Quốc Tế với Đạo Cao Đài
Như ta đã biết, đạo Cao Đài chào đời trong một hoàn cảnh xã
hội cực kỳ đen tối. Nếu không có sự giúp đỡ của Vô Hình thì
không làm sao trưởng thành được, nhất bàn tay thực dân Pháp
không buông tha những tâm trường mở rộng ra cho nền hoà bình
thế giới và cho công bình xã hội.
Thế nên, ngay từ khi thành hình các đàn cơ phổ độ nghĩa là
sau khi xin phép với Chính phủ thuộc địa đi phổ thông chơn đạo
(lá đơn gởi cho Le Fol năm 1926) khắp hoàn cầu thì đạo Cao Đài
đã bị Chánh phủ Pháp dòm ngó rồi. Từ đó, cơ đạo càng phát
triển thì sự dòm ngó của Chính phủ càng thêm phần gay gắt. Nhiều
biện pháp đàn áp khủng bố đã được thực thi theo tinh thần tờ
báo cáo của Léon Perrier lên Tổng Thống Pháp mà ta đã đề cập
trước đây. (xem chương VII)
Tuy nhiễn, nếu có những người Pháp đàn áp đạo Cao Đài
thì cũng có những người Pháp vì quyền lợi hay vì sự giác ngộ đã
bênh vực Chính nghĩa Cao Đài không ít.
Ta hãy xét lần lược đạo Cao Đài trước công luận quốc-tế như
thế nào để có một nhận định khái quát về sự phát sinh nền tôn giáo
mới tại một quốc gia nho nhen mà ranh giới đang bị xoá mờ
trên bản đồ thế giới vì nền thống trị của chủ nghĩa thực dân.Trong Nước
Trong khi Chính phủ Pháp nghiêm cấm đạo Cao Đài, cho người
theo dõi dòm ngó, bắt bớ, làm cho đạo hữu hoang mang nhất là
những cuộc lễ cúng bị triệt hạ các chức sắc bị bắt bớ, thánh
thất bị niêm bế thì một nhóm Chức-sắc Cao Đài có đến xin ông
Nghị viên Nam kỳ lúc bấy giờ là ông Ernest Outrey can thiệp với
Chính phủ Pháp cho sự tín ngưỡng của Cao Đài được tự đo.
Sau đây là nguyên văn bài báo Pháp ngữ có đăng trong tạp
chí Revue Cấodaismteso 15, xuất bản tháng 6 năm 1932 :
' LE DEPUTÉE DE LA COCHINCHINE ET LE CAODAISME
"Monsieur Ernest Outrey a promis aux Caodaistes de leur faire
obtenir la liberté de culte.
" Le 26 Mai, au matin, une dele1gation de dignitaires caodaistes
s'est rendue auprès du deputé de la Cochinchine pour le prier d ' in
tervenir auprès des pouvoirs publics afin que les adeptes de la nou-
velle religlon puissent célébrer les cérémonies cultuelles sans entraves,
au même titre que ceux des autres religions.
" Ayant toujours agi au grand jour, n' ayant depuis plus de six
ans, fait rien qui ait pu troubler l'ordre public en cochinchine qui a
connu pourtant des moments d 'effervescence, 1es Caodaistes deman-
dent simplement à bénéficier du droit commun.
M. OUTREY a déclarére à ses visiteurs que, induit en erreur par
des exagérations et des attaques injustifiées, il avait nourri à l'égard
des Caodaistes des préventions qui se sont dissipées lorsqu 'il a vu
des notabilités annamites qu 'il connait de longue date et pour qui il
a une estime particutère, manifester une foi ardente đanh le Caodai-
sme qu 'ils ont embrassé.
"Confirmant l 'engagement qu 'il a pris de faire octroyer la liberté
de conscience à tous le Annamites dans le cadre de la légalité, que-
lle que soit la religion à laquelle ils appartiennent, M. Outrey a pro-
mis fermement à la délégation de faire obtenir satisfaction aux Cao-daistes.
" Nous rendons un respectueux hommage au député de la Cochin
pour le geste de haute equite1 dont il vient de faire preuve
à l'egard des adeptes de la nouvelle religion "
(REVUE CAODAISTE, no 15 page 12)
Xin tạm dịch
Nghị Sĩ Nam Kỳ với Đạo Cao Đài
"Ông Emest Outrey có hứa với tín đồ Cao Đài là sẽ làm cho
họ được tự do tín ngưỡng.
" Ngày 26 tháng 5 vào buổi sáng, một phái đoàn gồm Chức-sắc
đạo Cao Đài có đến yết kiến Nghị sĩ Nam kỳ xin nhờ can thiệp
với Chính quyền để cho tín đồ Cao Đài được hành lễ cúng kiến tự
do, không gì trở ngại như những tôn giáo khác.
Luôn luôn hoạt động công khai đã sáu năm qua, đạo Cao Đài
không làm gì rối loạn nền an ninh trong nước, mặc dù đã có đôi
khi sôi nổi về phương diện truyền bá đạo Cao Đài chỉ xin được
hưởng những quyền lợi chung.
"Ông Outrey có tuyên bố với quí ông Chức-sắc rằng có đôi
khi bị hiểu lầm vì sự xuyên tạc hay vì những nhạo báng không
đứng đắn, ông đã nuôi trong ý tưởng những sự ngờ vực, nhưng
những ngờ vực ấy bị tiêu tan đi sau đó khi ông thấy những quan
chức Việt nam mà ông đã biết từ lâu và rất thương mến họ, đã
tin tưởng rầt nhiều và tín ngưỡng đạo Cao Đài.
" Xác nhận lời giao ước ban quyền tự do tín ngưỡng cho toàn
người Việt-Nam trong khuôn khổ luật pháp, dù tôn giáo nào, ông
Outrey đã hứa chắc sẽ giúp cho tín đồ Cao Đài được mãn nguyện.
Chúng tôi xin có lòng thành kính với Nghị sĩ Nam kỳ bởi
cử chỉ công bình mà ông đã chứng tỏ đối với tín đồ nền Tôn giáo mới.
Ngoài ra, trong cuộc vận động tự do tín ngưỡng cho đạo Cao-
Đài , Luật sư Trịnh-đình-Thảo là người đã có rất nhiều công phu
trong việc giao thiệp và giành quyền ấy cho đạo Cao Đài với Chính
phủ Pháp. Với tư cách Luật-sư Toà án Sai gon ông đã hoặc trực
tiếp can thiệp với Chính quyền Đông Dương hoặc với Chính phủ
pháp để giải cứu những trường hợp mà tín đồ Cao Đài ở lục
tỉnh bị áp bức.
Nhờ những sự can thiệp ấy mà đạo Cao Đài, trước thế chiến
thứ hai đã có vẻ yên tịnh trong việc truyền bá chân-lý mới thâu
nhận hàng triệu tín đồ khắp trong nước.
Ngoài Nước
Nói đến ảnh hưởng đạo Cao Đài ra ngoài phạm vi lãnh thổ
Việt-Nam, ta phải đề cập trước tiên đến tờ tạp chí REVUE CAO
DAISTE xuất bản tháng 7- 1930 số đầu đã hấp dẫn một số lớn bạn
đọc bốn phương.
Người chủ trương và quản lý từ trước đến khi tờ bị đình
bản (đầu năm l933 là ông Nguyễn Văn Ca. Hợp tác xây dựng tờ
bào này là hầu hết các chức sắc - Thánh thất Cầu-Kho trong số đó
có thể kể ông Trần Nguyên Lượng, ông Trần-văn-Quế ...v....v.... chủ bút
là ông Nguyễn Trung Hậu. Thơ ký Tờ soạn là ông Tuyết-tân
Thành, giao thiệp có các .ông Trần-quang-Ngiêm, Võ-văn-tường.
Tạp chí này viết toàn tiếng Pháp, xuất bản mỗi tháng một kỳ
Người ủng hộ tài chánh lúc đầu là ông Nguyễn-văn-Ca sau đó
các ông ở Cầu-Kho phải tự đài thọ lấy.Vì lý do tài chánh thiếu
hụt, tờ báo phải đình bản trong tám tháng, từ tháng 7-1931 đến
tháng 5-1932 mới tái bản. Nhưng chỉ xuất bản trước sau có 22 số
rồi không có nữa.
Lời Phi-lộ đi tờ số 1 , xuất bàn tháng 7 năm 1930 cho ta biết
rỏ lý do tờ báo ra đời nguyên văn như sau :
À NOS AMIS ET LECTEURS,
« Depuis longtemps, le caodaisme devait publier un orgene rédigé
soit en Annamite soit en français pour l’exposé de sa doctrine et la
défense de sa foi. Il résulte de l’absence d’un tel organe qu’il reste
mal connu de ceux qu’intéressent les questions religieuses et s’expose
de ce fait à des insinuations, voire à des accusations qui s’obstinent
à lui prêter un autre but que celui qu’il poursuit véritablement.
« La revue que nous présentons aujourd’hui, tant au public eu-
ropéen qu’aux Annamites de culture française répond donc à un dou-ble besoin :
1- Montrer le Caodaisme sous son vrai jour.
2- Dissiper autant que faire se peut, l’atmosphère de méfiance
et de suspicion dont il est jusqu’ici développé.
« Décidé à nous abstenir des polémiques irritantes qui excitent
les passions et dégénèrent en mesquines querelles de personnes, nous
chercherons un terrain d’entente ?? viendront se rejoindre,dans un
respect et une sympathie mutuelle toutes les convictions religieuses.
« Nous nous efforcerons, avec le secours de Note Maitre Tout
Puissant, d’élever les âmes vers cette haute cime ?? la pensé humaine
dans son élan nostalgique et passionné vers l’infini, s’épure et s’illu-
mine du rayonnement de Dieu miséricordieusement penché sur elle d’??
les divergences d’opinion s’estompent et s’effacent pour laisser les doc-
trines apparaître dans la sereine unité de leur inspiration et de leurs tendances…
« À cette œuvre d’harmonie universelle et de paix sociale nous
convions tous les esprits d’idéal et d’amour de l’humanité. Nous nous
permettons de compter sur leur secours bienveillant pour seconder nos
efforts dans une tâche que, réduits à nos seuls moyens, il eut été témé-
raire de notre part d’entreprendre.
La Revue Caodaiste "
Xin tạm dịch :
"cùng các bạn thân hữu và độc giả,
Từ lâu đạo Cao Đài dự định cho ra một tờ báo hoặc bằng tiếng
Việt hoặc bằng tiếng Pháp để trình bày tông chỉ của mình và bịnh vực .
quyền tự- do tín ngưỡng. Vì sự thiếu một cơ quan ngôn luận như
thế mà số người quam tâm đến vấn đề tôn giáo không khỏi thắc mắc
có thể gây ra những điều xuyên tạc và bịa đặt, khăn khăn gắn cho
đạo Cao Đài một mục đích khác không phải của đạo.
Tờ tạp chí mà chúng tôi cống hiến đây cho chư quí vị độc giả
Tây phương cũng như Việt Nam sẽ trả lời cho hai nhu cầu thiết yếu :
1 - Trình bày đạo Cao Đài dưới bộ mặt thực nó.
2- Phá tan được chừng nào hay chừng nấy bầu không khí khinh
miệt và ngờ vực đang bao trùm đạo Cao Đài từ trước nay.
Không cần phải tranh luận sôi nổi có thể gây phẩn nộ và trở
thành những cuộc bút chiến nhỏ mọn, chúng tôi cố tìm một lãnh vực
dung hoà có thể làm chổ gặp gỡ trong sự tôn trọng và tinh hữu nghị
chung của tất cả các khuynh hướng tôn giáo.
Chúng tôi sẽ cố gắng với sự giúp sức Của đức Chí Tôn , nâng cao
târn hồn con người đến chổ tuyệt đích mà tư tưởng nhận loại , theo đà suy
tương cố hữu và mê miết đến vô cùng sẽ được trong sạch và soi sáng
dưới ánh hào quang của Thượng Đế , sẽ hướng về đó một cách chân
thành và độ lượng mà những điềm dị đồng về quan niệm sẽ bi sụp
đổ và mất đi , nhường chân những chủ nghĩa xuất hiện trong sự duy
nhất trong lành của một thần giao cách cảm và của mọi khuynh huớng.....
Chúng tôi xin mời toàn thể quí bạn đương say vào lý-tưởng và
tình thương nhân loại hãy chia sớt với chúng tôi công tác dung hợp
chung này. Chúng tôi xin mạn phép ghi nhận những sự giúp đở tốt
đẹp cao cả của các bạn với chúng tôi trong một công việc mà nếu chỉ
riêng chúng tôi phải đảm nhiệm thì thiệt là một sự táo bạo vậy "
Căn cứ theo các địa chỉ trao đổi tờ báo này thì tờ La Revue
Caodaiste đã lưu hành gần khắp thế giới như Âu Châu thí có Pháp,
Đức, Anh, Thuỵ Sĩ..... Mỹ châu thì có Hoa-Kỳ , Gai Nã Đại....Phi
Châu ...v v..... và đã gây được một ảnh hưởng lớn khắp nơi nhất là ở
Pháp và ở Đức.
Qua sự trung gian của tạp chí này , mà lúc bấy giờ ở Đức quốc
có một mối đạo huyền bí ra đời mệnh danh là Eglisé Gnotique
?? có viết thư qua Việt Nam xin hiệp với đạo Cao Đài
theo sự quyết nghị của toàn đạo hữu nhóm này.
ông Trần-văn-Quế bút hiệu Tiểu-giác, một trong những biên-tập
viên của tạp chí lúc bấy giờ còn nhớ đoạn đầu của bức thư đó như sau :
" Au Très Saint Patriarche du Caodaisme en Cochinchine.
" Votre Rcvue a atteit l'europe centrale, Notre Eglise a tunue une
Assemblée gene1ral et a décidé son adeci adhésions au Caodaisme..."
(không nhớ hết)
Cũng theo lời ông Tiểu Giác thì trong thời gian này, có một nhà
tu hành ở nước Bỉ có gởi thơ cho Văn phòng Rcvue Caodaiste xin
chỉ vẽ sự cầu nguyện đức Cao Đài như thế nào để được ân xá. Rất
tiếc những tài liệu này đã bị thất lạc, chỉ còn trong ký ức của những
người đương thời mà thôi.
Sau đây là những bằng chứng cụ thể cho biết uy thế của đạo
Cao Đài lúc bấy giờ trước công luận nước Pháp :
Tờ Saigon-dimanche, xuất bản ngày l6-10-32, có viết về đạo Cao Đài như sau :
« LE CAODAISME,
« A vrai dire, on n’entend plus parler de cette nouvelle religion.
Et à part quelques rares échos parus dans la Tribune Indochinoise, le
Caodaisme se meurt, dit-on, de sa plus belle mort.
La Vérité est tout autre. Car, sans faire de tralala, cette secte sait
travailler efficacement en sourdine. Cette année d’ailleurs, le rapport
du livre vert ne signale rien de tendancieux à leur endroit. Les Caodaistes
sont heureux pour une fois, d’enregistrer du moins en Cochinchine,
la bonne foi du gouvernement.
« S’il fallait maintenant jeter un coup d’œil sur la propagrande de
cette secte, je dirais tout simplement que la Caodaisme étant arrivé à
un stade de « stabilisation » quant à son évolution religieuse locale, c’est
par ailleurs qu’il convient de concentrer les efforts renouvelés en vue
de l’extension du bouddhisme renouvelé.
« cette propagande conçue et faite dans de bonnes conditions a
déjà porté ses frais. C’est ainsi qu’en France, il se dessine un engoue-
ment qui s’est traduit par toute sorte de zèle de la part des premiers
sympathisants : Mr Tozza du barreau de Paris à donné ainsi une
brillante conférence sur le Caodaisme. D’autres personnalités sont non
moins enthousiastes. On cite M. Charles Bellan et M. Abadis de
Lestrac dont le dévouement est entier. Le premier nommé surtout mérite
une mention toute spéciale, qui jeune à la façon des Caodaistes sincères
c’est-à-dire qui suit un régime alimentaire strictement végétarien.
« Propagrande, articles, conférence, les dirigeants ne s’en tiennent
pas là : un oratoire est prévu, lequel fonctionnera avec un personnel européen.
« D’autre part et suivant un programme bien compris, les diri-
geants entendent élargir leur « cycle » pour se répandre un peu partout.
« Après la France, l’Allemagne a été la première à faire un bon
accueil au Caodaisme. Les Eglises gnostiques qui abondent surtout en
Allemagne, sont très enchantés de « collaborer » avec le Caodaisme
reconnu par Elles de hautes moralités et dont les buts sont quasi-iden-
tiques : « Travailler au soulagement de l’humanité par la fraternité
universelle ». C’est une formule qui vient présentement surtout à son
heure, alors que toutes les nations, fatiguées de se regarder plus long
temps en chiens de faience, veulent faire parler la poudre.
« Pour résumer, il va de sol que la Doctrine du Caodaisme mérite
d’être étudié, observé plus attentivement avant de la condamner à
priori, sans appel, sur de simples on-dit de, simples préjugés »
( trích báo Revue caodaiste số 20 , 11-1932 , trang 1 và 2 )
Xin tạm dịch :
" Đạo Cao Đài
" Hình như không ai nói đến tôn giáo mới này nữa .Và trừ
những vọng động hiếm hoi có đăng trong báo Tribune Indochinoise
người ta cho rằng đạo Cao Đài đã chết vong mạng đi rồi ,
Sự thật thì khác hẳn. Bởi vì không om sòm ầm ỉ, tôn giáo
này đã biết tích cực làm việc trong im lặng, Vả lại trong năm nay,
trong Sổ Xanh không có báo cáo những gì đả động đến khuynh hướng
đó. Một lần nữa người tín đồ Cao Đài ở Việt Nam được ghi nhận
lòng tin cẩn của Chính-quyền.
Nếu bấy giờ ta liếc tầm mắt nhìn qua sự truyền bá tôn giáo
ấy ,tôi có thể nói sơ lược về điều nầy rằng đạo Cao Đài đương ở
trong thời kỳ " củng cố " trong phạm vi tín ngưỡng ở quốc nội. Thế
nghĩa là hiện tôn giáo ấy đang tập trung mọi nổ lực vào sự phát
triển cơ đạo.
" Sự truyền bá ấy đã được quan niệm và thực hiện trong những
điều kiện tốt đã thu được kết quả mỹ mãn. Chính vì thế mà ngay
tại nước Pháp đã có một sự sùng bái tôn giáo này ngay nơi những
ngườl trí thức ưu tú, sự sùng bái đã diễn tả mọi khía cạnh của sự
nhiệt thành vào những người có cảm tình buổi đầu với mối đạo mới
Bà Tozza trong giới luật sư ở Ba-lê đã mở một buổi diễn thuyết làm
sáng tỏ chân lý Cao Đài (1)
" Những nhân vật khác cũng không kém nhiệt tâm. Người ta có thể
kể ông Charles Bellan và ông Abadis de Lestrac (2) đã hoàn toàn trung.
-----------------------
(l) Tờ nevue Caodaiste số 19 tháng 10-32 có đăng tin như sau "Bà Tozza
Trạng sư ở Toà-án Ba lê đã tổ chức một buổi thuyết trình tại hội Thông
Thiên học Pháp về Tông chỉ bí nhiệm của Cao Đài (De la Doctrine
secréte du Caodaisme) trước một số đông thinh giả yêu chuộng.
Bà cũng đã diển thuyết tại hội Nhân-quyền và Dân Quyền về quyền
tự do tín ngưỡng ở Đông-dương. Một nhận định về việc nầy đã được
ghi trong tập san tháng 5 thuộc Section du Vll è Arondissement de la Ligue.
(2) Ông Ch. Bellan , nguyên Khâm sứ Cao Miên và ông Letrac một công
chức Pháp tại Việt Nam. Cả hai ông đều ăn chay trường sau khi
nhập môn , Ông Lestrac được Thiên phong Giáo Hữu .
thành với Tôn giáo mới ấy. Người thứ nhất đã đáng được nhắc đến vì
đã bắt đầu ăn chay trường như tín đồ Cao Đài.
"Những sự tuyên truyền, những bài báo, những buổi diễn thuyết
các nhà lãnh đạo Cao Đài chẳng kể đến đó bao nhiêu : người ta dự
định thiết lập một Thánh-thất Cao Đài để hoạt động với một số
tín hữu Âu Châu .
" Lại nữa , theo một chương trình đã định kỹ càng các nhà truyền bá
Cao Đài sẽ mở rộng "chu kỳ hoạt động " của mình ra cùng thế giới
" Sau nước Pháp là nước Đức tiếp đón đạo Cao Đài một cách
nồng hậu. Những Giáo hội duy trì hiện rất nhiều trên Đức quốc đã
rất lấy làm hoan hỉ hợp tác với đạo Cao Đài vì các giáo hội ấy cho rằng
Tôn giáo Cao Đài có nêu lên một nền luân lý khá cao mục đích không
khác họ mấy là làm việc để thoa dịu nỗi khổ đau của nhân loại bằng
một đại đồng toàn diện. Đó là một công thức đã đến đúng lúc trong
khi đó thì những quốc gia khác đương mệt nhọc vì hiềm khích với nhau
từ bao nhiêu lâu, chỉ muốn nói chuyện bằng mồi thuốc súng.
Nói tóm lại Tông chỉ Cao Đài rất đáng được tìm hiểu suy nghiệm
cho kỹ càng trước khi trừng phạt nó bằng cách tiên nghiệm do những
thành kiến quá giản dị mà người ta đã gán cho nó .
Báo LA PRESSE INDOCHINOISE ngày 23-10-32 cũng nói về đạo
Cao Đài như như sau :
« La revue Caodaistes publie son di neuvième numéro hebdoma-
daire. On y trouve des choses fort intéressantes. Tout doucement, le
Cao-Dai édifie sa doctrine entre un essai d’union des doctrines bouddhi-
ques, chrétiennes, catholiques, mahométanes déjà si voisnes, et une
affection réelle pour le spiritisme.
« Tout cela est sympathique et pas maladroit du tout. De fait, le
Caodai s’est assuré le Concours des milieux anglosaxons (comme on
le sait, les anglais donnent, et for, dans le Spiritisme), de certains
milieux hindous, etc… Et CaoDai fait son petit bonhomme de chemin,
Voici que l'on va à Paris eléver un temple ou une chapelle caodaiste "
(trích báo Revue Caodaiste số 20 , thánh 11-32)
Xin tạm dịch :
Tờ R.C. đã ra đời số 19. Người ta thấy trong đó rất nhiều
điều hữu ích tế nhị. Dạo Cao Đài im lìm xây dựng tông chỉ của
mình bằng sự hợp nhất các giáo thuyết Phật, Gia-Tô, Hồi-Giáo và
rất gần với Thông-Linh-Học.
" Tất cả những điều đó là đáng được cảm tình và không xảo
trá khờ khạo chút nào. Thật sự , đạo Cao Đài có thể bảo đảm sự
thành công của mình trong những vùng Nhật-nhỉ-Man (vì ai cũng
biết dân tộc này rất chuộng Thông-Linh Học) và những vùng Hồi Giáo
v.v .. Và đạo Cao Đài đã chậm rải đi tới.. Rồi đây, họ sẽ đi đến
thủ đô Ba Lê để dựng nên một nhà thờ Cao Đài.
Trong khi các báo chí ở Đông Dương cổ võ cho đạo Cao Đài
như thế thì ngay trên đất Pháp, sự cổ vỏ ấy cũng không kém phần sôi nổi .
Ta hảy xem những cột báo dưới đây đã được trích đăng trong
bài Le Caodaismc et l'option publique francaise của tạp chí Revue
Caodaismte , số 20 xuất bản thánh 11-32 :
Báo LA LIBRE OPINION ngày 8-11-31 viế :
"À cette heure òu le monde entier est travervé d'une vague de
hain òu deux grands pceuples sont à la veille d'être aux p&&&&& dans
ce lointain , qui sait si le Caodaisme n'est pas venu à son heure?
" Trong lúc toàn thế giới đang lan tràn một làn sóng thù hằn
mà ở đó hai dân tộc lớn đang ,sắp sửa xâu xé nhau thì ở chân
trời Đông Phương xa xâm kia , ai biết đạo Cao Đài lại chẳng ra đời đúng lúc.
2- BÁO PROGRÈS CIVIQUE ngày 19-12-31 viết :
On peut estimer chimerique le but que s,est assigné le nouveau
culte dunifier toutes les religion pour assurer ;a paix universelle
On peut trouver puérile la prétenlion qu’il a de puiser son inspira-
tion dans une nouvelle révélation. On peut sourire des message de
l’Au-delà que ses fondateurs ont reçus et qu’ils attribuent à Jeanne
d’Arc, Descartes, Newton, Jésus de Nazareth, Chateaubriand, Victor
Hugo ou à Caodai (l’Etre Suprême)
« Mais on ne peut nier qu’ils n’aient fait qu’exercer le droit le
plus sacré de tout l’être humain, que leur inspiration soit généreuse
qu’ils exercent sur la population indochinoise une puissante attraction
puisqu’ils ont réuni en Cochinchine en cinq ans plus d’un million
d’adeptes sur trois millions et demi d’habitants.
« Par conséquent, il faut les laisser tranquilles, non pas seule-
ment pour le principe par humanité et par respect des lois françaises,
mais aussi par sagesse politique, parce que leur persécution ne pour-
rait que faire naitre un autre mouvement qui , lui, risquerait d’être dangereux »
" Ta có thể cho rằng mục đích của tín ngưỡng mới dung hợp
các tôn giáo để bào đảm nền đại đồng toàn diện là không tưởng
Ta có thể nhận thấy hời hợt trong sự tự cho rằng đạo mình đã
phát xuất từ một khải ngộ mới mẽ. Ta có thể chế nhạo những
bài cơ bút mà các lãnh đạo giáo hội ấy đã nhận được và cho là
của Jeanne d 'Arc , Descartes , Newton , Giêsu , Chateaubriand , Victor
Hugo hay là Cao Đài.
" Nhưng người ta không thể chối cải rằng họ chỉ làm sống lại
cái quyền hạn tối thiêng liêng của tất cả mọi người mà những tư
tưởng của họ rất quãng đại , không những vô hại mả rất nhân từ ,
Họ gây cho dân chúng Đông Phương một sự hấp dẫn mạnh mẽ , bởi
vì họ đã tập họp tại nam Kỳ trong năm năm qua , hơn một triệu tín
đồ trong số ba triệu dân chúng.
"Vì những lẽ ấy , ta không nên đá động đến họ. Không phải
hành động như thế chỉ là theo nguyên tắc vì lòng nhân đạo và sự
tôn trọng luật pháp của nước Pháp mà cũng vì một lối chính trị
khôn ngoan , bởi vì sự tàn sát giết hại họ chỉ làm nảy ra một
phong trào khác không kém phần nguy hiểm hơn.
3- Sổ Nhân Quyền số 33 ngày 30-11-31 , trang 771 viết
" Mais il ressort de l 'examen des fais et de l 'origine même du
Caodaisme que jamais cette de cette confconfession n'a presenté le moindre
caractère de danger pour l "ordre public "
Tuy nhiên, sự khảo sát những sự kiện và cả đến nguồn gốc
của đạo Cao Đài cho ta biết rằng tôn giáo ấy không có tính chất
gì có hại cho sự an ninh chung.
(trích Registre de Droits humains)
Đạo Cao Đài vối những hội nghị tôn giáo Quốc-tế :
Nói đến các Hội nghị tôn giáo quốc tế về đạo Cao Đài , ta
không thể không đề cập đến một nhân vật quan hệ người Pháp. Đó
là ông Gabriel Gobron. Theo lời ông Đốc phủ Trần-nguyên-Lượng,
một trong những nhà sáng lập tạp chí Revue Caodaismte thì trước
khi thành hình tạp chí này , quí ông Nguyễn Văn Ca và Trần-nguyên
Lượng vốn là bạn đồng liêu thường có giao thiệp với những cơ
quan báo chí bên Pháp, nhứt là những tờ báo của nhóm Thông-linh-
học như Revue Sprite , l "Au-dela ( thuộc nhóm Union Sprite de
France ) được biết ông Gabriel Gorbron qua những bài báo trong đó.
Như vậy ông Gabriel Gorbron là một nhà báo tên tuổi lúc bấy giờ.
Khi tờ Revue Caodaismte ra đời, các ông bèn gởi thư qua Pháp yêu
cầu ông Gabriel Gorbron tiếp tay trong việc truyền bá tư tưởng đại
đồng Thông Linh Học. Ông này nhận lời và hàng tháng gởi bài báo
qua Việ nam. Ngược lại các ông ở Việt Nam lại gởi tiền nhuận
bút qua cho ông. Do đó, ông G.Gobro trở thành thuyết trình viên
hay nói một cách khác là phát ngôn nhân của đạo Cao Đài trong
các hội nghị tôn giáo quốc tế từ đó (quãng năm 1933)
Sau thời gian cộng tác với tạp chí Revue Caodaismte , ông
G.Gorbron được Tò Thánh Tây Ninh , lúc bấy giờ dưới quyền lãnh
đạo của ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Chưởng quản nhị hữu hình đài
mời làm đại diện cho Toà Thánh Tây Ninh. Ông nhận với chức phẩm
Tiếp Dẩn Đạo Nhơn Hiệp-Thiên Đài (Instructeur) của đạo Cao Đài
ở Pháp và trong những hội nghị quốc tế các tôn giáo, Ông được
mời phát biểu ý kiến và cực lực binh vực lý tưởng Cao Đài. Những
dịp này ông ghi lại trong quyễn ' HISTOIRE ET PHILOSOPHIE
DU CAODAISME do ông soạn thảo dưới sự bảo trợ của Toà Thánh
Tây Ninh. Những tài liệu đó như sau :
1- Hội nghị Thông-linh-học quốc tế tại Barcelone 1934 :
Tờ REVUE SPIRITE tháng 10-1934 , trang 505 có viết :
VIII è Mouvement Caodaisme. – Sur proposition de M. Gabriel
Gobron, Instructeur en France du Caodaisme (ou Bouddhisme rénové ou
Spiritisme annamite) le Vè Congrès spirite International réuni à Barce-
lone (1er au 10 septembre 1934) prie très respecteusement le Gouverne-
ment français de bien vouloir – se rappelant les promesses solennelles
faites en Mars 1933 au Parlement français par le Président Sarraut,
alors Ministre des Colonies – établir en faveur du Caodaisme un statut
aussi libéral que celui dont jouissent les Annamites convertis aux cultes
chrétiens ou restés fidéles aux autres sectes bouddhiques dans les pays
de l’Union Indochinoise
VIII Phong trào Cao Đài. Theo đề nghị của ông Gabriel
Gobron , Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Cao Đài tại Pháp ,hội Thông Linh Học
học quốc tế nhóm lần 5 tại Barcelone (từ l đến 10 tháng 9-1934 )
trân trọng yêu cầu Chính-phủ Pháp căn cứ vào những lời hứa
long trọng tháng 3 năm 1933 tại Quốc hội Pháp do ông Sarraut
đương kim Bộ trưởng Thuộc đia - thiết lập cho tín đồ Cao Đài một
quy chế cũng rộng rải như đã được thừa hưởng những người Việt
Nam theo đạo Thiên Chúa hay như trong những tông phái đạo
Phật trong toàn xứ Đông Dương.
2- Hội Nghị Tôn giáo quốc tế tại Luân-Đôn 1936 :
Báo LE CYGNE ngày 20-9-36 có viết như sau :
Au dernier Congrès international des Religions tenus à Londres
sous la Présidence de Sir Francis Younghusband, auquel M. Gabriel
Gobron, Intructeur du Caodaisme en France, participait sur
l’invitation du Saint Siège de Tây Ninh. Le Caodaisme est reconnu
comme Religion la plus tolérante du monde. Devant une assistance
nombreuse composée de représentants de toutes les grandes Religions
mondiales et des membres de la Presse internationale, le délégué Cao-
daiste français a déclaré : Le Caodaisme est l’expérience même de la
Réconciliation des races et des peuples pour laquelle vous vons êtes
réunis en ce lieu. Le Caodaisme ou Bouddhisme rénové est certainement
l’expérience vivante de l’union et de l’unité religieuse Des applaudis-
sements frénétiques ont salué la péroraison.
"Tại Hội Nghị Tôn giáo quốc tế nhóm họp ở Luân-Đôn vừa
qua dưới quyền chủ tọa của Sir Francis Younghusband, có ông
Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đạo Cao Đài tại Pháp, đại diện
Toà Thánh Tây-Ninh đến dự. Đạo Cao Đài là một đạo được nhìn
nhận là khoan dung nhất thế giới. Trước mặt rất đông hội viên
gồm tất cả đại diện các Tôn giáo lớn trên hoàn cầu và ký giả
báo chí quốc tế, đại diện Cao Đài đã tuyên bố : " Đạo Cao Đài
chính là một kinh nghiệm của sự họp đồng các chủng tộc và chính
vì sự họp đồng ấy mà quí Ngài đang tụ hội nơi đây. Đạo Cao Đài
chính thật là một kinh nghiệm sống của sự qui hợp và thống nhất các
tôn giáo. Nhiều tràn vổ tay hoan nghinh làm vang dậy phòng nhóm "
3 Hội nghị Thông linh học quốc tế. ở Glasgow 1937 :
Tờ ANNAM NOUVEAU ngày 14-11-37 có đăng như sau :
Sur proposition de M. Gabriel Gorbron , Intructeur en France du Caodaism
ou Spriritisme annamite , la Vie Congrès spirite international
réuni à Glasgow (3-10 Septembre 1937 ) après le V è Congrès Spirite
international de Barcelon , émet le voeu que les Spirites annamites jouissent
dans touts les pays de l 'Union Indochinoise des même libertés
de conscience et de culte que les Annamites Catholique et Protestants ,
qu 'ils soient sujets , protégés , &&&&&& ou étrangers .
Le vocu émis par le Congrè Spirite internatlonal de Barcelone a
inauguré déja une période plus libérale pour les Caodaisms ou Spirites Annamites .
"Ce voeu présente et discuté à la section plhilosophique du Congrès,
a éte adopté ensuite par acclamation au meeting populaire tenu aux
Mac Millan Galeries le 9-9-37 .
" Theo sự thỉnh cầu của ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn
Đạo Cao Đài hay Thông linh học Việt Nam tại Pháp, hội nghị Thông
linh học quốc tế kỳ thứ sáu nhóm họp ờ Glasgow (từ 3 đến 10 tháng
9- 1937 ) tiếp theo Hội nghị thứ 5 tại Barcelone, chuyễn đạt lời thỉnh
cầu rằng Thông Linh Học Việt Nam được hưởng trong toàn xứ Đông
Dương những tự do tư tưởng cũng như tín ngưỡng mà những người
Việt Thiên Chúa hay Tin Lành đã được huởng dù là dân Pháp tịch , dân
bảo bộ, dân lai hay dân ngoại quốc.
" Lời thỉnh nguyện của Hội nghị Barcelon đã mở màn một thời
kỳ tự do cho toàn tín đồ Cao Đài.
" Lời thỉnh nguyện này đã được thảo luận trong bàn hội nghị
Triết học của đại hội và đã đượCao Đầian chúng hoan nghinh trong cuộc
meeting ở khu Mac Millan Galeries ngày l9-7-37. "
Năm 1948, trong quyễn HISTOIRE ET PHILOSOPHIE DU
CAODALSME, ông Gabriel Gobron có viết một đoạn như sau :
" Ông Frère Gago có viết một quyễn sách nói về đạo Cao Đài và cho
rằng đạo Cao Đài là một tông chỉ, một di sản sống, một nền triết học hay
nói cho đúng một sản phẩm của tâm linh (une Spiritualité)
Trong Hội nghị Tâm linh học quốc tế ( Conseil spirituel
mondial) nhóm họp ở Lausanne (Thụy Sĩ) lần thứ ba, tháng
8-11-1948, ông Henri Reynault, một hội viên có đem quyễn
sách mới này trình bày giữa hội nghị và tuyên bố :
"Aucun des congressites ne connaissaient le Caodaisme. Tous ont
éte intéressés que le Caodaisme est pour idéal d "unir toutes les religion .
et de permettre La paix ici-bas, but que nous poursuivons également "
" Không hội viên nào ở đây biết đạo Cao Đài. Tất cả chúng ta
phải tìm hiểu đạo Cao Đài vì lý tưởng thống nhứt dung hợp các tôn
giáo của nó có thể đem lại hoà bình cho thế gian , đó cũng là
mục đích mà chúng ta đang theo đuổi hôm nay. "
Ngay sau đó, ông Reynault được Hội nghị uỷ nhiệm tìm đường
liên Lạc với đạo Cao Đài đề yêu cầu gia nhập hội Thông Linh học quốc tế
Do đó năm1949, người ta thấy đạo Cao Đài có đại diện trong hội
Tâm Linh học quốc tế nhóm tại Ý-Đai-Lợi.
Tổng luận
Qua lịch trình diễn biến sâu rộng trong nước và nhờ sự tranh
đấu tích cực trong tinh thần ủng hộ nhiệt tình của các nhà trí thức
ngoại quốc như thế mà đạo Cao Đài đã tìm được một chỗ đứng dưới
ánh mặt trời trong thời kỳ phôi thai vừa manh nha chủ trương cứu
thế của mình.
Ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên vì mới trong một thời gian ngắn
mà đạo Cao Đài đã gây được một thanh thế ở thế giới do tính cách
dung hợp và tinh thần phục vụ nhân loại trong công cuộc đi tìm đại
đồng hạnh phúc chung.
Như thế lời tiên tri của Đức Cao Đài buổi sơ khai nền đạo chắc
không còn xa lắm :
" Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc
Mai sau làm chủ mới là kỳ ! "
Phải chăng đó là ngày mà đạo Cao Đài được toàn thể thế giới
thừa nhận và tìm hiểu chân lý tích cực phục vụ nhân loại về phương
diện tâm linh cũng như vật chất? Nhưng sứ mạng cứu thế của đạo
Cao Đài ra sao? Phạm vi quyễn Lịch sử này không làm sao nói rõ
được với các bạn . Xin mời các bạn xem các sách Tìm hiểu triết
học Cao Đài , Văn hoá sử Cao Đài , Lý thuyết tổng
hợp và bản thể luận cùng tác giả.
Mục lục
Tựa 5
Lời thanh minh 7
Lời nói đầu 13
I- Thời kỳ chuyễn tiếp 17
Yếu tố tâm linh Đông phương 21
Yếu tố tâm linh Tây Phương 25
II Thời kỳ khai đạo 69
Giai đoạn I 71
Giai đoạn I I 77
Giai đoạn III 98
III -Thời kỳ lập đạo - Chính thể phổ độ 153
IV - Công cuộc phổ độ Lục tỉnh 167
V - Giai đoạn Từ Lâm Tự 177
VI - Sự thành hình Toà Thánh Tây Ninh 205
VII - Sự khủng bố của chánh phủ thuộc địa 211
VIII - Sự tiến hành cơ đạo từ 1927 đến 1932 223
IX - Sự tiến hàng cơ đạo từ 1933 đến 1937 289
X - Tổng luận 12 năm khai đạo 379
XI - Sự thành hình các phái đạo 383
XII - Sự qui nhứt nền đạo 411
XIII Quốc tế với đạo Cao Đài 421 Lời Cảm Tạ
Nhà xuất bản cao Niên và Đồng tân xin chân thành cảm tạ quí
vị sau đây đã nhiệt tình giúp đỡ việc xuất bản bộ Lịch Sử Đạo Cao Đài
( quyễn I và II ) cùng sách Lý Thuyết Tổng Hợp :
Ông Bà Nguyễn Minh Truyện
Ông Bà Nguyễn Thế Hoà
Ông Bà Đỗ Tường
Ông Bà Nguyễn Học
Ông Bà Nguyễn Thanh Vân
Ông Huỳnh Phong
Ông Bà Huỳnh Giám
Ông Bà Lê Thành Tiến
Ông Tín Nghĩa
Giáo Sư Trần Công Định
Giáo Sư Trần Văn Uyển
Kiến Trúc Sư Huỳnh Minh Hải .
Nhờ sự đóng góp tâm lực và thiện chí của quí vị mà các loại sách
trên đây mới đến cùng bạn đọc trong thời gian qua . Một lần nữa , xin
chân thành cảm tạ.
Nhà xuất bản Cao Niên và Đồng Tân.
Kinh sách tham khảo trong việc soạn thảo
bộ Lịch Sử Đạo cao Đài ( quyễn I và II) của Đồng Tân
1- Lịch sử Quan Phủ Ngô Minh Chiêu (in lần thứ tư 1952) do
Chiếu Minh đàn Saigon
2-Kinh Thánh
3- Le Coran par M. Savary.
4- Khổng Học Đăng của Phan Sào Nam.
5-Le Bouddhisme par le R.P. Mainage.
6- Jesus en son temps par Daniel Rops.
7- Bản chính bài Thánh ngôn đầu năm Bính Dần ( tự bút ông Tuyết
Tân Thành ) do ông Nguyễn Trung Hâu và các bài Thánh ngôn
do ông Nguyễn Minh Truyện lưu giữ.
8-Tập Thánh ngôn ( nguyên văn bút tự của bà Hương Hiếu ) thời
sơ khai phần Phổ Độ 1925-1927 do bà Hương Hiếu lưu giữ.
9- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển do Hội Thánh Bến Tre và Tây Ninh.
10-Pháp Chánh Truyền , Tân Luật do Hội Thánh Tây Ninh.
11- Châu tri ( đóng thành hai tập ) hành đạo ở Tây Ninh từ 1927
đến 1934 do Hội Thánh Bến Tre lưu giữ.
12- Châu tri Chỉnh Đạo (1934-1936) do Hội Thánh Bến Tre ban hành
13- Đuốc Chơn Lý số 51 và số 52 do Toà Thánh Định Tường xuất bản năm 1955
14- Đại Thừa Chơn Giáo của Chiếu Minh Đàn Vô Vi.
15- Tiểu sử đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương do Hội Thánh
Bến Tre xuất bản năm 1958
16- Tiểu sử đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc do Tây Ninh xuất bản
17-Đại Đạo Căn Nguyên của ông Nguyễn Trung Hậu.
18- Đại Đạo Truy Nguyên của Huệ Chương.
19-Đạo Mạch Tri Nguyên của Huệ Chương.
20- Histoire et Philosophie du caodaisme của Gabriel Gobron.
21- Revue Caodaiste par Gustave Meillon.
23- A la barre de l' Indochine par Amiral Decoux.
24- Le Spirisme et Table tournates par J. de Riols.
26- Tạp chí Phật học phổ thông.
27- Bulletin officiel du Ministère des Colonies 1927.
28- Bulletin de l' ecole francaise d Extrême-Orient.
29- Histoire contemporaine depuis le millieu du XIX è , v..v...
Những cuộc sưu tầm tận nơi từ 1956
Saigòn-Cholon , Tân An , Định Tường , Thủ Dầu Một , Cái Khế
Cần Thơ , Hà Tiên , Tây Ninh , Bến Tre , Phú Quốc .
Những cuộc hội kiến
1- Quí Ông Bà Giáo Sư Trần văn Tri và Nguyễn Minh Truyện tại
Saigòn năm 1956.
2- Quí vị đệ tử Chiếu Minh Đàn Vô Vi (cấp I và cấp II ) tại Cần
Thơ và Saigòn Cholon năm 1957 .
3- Hội Thánh Bến Tre năm 1957 .
5- Ông Thượng Sanh Cao Hoài Sang năm 1959 (Tây Ninh)
6-Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu năm 1959 (Tây Ninh)
7- Ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu năm 1959 (Tây Ninh)
8- Ông Bảo Thế Lê Phước Thiện năm 1959 (Tây Ninh)
9- Ông Khai Đạo Phạm Tấn Đải năm 1970 (Tây Ninh)
10- Ông Hiến Thế Trần Chí Thành năm 1957 (Tây Ninh)
11- Ông Hiến Đạo Nguyễn Khắc Bính năm 1957 ( Bến Tre )
12- Ông Phối Sư Trần văn Quế năm 1959 ( Tiên Thiên - Liên Hoà Tổng Hội )
13- Cô Ngô Thị Nguyệt năm 1957 ( Tân An )
14- Ông Phán Cao Văn Sự năm 1958 ( Saigon )
15- Ông Cai Tổng Trương Vinh Qui năm 1958 ( Saigon )
16- Ông Đầu Sư Nguyễn Văn Vân (minh Cho8n Lý - Định Tường năm 19??
17-Ông Trần Hiển Vinh năm 1957 ( Minh Thiện - Thủ Dầu Một )
18- Ông Đinh Pháp Nguyễn Minh Thiện ( Minh Lý -Saigon ) năm 1960
19- Ông Sáu Suất ( chúa Minh Sư -Saigon ) năm 1958
20- Quí Bà Vương Thanh Chi và Vương Xuân Hà ( Minh Tân ) năm 1959
21- Bà Bạch Tuyết ( Minh Đường ) năm 1971
22- Ông Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hoá Mai Thọ Truyền (Saigon ) năm 1971
23- Ông Phủ Trần Nguyên Lượng năm 1959 ( Mỹ Tho )
Giáo Sư Nguyễn Đăng hục , nguyên khoa trưởng trường đại học năm 195?