LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ 

THÔNG-LINH-HỌC TÂY PHƯƠNG VÀ ĐẠO CAO-ÐÀI

B- YẾU-TỐ TÂM-LINH TÂY PHƯƠNG
THÔNG-LINH-HỌC TÂY PHƯƠNG VÀ ĐẠO CAO-ÐÀI

I -LAI-LỊCH THÔNG-LINH-HỌC TÂY PHƯƠ NG (Spiritisme)
Lai lịch Thông linh học có thể kể từ thượng cổ loàn người từ chiếc
đũa thần (baguette divinatoire) mà hầu hết trên thế giới đều biết cho
đến chiếc đồng hồ khám phá (pendule explorateur) mà sự thí nghiệm
ly kỳ nhất vào năm 379 sau Tây Lịch . Nhưng nếu căn cứ vào việc
xuất hiện xây bàn chính thức thì nó bắt đầu vào năm 1847 trong một
nông trại ở Hydesville thuộc tiểu bang New York bên Mỹ của gia đình
Fox . Gia đình này gồm có ông bà Fox cùng hai cô con gái Margaret
15 và Katie 12 tuổi. Nhà này vốn có tiếng là có ma với những tiếng
đập vào vách nhà, và đồ đạc bên trong nhiều khi tự nhiên xê dịch .từ chỗ này sang chỗ khác. .
Theo lời bà Fox kể lại thì một bữa kia ông bà định đi ngủ sớm
và không để ý đến những tiếng đập ấy đứa con nhỏ chưa đầy l2 tuổi
đập tay chơi để nghe tiếng trả lời bên kia vách. Bà liền cất tiếng nói
với tiếng đập dội lại : hãy đếm đến 20 Tức thì những tiếng đập
được đếm nghe rất rõ ràng. Bà bảo tiếp rằng nếu là người thật thì đập
trả lời một tiếng, nhưng im lặng hoàn toàn .Bà lại bảo nếu là hồn
linh thì đập lại hai tiếng tức thì có hai tiếng đập đáp lại lời bà.
Thế rồi cái nguyên tắc giao cảm với hồn ma đã được tìm ra và
các thần linh lúc bấy giờ liền chuyện vãn với người sống. Hồn linh gây những tiếng đập tại nhà ông Fox cho biết tên là Charles Haynes - có chỗ gọi là Charles Ryan - goá vợ, có 5 con, làm phu khuân vác, đã bị người chủ nhà trước giết chết và chôn trong hầm trại. Hồn ma cũng có chỉ tên người chết là một người láng giềng đã ở căn nhà này 2 năm về trước nhưng-người xem rất tử tế. ông Fox cho người đào đất lên và tìm thấy dưới chỗ hồn ma chỉ còn một mớ vôi một mớ than, nhiều mảnh vụn chén bát, một nắm tóc và đôi thỏi xương trong đó có thể nhận ra được một mảnh óc ; nhưng gia đình ông Fox không làm cách gì hơn nữa.
Cả gia đình họ Fox hốt hoảng, tiếp theo đó là bạn bè và quyến thuộc chung quanh Tiếng đồn người sống nói chuyện với ma bay đi nhanh như một tia chớp trên toàn cõi Mỹ châu khiến người ta không thể không chú ý.
Hậu quả trực tiếp sau đó là gia đình ông Fox bị trục xuất ra khỏi Giáo hội méthodit (Eglise méthodiste) phải dọn về ở Rô-sết-tơ(Rochester) nhưng luôn luôn có linh hồn Haynes theo dõi. Do đó hai chị em Margaret và Katie tiếp tục ngồi đồng (làm trung gian giữa hồn ma và người sống) và đã làm cho nhiều người trước kia không biết gì về ma cỏ, cũng trở thành đồng tử như các cô Nhiều cuộc trình diễn trước công chúng được kết quả tốt đẹp dưới sự hướng dẫn của cô Leah, con gái lớn của ông bà Fox hiện đã 23 tuổi.
Do đó tiếng tăm của gia dình Fox lại nổi bật lên giữa đám quần chúng Hoa Kỳ xuyên qua các báo chí. Năm 1852, một Hội nghị Thông-Linh-Học (Congrès spirite) được thành lập đầu tiên tại Cleveland. Năm 1854, số người theo Thông-Linh-Học ở Hoa kỳ có đến ba triệu, trong đó có hơn một vạn đồng tử.
Từ 1852, một phái đoàn đồng tử Mỹ đã sang Anh quốc và đã gây nên một phong trào thông linh to tát tại đó. Năm 1853, một nhóm khác lại du nhập sang nước Đức và tạo nên một ảnh hưởng lan rộng đến nước Pháp.
Năm 1854, Hàn Lâm-Viện Khoa-Học Pháp, do Chevreul và Faraday cầm đầu, đã phá phong trào này nhưng không được. Bà Girardin, một trong những người thông linh đầu tiên tại nước Pháp đã phổ-độ cho Victor Hugo về việc xây bàn khi ông nầy tự đày ải ra đảo Jersey Sự' kiện này rất đáng lưu ý vì chính Victor Hưgo không hề tin có linh hồn, nhưng sau khi tiếp xúc với bà Girardin,chính ông là đồng tử đã từng tiếp đón nơi nhà ông các vị Đại giác như Jésus Christ và Thích Ca v.v... Cũng từ sau khi làm đồng tử mà tác phẩm của ông được phong phú và đượm mùi triết lý hồn trước.Chính doVictor Hngo mà rất nhiều nhà trí thức Pháp được thông hiểu về Thông linh học lúc bấy giờ. Nhưng phải có bàn tay của Léon Rivail, tức là Allan Kardec, lý thuyết Thông linh học mới thành hệ thống và mới được phổ biến theo một đường lối khoa học và chân xác hơn. Sau đó, Thông Linh học tràn sang Y-pha-nho. Tại đây vào năm 1906, mỗi thành phố lớn đều có một hội Thông linh học và một nhựt báo chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm linh. Hội lớn nhất là hội Centro Barcelones với Cơ quan báo chí Revista de Estudios psicologicos. Trong số các quốc gia Âu châu đă du nhập Thông linh học từ Hoa kỳ, chỉ ở nước Pháp với Allan Kardec là có cơ sở đặt thành hệ thống vững chắc hơn cả. Sở dĩ như thế là vì chính Allan Kardec đã nhận được nhiều điều giáo huấn của Vô hình trong sự phát huy phần hiện hữu của linh hồn bằng thực nghiệm tâm linh. Nhiều cuộc Hội nghi quốc tế về vấn đề này đã bàn cãi sôi nổi và làm vang động cả một thời đại vàng son nhất của Thông linh học cho đến nay vẫn còn dư âm đáng kể. Nhưng từ sau Allan Kardec, do sự thừa kế của Camille Flammarion, Thông linh học đã không còn mạnh mẻ như trước nữa mặc dù ý thức tâm linh đã giác ngộ khá đông nhân loại Tây phương, và đã gây được một phần ý-thức hệ là nhịp cầu tâm giới giữa Thông linh học Tây Phương với đạo Cao-Đài.
sau này, dù thời gian đã kéo dài non một thế kỷ, nhưng mối tương quan lại rất mật thiết (1). Ấy thế, Thượng-Đế đã dẫn dắt một phần lớn nhơn loại Tây Phương vào đường giác ngộ tin tưởng sự hiện hữu của linh hồn và thế giới vô hình, một thế kỷ trước khi thành hình nền Đại Đạo tại Việt-Nam. Ta không thể chối cãi điều này vì đức Cao Đài có dạy rõ ràng như thế trong sự suy diễn những liên hệ giữa việc xây bàn của Thông linh học Tây Phương và nhóm phò loan đầu tiên trong đạo Cao-Đài, Ta sẽ thấy rõ điều này khi đề cập đến nhóm phò loan Việt-Nam sau đây.
2 – NHÓM PHÒ LOAN VIỆT-NAM
Một tối thứ Sáu là buổi tối đầu tiên vào hạ tuần tháng Bảy dương lịch năm 1925, một nhóm gồm các công tư chức ở Sàigòn, tụ họp nhau lại theo cái thú tiêu khiển từ trước đó không lâu để ngâm thơ vịnh nguyệt, đã tổ chức cuộc xây bàn theo lối Thông linh học Tây-Phương.
Nhóm này gồm các ông Cao-quỳnh-Cư, nguyên quán ở Tây-Ninh, thư ký‎ sở Hỏa xa Sàigòn, ông Cao-Hoài-Sang, cháu gọi ông Cư bằng chú, , thư k‎ý sở Thương Chánh, ông Phạm-công-Tắc, cùng thư ký‎ sở Thương Chánh và đôi người nữa. Các ông tập họp tại nhà ông Cao-hoài-Sang ở phố Hàng Dừa Sàigòn, lối chợ Thái-Bình. Vốn cùng sính thơ, các ông rất thân thiết với nhau, ngoài chỗ bà con thân thuộc, còn là tình thi hữu.
Thời bấy giờ, các loại sách báo của Thông linh học Tây phương đang lúc phổ truyền tại Việt-Nam, các ông đã rất lấy làm thích ‎ về các mối giao hảo giữa người sống và người chết. Do đó, trong đêm đầu tiên này, các ông đã nhại lại lối xây bàn của Tây-Phương, bằng
---------------------------
(1) Xin xem phần này ở sách VĂN HÓA-SỬ CAO-ĐÀI cùng tác giả (sẽ xuất bản).
Cách vầy nhau ngồi chung quanh một cái bàn tròn ba chân đặt tại hiên nhà,
các bàn tay để nghiêm chỉnh dựa vào cạnh bàn tay để nghiêm chỉnh dựa vào cạnh bàn.
Trong tâm tưởng của các ông lúc bấy giờ không ngoài sự mong muốn đạt được
vài kết quả như đã đề cập tới trong các sách Tây phương để hy vọng với thực nghiệm
của mình có thể biết được thế giới vô hình một phần nào.
Người ta thấy bên cạnh cái bàn ba chân của các ông còn có một cái bàn nhỏ trên đó có chưng một bình hoa và một lư hương đang đốt khói lên nghi ngút.
Quang cảnh bao phủ một vẽ trang nghiêm khác thường, và các ông đều bảo nhau
" lẳng lặng định thần ". Nhưng chỉ được không lâu, các ông đều tỏ vẻ mệt mỏi và
buổi đầu tiên,không có sự ứng nghiệm mong muốn.
Qua đêm sau, nhằm đêm thứ bảy, các ông lại họp mặt đông đủ tại nhà ông Cao-hoài-Sang, cũng trần thiết nghi lễ như đêm qua, nhưng chiếc bàn lại đem ra ngoài sân, ‎ chừng các ông ngại vong linh không dám vào nhà. Những bàn tay sè ra bao quanh cả chiếc bàn tròn.
Không ai có một mục đích rõ rệt. Đó chỉ là việc làm chơi để tiêu khiển lúc thừa nhàn thôi.
Nhưng lần này, bàn lại dở lên để xuống lia lịa.
Thoạt đầu ai cũng cho rằng nội bọn phá nên rầy bảo nhau. Đến khi không còn nghi hoặc nữa, ông Cao-quỳnh-Cư mới nói rằng "Nếu có vong hồn xin khoan đi, để cho hỏi ít lời.
Bây giờ chưa kiếm đặng cách nào cho hiểu nhau thì xin gõ hai cái tức là ((ừ chịu)) ((có))
(oui) còn gõ một cái tức là ((không)) hay là ((chẳng phải)) (non).
Vừa dứt, chiếc bàn gõ hai cái tỏ ‎ chịu.
Sau đó, ông Cao-quỳnh-Cư nói tiếp với vong rằng " Ta hiểu theo đây thì có thể nói chuyện với nhau tiện hơn. Nếu tôi hỏi chi muốn trả lời lại cứ tùy theo vần quốc ngữ mà gõ, mỗi chữ mỗi gõ; đến chữ nào dùng thì ngưng lại, như thế tức là lấy chữ chót; rồi bắt đầu trở lại mà nối chữ khác, xong rồi sẽ ráp lại mà đọc, giống như
điện giây thép vậy. Vong liền gõ hai : ừ chịu. Ban đầu, năm bảy lần
làm như thế, nhưng hình như vong chưa quen nên hay lộn xộn, mãi
cuối cùng mới được. Trong những buổn đầu này, các vong nhập vào
nói đủ thứ tiếng, nào tiếng Anh, nào chà và, các chú, cũng có vong
linh học sinh người Hà nội. Họ giành nhau, làm cho các bàn không chững chàng
Qua đến ngày mồng 6 tháng 6 năm ất Sử (26-7-25) các ông ráp
chữ lại và đọc thành ba tiếng (Lượng Cao Quỳnh ). Thế là cả bọn đều
hớn hở vì Cao quỳnh Lượng là cháu gọi ông Cư bằng chú.
Ông Cư mới hỏi thử : “Như phải là Cao quỳnh Lượng thì chắc biết mấy người
ngồi đây, vậy cứ gọi tên mỗi người coi có đúng không.? Vừa dứt
lời bàn gõ rồi ráp thành chữ đọc : Diêu, Cư, Tắc Sang, Đức, Thân,
Nguyên. Ông Cư bèn bảo anh hồn cậu Lượng đi mời ông nội của
Cậu tức là thần sinh ông Cư về bàn. Cách nữa giờ sau, các ông cùng
ngồi xây lại thì bàn dở lên xuống một cách rất khoan thai và khi
đọc chữ ráp lại thì chỉ được ba tiếng : (( Cao quỳnh Tuân)) Tất cả đều kinh sợ.
Ông Cư kính cẩn đứng dậy thưa với Vong linh rằng: ((Vì buổi
Thầy quá vãng , anh em con vẫn còn nhỏ dại, cho đến đổi anh của
con đã trộng còn không nhớ đặng hình ảnh của thầy, huống chi là
con còn nhỏ quá, nếu có thể tiện, xin thầy dùng dịp nầy cho anh em -
một bài tự thuật, hầu đề roi truyền ngày sau cho con chảu thờ làm
kỹ niệrm. Vong linh liền gõ bàn cho bài thi dưới đây :

"Ly trần tuổi đã quá năm mươi,
Mi mói vừa nên ước đặng mười, .
Tổng mến lời khuyên bền mộ chép,
Tình thương căn dặn gắn tâm đời.
Bên màn đôi lúc treo hồn phách,
Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi
Xót nỗi vợ hiền còn lụm cụm
Gặp nhau nên nhủ một đôi lời ! "

Đọc bài thơ, ai cũng rưng rưng nước mắt Cơ gõ tiếp:“ Thầy xin kiếu”.
Từ đây các ông không còn xem thường việc xây bàn như là trò chơi nữa,
mà tất cả không ai bảo ai đều tỏ vẻ thận trọng tôn kính trong việc làm .
Thứ bảy tuần sau, nhằm ngày mồng 10-6 Ất-sửu ( 30-7-25 ) các ông lại tập hợp tại nhà ông Sang .
Lần này trần thiết chỉnh tề lắm. Quá 9 giờ rưởi, cuộc xây bàn bắt đầu. Khi các
ông ngồi vào không lâu, thìcái bàn dở lên xuống một cánh nhẹ nhàng uyển chuyển. Bàn gõ
và ráp lại thành mấy chữ (( Thác vì tình)) Nghe đến đó, ai cũng
rởn tóc gáy. ông Cư bèn hỏi : (( Đàn ông hay đàn bà ? )) Vong
trả lời : "Đoàn ngọc Quế. con gái”. Tên họ đều trùng với tên họ của một người bạn thân
với ông Diêu hiện đang ngồi trong bọn. Các ông đều nhìn ông Quế cùng cười rộ lện.
Ông Cư bèn xin một bài tự thuật. Vong gõ ;

" Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai,
Mạng bạc còn xuân uổng sắc tài.
Những ngỡ trao duyên vào ngọc các,
Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài !
Dưỡng sinh cam lỗi tình sông núi,
Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai
Dồn dập tương tư hoằng một gánh,
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai ! "

Các ông đều chịu phục thi tài của người khuất mặt, nhưng đều
nghỉ là nàng dấu tên Cũng đêm hôm ấy, các ông hỏi cô vì bệnh
gì mà chết, vong trả lời :

(( Trời già đành đoạn nợ ba sinh
Bèo nước xẻ hai một gánh tình !
Mấy bửa nhăn mày lăm chước quỷ
Khiến ôm mối thảm lại diêm đình.

Nguời thì Ngọc mã với Kim đàng
Quên kẻ dạ đài mối thảm mang,
Mình dặn lấy mình, mình lại biết
Mặc ai chung đỉnh phận cao sang !

V ốn cũg tài thi phú, ba ông Cư, Tắc, Sang mới hoạ lại hai
bài tự thuật của cô Quế ( 1 ) Tuy nhiên, mối nghi ngờ vẫn chưa hết,
một phần vì vong linh là con gái giỏi thơ, nên các ông rất muốn
biết cho tường tận.
Ông Cư bèn hỏi cô Quế hồi còn tại thế xứ sở ở đâu ?
Vong đáp : ở Chợ lớn.
Hỏi : Học ở đâu ?
Đáp: Học trường đầm.
---------------------
(1) Xin xem sách VĂN HÓA-SỬ CAO-ĐÀI cùng tác giả.

Câu chuyện xây bàn đến đây trở thành hào hứng, không còn
tính cách hời hợt buổi ban đầu, cũng không quá đượm màu trang
nghiêm như bữa có ông Cao quỳnh Tuân. Có lẽ cái thú ngâm thơ
vịnh nguyệt của khách văn nhân tài tử đã ứng hợp với sự xuất
hiện vong linh của cô gái (( thác vì tình )) ấy, nên các ông rập tâm
muốn nhờ cô thổ lộ một vài bí mật ở cõi vô hình. Vì thế ban ngày
làm việc, nhưng các ông lại muốn cho trời mau tối để cùng xúm tạt xây bàn. .

Một tối thử bảy nọ, nhằm thượng tuần tháng 8 năm 1925, trong
một buổi xây bàn có mặt các ông Cư, Tắc, Sang, cô Quế về nhập bàn
Các ông xin kết làm anh em với cô. CÔ bằng lòng và gọi :

ông Cư là Trưởng ca
ông Tắc là Nhị ca
ông Sang là Tam ca
Còn cô 'tự xưng là Tứ muội.

Kết nghỉa anh em như vậy rồi, các ông bèn gạn hỏi tên thiệt
của cô. Năn nỉ mãi, cuối cùng, cô mới gõ bàn đề ba chữ tắt : ((V.T.L.)
Rồi các ông hỏi phăng lần đến quê hương, mồ mả ở đâu, cô
bèn chỉ rõ địa đỉểm ngôi mộ của cô hiện ở khu Bà Lớn (gần Ngã
Bảy bây giờ). Sáng sớm hôm sau, nhân ngày chúa nhật, các ông rủ
nhau đi tìm. Quả nhiên, theo đúng lời chỉ dẫn của cô, các ông đã
tìm ra ngồi mộ xây gạch rất đẹp, nơi nhà bia có khắc hình cô còn
trẻ dưới đề tên cô là Vương thi Lễ. Lúc ấy, các ông đồng thanh
khấn vái vong hồn cô mời theo các ông về nhà nhập bàn nói chuyện,
cũng có ý xem thử ban ngày vong có dám nhập bàn không.
Các ông về đến nhà, quảng 9 giờ mai, đem bàn ra cầu cơ. CÔ
đến như lời mong ước của các ông và xác nhận đúng ngôi mộ các ông đã tìm ra là ngôi mộ của cô Tất cả đều một phần cảm kích, một phần hớn hở vì đã làm được những việc ít người biết được,
trong lòng cũng tự mãn lắm.
Từ biết được ít nhiều mầu nhiệm của thế giới vô hình mà
cụ thể là sự kiện trên đây, các ông rất lấy làm phấn khởi trong việc làm.Và cũng từ đây, các ông chia nhau làm hai nhóm. ông Diêu và ông Sang thì xây bàn tại nhà ông Diêu (ông Diêu là anh ruột ông Cư) còn ông Cư và ông Tắc thì xây bàn tại nhà ông Cư. Hai ông đều ở đường Bourdais (gần chợ Saigon) nhưng ở hai bên đường,
trịch nhau chừng vài căn phố.
Hình như đức Thượng Đế cớ ý dùng tính hiếu kỳ pha tình tứ của mấy ông mà dẫn dắt lần vào đường đạo, nên một tối kia,khi các ông vầy lại thì cô Vương thi Lễ (1 ) có dẫn đến bàn một người bạn gái khác tên là Hớn Liên Bạch, và giới thiệu cô này cũng làm thơ hay lắm.
Ông Cao hoài Sang, nửa đùa nửa thật vì e rằng cô Lễ nói gạt mà chơi bèn xin ra đề để cô làm thơ. Ông Sang ra đề là ( Tiễn biệt tình lang). Bàn liền gõ lịa không ngừng, ráp lại thành bài thi như dưới đây:
------------------------------
(l) Bà Lớn tức là bà Tổng đốc Đổ hữu Phương. Cô Vương thị Lễ là cháu ngoại của bà Tổng đốc Phương. Nguyên hai ông bà Vương quan Trân (anh ruột quan phủ Vương quan Kỳ và Đỗ thị Sang (con gái ông Tổng đốc Phương) sinh con khó nuôi Người nhà phải ra tận kinh thành Huế
thỉnh lư nhang của bà Cửu Thiên Huyền Nữ về thờ, có ý cúng để cầu tự. Sau dó thì sinh ra cô Vương thị Lễ., Cô sinh năm 1900 mất lúc 18 tuổi vì bệnh. Cô học trường Sainte Enfance,đến trình độ Brevet Elémentaire (tức là (Trung học Pháp) có nhiều danh giá vọng tộc đến đi hỏi,mà cô vẫn từ chối khổng chịu.

(Thuật theo lời các cô Vương- thanh-Chi, Vương-xuân-Hà, là em ruột của cô Lễ).

Chia gương căn dặn buổi trường đình,
Vàng đá trăm năm tạc tấm tình.
Bước rẽ ngài trông con ác xế,
Lời trao buồn nhớ lối trăng thanh .
Ngày chờ mây áng ngàn dâu khuất,
Đêm bật đèn khuya một bóng nhìn.
Lần lữa cô phòng xuân thỏn mỏn,
Xa xui ai thấu nỗi đinh ninh ! "

Cô lạt tiếp một bài lấy tên là "hoài lang" như sau :

” Động đình nhớ buổi tạm chia đường,
Bốn giọt nhìn nhau lối rẻ cương
Trời thảm mây giăng muôn cụm ủ,
Biển sâu nước nhuộm một màu thương.
Cờ thần trạnh lúc vầy đôi bạn,
Tiệc ngọc nào khi hội nhứt trường.
Mượn bạn lương nhân xin nhắn nhủ,
Vườn xưa tiếng nhạn luống kêu sương!”

Theo ông Cư thì đêm đó là đêm 5-8-Ất-sửu (22-8-25)
Cái thú thi thơ xướng hoạ giữa người tiên và kế tục đã thành
trò vui thanh thoát nhất trong những buổi xây bàn, tưởng không
lạc thú nào ở thế gian này hơn được, nên các ông càng say sưa thích thú .

Một bữa kia (21 -8-25) ông Sang có làm bài thi tự thuật .
”Sầu dài ngày vắn dễ chi vui
Toan tính thâu đêm ruột rối nùi,.
Ngược sóng thuyền đầy cơn gió dập,
Xuôi dòng nước lửa giạt bèo trôi.
Bước đường danh lợi thêm gay trở,
Ngảnh lối tang thương luống ngậm ngùi.

Lần lựa xuân hè năm tháng lụn,
Thôi thôi đến thế, thế thì thôi "

Cô Đoàn ngọc Quế hoạ nguyên vận bài trên :

” Chung tình đoạn gánh khó làm vui,
Lần lửa chưa xong chỉ rối nùi, .
Lời hẹn xưa còn vần nguyệt chứng, .
Hương thề nay thả giữa gióng trôi
Kim rời cãi rụng lòng ngao ngán,
Đá nát vàng phai dạ ngậm ngùi !
Một khối tuyền đài tình khó dứt
Ráp gương kiếp khác quyết chờ thôi ! "

Cô lại còn cho thêm một bài :

“Duyên ai chưa hiệp vội chia phôi,
Căn dặn nghỉ thôi luống sụt sùi,
Tấm mẳn tuy chưa cơn mặn lạt,
Tình nồng chi xiết đổi buồn vui !
Lời nguyền xưa có vầng trăng chiếu,
Câu hẹn nay đành giọt nước trôi
Đổ lụỵ tương tư đêm đút nối ,
Nỗ niềm ai thấu, hỡi ai ôi ! “

Tiếng đồn cô Lễ về bàn bay đi khắp nơi, nhất là đến tai hai
bên nội ngoại của cô (l). Một bữa kia, có hai người vốn quen biết
cô từ buổi sinh tiền ( hình như là người nhà ông Tồng đốc Phương )
đến tìm xem hư thiệt. Bà Cao quỳnh Cư lúc bấy giờ mớl van vái cô
Tứ Muội việc hai người đến xin gặp cô Trong thâm ý bà muốn cô
----------------------

(l) Xin xem việc xây bàn cầu hồn cô Lễ tại nhà ông Vương quan Kỳ ở chương sau,
sẽ gọi tên hai người khi nhập bàn. Lúc ấy, các ông Cư, Tắc đang xây
bàn thì cô Lễ nhập vào. ông Cư hỏi : " Tứ muội có biết hai ông khách
này không ?)) Cô không đáp chỉ gõ :
- Đào Nguyên lạc lối buổi vong Hưng .
Các ông Nguyên và Hưng tức hai ông khách muốn gặp cô Lễ
nghe gọi đến tên mình, biết là có cô Lễ giáng, bèn tay thắp nhang.
tay khấn bằng câu thơ tiếp:
Đốt nén hương xin tỏ Lễ mừng.
Cô Lễ bèn gõ tiếp :
Tri kỷ còn nhiều ngày gặp gỡ,
Rồi các ông Nguyên , Hưng ráp câu chót :
Chạnh lòng nhớ đến buổi thanh xuân !
Do những linh hiển trên đây trong nguồn thi cảm rạt rào ấy
mà số người hiếu kỳ trong hàng tao nhân mặc khách, quen với
thú phong lưu tài tử, mỗi ngày tụ họp mỗi đông nơi nhà ông Cao
quỳnh Cư. Các ông bèn tìm nhớ những người đã khuất có tài văn
chương cầu họ về để xem sự chứng nghiệm ở thế giới vô hình. Lúc
bấy ờ ở Sai gon có một hội thơ gọi là Thi Xả: Một người trong
nhóm này lằ ông Huỳnh thiện Kiều, tự là Quí Cao, buổi sinh tiền
làm việc ở sở Tuần thành, sau gọi là sở Patentes (sở Môn bài) ở
dinh Đốc lý Saigon. Các ông bèn vái tên ông Qui Cao mời về dự bàn.
Một bữa vào hạ tuần tháng 8 năm 1925 ông Kiều nhập bàn cho
bài thì như sau :

”Nhắn nhũ mấy anh một ít lời,
Làn mây hồn trẻ đã xa chơi
Mẹ già nỗi hiếu chưa rồi đạo .
Vơ yếu niềm duyên chẳng trọn đời.”

Chạnh nhớ quê xưa lòng xót xáy,
Buồn trông cảnh cũ dạ bời bời! .
Ai về gởi lại tình sông núi, .
Kiếp khác ơn sinh sẽ đấp bồi!

Hôm sau, ông Nguyễn trung Hậu, tự Thuần Đức, nguyên trước
là bạn thi tửu với ông Huỳnh Quí Cao, được nghe tin ấy, bèn đến
nhà ông Cao quỳnh Cư và nhờ xây bàn để thỉnh ông Quí Cao về
chơi Các ông Cư, Tắc, Sang đem bàn ra thắp nhang, vái ông Quí
Cao rồi xúm để tay lên bàn, còn ông Hậu thì cầm giấy viết sẵn sàng
chép lại. Cách 15 phút, ông Quí Cao về nhập bàn cho bài thi sau :

" Âm dương tuy cách cũng chung trời,
Sinh tịch đời người có thế thôi
Chén rượu đồng tâm nghiêng ngữa đổ,
Thương nhau nhắn nhủ một đôi lời ! "

Tuy vậy, ông Hậu vẫn chưa tin ông bèn nói rằng : " Tôi sẵn
có một bài thi đem theo đây, xin đọc cho anh nghe và xin anh
họa lại cho vui " Bàn gõ hai cái ông Hậu đọc :

“Mấy năm vùng vẩy cũng tay không
Nào kkác chiêm bao một giấc nồng !
Cử nắng tuần mưa dày dạn mặt.
Mồi danh bã lợi ngẩn ngơ lòng !
Ngày qua thõn mõn xuân thu dập,
Gương rạng phôi pha cát bụi lồng.
Chừ gặp cố nhân lời ướm hỏi,
Hỏi ra cho biết nẽo cùng thông ! “

Ông Quí Cao bèn gõ bàn họa lại một mạch, không ngập ngừng chút nào :

”Một tiếng u minh gióng cửa không,
Phồn hoa giục tỉnh giấc đương nồng.
Ngồi thuyền bác nhã qua tình biển,
Mượn nước nhành dương tưới lửa lòng
Cuộc thế lạnh lùng làn gió lọt,
Đường đời ngán ngẩm bụi trần hồng..
Kiếp tu xưa tiếc chưa nên đạo,
Oan trái phủi rồi phép Phật thông ! “
Một hôm, ông Cao hoằng Ân, thân sinh ông Cao hoài Sang, nhập
bàn cho ông Sang một bài thi, mà thể theo lời ông Cư, ông đã làm
theo vận Từ thú: voi, mòi, còi, roi thoi: Các vận này rất khó,
xưa nay ít người làm được. Cụ Ân, buổi sinh tiền làm việc Toà
Án, rất sính thợ bèn gõ bàn viết :
”Thuyền khơi gió ngược khá nương voi,
Vận thới hầu nên đã thấy mòi :
Vườn cúc hôm nay muôn cụm rỡ,
Rừng tòng buồi trước một cây còi !
Hồng nương dặm gió chi sờn cánh,
Ngựa ruổi đường hoè há nhọc roi ,
Nín nắm cho qua con bĩ cực
Thình long chứng có lượng đôi thoi ! “

Cũng trong đêm này, một vị Tiên xưng là Nhàn-Âm-Đạo cho một bài thi như vầy :

”Chiêu tập hồn thi bước đạo điều,
Non xưa chớp cánh nhạn trông theo.
Trời thanh khách gắng lần qua suối,
Đêm rạng trăng soi khỏi khỏi đèo.
Mây khoả đảnh Tần màu gió cuốn,
Thuyền khơi sông Bích cánh buồn treo
Giang san một giai nền chung dựng,
Biện cá chi nao, ít mái chèo ! “


Thế là từ ý niệm về văn chương tình tứ, Vô hình đã lần lần
dẫn dắt các ông vào con đường đạo. Bài thơ trên đây cho ta thấy rõ điều đó.

Tron giai đoạn phôi sinh này, nhiều sự kiện xảy ra có liên
quan đến cơ khai đạo về phần Phổ độ của đạo Cao Đài, xin lượt ra sau đây ;
Trở lại MỤC LỤC