phật đặng hoà gió mưa
nămqua tháng lại mới vừa
Động kưu quả cốc phụng đưa trở về.
Linh đơn hiệp lại đáng nghe
Các con trai gái an bề thung dung
Thầy phân đôi chữ diệu cùng
Cho con đặng biết Thượng cung Thầy về (1)
Sau đó đến bài dâng tam Bửu như hiện nay còn đọc , còn thêm một
bài dâng rượu tây như sau :
Bồ đào cam giá tửu Tây phương
Bá tràng cung trần mỹ vị hương
Cao Đài hứng cảnh nhàn quang nhã
Đệ tử cung trần mỹ vị hương
(1)Bài này do cơ bút ở cái Khế còn truyền lại , trong những bài cầu Tiên
xin thuốc chửa bịnh tại đây.
Cúng thì mỗi ngày bốn lần gọi là tứ thời Tý Ngọ Mẹo Dậu
Cứ mỗi tối thứ bảy thì cầu đàn.
Số người đến hầu đàn mỗi ngày một tăng thêm , có đến vài trăm
người. các buổi đàn này đều do anh đồng Ngưng ngồi. Những bài
cầu đọc như bây giờ hiện dụng.
Đầu tiên dạy đạo có các vị Phật Tiên Thánh và thường thường
là đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài
Tuy vậy ở đây không hề có sự nhập môn cầu đạo mà chỉ có sự
phụng thờ chiêm ngưỡng thôi.
c- Sự ngộ đạo của ông đốc học Đoàn Văn Bản
Buổi đầu của Thánh Thất Cầu Kho
Lúc bấy giờ ông Đoàn Văn Bản đang làm đốc học trường Tiểu
học Cầu Kho , ở gần nhà và là bạn quen với ông Vương Quan trân
là anh ông Vương Quan Ký.
Khi đàn cơ thiết lập tại nhà , ông phủ Kỳ mới mời ông đốc Bản
tới xem. Ông Bản chưa biết gì về việc cầu cơ thờ phụng cả. Một
hôm ông phủ bảo ông nên hiến nhà làm chổ lập đàn cho tiện vì nhà
ông phủ chật chội lại gần khám lớn ngại có điều bất tiện.
Lúc đầu ông Bản còn do dự bảo rằng : " Nhà tôi đang thờ đức
Quan Thánh và ông bà , nếu thờ như vậy thì bỏ đi hết sao ? Ông
phủ trả lời rằng : " Trong những buổi hầu đàn đó , chú hẳn cũng biết
dù đức Quan Thánh , dù đức Thích ca , dù Jesus , dù một vị nào đi
nữa cũng dưới đức Cao Đài một bực. Thờ đức Cao Đài tức là
thờ Trời , tức là có chư vị trong đó rồi. Còn ông bà thì thờ đàng
sau chớ đâu có bỏ đi được.
Nghe vậy , ông Bản thuận thỉnh Thánh tượng , do các ông vẽ
thờ đúng theo nghi thức đã có tại nhà ông phủ Kỳ , vào khoảng cuối
năm 1925 . Đó là giai đoạn của Thánh Thất Cầu Kho sau này ,
gồm một ngôi nhà ngói ba gian , phía trước thờ đức Cao Đài trong
một hoàn cảnh chật hẹp , phía sau để ở lúc bấy giờ toạ lạc tại trường
cầu Kho (trường tiểu học Trần Hưng Đạo hiện nay )
D. Sự ngộ đạo của ông Nguyễn Văn Hoài và Võ Văn Sang
Cũng trong thời kỳ thiếtt đàn tại nhà ông phủ Kỳ, hai ông Hoài
vầ Sang có đền hầu đàn và về sau có thỉnh Thánh tượng (tự các ông
vẽ theo mẫu nhà ông phủ Kỳ) để thờ. Cuộc đời tu học của hai ông
hiện nay không biết rõ lắm vì không tìm ra người thân thích để hỏi.
E. Gặp ÔNG LÊ-VĂN-TRUNG
Theo lời ông Nguyễn hữu Đắc là cậu bên ngoại ông Trung thì
ông Trung là người gốc ở Cần giuộc, sinh năm 1880 thi đậu thượng
thơ (Secrétaire du Gouvernement de Cochinchine) xuất thân từ trường
Chasseloup Laubat. Đắc cử Hội đồng quản hạt (Conseiller colonial :
cai trị ba tỉnh) sau được thăng chức Thượng nghị viên .(Membre du
coneil supérieur de l'indochine) thay thế chức của ông Tổng đốc
Phương. Qua năm sau được thăng ngũ đẳng bửu tinh. Ông Lê Văn
Trung làm thượng nghị viên được 4 năm rồi chán chường hoạn lộ
nên xin nghỉ việc để lo kinh doanh. Khi gặp đạo thì ông đang làm
nghề thầu khoán nhưng trong tình trạng suy sụp lại mắc bệnh nghiện.
Ông Trung vốn là bạn với ông Vương quan Trân , anh ruột ông
phủ Kỳ, nên khi thiết đàn tại nhà ông phủ thì ông Trung có đi dự
nhiều lần. Người ta còn nói lúc bấy giờ ông Trung bị mù mắt, phải
nhờ người nhà tên Thanh dẫn dắt. Một hôm ông dự đàn cơ , Ơn trên
cho bài thơ mà câu đầu là :
Mịt mù bóng loáng cũng đua chen...
tuy thế , khi ông gặp đạo thì đôi mắt sáng trở lại.
G. Gặp nhóm phò loan.
Trở lại khi cô Thất nương xưng là Đoàn ngọc Quế nhập bàn,
các ông Cư Tắc Sang có hỏi về lai lịch và mồ mả của cô thì cô chỉ chỗ
đi tìm. Khi tìm được mộ, các ông lại hỏi về nhà cửa, cô chỉ lại nhà
quan phủ Vương quan Kỳ là chú cô thì biết.
chúa nhựt sau các ông mới đến tìm nhà quan phủ Kỳ lúc bấy
giờ đã thờ phụng theo chân truyền đức Ngô rồi. Khi đến nhà ông
phủ, các ông Cư Tắc được lịnh xây bàn tại đây. Trong một buổi đàn
có mặt ông Vương quan Trân là thân sinh cô Vương thi Lễ, cô nhập
bàn và cho một bài thi như sau :

Cúi lạy thân sinh thứ lỗi con,
Âm dương tuy cách hiếu tâm còn.
Hồn quê níu nắm tình non nước
Phách quế náu nương dạ sắt son.
Ác lặn hiên đoài già nhắc nhỏm,
Nguyệt trầm non thái trẻ thon von.
Thấy nhau thêm tủi đường ly biệt
Đá nát xương tan nghĩa vẫn còn !.

Từ đó ông phủ Kỳ thường hay liên lạc với nhóm phò loan để
tìm biết những chi tiết khác do cô Lễ đem lại.
Đức Ngô minh Chiếu lúc bấy giờ, theo lời ông Nguyễn trung
Hậu, thường đến nhà ông chơi và hay mời ông ăn chay tại nhà. Khi
có đức AĂÂ xuất hiện, các ông phò loan chưa biết là ai , nửa ngờ là
một vị đại Tiên, nửa cho là chỉ một vong hình thường, mới đem nói
với đức Ngô thì Ngài bảo :" Đó lả đức Thượng Đế ! Mãi về sau này
các ông mới biết lời nói của Ngài là đúng.
Tóm lại, tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo mới này đều đã gián
tiếp biết được sự mầu nhiệm về cuộc đời tu luyện của đức Ngô
nhưng không ai thấy trước ở tương lai các sứ mạng trọng đãi của Ngài
mà các ông cũng đã góp một phần công không nhỏ.

GIAI ĐOẠN II
A. Nhóm phò loan gặp ông Lê văn Trung
Vào khoảng tháng tư nhuần năm Ất Sửu ( 6 - 1925 ) trong 
Chợ Gạo (l) thường đêm có thiết đàn thỉnh Tiên.Một hôm ông Nguyễn hữu Đắc gặp ông Lê văn Trung, lúc bấygiờ đang làm thầu khoán, đang đi dạo mát, bèn rủ ông Trung đến Chợ Gạo hầu đàn. Theo lời ông Đắc thì hôm ấy, khi vừa thắp nhang đánh chuông, tự nhiên có một cục lửa từ bàn thờ đức Quan Thánh bay lên tưởng làm cháy mái nhà. Người hầu đàn lúc bấy giờ tên Diệp, vốn đã từng ngồi đồng cho đức Ngô và ông Đắc từ trước,bổng nhiên bị mê man. Các ông trong đàn hiểu ý vội đem đến một mãnh giấy cùng cây bút chì xanh. Chừng 5 phút sau, ông Diệp nắm bút chì viết lên giấy những chữ mà người trong đàn không ai hiểu.
. Các ông phải đi tìm người đọc mới biết đó là bài của đức Lý thái Bạch giáng cơ.

Đó là một bài thơ tứ tuyệt có ý khuyên ông Trung đi tu.
Từ đó, mổi lần ở Chợ Gạo có đàn là ông Trung đi hầu. Dần dần ông nhiểm thâm mùi đạo, xếp đặt gia đình, gác bỏ việc dinh doanh cùng thú vui vật chất, nhất là nha phiến, dốc một lòng lo tu.
Được ít lâu, có lệnh bế cơ đàn Chợ Gạo, mọi người chưa hiểu rõ nguyên do.
Theo tài liệu của ông Cư thì hình như ngày 11-1-26 ông Trung có đến thăm phò loan một lần, ý định thử xem hư thực. Bữa ấy, đức Cao-Đài giáng cho bài thi như sau:
Già trí đừng lo trí chẳng già, .
Lương tâm mình biết hỏi chi xa.
Thềm đầu trời ngó lòng nhân đạo
Hư thiệt rồi đây cũng biết mà!
Mãi đến ngày 5 tháng chạp năm Ất Sửu (18-1-26) ở Saigon, đức
(l) Đàn Chợ Gạo nguyên là một ngôi nhà của ông Vạn tại ngả ba bà kế ChợLớn (hiện chỗ này đã bán cho tư nhân cất nhà) trong nhà thờ Quan Thánh Đế Quân, thuộc chi Minh-Lý, các ông Nguyễn-hữu-Lời đến đây cầu đàn kể từ 1925
Thượng Đế giáng cơ dạy hai ông Cư Tắc đem cơ vô nhà ông Trung ở (quai Testard) cho Ngài dạy việc.
Hai ông hỏi thăm tìm đựơc nhà ông Trung, thuật lại lệnh trên, ông Trung rất hoan nghinh, vội sắm sửa thiết đàn. Thượng Đế giáng cơ dạy đạo và khuyến tu. Ngài bảo chính ngài sai Lý thái Bạch dìu dắt ông Trung nơi đàn Chợ Gạo từ lâu. Ngài phán : (( Trung nhứt tâm nghe con ! Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy.

Con lấy sự sáng của con mà suy lấy.
Từ đó về sau đôi mắt ông Trung tự nhiên sáng rõ ra cho đến năm ông mất (I934)

B. CÁC ÔNG TRUNG CƯ TẮC GẶP ĐỨC NGÔ-MINH-CHIÊU
Ta đã biết nhờ sự chỉ lối của cô Vương thị Lễ mà nhóm phò loan tìm gặp ông phủ Kỳ. Tuy vậy rất ít khi các ông gặp đức Ngô trừ trường hợp như ông HẬU đã kể.
Theo tài liệu của ông Cư để lại, thì ngày 14-1-1926 ông Bản có xin chấp bút, đức Thượng Đế dạy rằng :

"THẦY
Bút mở mùa hoa đã có chừng
Chẳng như củi mục hốt mà bương.
Gắng công ắt đặng công mà chớ
Buồn bực rồi sau mới có mừng."
Tập tài liệu của ông Cư không cho biết một chi tiết nào rỏ hơn người ta chỉ phỏng đóan là đức Thượng Đế trả lời ông Bản về việc chấp bút mà thôi.
Ông Nguyễn trung Hậu trong quyển Đại Đạo Căn Nguyên có viết: (Cách ít ngày sau, tức là vào khoảng cuối tháng chạp năm Ất Sửu, Thượng Đế giáng cơ dạy mấy ông Trung Cư Tắc Sang Hậu Đức phải hiệp với ông phủ Ngô văn Chiêu mà lo mở đạo, Ngài lại
dạy rằng mỗi mỗi, phải do nơi ông Chiêu là anh Cả .
ĐĐCN trang 18
Vẫn theo tài liệu của ông Cư thì ngày 21.1.26, đức Cao Đài
có dạy chung các ông Trung Bản Kỳ Cư Tắc bài thi sau đây :
"Mặt nhựt hồi mô thấy xẻ hai
Có thương mới biết đấng Cao Đài.
Cũng con cũng cái đồng môn đệ
Bụng muốn phân chia hỏi bởi ai? "
Và qua bửa 2-l-26 ngài dạy hai ông Cư Tắc :
'Chín trời mười Phật cũng là Ta
Truyền đạo chia ra nhánh nhóc mà !
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ
Thánh Tiên Phật đạo vốn như nhà! "

Như vậy ta có thể nói những ngày đầu năm 1926 là ngày những nhà lãnh đạo hiệp nhau dưới sự dẫn dắt của Thiêng liêng nhưng cũng ngay từ đó Ơn Trên đã tiên tri về tiền đồ Đại Đạo sau này.
Sự chi rẽ đã được thấy ngay từ hồi khởi thủy dưới con mắt Vô hình.
Trong giai đọan này ta thấy có ba điều quan hệ qua tài liệu của ông Cư.
Đó là những buổi khai đàn (1)

tại nhà ông Cư, ông phủ Kỳ và ông Trung.
Theo lời ông Nguyễn-trung-Hậu thì khi có lệnh dạy các ông Cư Trung Tắc Hậu phải hiệp với đức Ngô thì có một sự thay đổi đặc biệt trong việc cầu cơ. Đó là sự bải bỏ bài cầu đàn của chi Minh Thiện mà các ông vẫn dùng từ trước.
Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên của các ông với đức Ngô tại số 110 Bonard, Ngài đã cho in bằng xoa xoa một số bài cầu theo chơn truyền của ngài (bài Trúc Cơ) và phát cho mỗi người một bản để giữ mà cầu. Bài này đến nay còn dùng.

Ngài cũng vui lòng chỉ dẫn cách
(1) Lễ khai đàn tức là lễ thiết Thiên bàn, thượng Thánh tượng do đức Ngô-minh-Chiêu truyền lại.
thờ Thiên Nhãn cho các ông thỉnh về thờ, do đó mới có những buổi khai đàn nói trên.
Ngày 27-1-26 đàn cơ đựơc thiết lập một cách mới mẽ theo sự chỉ dẫn của đức Ngô minh Chiêu cho tất cả các ông Kỳ Trung Cư Tắc Sang Hậu Đức đã khai diển tại nhà ông Cao quỳnh Cư với sự chứng kiến của đức Ngô. Đức Thượng Đế cho hai bài tứ tuyệt :
THẦY
Đã để vào tòa một sắc hoa
Từ đây đàn nội tỉ như nhà.
Trung thành một dạ thờ Cao sắc
Sống có Ta, thác cũng có ta.
Đài sen vui nhánh trổ thêm hoa
Một đạo như con ở một nhà
Hiếu nghĩa tương lai sau tựu hội
Chữ Trung Từ Phụ vốn là Ta ! "
Phò loan lúc bấy giờ thường là các ông Cư Tắc, Pháp sư là đức Ngô, ngọc cơ của nhóm xây bàn, bài cầu cơ là bài đức Ngô phát trước đây. Đó là sự hợp tác êm đẹp của các nhà khai đạo buổi đầu. Ngày 31-1-26, cầu đàn tại nhà ông phủ Kỳ, đức Cao Đài dạy :
"THẦY
CAO may từng mây lố mặt trời
ĐÀI sen vui nở nhánh bông tươi
Đạo mầu cậy gã truyền nhơn sự
Dạy trẻ cho an lấy đạo đời!
Cũng ngày ấy, khai đàn cho ông Trung, đức Cao Đài dạy :
"THẦY
Thầy vui mừng các con.
Trung, con thờ Thầy trên hết là phải. Con đem tượng Quan Trường qua bên trái Thầy, Quan Âm bên mặt, còn thờ Lý thái
Bạch dưới Thầy. Đại Từ Phụ còn hiểu lòng thương là bực nào?
Một trời một đất một nhà riêng
Dạy dỗ nhơn sanh đặmg dạ hiền.
Cầm mối thiên cơ lo cứu chúng
Đạo người vẹn vẻ mới là Tiên !"

Qua những lời dạy dổ trên đây, ta còn thấy những nỗi ân
cần khuyên răn báo trước sứ mạng và tương lai của mỗi người.
VIỆC CHỈ DẠY ĐẦU TIÊN :
Trong thời gian này cũng có nhiều vị giáng cơ dạy đạo cho
ông Trung và nhóm phò loan.
Ngày 27-1-26), Nhất nương giáng cơ, hầu đàn có mặt các ông Cư Tắc Sang và bà Cư
"NHẤT NƯƠNG
Em chào ba anh và đại tỉ.
Hằng lâu em không có chuyện vãn cùng ba anh, em xin ba
Anh coi lại thói đời dường nào? Cái bóng phù du sớm còn tối mất còn hơn một kiếp người vì nó sống ngắn ngủi dường ấy nhưng mà buổi sớm còn có cái sắc chớ người đời sanh ra chỉ để thọ khổ não mà thôi.Chung qui ngó lại dù sống trăm tuổi chưa được một một điều đắc chí, chết thì hết cái đời tạm này, sách Phật gọi là khổ hải. Em xin ba anh coi sự trường sanh của mình là trọng, người không có phải kiếm, mình có sẳn nỡ bỏ đi, em chỉ tiếc dùm đó thôi. Đã vào đường chánh cứ do đó bước tới hòai thì trở về cựu vị đặng. " Khi ông Trung hỏi: "Có duyên luyện đạo cùng chăng? Xin em mách bảo dùm " - Nhất nương trả lời: " Đã gặp đạo tức có duyên phần. Rán tu luyện. Siêng thì thành, biếng thì đọa, liệu lấy mà răn mình. Phải tính sớm,

một ngày qua, một ngày chết, đừng dụ dự. Em xin kiếu.
Cùng ngày ấy, đức Lý thái Bạch dạy ông Trung :
" Trung nghe dạy :
" Có công phải biết gắng nên công,
Tu tánh đã xong mới luyện lòng.
Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục
Đơn tâm khó định lấy chi mong. "
Ngày 28-1-26 đấng Chí Tôn giáng dạy ông Trung :
"THẦY
Một ngày thỏn mỏn một ngày qua
Tiên Phật nơi mình chẳng ở xa.
Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ
Cửa thiên xuất nhập cũng như nhà.

Cương tỏa đương thời đã giải vây
Đừng mơ oan nghiệt một đời nầy,
Hữu duyên độ thấu nguồn chơn đạo
Tu niệm khuyên bền chớ lá lay ! "
Đó là những lời dạy đạo đầu tiên. Ta thấy Ơn Trên chú trọng nhiều nhất đến ông Lê-văn-Trung,

phải chăng vì trọng trách của ông sau nầy?
VIỆC CÚNG KIẾN THỜ PHƯỢNG
Trong những tài liệu của ông Cư, ta không tìm ra bài Thánh ngôn chỉ việc các ông Trung Cư Tắc phải đến tìm hiểu sự thờ phượng đức Cao-Đài nơi đức Ngô. Nhưng trong quyển ĐẠI ĐẠO TRUY NGUYÊN của ông HUỆ CHƯƠNG ta thấy rằng khi đã khứng chịu thờ đức Cao-Đài, các ông mới bạch cùng Ngài về cách thức thờ phượng thì “Ngài lại dạy mấy ổng phải đến ông phủ Chiêu là người có thờ ngài đã lâu rồi; lại dặn mấy ổng chừng nào đi phải đem ngọc cơ đặng ngài giáng mà chỉ dạy thêm trong cách thờ phượng.”(ĐĐTT trang 22)
Như vậy sự thờ phượng buổi đầu đã theo cách thức của đức
Ngô nhưng người tiếp xúc trực tiếp với các ông lại là ông phủ Kỳ. Ta biết rõ điều nầy vì trong một bài đàn đức Cao Đài có dạy :
“Cư Sang Tắc muốn theo anh con vào xem hội Minh Lý? Kỳ có con Thầy mới cho ba đứa nó đi. Con chỉ những sự bái quy của Thầy đã buộc thế nào và cắt nghĩa cho chúng nó hiểu.”(31-1-26). Xem vậy có thể nói là buổi đầu các ông Trung Cư Sang Tắc Hậu đã học những bài vỡ lòng đạo lý từ chơn truyền đức Ngô mà phát ngôn là ông phủ Kỳ.
Lúc bấy giờ không khí vui mừng hoan hỉ bộc lộ trên nét mặt mọi người nên một hôm đức Cao-Đài có dạy :
" Thầy vui vì các con thuận hòa cùng nhau.
Thầy muốn cho các con như vậy hoài. Ấy là một lễ hiến cho Thầy rất trân trọng - (29-1-26)
Một bửa giáng đàn, Ngài khen ngay :
"Hay, hay lắm đó ba con ".
Các ông không biết ngài khen về việc gì, ông Cư bạch hỏi thì ngài bảo là khen các ông tụng kinh hay và khuyên các ông học thêm :'Tụng kinh. Con, nêu giỏi học thêm mới đặng (27.I.26). Lệ thường mỗi khi cầu đàn mà đức Chí-Tôn giáng thì đọc bài “Mừng thay” nhưng một lần các ông quên đọc. Ngài nhắc và dạy như sau:
" Mừng thay chớ!
“Dạy trẻ con toan trước dạy mình
Cái công giáo hóa cũng đồng sinh.
Đạo Đời tua biết đời rằng trọng
Một điểm quang minh một điểm linh.
"Nghĩa là sắp nhỏ của con dạy sau cũng nên người ở đời, nếu biết trọng đời thì gắng dạy nó nên hiền. Một điểm quang minh là một hồn người là vật tối linh của Thầy trân trọng. Nếu con muốn làm lành thì gắng dạy mấy hồn ấy đặng hiền.”(3.2.26)
Lúc bấy giờ các ông đã bắt đầu việc đi phổ độ đạo Cao Đài.
Việc độ người như thế thường do cơ bút chỉ dẫn nhưng chính các ông cũng chưa quan niệm được rõ rệt việc làm của mình. Cho nên trong buổi đàn ngày 2-2-26 tại nhà ông Trung, đức Cao Đài giảng dạy:

"Cư Tắc hai con ham cười, Thầy sdẽ cho cười một phen cho đã. Phải lập chí cho nghiêm phòng sau mới dạy người nghe hai con
Cùng ngày này hai ông xin đi độ các ông Tương, Kiêm, Ngài dạy : 'Thầy cho các con đi, Thầy sẽ đến.
Những ngày đầu tiên chỉ được biết như thế. Rất tiếc vì các nhà tiền bối sơ khởi hiện nay không được nhứt trí nên việc sưu tầm chưa hòan bị được.
Trong thời gian xây bàn từ trước đến nay, tưởng cũng nên nhắc đến công phu tinh thần lẫn vật chất đối với cơ đạo buổi đầu của bà Cao qùynh Cư nhất là trong những buổi cầu cơ, chính bà là người có công chép lại những bài Thánh ngôn ấy mới còn đến ngày nay.

Trở lại MỤC LỤC