Lối đầu tháng 7 năm Ất-Sửu (1925), khi các ông bắt đầu tiêm
nhiễm mùi đạo lý do Vô hình chỉ dạy, thì sự xây bàn trở thành
một công tác thường xuyên cần thiết để tìm biết một cái gì, cũng
có khi về văn chương, cũng có khi về siêu hình.
Một bữa kia, các ông thỉnh bàn ra, tính cầu cô Quế về dạy
làm thi. Nhưng khi để tay vào bàn thì có một vị giáng không chịu
xưng danh Các ông gạn hỏi thì cơ chỉ gõ ba chữ A Ă Â và cho bài
thi như dưới đây :
”Ớt cay cay ớt gẫm mà cay,
Muối mặn ba năm muối mặn dai,
Túng lúi đi choi nên lấp lại,
Ăn bòn chẳng chiu tấp theo ai “
Ông Tắc nghe dứt câu liền nói với ông Cư rằng : “Thôi anh,
ai đâu mà nói tiếng gì khó nghe quá, sao lại không có tên mà xưng
là A à ”. Ông Tắc định bỏ bàn đứng dậy thì ông Cư bảo :
'Ậy Em ngồi lại cho qua hỏi vị này chắc không phải thường đâu em .
Ông Cư bèn hỏi ông A Ă Â bao nhiêu tuổi. ông A A Â gõ bàn,
ông Cư đếm hoài mà bàn không ngừng gõ, có đến ba bốn trăm cái, cho
đến khi các ông không đếm được nữa mới thôi .Do tính chất bí mật ấy
mà các ông cho rằng chắc ông A Ă Â làm chức gì lớn trên trời và
định có gì mắc mỏ sẽ hỏi ngài. ( 1 )
Sau khi các ông hỏi đức A-Ă-Â về tuổi tác, Ngài có phân rằng :
" Muốn cho bần đạo đến thường xin chư vị nạp lấy mấy lời yêu
cầu của bần đạo như sau đây : một là đừng kiếm mà biết bần đạo là
ai, hai là đừng hỏi đến quốc sự, ba là đừng hỏi đến Thiên cơ .Các
ông đều hứa giữ đúng lời ấy. Sự hỏi han tìm hiểu lúc bấy giờ chỉ
giới hạn trong việc văn chương từ ngữ văn liệu mà thôi Đức A Ă Â
xuất hiện đầu tiên khiêm nhượng như một vong linh thường như
thế nên các ông đối với Ngài rất tự nhiên như bạn vậy.
Những mẩu chuyện tìm hiểu văn chương này rất nhiều, nhưng
chỉ lượt kể đại khái như sau :
Một hôm có ông Phạm minh Kiên và Lê thế Vĩnh .vốn là người
viết báo đến viếng ông Cao quỳnh Cư đương buổi. đức A-Ă-Â về bàn.
ông Cư bèn xin ngài cho mỗi người một bài thi để làm kỷ niệm.
Đức A Ă Â đáp : "Để bần đạo cho chung hai người một bài thi mà
thôi". Ai nấy đều lấy làm lạ, nghĩ vì tâm sự mỗi người mỗi khác,
hai người mà chung một bài thi thì làm sao cho hay được. Đức A Ă Â
gõ bàn cho một bài tứ tuyệt như sau :
”Một viết với thân giữa diễn đàng,
Bằng xưa trước giặc vạn binh lang .
Đạo đời ví biết đời là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở mang !”
Một hôm khác, ông Hậu bạch cùng đức A-Ă-Â rằng " Tôi còn
nhớ hai câu đối thuở nay chưa ai đối được, xin đem ra nhờ ngài
đối chơi cho vui". Đức  bèn đáp : “Bần đạo xin hầu đối, nhưng
_________
(I) Chính đức Ngô minh Chiêu biết đức A Ă Â là đức Cao Đài ngay từ
lúc này . Xin xem chương sau
nếu đối ra không chững, quí vị chớ cười và niệm tình bần đạo mà
chấn chỉnh lại cho”.
Câu đối ông Hậu ra : “Ngồi yêu ngựa đừng bò con nghé".
Đức A Ă Â đối lại: “Cởi lưng trâu chớ khỉ thằng tê”.
ông Hậu ra : "ngựa chạy mang lạc "
Đức  đối lại : Cò bay le bè”
Do đó, các ông hết sức phục tài đức A-Ă-Ấ Số người hầu bàn
tại nhà ông Cư mỗi ngày một nhiều, trong số đó có ông Trương
hữu Đức làm việc hoả xa, và ông Bồng Dinh, tục gọi là Thầy Giáo
Sỏi làm việc tại dinh Hiệp lý Sai gòn
Một hôm, ông Bồng Dinh bạch cùng đức A-Ă-Â rằng : "trong
Kiều có câu :
Sửa sang níp tử xe châu,
Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa.
Chẳng hay "níp tử xe châu " là gì, xin Ngài chỉ giáo.
Đức A-Ă-Â đáp : Níp tử là cái rương của thầy Khổng Tử. Xe
Châu là cái xe của Châu Võ Vương ngồi đi phạt Trụ. Cái rương
của thầy Khổng Tử dùng đựng sách vở, tức là văn chương. Người
văn sĩ thác rồi thì bao nhiêu học thức văn chương cũng theo xác thịt
mà chôn vào quan cửu. Nên Nguyễn Du mới dùng hai chữ níp tử
để gọi cái quan tài của bực văn chương tài tử là nàng Đạm Tiên.
Vua Châu Võ Vương ngồi long xa đi phạt Trụ tức là gồm thu giang
san nhà Trụ vào đấy. Con người ở đời làm được bao nhiêu sự
nghiệp, khi thác rồi cũng phủi tay không, thì chẳng khác nào bao
nhiêu sự nghiệp tự mình gầy dựng ra trong buổi sinh tiền, sau khi
nhắm mắt rồi, thảy đều thâu vào trong linh xa vậy. Cho nên, Nguyễn
Du mới dùng cái xe Châu đề gọi cái linh xa của bực tài tình bạc mạng... "
Lại khi các ông Cư Tắc Sang hỏi về nghĩa hai câu thơ của ông Quí Cao :
”ngồi thuyền Bát nhã qua tình biển”
Đức A-Ă-Ấ giải nghĩa : “Bát nhã Ba la Mật là Phật độ vong hồn
qua khỏi biển khổ đặng đến Tây phương vì trước khi đến Tây
phương phải qua một cái biển khổ. Biển tình là biển khổ. Tình
là oan oan, oan oan là khổ.”
Ngài lại giãi nghĩa thêm chữ phồn hoa trong bài thơ ông Quí
Cao như sau : Phồn nghĩa là trong vòng, Hoa là sắc đục. Phồn hoa
có nghĩa là trong vòng sắc dục. Do đó (( giấc .phồn hoa tức là giấc phàm.)).
Một hôm, ông Thổ địa Tài thần nhập bàn cho bài thi
(( Mộng mị thói quân bán nước nhà, .
Trong vòng túng thiếu lỗi, can qua.
Vinh như khỉ Sở vinh gầm xủng, .
Lợi kiểu hưu Tần lại xấu xa..
Người trước nghỉ thương cơn tnyết nhuộm,
Lũ sau buồn chạnh nỗi sương pha.
Ngồi chờ thế sự rồi vay trả,
Cửa tịch vui vầy kệ Thích Ca ! ))
Các ông Cư Tắc Sang hỏi nghĩa hai câu luận, Đức A Ă Â giải
đáp như sau : (Mã bì, tuyết thân là da ngựa tuyết thân, chỉ trang tài
tướng chinh chiến một mình da ngựa bọc thân tuyết sương đắp thể
tỏ là đời ly loạn. 'Có câu tục ngữ nói gối vóc nằm sương chỉ là
thân chịu nhọc nhằn cực khổ. Câu thi trên mà sửa như vậy thì nhằm điển cố hơn :
Chạnh trẻ phải cơn sương gối ướt,
Thương già gặp buổi tuyết thân pha !
vì pha nghĩa là hoà lộn, nên Tuyết thân pha chỉ lạnh lùng đến
đổi thân với tuyết cũng lạnh như nhau.”
b - SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC LÝ-THÁI-BẠCH :
Một hôm, ông Cư bàn với các bạn rằng : " Bình sinh tôi
lấy làm phục thi văn Lý Bạch, vậy chúng ta cầu thử Ngài coi "
Sau đó, các ông thắp nhang ra giữa trời khấn vái. Quả nhiên có Lý
Đại Tiên đến cho một bài bát cú như sau :
" Đường trào hạ thế hưởng tam quan
Chẳng quản công danh chi vị nhàn.
Ly rượu trăm thi lời vẫn nhắc,
Tánh Tiên muôn kiếp vốn chưa tàn.
Một bầu phong nguyệt say ngơ ngáo,
Đầy túi thơ văn đổ chứa chan
Bồng đảo còn mơ ngày bút múa
Tả tình thế sự , vẽ giang san ! "
Cũng trong lúc hứng thú, các ông vái thỉnh thi-hào. Đỗ Phủ
đến hoạ vận bài thơ trên như sau :
"Chẳng nệ công khanh bỏ ấn quan,
Bồng lai riêng thú hưởng thanh nhàn.
Thi thần vui vịnh ngoài rừng trước,
Rượu thánh buồn say dưới cội tàn.
Nắng hạ trời thương dương gió quạt,
Nồng thu đất cảm đổ mua chạn.
Vân du thế giới vui mùi đạo,
Sớm dạo Kỳ-san, tối Cẩm san ! "
c – HỘI PHÓ YẾN DIÊU-TRÌ – SỰ DÙNG NGỌC CƠ
Lối cuối tháng Bảy năm Ất Sửu (1925) các ông Cư Tắc Sang có hỏi
cô Đoàn ngọc Quế rằng: “Em có chị em nào biết làm thi, em mời giùm
nói ba anh em qua có lòng ngưỡng mộ học làm thi , xin cầu khẩn quí
cô đến dạy cho. Cô Quế trả lời : " Có các chị Hớn Liên Bạch, Lục
nương và Nhứt Nương làm thi hay lắm. Trong thâm ý các ông muốn
quí cô nhập bàn vào ngày trung thu năm ấy, nhằm tiết trăng thanh gió
mát mà thi thơ xướng hoa thì tuyệt.
Cô Quế bảo: " Ba anh muốn cầu thì ngày đó ba anh phải ăn chay
mới cầu được. Thế là từ cái ngâm vịnh thi thơ các ông đã bắt đầu
biết mùi chay lạt để từ đó càng ngày càng biết thêm trong sứ mạng
khẩn thiết sau này, nhưng lúc bấy giờ các ông nào có biết.
Lối thượng tuần tháng 8 âm lịch, cô Quế về bàn dạy Diêu Trì Cung :
Trên có Cửu Thiên nương nương cai quản. Dưới có chín vị
Tiên Cô . Cô Vương là Thất nương cô Hớn Liên Bạch là Bát
nương...) đồng thời cô cũng đã nói rõ tên của các vị khác.
Các ông Cư Tắc Sang nghe vậy lấy làm mừng thầm bèn xin cô
chỉ vẽ cách cầu đức Diêu Trì Kim Mẫu. Khi ấy cô Thất nương
bảo các ông phải trai giới ba ngày và tìm ra đặng ngọc cơ cầu lịnh
bà mới được. Các ông không hiểu ngọc cơ là chi. Cô Thất nương bèn
vẽ hình Ngọc cơ và giải nghĩa bằng cách dạy rõ căn cội buổi xưa
lấy hình trạng của ngôi sao Bắc đẩu mà tạo thành, lại dạy cách phò cơ
cho mấy ông và bảo các ông mỗi người nên làm một bài thi dự bị.
Các ông không còn biết làm gì hơn là phải vâng lời Thất nương, và
đã ăn chay từ ngày 12 đến 14 tháng 8-Ất Sửu, trong lòng nôn nao cho
đến ngày hẹn để biết thêm vài điều mới lạ của thế giới vô hình.
Dịp may lúc bấy giờ có ông Phan văn Tý, phán sự ở sở Trường
Tiễn, vốn là bạn học cũ của ông Cao quỳnh Cư, hiện ở kế cận nhà
Tại Bourdais Saigon .Ông Tý thường qua lại nhà ông Cư chơi
thấy việc xây bàn lâu quá , nhưng mãi đến khi các ông nói đến chuyện
cầu ngọc cơ, mới bàn đến chuyện này, và cho biết hiện ông đang có
một chiếc ngọc cơ đó. Các ông bèn mượn, ông Tý thuận cho.
Nhưng Ngọc cơ lúc bấy giờ, ông Tý đã cho ông Âu Kích ở chùa
Minh lý đường Douaumont mượn từ lâu để thỉnh kinh. Ông Tý
bèn đến nói chuyện với ông Âu Kích. Ông này trả lời: ”Hiện tôi đã
chấp bút được rồi nên ngọc cơ ít dùng. (1)
Ông Phán Tý đem ngọc cơ lại cho ông Cư muợn trong một
đêm xây bàn, có mặt ông Nguyễn-trung-Hậu và ông Bồng Dinh.
Các ông đều nhờ ông Tý chỉ vẽ cách cầu. Vốn chuộng Thần Tiên,
cũng chỗ bè bạn thân thiết, nên ông Tý không do dự cho hai ông Cư
Tắc ngồi cơ. Hai ông Cư Tắc ngồi hai bên, còn ông Tý thì ngồi ngay
giữa. Do cách ngồi này mà lúc bấy giờ các ông thường diễu ông Tý
là “cầm cơ tài công” Sự tập dượt không lâu thì hai ông Cư Tắc tự
động cầm được. Bài cầu lúc bấy giờ mượn ở chi Minh-Thiện như sau:
“Chốn Bồng lai là nơi thanh tịnh
Thú triều ưa phong cảnh nước ngời,
Gió thanh quét sạch bụi đời…”
(không nhớ hết)
--------------
(1) Ông Phan-văn-Tý, người Thủ-Dầu-Một. Nguyên quảng 1917, tại Thủ-Dầu-Một, nhóm tu Minh-Thiên thành hình do các ông Trần-Phát-Đạt, Trần-hiển-Vinh, Lê-văn-Hơn, Trần-duy-Khánh (ông Khánh là đồng tử của Minh-Thiện) nhóm họp với mục đích hầu đàn cơ, nghe dạy chính trị. Thân sinh ông Trần-hiển-Vinh có tạo ra 12 cái ngọc cơ, ông Phán Tý với tính hiếu kỳ mới đến xin thỉnh một chiếc. Ngọc cơ này làm tại Phú-Vinh (sở đồn điền của ông Vinh) và được thỉnh tại chùa Hội Thánh (đàn Thủ-Dầu-Một) trước năm 1922, mục đích của ông Phán-Tý là để có ai thỉnh cầu trị bịnh hay hỏi việc gia sự thì sẽ dùng đến.
Sau ba ngày chay, đúng đêm 14 rạng mặt rằm tháng 8-Ất-Sửu
( 1-9- 1925) nhằm tiết Trung thu, ngoài trời trăng thanh gió mát, trong
nhà Cao quỳnh Cư dọn đẹp trang hoàng. Suốt ngày ông không tiếp
khách. Hôm ấy có đủ mặt các ông Cư Tắc Sang Hậu. Mọi người
đều thành tâm cầu khẩn, thấp hương thơm từ 10 giờ đêm đến 12 giờ
khuya, bàn thờ thì xông trầm ngào ngạt. Ngay giữa nhà, các ông dọn
một bàn dài, rải bông lá chung quanh, phía trong cùng đặt một bộ đồ
trà sắp sẵn chín cái chén tách giành cho chín Tiên nương, sắp vòng
theo cạnh bàn. Giữa bàn phía ngoài bộ đồ trà, là các đĩa trái cây
tươi tốt trông rất lịch sự. Chung quanh đặt 9 cái ghế mây. Nếu có
ai lạ vào chắc phải tin là có tiệc linh đình..
Gần đến 12 giờ khuya, các ông thắp nhang đèn lên. Cả thảy đều
quỳ lạy khấn vái, rồi đem ngọc cơ ra mà cầu. Thật quả có lịnh Cửu
Thiên nương nương đến, và đủ chín vị tiên Cô, mỗi vi đều giáng
cơ chào mừng các ông.
Khi ấy Thất nương vốn biết các ông giỏi đờn, mới xin các ông
đờn để hiến lễ cho Lịnh Bà và Cửu Cô an vị nghe. Chừng nhập tiệc,
Thất nương lại mời các ông cùng ngồi vào cho vui. Ban đầu, các ông
không dám. Nhưng sau vì buộc lòng quá, các ông bèn lấy thêm mấy
cái ghế sắp sau chín cái kia, rồi xá ba xá mớì ngồi vào Chừng nữa giờ
sau, ông Cư tái cầu. Các vị Vô hình tỏ lời cảm tạ chẳng cùng, lại
hứa rằng : “Từ đây có ngọc cơ rồi thì tiện cho Diêu Trì Cung đến mà dạy việc”.
Đêm ấy gọi là đêm (Phó Yến Diêm Trì) mãi hiện nay tại Toà
Thánh Tây Ninh vẫn còn giữ lệ ấy. Trong buổi tái cầu, Lục nương
có cho bài thi như sau :
" Im lìm cây cỏ vẫn in màu,
Mờ mịt vườn đào điểm sắc thu.
Gió dậy sao trời mây cuốn ngọc,
Sương lồng ướt đất liễu đeo châu. "
Gió dậy sao trời mây cuộn ngọc,
Sương lồng ướt đất liễu đeo châu.
Ngựa vàng ruổi vó thoi đưa sáng.
Thỏ ngọc trau gương dặm về làu.
Non nước đìu hiu, xuân lắng chúa.
Nhìn hoa cảnh úa dục cơn sầu !"
CÔ còn cho một bài điệu Động đình như sau :
"Đầm ấm cảnh trời mai ác lố,
Tho thới thuyền đưa khổ ách chèo.
Nhấp nhô lượn sóng khỏa lèo,
Luồng đông gió tạc, cánh bèo ngưng sông.
Một chiếc quạnh bóng hồng nhán ngọn,
Mây doanh non quyết đóng nhành thung.
Về Nam đỗ cánh rừng tòng,
Ngút xem tỏa áng cây đông khóa rèm.
Đường xúm xít chị em ruổi bước,
Dắt dìu nhau kẻ trước người sau.
Tìm nơi hứng giọt mưa đào,
Để cơn khao khát khoe màu phù dung.
Đờn khắn khích năm cung nhọc trổi,
Vẹt mây đen gió thổi chiều hôm,
Quang âm ngày tháng dập dồn.
Ngừa khi trể bước hoàng hôn trở đường !
Đường muôn dăm khách đơn thân,
Mượn bóng trăng làu bước vẹn chân.
Khóa kín song thu trau hạnh đức,
Chờ khi Đạo trọn đến non Thần
Non Thần tiếng hạc chầu vang đảnh,
Chờ rước người ngay chánh tìm đường.
Mơ màng chưa tỉnh huỳnh lương,
Sóng sao biển khổ nén thương khách trần !"
Cũng trong đêm này, có mấy vị Tiên cho các ông những bài thi
chữ như sau :
" Hoành thượng đơn khai chí bách thiền,
Hựu tụ chưởng hiệp khởi tranh liên.
Một đài khánh nhựt khinh hành định,
Cửu tái quang minh đắc cọng niên.
Mật sự khá kiệm hiệu.
LIÊN HUÊ TIÊN
" DIỆU thành tâm khởi đức khai truyền
ĐẠO thức thời âm vận kỷ niên
THIÊN mạng lưu hành vô tự đoạt
TÔN hồi cẫm vị khải huyền nhiên.
Tri thức.
"Thăng "
PHỔ hoá hoài tâm hạ tác thành
HIỀN khai trực thượng độ nhơn sanh.
BỒ đoàn hành diệu cơ huyền mạng,
TÁT ái diệt tàng cẩm đắc minh.
Gắng thiện niệm, rõ cơ Trời ! !
"Thăng "
d. - SỰ TẬP DƯỢT
Kề từ ngày này trở về sau chia làm hai nhóm : bên ông Cư
thi cầu Ngọc cơ, có các ông Tắc, Hậu, bên ông Diêu thì có ông
Sang, vẫn xây bàn. Tuy nhiên bên ông Cư chỉ cầu Ngọc cơ khí
có linh Vô hình chỉ dạy. còn thường thì cũng xây bàn như trước.
Trong những buổi đàn cơ tại nhà ông Cư, có các vị Tiên giáng
dạy một lần tất nhiều, có đến mười bài thi bát cú, ngụ ý về những
sự kiện lịch sử nước nhà, có tính cách như đáp lại một phần
sự tò mò của các ông lúc bấy giờ !
Ngày 3 9-Ât-Sửu (20- 10-25) đức Nhàn âm Đạo Trưởng có cho
10 bài bát cú như sau :
(( Thi họa vừa khi bước hứng nhàn,
Vòng trần luân chuyển luống lo toan,
Cày mây cuốc nguyệt chờ Thang Võ
Hằng biết cho dân chịu buộc ràng !
Buộc ràng túng thiếu cõi năm châu,
Trị loạn vần xây cuộc bể dâu,
Phép nước đòi cơn mây gió thảm,
Nghiệp nhà lắm lúc nước non sầu !
Thương người để dấu noi người trước,
Hiệp chủng làm gương nhắc lũ sau.
Cá chậu chim lòng chi dễ chịu, .
Rừng xưa bến củ thảnh thơi đâu 1
" Thảnh thơi đâu buổi nước non nhà,
Nam đảnh hầu xem. trận gió xưa
Ứa mật uớm nâng nền Vũ trụ,
Bền lòng còn đợi bến sơn hà,
Dập dồi bể hoạn thương bấy trẻ, .
Lắc lở thoàn du hổ phận già..
Cũng muốn lẫy lừng xây thế cuộc
Vòng trần ngặt đã bước chân ra.
" Bước chân ra nghĩ ngậm ngùi thay ! .
Nỗi ức nhiều phen khóc cạn bày.
Rừng trước tuy vui chung rượu thắm,
Ơn xưa đâu lợt tấm lòng ngay !
Rèm tâm khá nắm dây thân ái
Giữ dạ đừng quên mối cảm hoài,
Biển khổ mang câu chờ tế độ,
Gíựt giành chi khỏi trả rồi vay !
"Trả rồi vay tua vẹn lòng son
Bia cũ gương trung dấu hỡi còn
Đội mão khỉ ngồi non hớn hở ,
Lìa rừng cọp ngóng biển thon von !
Nào khi đất Việt trời ngang dọc
Chừ lúc vùng Nam phận cúi lòn.
Xương thịt cũng đồng nhân loại thế ,
Cày bừa há chẳng hổ non sông !
" Non sầu cỏ nhuộm đã phơi sương ,
Thành cũ đồn xưa cảnh để buồn.
Vạc ngả người đây trâu ngựa kéo ,
Gia tàn yến rũ gió mưa tuôn !
Vật còn biết mến ngày thong thả
Mình há đâu quên chỗ cội nguồn !
Vầy hiệp đồng tâm liên ái kết ,
Cường quyền sức mọn dễ chi sờn !
' Chí sờn máu thịt mảnh thân phàm ,
Danh lợi mồi câu nhử tánh tham
Vì biết trọng mình nhà nước trọng.
Đừng quên tham nhục giống nòi tham !
Non sông chẳng đổi theo lời nói ,
Cơ nghiệp dầu thay bởi sức làm.
Un đúc lòng thành nhờ máy Tạo ,
Có ngày khuấy nước dọc trời Nam !
" Trời Nam vừa lộ ánh dương quang ,
Cương toả tiêu tan thấy cảnh nhàn.
Văn vũ suối bò thần tiếp khách ,
Ồn ào bến Nghé quỷ xô quân
Hồn trung vì nước hơi vừa tỉnh !
Mắt trí xem dân đã hoá làng.
Hồng Lạc giống nòi dầu thoát ách
Là hai mươi triệu kẻ đồng gan!
Đồng gan mới biết đặng đồng tình.
Biết máu thịt mình mới biết binh
Lợi lộc của nhà thì cứ lấy
Thế quyền trong nước há ngồi xin.
Trống gông nô lệ sao ham muốn,
Hình bóng quan viên xúm giựt giành !
Lịch sử chép biên bao vẽ đẹp,
Ai từng đem nhục đổi làm vinh !
Làm vinh nghĩ chẳng thẹn non sông,
Chín suối ông cha những tủi thầm.
Buồn thấy giống Hồng thây chúng xẻ,
Thảm xem giống Lạc thịt người bằm.
Biên cương buổi nọ Tàu lui gót,
Chín bệ ngày nay quỷ nhảy đầm.
Rút bỏ gươm linh xa quyết một,
Chẳng cho kẻ nghịch đặng ăn nằm.
Ăn nằm nín nẫm đợi chơn quân,
Ta quyết sẽ cho kẻ hạ trần,
Nắm mối xa thơ ra sức gánh,
Thâu giềng xả tắc sửa đầu cân.
Thái bình trăm họ nhìn chơn chúa,
Thạnh trị ba châu trổ ttrí thần.
Độc lập gần ngày vui sấp đến,
Bỏ cơn đất Việt chịu tam phân .
Có lẽ đức Thượng Đế muốn thu phục các ông bằng đủ mọi
cách, từ thú tiêu dao tình tứ với tiên gia, thú ngâm thơ vịnh nguyệt
huyền ảo thơ mộng, cho đến sự thích thú trong việc tiên tri thời
cuộc quốc gia, như bài liên hoàn trên đây tỏ rõ điều đó.
Cũng trong những lần giáng cơ tập dượt này bà Cửu Thiên
Huyền Nữ nói ít mà nghiêm khắc hơn :
((ta chào Tam vị đạo hữu phải "tu tâm dưỡng tánh phòng ngày
sau đặng qui vị)) (3-9-Ất -Sửu)
Đó là bên ông Cư, còn bên ông Diêu-Sang thì các vi Tiên Cô
như ,Thanh Tâm Tài nữ, các vị Tiên ông như Nhàn âm Đạo , đức
Quan Thánh giáng, câu văn có phần đượm mùi triết lý hơn. Ta có
thể dẫn chứng những bài thơ sau đây :
((Mượn nguồn đạo-đức khỏa màu trần,
Luyến thế ngày qua khó kịp xuân,
Bến khổ trương buồm thuyền đợi khách,
Non tiên trở cánh, học chờ xuân.
Xuân mờ mịt bao nhiêu cảnh ủ,
Cụm rừng tòng lá xủ tranh sầu,
Biết bao mấy nỗi tang dâu,
Bóng trăng kia đã đúng đầu tuổi xanh.
Xanh vàng ngọn cỏ trải mồ hoang,
Oan trái trả vay khách nhộn nhàng,
Nhàn cảnh mấy ai tìm đến chốn
Chốn bi ai luống nhọc nhằn khan !
Than rằng : Cõi phù sinh nháy mắt
Trăm năm đâu biết chắc rủi may.
Đua tranh sánh của so tài,
Của tài phủi sạch đường dài thoát qua.
Gắng lo xa... 1
THANH TÂM TÀI NỮ
Đâu là thấp, đâu cao phẩm thế,
Nhục vinh kia ai dễ trọn đời,
Cõi trần kiếp sống mấy hơi,
Phủi tay chốc đã châu rơi ngọc trầm.
Hỡi ai là klhách tri âm !
HUỆ MẠNG TRƯỜNG PHAN
NHÀN du bạch dạ tuyến phong đình,
ÂM tảng diệt kỳ chiếu đẩu tinh.
CHƠN tịch quyền phai thiên vị đắc
NHƠN bang hữu cọng liệt trân đình,
Rèm gió đêm tràn bóng rạng thinh
Nghêu ngao non tuý thú riêng mình.
Thu về hứng cảnh đôi bầu cúc,
Hạ đến vui say mấy tiệc quỳnh.
Nhàn dạo vẫn vơ theo nhật nguyệt,
Rảnh ngồi chậm rãi tụng Huỳnh đình.
Tranh đua rủ sạch lằn phi thị.
Gặp buổi giang hồ với chúng sinh.
Cũng trong những buổi xây bàn tại nhà ông Diêu, một hôm có
một người Pháp đến hầu đàn, đức Quan Thánh Đế Quân có cho
theo lời người Phấp yêu cầu bài thơ sau đây :
"L' homme a ses maux, le roseau a ses plaintes,
De ta Destinée a pris soin le Créateur,
En t ‘épargnant đe la vie toutes contraintes,
En semant à tes pas, espoir et non malheur.
A l’ horizon lointain, déjà l'astre du iour
Commence à décliner, ne perds pas de temps,
Pour qu ' à ce séjour si heureux, sois de retour,
Purgatoire accompli et esprit sans tourment.
Frôlant souventes fois les sombres nuages,
À perdre ton écclat, ton étoile esr prête.
Mais une main diivine à ton avantage
D' un geste enchanteur dissipe la tempête.
Pour đes entreprises lointaines, tu n' es pas fait,
Reste à ton sillon, ton compte est arrêté,.
La bonhenr bien concu n' est-il pas le plus vrai ?
Reserve ces faveurs à ta postérité.
Profite de ton présent, fais ta vie à venir.
Répare tes erreurs passées. sois bon père.
Marche vers le chemin de Dieu sans ralenlir,
La vie a des ailes, elle n'est qu’éphémère…
Tâche de me comprendre.
Thăng…. .
Xin tạm dịch :
Người đời lắm nỗi lo âu,
Khác nào gió thổi ngọn lau rì rào.
Định phần sắp sẵn Trời Cao
Ngăn ngùa tất cả khổ đau cho người,
Gieo vào trên khắp lối đi
Mọi điều hy vọng không gì xót xa.
Chân trời tỏ ánh bao la.
Mau mau trổi bước, dần dà khó tua.
Giả trần trở lại ngôi xưa,
Vẹn toàn thanh khiết, chói loà tâm linh.
Đám mây che khuất bóng hình
Khi mờ dục vọng khó thành cựu ngôi.
May thay một cánh tay trời
Ân hồng báo bổ vẹt ngoài tố giông,
Người khi rủa sạch bụi hồng
Những điều cao vọng ở trong tâm tình.
Một đời chẳng bợn hoàn dinh
Ấy nguồn hạnh phúc, chân tình khác đâu?
Giữ gìn ân đức cao sâu,
Làm tròn sứ mệnh muôn thu hưởng nhờ.
Lấy đời nay tạo dựng đời,
Sau, cho con cháu nên người mới ngoan.
Cải tà qui chánh thế gian
Thầy Trời dẫn đến Niết-Bàn chờ chi!
Gắng tâm thành hiểu ta đi!