PHÁI BẾN-TRE (BAN-CHỈNH-ĐẠO) (1938…) Khi thành hình, một chi phái tức là khi có sự biệt lập với một tổ chức, hoặc với một căn cơ đã có trước, mặc dù lập luận của chi phái mới thành hình như thế nào.
Đó là thông lệ tự nhiên. Cho nên, từ khi ông Thượng Đầu-Sư Thượng-Tương-Thanh tách rời Tây-Ninh để thành lập Ban Chỉnh-Đạo để chỉnh đốn cơ đạo lại như ý nghĩa thuần-Túy của nó buổi ban đầu và nếu cứ như thế mãi, không tính chuyện gì khác như canh cải chơn truyền hay vi phạm
luật-pháp đã đề ra từ buổi ban sơ nền đạo.
Nhưng sau năm 1938, ban Chỉnh-Đạo do ông Nguyễn-ngọc-Tương tự xem là phân thân của đức Lý Giáo-Tông đã có những canh cải sau đây khíến ban nầy trở thành một chi phái không thể chối cải được.
1 – Không dùng cơ bút ở Hiệp-Thiên-Đài, mà chỉ có tại cơ quan này những phẩm
vị công cử như bên Cửu-Trùng-Đài. (1)
2 - Lập phép bí-tích riêng gọi là Tân-Pháp gồn ban đầu là phép Đại-Xá, phép Giải-Khổ và sau này là phép Tịnh-luyện do ông Giáo-Tông Nguyễn-ngọc-Tương ban truyền một cách riêng biệt. (2)
3 - Thiết lập các cơ sở Thánh-Hội tại các khu đất chung quanh Thánh-Thất An-Hội (Trúc-Giang) với đường lối hành đạo của tư phương.
Như vậy, dù muốn dù không, ban Chỉnh-Đạo cũng đã trở thành một phái đạo, chỉ phục vụ nền đạo cho một phần đạo hữu trong phạm vi của Hội-Thánh sở tại, chớ không cho tòan thể nền đạo. Do đó, có thể nói rằng phái Bến-Tre đã hình thành từ năm 1938 đến sau này.
Từ năm 1934, có 85 Thánh-Thất trong số 128, kể cả Tây-Ninh qui tụ về Bến-Tre để mưu đồ cơ Chỉnh-Đạo, sau nầy trở thành tín-đồ của phái Bến-Tre. Hiện nay số thánh-thất có đến 260 cái, số tín-đồ có đến hàng triệu.
Ông Giáo Tông Nguyễn-ngọc-Tương nhập đại tịnh tại nhà Thiên-Lý Mật-Truyền từ năm 1943 (3) đến 1951 là năm ông liễu đạo Phép tu
___________
(1) Xem trang 365
(2) Ta hãy nghe ông Giáo-Tông giải thích về hai phép này như sau:
“Mỗi người đều mang nặng nhiều nghiệp chướng tội tình nên khó dứt mà tu được. Ai được hưởng phép đại-xá rồi thì các nghiệp cũ đã dứt; có thể tu hành đắc đạo được. Đó là mầu-nhiệm của phép đại-xá. Ngòai các nghiệp cũ lỗi xưa, mỗi người còn vướng mang lấy khổ trần, do lòng ham muốn dục-vọng chiêu tập vào khó mà giải thóat được. Phép giải khổ là phương hổ trợ điển lành của Ơn-Trên, hầu giúp cho người có đủ đức-tin sẽ được thọ hưởng; sẽ nương theo phép Giải-Khổ ấy mà tự mình lần lần giải được cái khổ trần”
(trích Tiểu sử đức G.T. Nguyễn-ngọc-Tương, trang 51)
Phép tu luyện của ông là mẫu mực cho các phép tu tịnh tại đây, không có ấn chứng đặc biệt (3) Mẫu nầy chỉ áp dụng cho các hàng đại chức sắc hành đạo. Và do đó, phái Bến-Tre đã đề ra một đường lối khác biệt với đạo Cao-Đài buổi ban sơ. Đường lối này gọi là hành đạo tịnh luyện, hiện vẫn thực hành (1) tại đây.
6 – PHÁI TÂY NINH: (1938)
Từ năm 1938, Tòa Thánh Tây-Ninh trở thành phái Tây-Ninh cũng không ra ngòai những nguyên nhân khởi hấn như ở Bến-Tre: Đó là sự vi phạm luật pháp và canh cải chơn truyền.
Vấn đề này được nêu ra gây một thắc mắc cho các chức sắc đại thiên phong tiên khởi trong nhà đạo. Nhất là các ông Thập-Nhị Thời-quân từ trước nay vẫn trung lập ngòai sự chia rẽ nhà đạo, mặc dù các ông đã thành lập một ban gọi là ban “cải tạo” (2) tại Từ-Vân-Tự (Gia-Định).
Nhưng làm sao không gọi Tây-Ninh là một phái được?
Ông Phạm-công-Tắc đã bị tòan thể chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài tại Tòa-Thánh không nhìn nhận chức vị Hộ-Pháp từ 1937 (xin xem chương trước). Ý người tức là ý Trời. Như vậy, từ năm 1938 trở đi, nếu ông Phạm-công-Tắc cứ giữ địa vị cũ thì chỉ có giá trị tới những người theo
(1) – Trong Tân Luật có nói đến Tịnh Thất nhưng chỉ dùng cho tín đồ, và cơ bí-pháp do cặp phò loan Nghĩa-Tràng chưa được dùng trong việc luyện đạo (xem năm 1932 thì các ông đã mất.
Như vậy, phần phổ độ không có bí pháp.
(2) - Lời của ông Khai đạo Phạm-tấn-Đải: nói với tác giả năm 1970 tại Tây-Ninh.
(3) – Phái Bến-Tre cho ông G T đã đắc đạo từ năm 1942, căn cứ vào cuốn nhật ký của ông ghi trong ngày đại tịnh 22-2 Nhâm Ngũ (1942). Đến ngày 14-3-NN (28-4-42, ông G.T. được thọ phong: “Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Lý-Giáo-Tông Từ-Bi Cứu-Thế Thiên-Tôn” và tự cho là Chơn Linh của đức Lý Đại Tiên phân thân giáng trần chuyển thế độ đời.
(trích Tiểu-sử đức G.T. Nguyễn-Ngọc-Tương) trang 62
ông mà thôi (1) . Cái chức Chưởng quản Nhị hữu hình đài Hiệp Thiên và Cửu-Trùng do ông tự đề ra chính là điều vi phạm luật đạo, nếu không muốn nói các chức ấy chỉ có nghĩa với một phái đạo,
đó là phái Tây-Ninh vậy.
Thêm vào đó ông Phạm-công-Tắc đã canh cải chơn truyền hành chánh đạo để được thích ứng với các chức vị độc tôn của ông như việc cải tổ nền hành chánh đạo thành bốn cơ quan: Hành-Chánh, Phước- Thiện, Tòa-Đạo và Phổ-Tế. Việc canh cải nầy được ông tuyên bố trong ngày vía đức Chí-Tôn năm Mậu-Dần (1938) và thi hành trong phạm vi phái Tây-Ninh ngày lễ Thượng-Nguơn năm này.
Việc sửa đổi nầy do ông Phạm-công-Tắc tự đặc để lấy, không có trong lời Thánh ngôn trước và khác biệt với hệ thống hành chánh trước. Như vậy tức là trái với Pháp-Chánh-Truyền và các Đạo Nghị định năm 1930 nên không thể gọi là chơn truyền của đạo Cao-Đài.
Từ năm 1934, số thánh thất còn lại với Tây-Ninh nguyên là 46
cái (trong số 128 cái kể cả Bến-Tre) nhưng số tín đồ sau này phát triển khá mạnh nhờ những phong trào có lợi thế cho phái Tây-Ninh mà hầu như các phái khác không khứng nạp được. Đó là sự tham gia chánh trị của ông Phạm-công-Tắc và tổ chức quân đội do những đương quyền ở Tây-Ninh lãnh đạo lúc đó. Phải chăng dụng ý của Vô hình tách rời Tây-Ninh với các chi phái khác là ở điểm then chốt này trong trách nhịệm bảo tồn cơ đạo mỗi nơi trước những giai đọan tới mà chúng ta đã trải qua từ bấy đến nay. (2)
Dù sao, khi các chức sắc Hiệp-Thiên-Đài, một số lớn sau ngày ông Phạm-công-Tắc lưu vong chánh trị ở Nam-Vang (1956) đã trở về xây dựng lại nhà đạo như ông Thượng Sanh Cao-Hòai-Sang, ông Bảo-Pháp Nguyễn-trung-Hậu, ông Hiến-Pháp Trương-Hữu-Đức (3) cố tâm đem nền chánh giáo trở lại con đường thuần-túy đạo-đức. Đạo Nghị-Định
--------------------
(1) Trên thực-tế các chi phái đạo Cao-Đài (ngoài Tây-Ninh) đều không tôn thờ ông Hộ-Pháp Phạm-công-Tắc như ở Tòa-Thánh Tây-Ninh.
(2) Xem (2) trang 404 (3) xem (1) trang 404.
thứ 8 năm 1934, nghe nói đã có lịnh của đức Lý Giáo Tông hủy bỏ từ năm 1957, nhưng không khí hòa nhiệp vẫn chưa được lan rộng ra cho toàn đạo khi mà điều kiện qui hiệp với Tòa-Thánh Tây-Ninh buộc các chi phái phải nhập môn lại và chức sắc phải bỏ hết tước phẩm đã có ở chi phái mình.
Như thế, cái ý nghĩa thành hình các chi phái do đức Chí-Tôn dạy từ buỗi ban đầu khai đạo đã hòan tòan sai lạc và phái Tây-Ninh có dám tự hào đã giữ đúng chơn truyền đạo pháp thưần chơn vô ngã của Đức Cao-Đài từ trước đến nay để được gọi là tiêu biểu nền đạo buổi sơ khai?
Tuy nhiên, người ta vẫn còn nuôi những kỳ-vọng một ngày nào do sự bố hóa của vô hình và sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo, chỉ nghĩ đến tương lai của tòan đạo hơn là của hiện tại cho phái mình để chơn truyền của đạo được phục hồi và luật pháp đạo không bị vi phạm cho tòan đạo được cái vinh dự chiêm ngưỡng công trình kiến tạo tuyệt vời của toàn thể đạo tâm ngày khai nguyên chung đúc còn đến hôm nay. Đó
----------------------
(1) Năm 1971, ông Hiến-Pháp Trương-hữu-Đức được phong làm quyền Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài Tòa Thánh Tây-Ninh, sau khi ông Thượng-Sanh Cao-Hòai-Sang qui liễu.
(2) Trong khỏang thời gian từ 1938 trở đi, dưới mắt người Pháp ông Phạm-công-Tắc đã manh nha những ý-thức và hành-động chính-trị chống Pháp.
Trong tác phẩm A la barre de l’Indochine. Tòan Quyền Decoux có viết nhu sau”…..Crée au début de ce siècle, le mouvement caodaiste, qui s’apperentait aussi bien aux socíétés secrètes qu’aux sectes rfeligieuses, parvient après des crises diverses, à se regrouper, autour après des crises diverses, à se regrouper, autour de la secte de Tây-Ninh, qui devient rapidement un foyer d’agitation antifrancaise, en relation des cet instant avec une puissance étrangère, le Japon. En 1938, son chef annonce la guerre, la venue des Japonais et le retour en Indochine du prétendant Cương-De. Ce principe, proche parent de l’Empereuir d’Annam, vit en exil au Japon. Dès cette époque, il est évident que ce mouvement devient dangereux pour la sauvegarde de la souveraineté francaise et que son interdiction s’impose. Mais le Ministre Mandel, mal informé, ne veut pas entrer dans cette voie. En 1939; il reconnaît comme,
(xem tiếp trang 405)
là trên 100 mẫu đất làm khuôn viên Tòa Thánh và ngôi Đền Thánh vĩ đại tượng hình cho nền thống nhất của đạo Cao-Đài từ ngày nền đạo chưa bị phân tán 1931 cho đến sau này vậy.
Trên đây là 6 phái chính đã thành hình các nhánh nhóc của đạo Cao-Đài từ năm 1927 đến 1938.
Légale l’existence du Caodaisme au nom du principe sacro-saint de la liberté de culte. Ce mouvement sera plus tard l’un des auxiliaires les plus redoutables de l’action contre la France. En raison des faiblesses dont je viens de parler, je dus, dès ma prise de fonction, réagir énergiquement, en fermant le temple central et un certain nombre d’oratoires provinciaux. Peu de temps après, je profitai d’une des dernières occasions de voyage de mer vers Madagascar pour en exil à Nossi-Lava (Comores) le pape caodaiste Phạm-công-Tắc em même temps que plusieurs agitateurs politiques. Mais il m’était impossible d’aller plus loin; car je ne voulais pas faire de ces illuminés de nouveaux martyrs.”
(AM. DECOUX: A LA BARRE DE L’INDOCHINE – page 235)
(xin tạm dịch: Nảy sinh từ đầu thế kỷ này, phong trào Cao-Đài không khác một tổ chức vừa giáo phái vừa thần bí, sau nhiều cuộc khủng khỏang đã qui tụ lại bên phái Tây-Ninh, nơi đây lại trở thành một trung tâm chống Pháp, dựa vào thế lực Nhựt-Bổn. Năm 1938, giáo chủ đạo này tuyên chiến, với sự can thiệp của Nhựt-Bổn và việc hồi hương của Cường-Để, một hòang thân của vua Annam vừa bị lưu đày ở Nhựt-Bổn. Từ lúc nầy, dĩ nhiên phong trào này rất nguy hiểm cho nền thống trị của nước Pháp và do đó sự cấm đóan là phải có. Nhưng Bộ Trưởng Mandel vì không thấu hiểu sự tai hại đã không chịu như vậy. Năm 1939, ông thừa nhận hợp pháp sự hiên diện của đạo Cao-Đài theo nguyên lý tối thượng của tự do tín ngưỡng. Phong trào này không lâu lại trở thành một trong những trợ lực đáng sợ của quân đội Nhựt-Bổn với nước Pháp. Do sự nhu nhược mà tôi đã đề cập trước mà ngay từ khi nhậm chức, tôi đã tích cực đàn áp gắt gao bằng cách đóng cửa Tòa-Thánh Tây-Ninh và một số lớn các Thánh thất ở lục tỉnh. Sau đó không lâu, nhân một chuyến tàu đi Madagascar, tôi bèn đem ông Giáo Tông Phạm-công-Tắc an trí ở Madagascar, cùng một lúc với nhiều chính trị phạm. Nhưng tôi không thể làm gì hơn vì tôi không muốn biến họ trở thành những Thánh tử đạo).
Ngoài những phái chính trên đây còn mọc lên những nhóm lẻ tẻ rồi mai một trong thời gian không lâu hoặc cũng còn kéo lê cái đà họat động nhưng không có tính cách trịnh trọng trong sự hưởng ứng của một số lớn đạo tâm. Các nhóm sau này mang nhiều đặc tính khác nhau rất khó tìm cho thấu đáo ngọn ngành.
Trong số các nhóm này có thể kể sáu nhóm phát xuất từ các phái lớn của phần Phổ-Độ mà ra như sau đây:
1 – NHÓM TICH CỐC (trong Tây-Ninh)
Nguyên trong phạm vi Tòa Thánh Tây-Ninh có làng gọi là Thái-Bình Địa do ông Thượng-Trung-Nhựt tạo ra để cho các người một đạo lên ở thực hành đời sống đạo-đức. Năm 1934, trong một nhà tịnh do ông Thượng-Tương-Thanh đặt ra để tu tịnh có khỏang 10 người đạo hữu bận áo dà nghe lời một đạo hữu tên Điền (xưng là nguyên sóai Điền) chủ trương muốn đắc đạo không ăn cơm mà chỉ ăn rau cỏ lại hay lên đồng. Tháng chạp năm Quí Dậu (1934) những người này có về Tòa-Thánh Tây-Ninh nhảy lên ngồi trên bảy cái ngai giành cho Giáo-Tông và Chưởng-Pháp Đầu-Sư. Khi bị bắt xuống thì tinh thần thất đảm miệng chỉ niệm Mô Phật. Nguyên-sóai Điền tên thật là Nhuận, sau bận tòan trắng có đến dinh Thống-Sóai Nam-Kỳ đòi trả nước Nam lại và treo cờ, bị Tây bắt bỏ nhà thương điên. Còn những người nữ, đi theo bà Nhuận thì tách ra hiệp với bà Diệu-Minh làm thành 9 cô, cứ mỗi lần ở đâu có thuyết đạo thì các cô đến nghe. Ông Nhuận về sau theo Thiên-Chúa GIÁO. Nhóm này đã tiêu tan.
2 – NHÓM THÔNG-THIÊN-ĐÀI (trong Tây-Ninh)
Nhóm này là nhóm trí thức của Tòa Thánh Tây-Ninh do hai người con ông Bảo-Văn Pháp-Quân Cao-Quỳnh-Diêu là Thân và Nguơn-Ngọc. Nhóm này đặt dưới sự lãnh đạo của quí ông Bác-sĩ Nguyễn-văn-Nhã, Đốc-phủ Lê-quang-Hộ, Điền chủ Quách-văn-Nghĩa, Đốc học Chiêu, Nguyễn-trung-Thăng, Đốc công Lê-quang-Nghi, Lê-quang-Tĩnh
Đấng Bề-Trên nhóm này là Liễu-Nhứt Chơn-Nhơn, cho biết rằng nhóm này ngày sau sẽ thay thế bộ phận Hiệp-Thiên-Đài nên ông Phạm-công-Tắc rất nể vì (?). Trụ sử chính của nhóm này là Thánh thất Đồng-Sơn, tổng Hòa-Đồng-Thượng tỉnh Gò-Công. Ngòai ra lại có một đàn riêng ở Saigon, có khi ở nhà ông Nghĩa, có khi ở nhà ông Nhã, có khi ở nhà ông Hộ. Nhóm này hiện tản mác không còn, Thánh thất Đồng Sơn còn lại như những Thánh thất khác, chỉ lo bề chiêm nguởng cúng kiến mà thôi.
3 – NHÓM TAM-KỲ NGUYÊN-NGUYÊN BẢN-BẢN
(từ Minh-Chơn-Lý)
Trong khi ở Minh Chơn-lý có sự canh cải lớn 1935, do Thiền sư Phùng bày ra, sự tách rời ở đây chia ra làm nhiều nhóm phái khác.
Một nhóm trở về làm nhóm Bảo thủ phái Cầu-Kho, có quí ông Vương-quang-Kỳ, Đòan-văn-Bản, v.v…một nhóm theo Tiên-Thiên như quí ông Trần-văn-Quế, Lê-kim-Tỵ. Còn các ông Cao-Triều-Phát, Nguyễn-văn-Thiệu về Hậu-giang làm thành phái Minh-Chơn-Đạo. Trong lúc đó, ông Đốc phủ Nguyễn-văn-Kiên-Ngọc Đầu sư, thì về Tân-An lập riêng một nhóm khác gọi là “Tam-Kỳ Nguyên-Nguyên Bản-Bản”. Nhóm này có chủ trương phục hồi nguyên bản của nền đạo, nhưng không họat động được gì, cho đến khi ông Kiên đắc cử Hội Trưởng Cao-Đài Đại-Đạo Liên-Đoàn, nhóm này cũng không còn.
4 – NHÓM TRUNG-HÒA HỌC PHÁI (từ Minh-Chơn-Đạo)
Vì muốn hướng dẫn thanh niên vào đường đạo-đức, ông Cao-Triều-Phát ở Hậu-Giang lập ra Trung-Hòa Học-Phái, lấy Thánh-tịnh Minh-Đức của Bà Ngọc-Nhiến-Hương làm trụ sở lúc đầu.
Ông Phát có xin phép chánh-phủ lập ra Thanh-Niên Đạo-Đức-Đòan nghe đâu thành phần gồm các Thanh-Niên Cao-Đài 11 chi phái tham dự, thực hành thuyết Trung-Thứ của đạo Nho. Trong nhóm này, các ông Phan-lương-Hiền, Phan-Trường-Mạnh và Hùynh-trung-Thảo chủ trương xiển-dương chánh giáo của Thầy nên có lập ra Đại-Hội Công
đồng Tôn giáo ở Rạch-Giá năm 1936 có gây âm hưởng ít nhiều. Nhóm này hiện không còn, hậu thân của nó là Thanh-Niên Đạo-Đức-Đòan, hiện có tổ chức họat động, trụ sở chánh là Tam-Giáo-Điện Minh-Tân, nhưng ảnh hưởng không mấy chút vì rời rạt và không có người hướng dẫn uy-tín. Cũng có người cho rằng nhóm này do ông Trương-kế-An cùng với một số người nho học lập ra và có xuất bản tạp chí
Minh-Đức hiện không rõ như thế nào?
5 – NHÓM BẠCH-Y LIÊN-ĐÒAN CHƠN-LÝ (từ Tiên-Thiên)
Nhóm này chủ trương bận đạo phục trắng và bịt khăn trắng mà thôi. Người lãnh đạo buổi đầu là ông Hội-đồng Nguyễn-văn-Tòng, trụ sở đặt tại Thánh-thất Mông-Thọ thuộc Rạch-Giá. Ông buổi sinh tiền là người thuộc phái Tiên-Thiên. Nhóm này có một chủ trương rất tiến bộ là sưu tầm các Thánh ngôn ở các chi phái để làm tài liệu kỷ niệm có lúc sẽ làm sử đạo sau này. Nhưng ông đã mất đi mang theo những ý niệm tốt đẹp ấy. Nhóm này hiện như không còn họat động, nghe đâu có số người lẻ tẻ đang trù tính việc tái thiết Tòa-Thánh (?) lại.
6 – NHÓM NỮ-CHUNG-HÒA (Từ Minh-Tân)
Đặt biệt nhóm này tòan là nữ phái, buổi đầu do bà Ngọc-Nhiến-Hương và Lê-ngọc-Trinh chủ xướng. Năm 1932, cơ bút chi Minh-Tân, phần nhiều của đức Diêu-Trì Kim-Mẫu và bà Lê-sơn-Thánh-Mẫu dạy việc thành lập Nữ-Chung-Hòa phái. Mục đích là hợp nhứt phái nữ trong đạo đặt dưới sự chỉ dạy của đức Lê-Sơn Thánh-Mẫu. Phần hữu hình thì có một ban gồm 12 người gọi là Tứ-Bửu. Trợ Tứ-Bửu và Tứ-Bửu dự khuyết lo việc kinh sách, ngọai giao đời đạo và chủ trương hội hiệp nữ-phái các nơi. Nghe đâu đã hội được 12 kỳ, kỳ đầu ở Tây-Ninh, rồi ở lục tỉnh và kỳ sau cùng ở Minh-Tân. Hiện nhóm này còn họat động ở Minh-Tân và trong phạm vi đô thành có các cô Vương-thanh-Chi và Vương-xuân-Hà,
ái nữ của ông Vương-quan-Kỳ tích cực tham gia.
TỔNG LUẬN:
Sự thành hình các chi phái Cao-Đài quả là một sự phân tán mỏng để bảo tồn cơ Đạo, nhưng khi có những nhóm nhỏ thì lại có một đặc tính khác, phần lớn là do những thiện tâm chỉ mong cứu vãn phần nào sự suy tàn của nền đạo. Có thể nói, tất cả đều không ra ngòai Thiên-Mạng.
Nếu theo đúng Thiên-Ý thì sẽ được tốt tươi thạnh mậu, nhưng nếu chỉ vì nhơn-dục tư-lợi trái với Thiên-Ý thì không chóng thì chầy cũng sẽ đến cơ tự diệt và những cá nhân hay chi phái lạm dụng quyền Chí-Tôn, tự cho mình làm nên mối đạo đều phải chịu hình phạt theo luật Thiên-Điều.
Âu đó cũng là luật đào thải tự nhiên của cái Chân-Lý “thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” đã có tự nghìn xưa, hay chính xác hơn, trong cái nghĩa của đức Cao-Đài đã dạy : “…Cái nhánh các con là cái nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau các con sẽ rõ…” từ năm 1926