LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

SỰ THÀNH HÌNH CÁC PHÁI ĐẠO
Nói đến đạo Cao-Đài buổi sơ khai trong 12 năm đầu không thể không đề cập đến sự thành hình các chi phái.
Xét lịch sử các tôn giáo, không đâu là không có sự chia rẽ hoặc thành hình những tông phái khác nhau như đạo Phật có Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông, hoặc thành hình những tôn giáo khác như Thiên-Chúa-Giáo này ra Tin-Lành và Cơ-Đốc-Giáo. Mặc dù giáo thuyết căn bản không sai thù nhưng quan-niệm và lãnh hội phần giáo thuyết ấy lại không hòan tòan giống nhau. Cũng có thể đi đến chỗ dị biệt trong nhi-thức và phương tiện tự học dù mục đích và tông chỉ của đức Giáo-Chủ đề ra trong căn cơ cứu thếvẫn chỉ có một.
Tuy nhiên, trong một hòan cành quốc gia, quốc tế đặc biệt, đạo Cao-Đài đã phát sinh tại Việt-Nam đã đương đầu với bao nhiêu cam go thử thách có tính cách như một trở lực của thế gian đang bày biện trước sự phát xuất của hiện hữu vô hình có khác gì hai bên ma và Phật luôn luôn chống đối nhau trong cái lẽ huyền vi của “Pháp Luân thường chuyển”.!
Một điều không ai chối cải là thời kỳ sơ khai của đạo Cao-Đài quả là một thời kỳ phức tạp. Cho cả đến người tín đồ cũng không biết cơ đạo đã diễn tiến ra làm sao, ai là người sáng lập, ai là kẻ có công và ai là người đã gây nên tội? Phải chăng đó chính là cái yếu-lý mầu nhiệm đề bảo tồn cơ đạo trong một hòan cảnh không chút gì tghuận lợi cho một căn nguyên sẽ dẫn dắt nhân lọai đi vào sự xây dựng miên viễn của sứ mạng thiêng liêng tạo dựng
cuộc đời sáng lạng, vẹt tan màn hắc ám hiện đang bao phủ thế giới loài người.
Cho nên, sự phân chia các phái đạo dưới sự nhận xét có tính cách giai đọan cần thiết có những lợi điểm như sau:
1 – Làm cho nhà cầm quyền Pháp không biết được bộ mặt thực quan hệ với nhơn sanh của đạo Cao-Đài.
2 - Sự phức tạp của chi phái làm cho đạo Cao-Đài bề ngòai xem như một tà giáo không đáng cho cường quyền áp bức để tiêu diệt.
3 - Vạch những con đường tu học khác nhau ứng hợp với từng lớp người, ai cũng có thể theo được.
4 – Cho thế giới nhân loại biết rằng các chi nhánh trong đạo Cao-Đài đã từ một Chân-Lý Cứu thế phát xuất ra chẳng khác gì các Tôn giáo đã có trên thế giới cũng từ một Chân lý ấy mà thôi.
5 – Khi đạo Cao-Đài thực hiện được sự qui nhứt các chi phái Đạo là có thể đi đến con đường liên hiệp các Tôn giáo mà kinh nghiệm chính mình đã cho thấy có thể thực hiện được.
6 – Các chi nhánh của đạo Cao-Đài tự vạch lấy một con đường giải cứu chúng sanh sẽ là tấm gương muôn mặt phản chiếu sự trưởng thành của nền Tôn giáo mới. Khi những tấm gương ấy được sáng lạng thì giáo lý Cao-Đài được tỏ rạng.
Tuy nhiên trong Thiên Lý có Nhân Tâm, mà trong Nhân-Tâm cũng có Thiên lý. Thế nên ta thấy trong ý muốn của Trời có pha vào những biến cố nhân sự khiến ta không phân biệt được đâu là lý do chánh đáng của cuộc chia rẽ nhà đạo Cao-Đài.
Về sự thành hình cái chi phái này, dư luận trong đạo thường tương phản nhau, mỗi nơi đều tự cho mình là Chân-Lý và lãnh tụ tư phương của mình mới là nhà lãnh đạo Tôn-giáo mới. Tình trạng đến nỗi những chi phái không liên lạc nhau, không nhìn nhận nhau vì những khía cạnh cá nhân vì một thành kiến nào đó, chẳng khác gì những thành kiến dị biệt giữa các Tôn giáo từ xưa nay.
Dù quan niệm có dị đồng, và có những uẩn khúc ẩn tàng trong sự thành hình các chi phái khó mà phân biện cho ra chơn giả, nhưng ta cũng rút được những lý do chính sau đây đã đến cơ phân tán nhà đạo có thể xem như là những nguyên nhân gần nhất.
1 - Sự thiếu công phu tu luyện tư đức của các nhà lãnh đạo.
2 - Chánh kiến bất đồng phần nhiều do sự thiếu thốn sáng suốt của những nhà lãnh đạo.
5 – Không xử dụng cơ bút một cách vô tư để tà ý và nhơn dục lọt vào làm sai lạc lời Thánh ngôn.
Tuy nhiên, những nguyên nhân hần thộc về nhân sự này không ứng dụng hợp với những nguyên nhân sâu xa thuộc về phần thiêng liêng, do đó sự phân chia chi phái trong nhà đạo là một điều tiền định,

có thể xem như một Thiên lý mà đức Cao-Đài đã dạy từ buổi ban sơ.
Xin mời chư tôn liệt vị cùng tôi thử tìm ra những dữ kiện sau đây:
Đầu tiên là sự chia ra hai phần VÔ VI và PHỔ ĐỘ. Những lý do ẩn tàng đã được tìm thấy trong sách LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI, PHẦN VÔ VI. Nhưng thời bấy giờ đã xảy ra những dao động tinh thần rất đáng tìm hiểu về p[hần nhóm phò loan thuộc cơ Phổ-độ.
Sự thật, lúc bấy giờ, hai ông Cao-quỳnh-Cư, Phạm-công-Tắc là hai người thắc mắc với vấn đề này hơn ai hết và trong ngôn ngữ cử chỉ thường tỏ ra bất mãn với thái độ hòa hoãn và lãnh đạm của đức Ngô. Nhất là việc đức Ngô-minh-Chiêu không chịu đọc Thánh ngôn do các ông đem lại.
Cho nên, ngày 23-1-1926, đức Cao-Đài có dạy hai ông Cư và Tắc như vầy
THẦY
Chín Trời mười Phật cũng là Ta
Truyền đạo chia ra nhánh nhóc mà!
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,
Thánh, Tiên, Phật, Đạo giống như nhà!
" Cư , Tắc nghe ! Thầy dạy thì từ đây hai con hết phiền. Trong
thế này , cách Thầy dùng huyền diệu mà thâu phục môn đệ nơi
cõi nam này thì duy có Chiêu , Cư , Tắc , Sang mà thôi.
" Chiêu là phẩm vị rất lớn , còn ba con cũng vậy , mà Chiêu
cũng vậy. Trước mặt Thầy không ai nhỏ ai lớn , Chiêu kiếp trước
cũng lớn mà nay cũng lớn. Ấy là anh hai con.Nó thiệt thà về
đường đời và đạo đức , nói ra tại lòng chân thật , chớ không hề
nói xảo ngữ ngoa ngôn. Hai con phải giữ phận làm em , trước sau như vậy...."
Lại ngày 7-2-1926 , đức Chí Tôn dạy ông Tắc như sau :
"- Tắc , con chưa biết kỉnh mạng lịnh Thầy sao? Ông Tắc bạch
cùng đức Chí Tôn rằng : Thầy đã có nói cùng con rằng tuy mối đạo
chia ra năm nhánh song đến ngày sau cũng hiệp nhứt dưới quyền
của Thầy, nay con thấy có dualité du pouvoir chưa gì đã thấy
tị hiềm nhau thì sái lẽ đạo nên con bất bình , Đức Cao Đài dạy :
Phải ! Thầy khen con đó."
( Trích thánh ngôn , nguyên văn , bút tự của bà
Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu tại Toà Thánh Tây Ninh , ngày 27-9-59)
Như vậy sự chia nhiều chi phái đạo ngay từ buổi sơ khai chưa có
sự xuất hiện các chi phái đã do đức Cao Đài chỉ dạy có tính cách
như báo trước và chính ông Phạm Công Tắc , khi còn phò loan
chưa được phong Hộ Pháp là người được biết Thiên Ý từ lâu ,
nhưng chính ông lại quên đi phần Thiên ý này hơn ai hết.
Nhưng sự kiện phân chia nhà đạo được minh xác nhiều nhất
là trong đêm Vía đức Chí Tôn ( giờ Tý mồng 9 tháng giêng năm
Bính Dần 20-2-1926). Có thể nói trang sử đạo ghi đêm này là đêm
nhiệm mầu sáng tạo vì chính trong đêm này có mặt 12 vị đồ đệ
đầu tiên của đức Cao Đài trong niềm hoà mục hiếm có. Chính
trong đêm này , đức Ngô Minh Chiêu đã xin đức Cao Đài lấy tên
những người hiện diện làm một bài thi kỷ niệm .
" Chiêu , Kỳ , Trung độ dẫn Hoài sanh
Bản đạo khai Sang Quý Giảng thành ,
Hậu , Đức , Tắc , Cư thiên địa cảnh
Quờn , Minh , Mân đáo thủ đài danh "
Ấy thế mà cũng trong đêm này (9-1-BD =20-2-26) đức Cao Đài
lại giảng dạy việc phân nhà đạo ra thành nhánh nhóc , mà hiện các ông
chưa hiểu được ý muốn của Thầy , phải đợi một ngày , ai dám nói
ngày ấy là ngày nào , mà Thượng Đế gọi là " ngày kia sẽ rỏ ý muốn của Thầy "
Thánh ngôn Hiệp Tuyển ghi ngày 20-2-26 , đức Cao Đài dạy :
" Bửu toà thơ thới trổ thêm hoa ,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà
Chung hiệp rán vun nền đạo đức
Bền lòng son sắc đến cùng Ta ;
Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ , sau các
con sẽ hiểu. Thầy vui muốn cho các con thuận hoà nhau hoài , ấy là lễ
hiến cho Thầy rất trân trọng . Phải chung lo cho danh đạo Thầy. Đạo
Thầy tức là các con. Các con tức là Thầy. Phải làm cho nhau đặng thế
lực , đừng gang gổ nghe ! Các con giữ phận làm tuỳ ý Thầy muốn
Ngày kia sẽ rỏ ý muốn của Thầy "
Đức Chí Tôn cũng căn dặn các ông rằng " chi chi cũng phải nhớ
quyết rằng có sự sắp đặt của Vô Hình cả. Dù có chia rẽ nhau nhưng
cũng đừng quên có ý muốn của Trời trong đó "
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cũng ghi ngày 20-2-26 , đức
Cao Đài còn dạy :
Vào vòng huynh đệ khá thương nhau ,
Một đức trổi hơn phẩm cao
Quiyết chí Thiên đường men bước tới
Phải nhiều máu thịt với đồng bào
Các con phải hiểu rằng Thầy là huyền diệu thế nào? Cách dạy
Thầy buộc tuỳ thông minh mỗi đức mà dạy. Dầu cho thầy phàm tục cũng
vậy : nếu đứa dở mà dạy cao kỳ , nó biết đâu mà hiểu đặng , Thầy
cấm không cho dị nghị việc người , nhứt là đạo hữu của các con thì
đừng phạm đến kẻo tội nghiệp. Chi chi cũng phải nhớ quyết rằng
có Thầy trong đó "
Tuy nhiên trong Thiên ý không làm sao khỏi pha trộn nhơn tâm
bởi vì sự chia phân có như vậy mới thành hình , phần nhân tâm đây có
tính cách đối nghịch lại với Thiên ý làm sai lạc Thiên ý , nên có thể
hiểu như là tà ý vậy.
Chả thế mà cũng trong đêm 20-2-26 , đức Cao Đài không sót một lời khuyên nhủ :
" Lẻ chánh tự nhiên có lẽ tà ,
Chánh tà hai lẽ nói sao ra?
Sao ra Tiên Phật , người trần tục
Trần tục muốn thành phải đến Ta "
Theo sụ diễn biến trong 12 năm đầu khai đạo , ta có thể nói
nhà đạo đã phân ra làm sáu nhánh lớn và sáu nhánh nhỏ tuy không
có sức hậu thuẩn lớn lao như sáu nhánh lớn nhưng cũng có một
danh xưng riêng biệt đáng kể kúc bấy giờ.
Sáu phái lớn là :
1- Cầu kho
2-Minh Chơn lý
3- Minh Chơn Đạo
4-Tiên Thiên
5-Bến Tre
6- Tây Ninh
Sáu nhóm nhỏ là :
1- Trung Hoà Học Phái
2-Bạch Y liên Đoàn Chơn Lý
3- Thing Thiên Đài
4- Nữ Chunh Hoà
5- Nhóm Tuyệt Cốc
6-Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản bản.
Ta hãy lần lượt tìm hiểu từng chi nhánh một
1- Phái Cầu Kho (1930....)
Quãng 1930 , chư chức sắc Thánh Thất Cầu Kho như quí ông
Giáo Sư : Vương Quan Kỳ , Đoàn văn Bản , Huỳnh Trung Tức , Trần
Thời , quí ông Giáo Hữu : Nguyễn văn Tường , Hà Văn Lượng , quí ông Lễ
Sanh : Trần văn Tân , Trần văn Quế , Nguyễn văn Phùng , Lương văn
Bồi , Phan trường Mạnh , và quí ông Trương kế An , Phan trường Thọ ,
Nguyễn Ngọc Đối , Lê Thiện Lộ ,...v..v... có sự bất đồng chính kiến với
Toà thánh Tây Ninh , nhất là sự lạm quyền và tài chánh không
phân minh , mới tách về saigon biệt lập , không tuân theo lệnh lạc
ở Tây Ninh , Từ đó nảy ra nhóm Cầu Kho.
Trong tờ Châu tri số 358 ngày 17-11-30 , gởi cho ông Giáo Hữu
Ngọc Minh Thanh , hội trưởng ban cai quản Thánh Thất
Cầu Kho , ông Lê Văn Trung , nhân danh Chưởng quản Tòa Thánh Tây Ninh có viết :
" Trong thơ Hiền hữu Ngọc Minh Thanh nói họ Cầu Kho không
thể hành lễ theo nghi tiết trong cuốn Nghi Tiết Toà Thánh gởi
xuống đó để nhóm người thông minh , văn chương , trí thức xét lại
đã....Nếu chư Hiền hữu Đầu Họ đạo và chư Hiền hữu chủ
Thánh Thất không thi hành các việc của Toà thánh ban hành thì
đạo không có một gốc. Đạo không thành vì ai cũng tự tôn tự đại
ai cũng bày vẽ coi cho huê mỹ theo ý riêng mình. Không thi hành
mấy việc của Toà Thánh ban thì trước hết phải mang tội
không vưng lịnh Bề Trên . Tôi cầu khẩn ai thông minh trí thức về
Toà Thánh giúp việc đặng đem tài trí ra giúp đạo , giúp đời. Ai còn
thế sự ràng buộc thì đặng dâng ý kiến (émettre des vœux)..Đã lâu rồi, đấng
Chí-Tôn kêu tôi mà nói:
« Trung! Bởi con sợ mích bạn hơn sợ Thầy buồn nên mới
có xưng bá xưng hầu độc quyền thế. Hành chánh phải y một thể lệ
chổ nào mà Thánh Thất chẳng vậy. Thầy chẳng nhìn là nảy sinh ra
nơi đạo Tam-k ỳ thì con nên liệu l ấy »
Trong sự bất hòa đó, Thánh Thất Cầu Kho, vốn là Thánh Thất
đầu tiên của đạo Cao- Đài lại đứng biệt lập ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh
về phương diện hành chánh cũng như hành đạo. Người đứng đầu là
quan phủ Vương-quan-Kỳ, được Thiên phong Giáo sư ngày 26-4-1926.
Tuy vậy, phái này không phát triển cơ cấu rộng ra ngòai phạm vi thành
Saigòn vì không chủ trương lập một phái đạo, chỉ mục đích không chịu
những hành tung của các ông Lê-văn-Trung và Phạm-công-Tắc ở Tòa
Thánh Tây-Ninh mà thôi. Do đó, khi các ông lần lượt từ trần thì
Thánh Thất Cầu-Kho cũng mất hẳn trên bản đồ Đại- Đạo
Sau nầy, ông Phan-Thanh đứng đầu nhóm đạo hữu trung lập đã
khởi xướng tái tạo hậu thân của Thánh Thất Cầu Kho là Thánh
Thất Nam-Thành, hiện ở số 224-226 đại lộ Nguyễn-cư-Trinh Saigon.
2 - PHÁI MINH-CHƠN-LÝ (1931 – 1935)
Trước năm 1931, ông phủ Nguyễn-văn-Ca, đạo hiệu là Phối-Sư
Thái-Ca-Thanh là một vị Thiên phong tại Tòa Thánh, thay quyền
Thượng-Chánh phối sư mà hành đạo.
Bắt đầu, ông Ca bất bình về sự hành động cử chỉ của các
Chức-sắc đại thiên phong nơi Tòa Thánh, không ai khác hơn là hai
ông Trung và Tắc. Thế là ngay sau khi ông Nguyễn-ngọc-Tương phế
đời hành đạo (tháng 5 n ăm 1931) tại Tòa Thánh, ông Ca không còn
ở Tây-Ninh nửa mà đã về tại Thánh thất Định-Tường (Cầu-Vĩ -
Mỹtho) để mưu sự biệt lập.
Cơ bút do ông Trương-kế-An tạo thành, vốn phát nguồn từ chi
Minh-Thiện ở Rạch-Giá đã quyến rủ được ông gọi ông là Thái-Ca-Nhựt.
với những bài Chánh-Tà yếu-lý, Tu-Chơn Thiệp-Quyết, Chánh-Giáo Thánh-Truyền, Giác-Mê khải-ngộ, trong đó, bài Chánh-Tà yếu-lý rất thích hợp với tư tưởng của ông. Từ đó, ông Ca đã lôi cuốn được ông Chưởng-Pháp Trần-đạo-Quang rời bỏ Tây-Ninh về hợp tác với mình, cũng như hầu hết các đạo tâm trí ở Cầu-kho . Chính tạp chí LA CAODAISTE ra đời trong tinh thần hợp tác này. Bấy giờ có 11 trong số 139 Thánh thất tùng quyền Tòa Thánh đã tách ra liên kết với ông. Sự kiện này đả làm cho Hội-Thánh ở Tây-Ninh rất mực lo ngại như đã thấy qua lời giảng của ông Thượng Tương Thanh năm 1932.
Tuy nhiên, cơ bút sau đó, năm 1932, đã dẫn ông lạc qua nẻo tà đạo. Cơ bút đã dẫn ông từ mấy kỳ An-Thiên đại hội (1) qua đến sự thành lập Tòa Thánh nơi Tam-Bình, Kiên-giang, Thất-Sơn rồi đến năm 1932, cơ bút lại đem ông trở về lập Tòa Thánh Trung ương nơi Thánh-Thất Định-Tường vốn là quê của ông.
Thế là một phái nữa đã thành hình, ban đầu lấy tên là ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ MINH-LÝ-HỘI sau đổi là Minh-Chơn-Lý Hiệp-Ngũ-Chi. Những việc ông Ca làm buổi ban sơ xem cũng có mòi xây dựng, nhưng qua năm 1935 (?) Chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài là Thiên-sư Nguyễn-hữu-Phùng chấp cơ sửa đổi hết cách thờ phụng, lễ bái, nghi tiết, đổi sự thờ Thiên nhãn bằng trái tim và Thập ngũ linh đăng. Vì lẽ ấy mà một phần lớn các ông chức sắc một số trở về Cầu-Kho, giữ nguyên gốc cũ làm thành nhóm bảo thủ, còn một số thì hợp tác với phái Tiên-Thiên, Minh-Chơn-Đạo cũng nảy sinh khi phái Minh-Chơn.
(1) An thiên đại hội là ngày 17-18 tháng 6 âm-lịch (1931) gọi là ngày kỷ niệm Phật Bửu-An Thiên giáng phàm hiệp thân với đức Cửu-Trùng-Đài (danh hiệu ông Ca) làm giềng mối đạo Chơn-Lý.
(Chú giải của Đuốc-Chơn-Lý số 51, trang 51,
Minh-Chơn-Lý, xuất bản năm 1955
lý bắt đầu đi vào tà phái (1)
Việc ông Ca tách ra thành hình phái Minh-Chơn-Lý là cơ đại khảo trong đạo, nhưng cũng do nghiệp báo của ông. Nên sự canh cải làm cho thất chơn truyển là một sự nguy hại cho ông và cho phái ông rất nhiều. Chính vì sự tà mị ấy mà ngày nay phái Minh-Chơn-Lý không còn là đạo Cao-Đài nữa.
Để chứng minh điều này, ta hãy xét bài cơ bút sau đây đã giải thích huyền-vi THIÊN NHÃN một cách rất là tà mị, dù cho người kém chữ nghĩa đến đâu.
(1) Trong một đàn cơ tại Tây-Ninh, ngày 14-7-32, phò loan là Hộ-Pháp và Tiếp-Đạo, đức Chí-Tôn có dạy như vầy:
“ Thầy các con!, Ừ, tự nhiên phải có cái tương lai rối rắm ngày nay, vậy chớ Thầy hỏi các con, nhứt là Trung và Tương, vì cớ nào nói Thầy nghe thử?
Thượng-Trung-Nhựt bạch:“Tại nghiệp chướng của các con và các việc của các con gây đoan ra.”
Thượng-Tương-Thanh bạch: “Vì các con thiếu đức cầm mối đạo không vững vàng”.
“ - Cười….Thầy đến cùng các con chỉ trông cậy một điều là, làm phương nào các con đặng thiệt lòng thương yêu hòa thuân cùng nhau. Thầy đã hết lời khuyên dạy buổi đầu lại để tiên tri dạy bảo mà các con chẳng biết vâng lời, cứ gây đoan những điều hờn giận, dối trá, gạt nhau, đôi phen lại dám mượn danh Thầy làm lợi khí.

Thầy hỏi thằng Ca nó phản đạo là tại cớ nào, nói cho Thầy biết thử.”
Thượng-Trung-Nhựt bạch: “ Vì nhẹ tánh; ở Tòa Thánh thì nghe các con, về dưới Sàigòn, nghe theo Cầu-Kho.”
“Không phải vì vậy mà thôi, mà tại gương xấu của các con phản phúc nhau, nhục nhả lẫn nhau, mưu hại lẫn nhau, giành giựt quyền hành, gây điều bất chánh, đến đổi H.-T-.Đ., cũng thế! Tắc, con nghe rõ. Nhiều đứa
dùng cơ bút làm ngọn đao thương đặng sát phạt, mắng chưỡi nhau, ngày nay mới làm mối oan khiên cho Tà Thần bắt chước. Hại thay cho môt nền Tôn-giáo chơn chính dường này, bị phàm tâm của các con đã ra ô trược!!!”
cũng không thể hiểu như vậy được.
Bài nầy trích trong tập Đuốc-Chơn-Lý do “Tòa-Thánh Định-Tường” (Minh-Chơn-Lý) xuất bản năm 1955.
(VÔ VI HIỆP THIÊN ĐÀI)
Ngày 19 tháng 8 âm lịch 1938 (7giờ tối)
“- Được, con nghe Thầy dặn. Nay Thầy giải nghĩa câu:
“ – Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quan chủ tể, quan thị Thần, Thần thị Thiên, Thiên giả ngã dã”
trước Thầy có hứa sau Thầy sẽ chỉ rành là đợi cho đến ngày nay là đúng Tam-Kỳ Phổ-Độ, Thầy phải giải cho rành cho cả thảy đặng hay kẻo nhiều đứa nó ước ao trông đợi”.
“Giải nghỉa như vầy: “NHÃN THỊ CHỦ TÂM” nghĩa là cái Nhãn của mỗi người đó là chủ-nghĩa ở nơi tạng TÂM mà truyền ra, ấy là trái tim nên hình ư ngọai đó nên lấy nó mà làm chủ nghĩa đặng cho đời xem chung nên gọi là Nhãn thị chủ tâm là vậy đó.
“LƯỠNG QUAN CHỦ TỂ” . Chữ Tể này là cai trị (gouverner) nghĩa là hai điều quan hệ trong sự dòm ngó, coi xét, đó phải ngăn ngừa phòng sợ, trong đó có chánh có tà, đó là lưỡng quan là hai cái ngó đó, hễ ngó chánh thì có chánh, ngó tà thì có tà, trong đó có một ngôi chủ tể xem xét không lầm nên phải quan phòng là vậy đó.
“QUAN THỊ THẦN”. Chữ Quan này là khán (observer), chữ Thị này là thật (droit) nghĩa là xem xét đặng làm việc phải là chữ Thị đó. Thị trfong đó có Thần. Thần này là Thần Huệ Diệu Minh là điển đó,

nên gọi là Điển quan Thần Diệu Huệ phát minh tâm là vậy đó.
“THẦN THỊ THIÊN”. Thần vậy đó mới gọi là có Trời. Thần này mới gọi là Thần mục tợ điển. Còn Thiên đó thì người đời hay kêu là Thiên la Thần, Địa la Thần là vậy, vì xem xét không lầm, bao la vũ trụ chẳng vị chẳng tư.
Còn chữ THIÊN GIẢ NGÃ DÃ là, chử Thiên là xấu (Mauvais) chữ Ngã này là nghiêng (pencher). Đó là nghĩa nói về người Đạo. Nếu dùng Thiên nhãn đặng treo vậy thì trong chỗ ngó xem hành động không y theo lời dạy thì người đó có chổ thiêng là không đúng thiệt nơi lòng. Phật gọi là ngả (tomber) tướng đó. Hể người đạo mà phạm vào nhơn ngả thì hóa ra là người nương đạo mà lập danh quyền lợi, dầu có treo cũng vô ích.
“Vậy con biểu Ca nó coi rồi giao lại cho ba Đầu sư, Tứ Bửu, Thiện sư xét cho kỹ, coi cho rành đặng in ra rồi gởi cho các chi phái khác đặng rõ lời Thầy dạy đó, mặc may chúng nó có đặng hồi tâm mà tránh cái nạn tu mà lắm mê hoặc đặng biết chơn lý mà theo Thầy thì là nhờ công trong mỗi đứa đó. Thăng”
(trích ĐUỐC CHƠN LÝ số 51 trang 12)
Thêm vào sự canh cải đó, Minh-Chơn-Lý gọi Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài là hai tước phẩm, chớ không phải là hai cơ quan như trong Pháp-Chánh-Truyền và cho rằng hai chức này hiệp với Chí-Tôn làm thành một cái gọi là “Tam Thập hiệp nhứt”. Những phẩm Chức sắc trên Chánh phối sư còn có Thiên sư, Tứ bửu, Đầu-sư, Cửu-Trùng-Đài, Tam Tôn, Kinh sách thì sửa đổi hầu hết, không theo như cũ, tuy giọng đọc na-ná như trước.
Tệ hại hơn nữa là Minh-Chơn-Lý đã xóa bỏ cả nguồn cội nền đạo, cơ bút M.C.L. dạy như sau:
“Thầy muốn lập đạo có một mình Thầy hiệp với hai Chưởng quản, một là Lê-văn-Được làm chức Hiệp-Thiên-Đài (hồn) của đạo là bậc Chơn-Như có Phật Hàng-Long hiệp mới thành chánh vị Tam-Tôn chủ Tam hồn đội áo khai thiên (12 thước vải trắng) đứng trên Ngọc-Ỷ, phía trước mặt kê bên án có ông Cửu-Trùng-Đài Nguyễn-văn-Ca là xác của đạo. Đạo có một xác một hồn mà thôi. C.T. Đ. nhờ chuyển kiếp 9 lần mới hiệp cùng Phật An Thiên nên thánh danh kêu là Bửu-An-Thiên 18 năm, trong thời gian ấy chịu trả vay
nhiều nổi. Còn ai bày ra H.T. Đ, C.T. Đ là hồn ma xác qủy, đó là giả dối.”
(trích ĐUỐC CHƠN LÝ số 51, trang 97)
Vì sự canh cải chơn truyền luật pháp nên phái Minh-Chơn-Lý tuy hấp dẩn được một số chức sắc Đại thiên phong ban đầu thì sau này lại trở thành một tệ đoan lớn lao hơn hết trong sự phân tán nhà đạo.
Do đó, ta có thể nói rằng Minh-Chơn-Lý ngày sau khi tự canh cải chơn truyền, thờ phụng, đã không còn là đạo Cao-Đài nữa, và như thế phái này không tránh khỏi bàn tay Tà Thần vậy.
3.- PHÁI MINH-CHƠN-ĐẠO (1935..)
Đến năm 1934, Tòa Thánh Hậu-Giang Minh-Chơn-Lý hiệp Ngũ Chi vẫn còn hoạt động náo nhiệt với sự tham gia của phần nhiều chức sắc tên tuổi. Chưởng quản Cửu-Trùng-Đài do hai ông Ngọc Chưởng-Pháp Trần-Đạo-Quang, Ngọc Đầu sư Ngọc-Thiệu-Nhựt, Chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài là Thiên-sư Nguyễn-hữu-Phùng, còn Viện trưởng ngọai giao là ông Cao-triều-Phát.
Nhưng đến năm 1935, Thiên sư Phùng thọ lịnh cơ bút canh cải từ cách thờ phượng (thờ trái tim và thập ngũ linh đăng) và đạo phục không theo đúng Pháp-Chánh-Truyền và Tân Luật buổi đầu nên chư chức sắc thuộc nhóm Cầu-Kho Sàigòn bèn ly khai với Minh-Chơn-Lý. Tiếp theo đó là ông Trần-đạo-Quang, ông Ngọc-Thiệu-Nhựt và ông Cao-triều-Phát cũng rút chân ra khỏi phái này.
Lúc đầu, các ông lấy Ngọc sắc đàn (Nhà tu Minh sư của ông Trần-đạo-Quang) tại Giá-Rai, Cà-Mau làm trị sở, sau mới lập thành Tòa Thánh Ngọc-Minh tại Giồng Bướm (Giá-Rai) Ông Cao-Triều-Phát lúc bấy giờ được phong là Thái Chưởng pháp kiêm Chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài, có bổn phận giữ ngôi Ngũ-Hành tòa (ba tầng lầu) tại Giồng Bướm. Cửu-Trùng-Đài vẫn đặt dưới sự chưởng quản của hai ông Ngọc Chuởng pháp Trần-đạo-Quang và Thái Đầu-sư Ngọc-Thiệu-Nhựt.
Đến ngày kháng chiến, sau cuộc đảo chánh Nhựt, Tòa Thánh Ngọc-Minh bị Pháp liệng bom tiêu tan, đồng thời một số đạo hữu chết vì chiến tranh rất nhiều Trong thời gian nầy, ông Cao-triều-Phát dù muốn dù không cũng phải tham gia chính phủ Việt-Minh ở Nam-Bộ, cũng nhờ đó mà đạo hữu miền này ít bị khủng bố và giết chóc như đạo hữu các chi phái

khác dưới chính thể theo chủ nghĩa vô thần.
Sau hiệp định Genève 1954, ông Cao-triều-Phát bị Việt-Minh đem tập kết ra Bắc và chết tại Hà-Nội năm sau. Hiện Tòa Thánh Minh-Chơn-Đạo đương được tái lập nhưng số đạo hữu phân tán đi rất nhiều. Số Chức-sắc kỳ cựu cũng không còn mấy người.
4 – PHÁI TIÊN-THIÊN (1932…)
Nguyên ông Giáo-hữu Nguyễn-hữu-Chính là một chức sắc Tòa Thánh Tây-Ninh. Từ buổi sơ khai của Tòa Thánh (1929?) ông đã theo phong trào luyện đạo và cầu cơ riêng để học đạo.

Việc này bị Tòa-Thánh cấm nhặt nhiều lần và sau đó ông bị Tòa-Thánh trục xuất (1)
______
(1) Trong Châu-tri số 67, ngày 31-12-30 gởi cho Đầu Họ đạo và Chủ Thánh-Thất,

ông Ngọc-Chánh phối-sư Lê-bá-Trang có viết như sau:
“Tôi có nghe nhiều Chức Sắc và lắm đạo hữu đặt điều mê hoặc dụ dỗ nhơn sanh, đến các Thánh-Thất truyền bá việc cầu sám, cầu đạo theo cựu luật Minh-Đường, Minh-Sư, dạy ăn ngọ và tuyệt cốc, v.v…
Mấy người nầy lấy ý riêng mà làm chớ không có lịnh Tòa-Thánh cho. Ấy là điều giả dối. Mấy người này muốn mê hoặc nhơn sanh, tặng mình đạo cao, làm tôn-sư tại thế, thiệt trái hẳn với Đ. Đ.T.K.P.Đ. Tôi đã hay: Có giáo-hữu Chính (Ngọc-Chính-Thanh) đi mê hoặc đạo hữu, buộc minh thệ rồi y vẽ bùa chú dạy tập bay, té lên té xuống và làm nhiều việc phi lý…
Giai đọan này, Tiên Thiên được sự tán trợ của ông Đầu sư Ngọc-Lịch-Nguyệt vốn rành cựu luật Minh-Đường. Phải chăng vì thế mà ông bị triệu về Tòa-Thánh trong khi ông được lịnh đi lục tỉnh thành lập các tịnh thất

(xin xem tiểu sử ông Ngọc-Lịch-Nguyệt, nơi trang 240).
Quãng năm 1930, sau khi ra khỏi Tòa-Thánh, ông về Cai-Lậy luyện đồng tử là Huệ-Mỹ nương cơ. Cơ bút dạy lập ra Thánh-Tịnh Thiên-Thai, nhưng vì có lịnh ở Tòa-Thánh nên ít người dám hiệp với ông.
Khi phái Minh-Chơn-Lý họat động mạnh (khoảng 1932) những chức sắc lớn như ông Nguyễn-văn-Tòng, Lê-kim-Tỵ, Nguyễn-hữu-Tài có đến hầu đàn tại Thiên-Thai. Các ông nhận thấy nhiều bài cơ rất linh hiển nhưng nói toàn quốc sự. Các ông bèn đem những bài cơ ấy nói lại với ông Nguyễn-văn-Ca. Lúc đầu ông Ca cũng để ý tin nhưng sau lại sợ có việc lôi thôi với Chính phủ Pháp nên bà phủ Ca và con gái mới cằn nhằn khiến cho trong nhà ông Ca có sự bất hòa. Vì cớ đó mà các ông Chức-sắc trên mới tách rời ông Ca.
Các ông bèn hiệp với ông Chính – lúc bấy giờ đã được cơ bút phong là Ngọc-Chưởng-Pháp - lập thành một phái lấy tên là phái Tiên-Thiên Đại-Đạo. Kể từ đó, đồng tử được huấn luyện nhiều nơi và đàn cơ nổi lên như nấm, nhiều cuộc lễ tổ chức rất linh đình. Tòa Thánh Châu-Minh, trụ sở chính của Hội-Thánh Tiên-Thiên được thành lập ngay khi đó. Thời gian này, tại chùa Vĩnh-Nguyên-Tự (Chi Minh-Đường) được lệnh thành lập một tổ chức lấy tên là Hội quán Hiệp-Thiên-Đài do một Tứ-Bửu Văn-Phòng hành sự dưới quyền Chưởng-Quản của ông Ngọc-Lịch-Nguyệt với mục đích “duy trì chánh-pháp trong hồi chia chi lập phái:. Và nhờ tài “kinh bang tế thế” của ông Lê-kim-Tỵ (ông là một nhà thầu khóan rất có tài) 72 Thánh tịnh được dựng lên khắp các tỉnh miền Nam. Hội Thánh tuy gồm hai phần Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài, nhưng cầm đầu phái này lại do Thất Thánh tức là bảy vị Thánh gồm các ông Lê-kim-Tỵ, Phan-văn-Tòng, Nguyễn-thế-Hiển, Nguyễn-bửu-Tài, Trần-Lợi, Nguyễn-tấn-Hòai và Phan-bá-Phước. Phu tá có bảy ông Hiền gọi là Thất Hiền gồm các ông Nguyễn-phú-Thứ, Lê-thành-Thân, Phan-lương-Báu, Lâm-quang-Tỷ, Trương-như-Mầu, Phan-Thanh và Trần-minh-Lục.
Phái này không dùng đạo phục màu sắc mà dùng tòan màu trắng.

Những tổ chức luyện đạo phù phép rất thịnh hành, cho nên Thánh tịnh của
phái này có nghĩa là nơi để tịnh luyện.
Các lư đồng được dựng lên như Bồng-Lai, Trước-Mai, Võ Ca-Tràng. Cũng trong thời kỳ này Trước-Tiết Tàng Thơ, một Thánh tịnh nhỏ, ảnh hưởng Tiên-Thiên được thành lập, chủ tịnh là ông Trương-duy-Toản. Một thời gian sau, ông Lê-kim-Tỵ được lịnh dạy lập hai cảnh tu tịnh trên hai núi đất đâu mặt nhau gọi là “Song khai tiểu võ” tại Long-Thành (Sở đất này của ông Trần-văn-Tạ).
Còn ông Trần-văn-Quế thì hiệp với đồng tử Liên-Hoa (Đàm-Thi) lập nhiều cơ sở khác như Ngọc-Tuyền thanh-tịnh (Long-Thành, Biên-Hòa tại tư gia ông Hội đồng Trần-văn-Tuất do ông Trần-văn-Tồn chủ trương, Trước-Lý Minh-Đài (chùa Tứ Mắt ở Gia-Định) Ngọc-Minh-Đài (Bà-Điểm, Gia-Định). Cơ đàn hấp dẫn một số đạo tâm trí-thức vùng Saigòn-Chợlớn không ít.
Từ đây, cơ bút lại dạy thành lập Cao-Đài Đại-Đạo Liên-Đoàn qui tụ một số kỳ cựu trong đạo và trí-thức trong việc họp nhứt các chi phái đạo nên phái Tiên-Thiên bắt đầu xuống dần và tan rã, chẳng khác gì một phong-trào đã hết.
Thời kỳ chiến tranh đã làm sụp đổ hầu hết những cơ sở của Tiên-Thiên. Tòa-Thánh Châu-Minh Sóc-Sãi sau này mới được củng cố lại tụ họp một số đạo hữu tản mác khắp nơi nhưng thực lực đã bị phân tán tất nhiều, hầu như không còn bao nhiêu nữa.

5 – PHÁI BẾN-TRE (BAN-CHỈNH-ĐẠO) (1938…
)

Trở Lại Mục Lục