Sự qui nhứt nền đạo. Mười hai năm với sự thành hình các chi phái đã qua
như một trào lưu tư tưởng tuy có phần tác dụng trong tâm giới
người Việt nam, nhưng cũng đã cho họ những cảm nghĩ nặng nề
về tính chất phức tạp khó hiểu của nhà đạo trong sự phân chia
nhiều chi phái đã qua.
Vì thế nên, ngay từ nhà đạo tâm vào cơn rối rắm (1930-
37) những đạo tâm ưu tú có lòng ưu tư với tiền đồ Đại Đạo
luôn luôn tìm cách qui nhứt các phái đạo mới nảy sanh. Nhưng làm
sao được? Một thân cây đã sinh ra nhiều nhánh nhóc, sức người
chỉ có thể vun xới thân cây cho nhánh nhóc được tươi tốt, trổ hoa
kết trái chứ làm sao mà hiệp lại theo cái nghĩa để cho thành một
thân cây suông sẽ như cái gốc ban đầu ?
Tuy nhiên, những nhánh nhóc kia không phải chỉ vươn lên để
đom hoa ngào ngạt và kết quả sum sê mà để tự xem mình như một
chồi hưng vượng mới có tính cách bao phủ những cành lá khác. Đó
là cái bệnh chi phái khiến cho người bàng quan chỉ thấy thông sự
trưởng thành của nhà đạo mới một sự phức tạp không nay.
Thật ra, các chi phái thành hình trong thời kỳ thí nghiệm. Đó
là những cuộc thí nghiệm của đức Cao Đài trong sự trưởng thành
của cơ đạo Cho đến khi cuộc thí nghiệm hoàn thành thì cũng là khi
hoàn tất nhiệm vụ của chi phái. Đó là lúc nhà đạo sẽ đến cơ hội qui nhứt
Trong ý Trời có ý người. Dù sao thì từ một gốc mà ra thì phải
có ngày trở về gốc đó. Cho nên, việc qui nhứt không phải chỉ hoàn
tâm do Thiêng liêng mầu nhiệm mà phải có bàn tay nhơn lực góp
vào. Chính trong quan niệm này, mà từ khi có sự chia rẽ đã có sự
qui hiệp. Nhưng tất cả đều thất bại. Phải chăng ý người không như ý Trời .
Tìm hiểu đạo sử mà không biết sự qui nhứt thì cũng là một
điều thiếu sót có thể làm cho độc giả băn khoăn. Do đó, soan giả
sách này xin trình bày đại lược vấn đề để mọi người có thể nhận
biết sự phức tạp khó hiểu của đạo Cao-Đài trong 12 năm đầu chính .
là một sự trưởng thành của một tư tưởng giới trong tiềm
năng sáng tạo của đạo giáo từ xưa nay vậy.
Ta hãy xét lần lượt những giai đoạn vận động hiệp nhất nền đạo
đã qua của các đạo tâm thiện chí trước đây như thế .
Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn :
Quảng 1936.. ông Trần văn Quế, vốn là một giáo sư ở các Trung
học công lập tại Saigon, đương trong phái Tiên Thiên hoạt động nhiều
ở các vùng phụ cận Saigòn-Chợ Lớn, có thiết lập nhiều buổi cơ đàn rất
linh diệu. Đồng tử lúc bấy giờ là Liên Hoa (tục danh Đàm Thi)
Trong một buổi cơ đàn vào thời gian này, Ơn Trên dạy : lập ban
Chưởng quản để qui tụ các thánh thất chung quanh Saigon lại và
lấy tên " Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn " với mục đích qui nhứt
các chi phái trong đạo Cao-Đài. Trụ sở chính là Thánh-thất Cầu-Kho.
Những người được cử vào ban Chưởng Quản.Đ.Đ.Đ.L.Đ. gồm
có : Hội-trưởng : ông Đốc-phủ Nguyễn-văn Kiên
phó Hội trưởng : ông Cao Triều Phát
phó Hội trưởng : ông Đoàn văn Bản
Ngoài ra, đa số các chức sắc của Cầu Kho đều tham dự ban
Chưởng quản của C.Đ.Đ.L.Đ.
Nhưng cơ quan này thành lập không lâu thì yểt vong vì có sự
bất đồng chính kiến của hai vi Chánh phó Hội Trưởng Nguyễn văn Kiên
và Cao Triều Phát .
Liên Hoà Tổng Hội
Sau C.ĐĐ.Đ L.Đ. Liên Hoà Tổng Hội được thành hình khoảng năm l936-37.
Ông Trần văn Quế một trong những người khai sáng hội này
kể cho chúng tôi nghe mọi sự diễn tiến như sau :
Khi C.Đ.Đ.Đ.L.Đ. bế tắt, cơ bút do đồng tử Liên Hoa và tôi
chủ trương được lịnh Ơn Trên dạy lập đàn ở Trước Lý Minh Đài
và nhiều nơi khác cổ động cho việc thành lập Liên Hoà Tổng Hội
mục đích là liên hiệp Ngũ chi Minh sư, Minh đường, Minh Thiện,
Minh lý, Minh Tân.
" Người được ơn Trên chỉ định là ông Nguyễn Phan Long đứng
ra kêu gọi các chi phái trong đạo và ngũ chi hiệp lại. Theo lịnh Ơn
Trên, cuộc đại hội đầu tiên phải mở tại Trước Lý Minh Đài mệnh
danh là Long vân đệ nhất kỳ để lập thành ban Tri sự Liên Hòa Tổng
Hội. Trong kỳ đại hội này, đại diện ngũ chi và hầu hết các chi phái
Đại Đạo trừ Toà Thánh Tây Ninh đều có về dự như Tiên Thiên,
Cầu kho, Minh lý, Minh Thiên, Minh Tân, Minh đường, Minh sư.
" Nhưng kỳ đại hội không đi đến kết quả mong muốn vì có
sự tranh luận kích liệt giữa các chi phái đại diện về danh từ Liên
Hoà Tổng Hội. Những phái thuộc về đạo Cao Đài như Tiên Thiên
Cầu Kho thì muốn lấy danh từ ( Cao Đài Đài Đạo Liên Hòa Tổng
Hội ", còn đại diện ngũ chi thì lấy danh từ " Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ Liên Hoà Tổng Hội " viện lẽ rằng danh từ Đại Đạo bao gồm tất
cả các chi và các phái đạo.
Sau đó ít ngày, Ơn Trên có chuyễn tôi đem đồng tử Liên
Hoa đến chùa Tam Tông Miếu thuộc chi Minh lý lập đàn cho Ơn
Trên dạy việc và có lịnh đòi ông Nguyễn phan Long đến hầu đàn,
củng như chư chức sắc chức việc tại chi Minh lý gồm có các cụ
sau đây : Minh Chánh, Minh Thiện, Minh Truyền, Minh Trực và
nhiều vị nửa. Theo nghi lễ thì đồngg tử Minh Lý phải ngồi đàn
trước rồi sau mới đến phận sự của đồng tử Liên Hoa. Khi thiết
đàn hành lễ trước đại diện Minh lý đến tuần dâng ngũ quả thì cụ
Âu Minh Chánh, lúc bấy giờ là đồng tử chính của Minh lý lại tự
nhiên tiếp điển. Tức thì chức sắc Minh lý lập đàn. Cơ lên thì đức
Thượng Đế giá lâm xưng là Cao Đài Tiên ông. Đức Chí Tôn cho
biết rằng sở dĩ hội Long vân đệ nhứt kỳ bất thành là vì ngày khai
hội thuộc Hỏa mà vị Chủ toạ cũng thuộc mạng hoả. Chính hôm ấy
tại Trước Lý Minh đài một hiện tượng kỳ lạ diễn ra là hai cây
đèn cầy trước bàn Giáo Tông, chiếc đèn kéo quân treo trước cửa
chùa và chiếc đèn giấy trên Bát quái đài cũng phát hoả một lúc,
tức thì trong hội nghi sinh ra cãi vã om sòm về danh từ Liên
Hoà rồi bế tắc. Cũng trong buổi đàn ông Minh-Chánh ngồi ,đức Chí -
Tôn có dạy : " Đạo Thầy lớn lắm các con ......"
" Tiếp theo đó, Ôn Trên dạy lập hội Long-vân đệ nhi kỳ tại
Thánh-thất Thất Bữu Quang (Bạc-Liêu) thuộc Minh Chơn đạo. Kỳ
hội nầy, ban Trị sự chưa thành lập được và chỉ kết tình thân ái
với nhau mà thôi số đại diện các chi phái về dự hội cũng như lần trước..
" Hội Long vân đệ tam lại được lịnh mở tại Thánh-tịnh
Trước Mai của hai ông Bác-Vật Phan Lương Báu và Phan-lương-Hiền
ở tại làng Thái Lai , Cần-Thơ. .Kỳ đại hội này cũng có đủ mặt các
chi phái như lần trước (không có Tây Ninh , Minh Chơn Lý và Ban-
Chịnh Đạo) nhưng ban Trị sự Liên-Hoà-Tổng-Hội vẩn chưa thành lập được.
" Một thời gian sau Ơn Trên dạy lập Long-vân đệ tứ kỳ tại
Thánh Tịnh Ngọc Minh Đài (Khánh Hội) Đồng tử nương cơ là Liên
Hương (tục danh Trần Thảnh Thơi) Trong kỳ đại hội này cũng có
đủ các chi phái trên về dự hội. Có cả ông Hội đồng Hoài hiện tu
ở Núi-cấm (Cao Đài tự) cũng được lịnh về dự hội , trong lịnh có
câu " để coi mặt anh tài ". Trong kỳ hội này ,ban trị sự Liên
Hoà Tổng Hội mới được thành lập đủ các vai tuồng :
"Tổng trưởng Lỉên Hòa Tổng Hội : ông Nguyễn Phan Long
" Phó Tổng Trưởng : ông Đoàn-Văn Bản
" Phó Tổng Trưởng : à: ông Trần-quang-nghiêm
" Tổng thư ký : ông Trần-văn-Quế
" Ngoài ra, các hội viên là hầu hất chức sắc các chi phái có
mặt trong phiên hội. Ơn Trên bắt đầu dạy việc cần thìết cấp thời là
đi thuyết đạo các nơi trong các kỳ đại hôi để khưyên dân chúng tin
tưởng Đạo Trời và đồng thời kêu gọi các chi phái hòa hiệp với nhau
Dưới sự hướng dẫn của ông Trần quang Nghiêm (thường gọì ông
bầu) và sự giúp đỡ của ông Huyện Nguyễn văn Tước, mấy vị diễn giả
sau đây được Liên Hoa Tổng Hội phái đi diễn thuyết các nơi : Ô Trần
văn Quỳnh văn Thảo, Trương kế An, Phan trưòng Mạnh , Lê thành Thân.
"Ngoài công việc ấy, ban tri sự có phái người lên Tòa Thánh
Tây Ninh như các ông Vương quan Kỳ, Nguyễn văn Đước và Trần văn
Quế để bàn về cơ qui hiệp với ông Phạm Công Tắc. Ông Hộ Pháp
lúc bấy giờ đang lo tạo tác Đền Thánh. Tiếp phía đoàn, ông cho biết
rằng " 'Tôi đang lo xây cái nhà chung, cái ổ chung để chờ các anh em
về .Vậy các anh cứ việc kêu gọi tất cả anh em về "
" Sau đó , Liên Hoà Tổng Hội có chính thức viết thư mời ông
Phạm Công Tắc xưống Trước Lý Minh Đài để bàn cơ hiệp nhứt. Nghe
tin thì ông muốn đi , nhưng bị phái nữ khóc lóc cản trở không cho
đi nên chỉ pháỉ ông Phối sư Tháỉ Chứ Thanh và một chức sắc khác
đi mà thôi cuộc hội đàm cũng không đến đâu.
(Tiếp theo đó lại có lịnh dạy mời ông Nguyễn ngọc Tương Giáo
Tông ở Bến Tre lên Trước Lý Minh đàỉ đề bàn về cơ qui hiệp . Ông
Giáo Tông có đến với ông Phạm văn Ngọ, nhưng công việc cũng không đi đến đâu.
"Ơn Trên lại dạy ông Nguyễn Phan Long cùng đi với ông Huyện
Đước xuống Định-Tường gặp Minh-Chơn-Lý để bàn về cơ qui hiệp
Lúc ầy ông Bảo An Thiên Thái Ca Nhựt không ra tiếp chỉ phái năm ông
Thiên sư ra tiếp phái đoàn. Trong khi đàm luận thì ông Nguyễn-Văn-Phấn
một trong 5 Thiển sư nói nhiều câu làm cho ông Long bất bình. Do đó ,
cuộc hội đàm không có kết quả.
"Long Vân đệ ngũ kỳ lại được lịnh tổ chức tại Thánh-tịnh Minh
Đức (Bến Sõi Tây-ninh) có các chi phái hưởng ứng về dự đủ mặt.
Long Vân đệ lực kỳ được tổ chức tại một Thánh Tịnh thuộc phái Tiên Thiên.
"Long vân đệ thất kỳ mở tại Tòa Thánh Châu Minh (Sóc Sải Bến
Tre) Theo lịnh dạy, ban Trị sự có mời ông Giáo-Tông Nguyễn-Ngọc
Tương đến dự. Ông Giáo Sư Huỳnh-trung-Nguyên được lịnh dâng lên
ông Tương (tự xem là phần xác của đức Lý-Giáo-Tông) một lá mật
khải tức là một bức thư 9 lớp trong đó có đoạn đầu của quyển Thiên
Thơ bí-diệu cho tại Thánh Tịnh Ngọc Tuyền để xin ông minh giải.
Nhưng ông không trả lời và ra về. Đại hội này rất trọng thể, có đủ mặt
các nhà trí thức đến dự.
"Năm Mậu Dần 1938, Long Vân đệ bát kỳ được mở tại Thánh Thất
Trung Thành (Đà Nẵng) nhân buổi lễ Khánh thành Thánh thất này,
tại Thánh tịnh Ngọc Tuyền ,Ơn Trên có cho biết ngày này là ngày
" lằn bạch quang xuất hiện ". Nhân viên L.H.T.H ra dự có đến 80
người kể cả hai ông Trần đạo Quang và Lê kim Tỵ đã đến lo việc
xây cất từ trước. Phần đoàn còn có ông Trương kế An và Nguyễn
Phan Long v. v. .. Cuộc tiếp rước rất nên trọng thể. Một tràng đạo
hữu mặc đạo phục trắng nối dài con đường từ ga xe lửa đến Thánh
thất non hai cây số ngàn. Ông Nguyễn Phan Long cầm cờ Liên Hòa
Tổng Hội đi trước, khiến cho những người đứng xem đông nghẹt
hai bên đường không khỏi lấy làm lạ. Kỳ hội này có đông quan chức
Pháp Nam Trung Việt và thị xã Đà nẵng đến dự và nghe thuyết
pháp, một phần sức quyến rủ ấy cũng do tài văn chương lổi lạc của
ông Nguyễn Phan Long vốn là nhà báo nổi tiếng ở Saigon. Cuộc đại hội
kết quả về phần phổ độ rất nhiều nhưng không đem lại gì cho sự qui
hiệp nếu không nói đến sự tác để kiến thiết nên ngôi Thánh
Thất này từ trước.
"Long Vân đệ cửu kỳ mở tại một Thánh-thất phái Tiên Thiên.
Long Vân đệ thập kỳ mở tại Thánh tịnh Kim-Thành Lng (Tân An)
cũng không thâu được kết quả mấy .
" sau cùng , Ơn Trên dạy lập Long Vân đệ thập nhứt kỳ tại Tây Tông
Vô Cực Cung là nơi nhóm khởi của ông Nguyễn-bửu-Tài do ông lảnh
đạo .Hội này rất đông đảo nhưng cũng không mấy kết quả.
" Thánh hai năm Thìn (l940) một đàn cơ do nhóm ông Trương
Kế An thiết lập có lịnh mở Long Vân đệ thập nhị kỳ tại Thánh tịnh
Minh-kiến Hạnh-Thông-tâ (Gia Định) Cuộc đại hội này tuy không
đông đảo nhưng có một ảnh hưởng vô vi rất lớn và sau đại hội này
Liên-Hòa Tổng-Hội phải giải tán nhưng cơ đạo chưa được phục hưng
thì đó là cơ nguy cho nhà đạo, đúng như lời Ơn Trên đã tiên tri từ trước :
"Liên Hòa vi hiệp đạo tương vong,
Lãnh tụ khâm tai thọ nạn hồng !"
" Như thế , theo lịnh Ơn Trên L.H.T.H. chỉ có phận sự trong 12
hội Long Vân để đạt thành cơ qui hiệp nhưng việc bất thành.
" Quả nhiên, sau ngày Long Vân thập nhị kỳ rồi thì bên Âu châu
bắt đầu trận chiến thứ hai , Pháp-Đức chiến tranh. Chánh phủ
thuộc địa truyền gở những hữ VẠN đã có ở nóc các Thánh thất
Cao Đài vì chữ Vạn giống như của Đức Quốc Xã .Các chức sắc lớn
đều bị bắt đày đi các nơi như ông Phạm-Công-Tắc bị đày đi
Madagascar, ông Nguyễn-Bửu-Tài đi Côn-Đảo, ông Lê KimTỵ đi Phú
Bài v.v... các chi phái các nơi đều chung cảnh lao tù đày đọa, chùa bế
thất niêm thật là nạn tai không tránh được "
Trên đây là lời thuật lại về Liên Hoà Tổng Hội về sự hoạt động
của nó do ông Tổng thư ký của Hội. Mặc dù đối nội L.H.T.H không
đem lại sự liên hiệp, nhưng về phương diện ngoại giao, chính hội này
đã ra mặt binh vực tín ngưỡng Cao Đài rất nhiều , động cơ chính là ông
Nguyễn Phan Long một nhà báo lừng danh khắp Nam Trung Bắc lúc
bấy giờ.Ngoài ra , hội đã giao thiệp với hội Nhân Quyền bên Pháp để
kêu cứu những nhà khai đạo bị bắt bớ giảm giữ, ,giúp vào sự xuất bản
tạp chí LA REVUE CAODAISTM chủ trương tạp chỉ Đại Đồng( l )
và Đại Đạo Qui Nguyên rất được phổ thông trong và ngoài nước lúc bấy giờ.
Cơ quan Cao Đài hiệp nhứt.
Thời kỳ Việt-Minh, tháng 9 năm 1945, Cơ quan Cao Đài Hiệp
Nhứt được thành lập dưới sự điều động của ông Cao Triều Phát để
theo đuổi chủ trương và mục đích của Liên Hoà Tổng Hội nhưng công
việc không đi. đến đâu, rồi bế tắt.
Qua năm 1947, do sự biến đổi của thời cuộc, ông Lê kim Tỵ
được tự do từ 1945 - cùng ông Bùi văn Nhàn đứng ra tác lập Cơ
quan Cao Đài Hiệp Nhứt, song ngoài phái Tiên Thiên các chi phái
khác không tham gia. Năm 1948, ông Tỵ qui liễu, cơ quan này củng tan theo.
Cơ quan Cao Đài Qui Nhứt
Qua năm 1952, ông Nguyễn-bửu-Tài cũng được trả tự do năm
1945 - sau khi hiệp tác một độ với Toà Thánh Tây-Ninh trở về
Minh-Tân - Tam Giáo Điện, Vĩnh-Hội ,Saigon , cùng các ông Hội
đồng... Tía, Phan-khắc-sử, Nguyễn-văn-Phùng, Phan-trường Mạnh
Lê-minh-Tòng, Trần văn-Quế lập ra cơ quan Cao Đài Qui Nhứt,
nhưng cũng không tụ tập được bao nhiêu người.
Cơ quan Cao Đài Thống Nhứt
Cuối năm 1953, do linh cơ bút, Cơ quan Cao Đài Qui Nhứt trở
nên ban điều động Cao Đài Thống Nhứt nhứt gồm các ông Nguyễn-phan-
Long, Hội Trưởng ông Phan-khắc Sữu, Phó Hội Trưởng, ông Trần-
------------------
(l) Báo này chủ xướng thuyết Đại Đồng theo lịnh cơ bút dạy ông
Ngọc lịch Nguyệt qua 4 giai đoạn: 1- Đại đồng lý thuyết 2- Đại
đồng chủ nghĩa 3- Đại đồng công dụng 4-Đại đồng thành lập.
văn-Quế, Tổng Thư ký. Sau một thời gian hoạt động được một số
các chi phái tham gia, ngày Thuợng Ngươn Giáp-Ngọ một
cuộc đại hội được triệu tập tại Châu Minh (Toà Thánh Tiên Thiên)
cải tổ thành phần ban Chưởng Quản Cao Đài thống nhứt như sau :
Ông Nguyễn bửu Tài, Hội-trưởng danh dự , Ông Phan-khắc-Sửu ,
Chánh hội trưởng, Ông Nguyễn-trung-Hậu, Phó hội trưởng nhứt, ông
Lê-quang-nghi, Phó hội trưởng nhì v..v....và một ban Tối cao Cố
vấn gồm đại biểu các chi phái tham dự, nhưng công việc cũng chỉ
loanh quanh ở chung quanh Saigon Chợ-lớn với những thánh tịnh lẽ
tẻ của Tiên-Thiên cộng tác mà thôi.
Tổng luận
Từ Cao Đài Đại Đạo Liên đoàn đến Cơ quan Cao Đài Thống
Nhứt, thời gian trải qua 18 năm ( 1936- 1953) bao nhiêu tâm lực của
hầu hết những nhà đạo tâm trí thức thiện chí đã đổ ra để xây dựng,
nhưng chỉ vỏn vẹn còn lại một dư âm cơ hồ như ngọn gió thoảng
qua trong một buổi trưa hè oi bức tuy có gây được ít nhiều âm
hưởng trong lòng người nhưng không Làm sao hàn gắn được vết
thương tâm của nhà đạo .
Phải chăng vì thời cuộc chưa yên, nhân tâm chưa định? Hay
vì một cơ duyên nào khác mà ý người đã không đi đôi với ý Trời
nên mới ra nông nổi? Tuy nhiên, sự thống nhất nhà đạo trong cái
nghĩa qui hiệp không thể không có theo lời Thánh ngôn đã tiên tri,
nhưng khi người tín đồ Cao Đài chưa quan niệm được sự cứu thế
đồng nhất của đức Cao Đài theo cái nghĩa hoàn toàn khai phóng :
Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Phục Nhất
hoặc trong cái triết lý uyên thâm của nhân loại :
Đồng Qui Nhi Thù Đồ
thì nền thống nhất đạo Cao Đài chưa thể thực hiện được.
Cho nên các tổ chức qui hiệp nền móng toà nhà Đại Đạo để
xây những bức tường, để làm nên những cái mái vững chắc thì làm
sao không có sự đổ vỡ một cách hiển nhiên?
Soạn giả sách này quả quyết rằng đạo Cao Đài trước khi nói đến
sự trùng hợp các tôn giáo trong cái nghĩa đề ra của chủ thuyết Vạn
Giáo Nhất Lý thì phải qui nhứt nhà đạo để làm mẫu mực cho
sự cứu độ chúng sanh trong một thế giới đang chia rẽ cấu xé nhau.
Vì những lẽ ấy , nên Đạo Cao Đài không tìm đến chỗ dung hợp
qui nhứt thì sứ mạng cứu thế kỳ ba chỉ là một ảo vọng mà những
nhà khai đạo đã mang theo bên kia thế giới loài người vậy.
Những sứ mạng đạo Cao Đài đang được những người tín đồ chất
phác vô tư cố công theo đuổi và thực hiện. Khi những nhơn ý, nhơn
dục không còn trong những thành trì chi phái địa phương, thì tự nhiên
nền đạo Cao Đài cho sự tiếp tay của một thế hệ mới để khơi
nguồn cho những bế tắc đã qua không làm lu mờ lụn bại cái chánh pháp
của đức Cao Đài đã dạy bảo buổi đầu từ năm l9l9 đến nay.
Soạn giả muốn nói sự sáng lạn của chân lý cứu thế của đạo
Cao Đài phải có và phải được phát huy cùng khắp thế giới một ngày
nào những tín đồ nhiệt tâm với đạo không phận biệt chi phái biết
đem khả năng tài lực mình để phụng sự cho cái chính nghĩa chung
của toàn đạo. Trong tinh thần đó, một giáo thuyết thuần nhất cần phải
có để làm nội dung cho mọi căn cơ thống nhứt nền đạo, rồi những
yếu tố nhân sự sẽ theo đó mà tuần tự điều hành cho thích hợp với
nhu cầu xây dựng chung.
Như vậy, dù có trở lực nào, nền thống nhứt của đạo Cao Đài
cũng sẽ thực hiện và những manh tâm chia rẽ dù phát xuất từ một
Hội Thánh, một chức sắc cũng không đáng kể , chẳng khác gì khi
mặt trời xuất hiện thì nhửng ánh đèn dù có muốn khêu sáng đến
đâu cũng kể như tắt hẳn đẻ phải tự hoà mình trong cái chan hoà
bao la của Vũ trụ vậy.
Âu đó cũng là bài học hợp nhứt các chi phái đạo Cao Đài
mà cũng là bài học rất thích dụng cho sự dung hợp các tôn giáo
kim cổ Đông Tây vậy.