Thời kỳ chuyễn tiếp
Với trí lự phàm phu của một người, ta thường chỉ quan niệm
mọi việc xảy ra một cách đơn giản, có đôi khi không cần phải có
một nguyên nhân phát hiện, hay nói như một văn Sĩ Pháp là xã hội
không bao giờ có đại biến cả.
Nhưng nếu chịu quan sát kỹ lưỡng, ta sẽ thấy mọi đại cuộc
đều bắt đầu bằng những triệu chứng. Nhưng từ những triệu
chứng ấy đến đại cuộc, thời gian thường trải qua không phải liên
tục mà nhiều khi đột khởi một cách phi thường
Nói thế có nghĩa là khi có một trào lưu tư tưởng mới lạ ra đời
có tính cách cải tạo thời thế không phải chỉ riêng một cá nhân nào
thúc đẩy mà do bao nhiêu nguyên nhân thị hiện cùng một lúc.
Những nguyên nhân ấy, tuy rời rạc, nhưng khi tổ hợp lại thì là
một sức mạnh. Hễ những nguyên nhân ấy sâu xa bao nhiêu thì sức
tổ hợp càng bền bỉ vững chắc bấy nhiêu.
Thật thế, Thiên Chúa giáo sở dĩ còn tồn tại đến ngày nay
không phải chỉ bắt đầu từ đức Jésus Christ mà đã manh nha từ đức
Moise bốn nghìn năm trước đây, đạo Phật còn truyền đến ngày nay
không phải chỉ do một đức Thích Ca mà chân truyền ấy đã có từ
Nhiên Đăng Cổ Phật. Cũng thế, hệ thống Nho giáo trước khi Khổng
Tử xiển dương đã có ở Phục Hy và Văn Vương rồi vậy. Người ta chỉ
thấy sự đổi mới những đại cuộc mỗi khi bộc lộ mà thôi bởi vì
trên thế gian nay mọi diễn biến xoay theo vần luân chuyễn rất khó
phân biệt phân thực chất bên trong.
Nhưng chính vì tính cách tuần hoàn ấy mà mỗi đại cuộc đều
phải được thay đổi, mặc dù chỉ thay đổi về phương diện hình thức
để cho thích hợp với tư tưởng diễn tiến qua từng thời đại của con
người Không những chỉ phần vật chất mà lắm khi tâm linh cũng
biến chuyễn. Nếu chỉ bảo thủ theo một thành kiến tư tưởng thì
không sao tiến bộ được.
Tuy nhiên, những nguyên nhân sâu xa làm nên đại cuộc và sự tổ
họp của nó không phải bộc lộ rõ rệt khi đại cuộc bắt đâu. Có khi
từ những nguyên nhân âm thầm, đại cuộc tổ hợp sôi động với
nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng sự tổ hợp ấy chỉ là một giai
đoạn khơi mào đến khi đại cuộc hình thành thì những yếu tố
kia cũng mất đi như những vật nhen nhúm tàn rụi khi ngọn lửa đã
cháy bùng.
Ấy thế nên khi Thiên Chúa giáo bắt đầu khơi lại mạch sống
vỉnh cửu của mình hai ngàn năm trước đây thì một ảnh hưởng
lớn lao đã xâm nhập vào hồn dân bản xứ. Đó là nhóm đạo Tân
Pythagore (Le Néo-pythagorisme) đã để lại ít nhiều dấu vết trong
lịch sử Thiên Chúa giáo. Cũng như sự tu hành của Thích Ca lại khổ
hạnh lâm dưới sự dẫn dắt của đạo sĩ Bà-la-môn mặc dù không
phải là nguyên nhân để Ngài đạt được đạo mầu mà là một giai
đoạn cần thiết để Ngài đi đến đạo Chân-như không thể không
có được
Giai đoạn chuyễn tiếp của đạo Cao-Ðài cũng không kém phần
sâu xa như thế. Nhưng vì tính chất bao quát của đạo Cao Đài
rộng ra cùng thế giới nên những yếu tố chuyễn tiếp là cả bao nhiêu
tiềm lực sâu xa của hai luồng tư tưởng Đông Tây , vốn là kết tinh
của phần tinh hoa nhân loại.
Ấy thế nên ta hãy lần lượt nhận định những sự việc đã xảy ra
buổi phôi thai mà biết được những yếu tố nói trên đã tổ hợp để
hình thành đạo Cao-Ðài như thế nào.
A. YẾU-TỐ TÂM LINH ÐÔNG PHƯƠNG
NGŨ CHI MINH ĐẠO VỚI ĐẠO CAO-ÐÀI .
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX tại miền Nam nước
Việt xuất hiện năm nhóm đạo hoặc đã có từ trước hoặc mới thành
hình nhưng cả 5 nhóm đều bắt đầu bằng chữ MINH (Minh Sư,
Minh Ðường, Minh Thiện , Minh Lý , Minh tân) giáo lý không hoàn
toàn dị biệt mà ảnh hưởng nhau ít nhiều.
1 MINH SƯ
Vào hạ bán thế kỷ 17, khi nhà Minh mất ngôi, một số trung
thần bất phục Thanh triều tìm cách lẩn trốn. Họ chia thành 2 nhóm :
một thành lập Thiên địa hội (tức các đạo quân cờ đen, cờ vàng, cờ
trắng, cờ đỏ, cờ xanh) qui tụ các tướng võ, còn văn quan thì thành
lập nhóm Minh sư. Họ nghiêm cứu binh sách truyền lại từ đức
Nhiên Đăng Cổ Phật. Từ đệ nhất Tổ đến Thập nhất Tổ đều là người
Tàu. Thập nhị Tổ là ông Trần Thọ Khánh người Việt gốc Hoa truyền
mối đạo sang Việt Nam.
Lối tu thì nhất bộ đến thập bộ. Đầu tiên thì ăn chay trường
rồi cầu sám (đọc kinh sám hối) tiếp theo là nhất bộ, nhị bộ , tam bộ
đến Thiện Ân , Chứng Ân, Dẫn Ân , Bảo Ân, Lão sư thập tiền, cuối
cùng lầ Thập Ðia. Đàn bà thì trước sau cũng gọi là Thá i, gọi là
Cửu liên đường sau khi thượng sớ cúng. Mỗi lần lên một trật như
vậy phải do ông Tổ có giấy chứng công quả, không theo thời gian
hạn đinh nào. Tịnh luyện tứ thời.
Kỉnh sách thì có Kinh sám hối theo Phật đường, Kinh Cứu
khổ. - Vạn-pháp qui tông dùng làm sách nghiên cứu.
Hiện nay còn ba nhóm tu Minh sư : nhóm Phổ tế (An hội) nhóm
Đồng Lâm (saigòn) và nhóm Kiết-tường (ông Lão Sung ở Tân An)
đệ tử không còn mấy người.
2 - MINH ĐƯỜNG : Từ nhóm tu Minh sư này sinh nhóm
Minh-sư Phổ Tế Phật đường gọi tắt là Minh đường. Nhóm này
cũng thờ đức Nhiên Đăng Cổ Phật và dùng kinh. sách như Minh sư.
Nhóm Minh Đường này nay đã hầu tàn.
3 - MINH Lý ; ( 1 ) Vào khoảng năm 1924, tại nhà ông Âu
Minh Chánh , nguyên người Trung Hoa có thiết lập một lối cầu cơ
rất linh hiển phối hợp giữa Thông linh học Tây phương (nhóm
Spiritsme ở Nancy - Pháp) và lối huyền cơ của Trung Hoa (pneumono-
graphie). Theo lời ông Minh Thiện, hiện là Chủ Trì chùa Tam Tông
Miếu vốn là Trụ sở chính của chi này, thì trước khi hầu đàn,
người đồng tử phải tịnh 36 giờ. Trên chỗ người đồng tử ngồi có treo
một bao thơ trong để tờ giấy trắng. Người thỉnh cầu quỳ yên lặng
không đọc kinh, chỉ tâm niệm những điều muốn hỏi Năm mười phút
sau trên miếng giấy có viết những câu trả lời, có khi bằng một
bài thơ. Đồng tử lúc bấy giờ là ông Âu Minh Chánh. Cơ cầu có
khi được khi không. Những buổi cầu cơ như thể đã hấp dẩn một
số đông người .
Đến ngày 23-12-1924 , Chi này thành hình một Chi đạo lấy tên là
Minh Lý (2) thờ đức Diêu Trì Kim Mẫu trên hết, đến đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế và đức Hồng Quân Lão Tổ, đại diện cho Thượng
Ðế ba ngôi.
Sau năm 1924, cơ bút đổi khác. Đồng tử gồm đồng âm và
đồng dương, ôm ngọc cơ , đọc bài câu theo kinh Minh Lý, có các vị
(l) Ông Minh Thiện chú thích ; Theo Hà Từ truyện, Nhựt vãng tức
nguyệt lai, nguyệt vãng tức nhựt lai . Nhựt nguyệt tương thôi
như sanh minh diên. Chữ Minh là sáng tỏ, như chữ Minh trong
sách đại học(Minh minh đức) Lý là lý tánh .
(2) Cũng theo lời ông Minh Thiện thì ngày khai hội Minh Lý này , Chi có
mời đức Ngô Minh Chiêu đến dự. Ngô có nói câu mà lúc bấy giờ
các ông không biết, sau này mới thấy rõ : " Ở đâu cũng có Trời,
cái chi cũng có Trời. cục đất , cục đá cũng có Trời ...."
Tiên thật giáng dạy, nhiều nhất là đức Đạo Tổ, đức Văn Tuyên
ít khi có đức Thích Ca và đức Thượng Đế giáng. Nhưng đến năm
1940 thì bế cơ hẳn.
Lối tu thì tuỳ theo tâm nguyện của mổi người không phổ độ
nhiều. Đạo hữu ăn chay lục, thập hay trường trai. Chức sắc phải
trường trai lớn nhất là chức Định pháp Tổng Lý . Phương pháp áp
dụng là song tu tánh mạng, vừa tu tâm vừa tịnh luyện theo pháp
môn riêng .
Hiện ngôi chùa độc nhất của Chi này là Tam Tông Miếu ở
đường Cao Thắng Sàigon . Đạo hữu không nhiều vì theo chủ trương
" độ thiên độ vạn bất như độ thập thành chơn " . Đó là lời truyền
khẩu của chi này. Lễ phục và đạo phục toàn màu đen. ( 1 )
4. MINH THIỆN
Chi Minh Thiện có một lai lịch mới lạ hơn. Theo lời ông Trần
Hiển Vinh, con của vị chủ trưởng chi này thì chi Minh Thiện phát
xuất từ cơ bút khoảng trước 1914. Một nhóm trí thức có lòng yêu
nước tại Thủ-Dầu-Một thường họp nhau lại cầu cơ. Cơ bút này không
biết phát xuất từ đâu nhưng theo lối Tàu (có lẽ từ Hà-Tiên đem
lại) Đồng tử sử dụng ngọc cơ và chỉ ăn chay những ngày nhập
đàn. Đồng tử khai sinh Chi này là ông ]Nguyễn văn Trượng, không
biết chữ nhưng khi cầm cơ thì viết ra toàn chữ nho nét rất minh
mẫn. Nhóm trí thức này không phải là người mộ đạo mà phần đông
ưa chính trị . Các bài cơ đều dạy về việc chính trị hoặc tiên tri thời
cuộc rất linh hiển. Sau khi thành hình chi Minh Thiện thì mới có
sự thờ phụng . Chi này thờ đức Quan Thánh, tụng Minh Thánh kinh,
không ăn chay. Chính tại nơi này đức Ngô Minh Chiêu có đến câu
bệnh cho bà mẹ hai lần trước khi gặp đạo.
(1) Màu đen chủ về Trí là số 1 , thuộc Thủy ở phương Bắc cỉa Hà Ðồ
( lời chú của ông Minh Thiện )
vẫn theo ông Trần Hiển Vinh thì sau khi ông Trượng chết, ông
Vinh làm chủ trưởng Chi này, có xin một đồng tử khác nhưng cơ
bút không cho : Thánh dạy đã đến lúc bế cơ
Hiện nay, còn ngôi chùa chi Minh-Thiện tại Thủ-Dầu-Một thờ .
Quan Thánh, giữ chơn truyền đọc Minh thánh kinh như cũ nhưng
không còn cơ bút và tín đồ cũng không có bao nhiêu.
5. MINH TÂN
Chủ-trưởng chi này là ông Lê Minh Khá. Nguyên ông người làng
An phú Chợ lớn đã từng làm xã trưởng Vĩnh hội. Khoảng năm 1917,
ông bi bệnh nặng phải lên Thủ-Dầu-Một cầu cơ xin thuốc ở chi
Minh-Thiện uống mới lành được. Đến năm l925, nhân một cơn
bệnh mới phát, ông đốc phủ Vương quan Kỳ, ông huyện Vân và
mấy người bạn khuyên ông lại lên chùa Minh Thiện xin thuốc, chính
lần nầy ông được lệnh đức Quan Thánh dạy phải lo tu hành bồi
công lập đức... và ít lâu sau ông lại được lịnh lập chi Minh Tân
trụ sở tạm thời đặt tại tư thất số 236 quai de la Marne (nay tà bến
Vân đồn) và cho mở một đàn cơ hiệu là Cao Tân. Do nghị định
ngày 15-12-1928 của Thống sứ Nam kỳ, ông được phép lập một ngôi
chùa ở số 22l bến Vân đồn làm trụ sở trung ương của chi Minh
Tân gọi à Tam giáo điện còn đến ngày nay.
Mục đích của Chi này là truy tôn Tam giáo Nho Thích Đạo. Sự
thờ phụng chịu ảnh hưởng Minh Sư ít nhiều. Trên hết thờ đức
Phật Mẫu (Diệu Trì) kế đến thờ đức Thượng Đế Ngọc Hoàng rồi Tam
Giáo Tam Trấn . Ngoài cùng là bàn hội đồng và bàn thờ đức Ngô
Minh Chiêu. Hai bên thì có Tề Thiên Đại Thánh (dẫn dắt phái nam)
và Lê Sơn Thánh Mẫu (dẫn dắt phái nữ)
Đạo hữu không tịnh luyện , chỉ ăn chay, tụng kinh , cúng tứ thời.
Ban đầu ở đây đọc bài Ngọc Hoàng bửu cáo (Đại la thiên đế...) tiếp
đến bài Giới tánh (Dễ gì lộn kiếp đặng làm người ...) sau này lại đổi
ra làm 12 bài kinh chơn lý có phụ bài Tề Thiên Đại Thánh và bài Lê
Sơn Thánh Mẫu . Đạo hữu bận khăn đen, áo đen, quần trắng.
Người đồng tử đầu tiên của Chi này làm ông Huyện Vân, ăn lục
trai, bạn của ông Chủ trưởng . Chính nơi đây đã phát xuất ra 3 cơ đàn
Cao Tân, Cao Minh, và Cao Thâm Hiện thời Chi này hoàn toàn thành
một thánh thất của đạo Cao Đài.