LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

Tổng kết trong năm :
Cái đại biến trong năm này là sự qui liểu của ông Thượng-
Chưởng-pháp kiêm Ngọc-Đầu Sư Ngọc-Trang-Thanh. Sự hất hoà
giữa Tây Ninh và Bến-Tre vẫn chưa đủ tính chất làm cho các ông
Chức-sắc H.T.Đ. trung lập từ trước đến phải lên tiếng. Tuy
nhiêu, qua năm sau, ta sẽ thấy các ông đã tỏ rõ thái độ của mình
trước một hiện tình đổ vỡ không thể " khoanh tay ngồi nhìn " được.
Năm 1937 Đinh Sửu (Đại Đạo thập nhị niên)
Sơ lược tình trạng nhà đạo trong năm này, ta thấy có những điểm sau đây:
1- Tại Tây Ninh, ngoài những Chức-sắc phái nữ như bà Phối-
Sư Hương Hiếu , phái nam ông Khai-pháp Trần-Duy-Nghĩa, là
những vị kỳ cựu còn lại từ ngày khai đạo , duy chỉ có một ông Hộ
Pháp Phạm Công Tắc nên bao nhiêu quyền hành đều do ông nắm trọn
bằng ban chấp hành gồm nhiều nghị viên mà ông là Nghị
trưởng , vừa cầm đầu tổ chức Phạm môn của ông , vừa Chưởng quản
Nhị hữu hình đài : Hiệp-Thiên Đài và Cửu-Trùng-Đài. Điều này được
xác nhận trong kỳ hội ngày 14-1-Mậu Dần (1936) ông có tuyên bố như sau :
" Theo Pháp Chánh truyền thì buổi hội này , Đầu sư phải làm chủ toạ
đặng kiểm dượt các lời quyết định của bốn cơ quan trong toàn thể
Chính trị đạo hầu dâng lên quyền Chí Tôn phê chuẩn , song phẩm
Đầu Sư không có nên bần Đạo phải tạm thay quyền chủ toạ , lại nữa
ngày nay , bần Đạo nắm quyền thống nhất thì quyền Đầu Sư cũng thuộc
về bần Đạo nữa "
( Trích Pháp Chánh truyền Toà thánh tây ninh xuất bản trang 135 )
2- Tại Bến Tre , ông Giáo Tông Nguyễn ngọc Tương cũng nắm quyền
Đầu Sư . Cơ quan H.T.Đ chưa có hình thể , nên tổ chức Hội
Thánh vẩn chưa ổn định. Tuy đa số nhơn sanh tán đồng chương
trình chỉnh đạo nhung vẩn hướng về Toà Thánh Tây Ninh hơn. Mặc
dù vậy , hình như có những manh nha trong hành động không được
rộng rãi cho sự hưởng ứng để xâu dựng nhà đạo , cho nên những
chức sắc đại Thiên phong tuy cảm thấy ngột ngạt với không khí Bến Tre . Do
đó , việc đạo ở đây nằm trong tình trạng kéo lê theo thời gian ,
không biết Hội thánh sẽ đi về đâu.
Trong tình trạng nhân tâm bất nhứt , Hướng đạo phân ly như
thế , ta lại thấy xuất hiện một giải pháp khác có thể gọi là giải pháp
cuối cùng trong tinh thần chấn chỉnh cơ đạo. Nhưng giải pháp này
chỉ gây được một âm vang mà không có một tác dụng gì đáng kể.
Đó là việc quí vị chức sắc đại Thiên phong H.T.Đ không nhận quyền
Hộ Pháp của ông Phạm Công Tắc và đưa ra một chương trìng xây dựng
Các ông mượn trụ sở hoạt động tạm thời là Thánh Thất Từ
Vân (1) tại Gia Định.
Ta hãy xem sau đây tờ Kính Cáo Chương Trình
Hành Đạo cùng Ðiều lệ tạm thời của các ông gởi cho toàn
đạo lúc bấy giờ để thấu rõ phần nào tâm trạng của nhóm trung
lập , trong việc chống đỡ ngôi nhà đạo đang nghiêng như thế nào.
Đại-Đạo-Tam-Kỳ-Phổ-& #272;ộ
Hiệp-Thiên Đài
Kính cáo
" Hiện thời , Đại-Đạo-Tam-Kỳ-Phổ-Đ 897; đã sai biệt với Chơn
truyền , bất đồng tín ngưỡng , mất trật tự tôn ti , kém tinh thần
liên lạc. Ðiều ấy dù không giải rõ tưởng chư đạo hữu cũng chán biết.
" Đem chúng sanh trở về Chánh Giáo , nối chặt dây thân ái
Đặng cùng chung một tín ngưỡng chơn chánh , một tôn chỉ bác
ái , từ bi , ấy là trách nhiệm hiện thời của chức sắc H.T.Đ do
theo mạng lịnh đức Lý Đại Tiện , Nhứt Trấn Oai Nghiêm ngày 22 Aout 1937.
" Không thái quá mà cũng không bất cập , chức sắc H.T.Đ
sẽ cẩn thận từ ly từ bước trong việc hành đạo , nguyện đem hết
dạ vô tư chí thành liêm khiết đặng bải thủ chơn truyền và nêu
cao danh thế Chí Tôn nơi cõi Việt.
" Ngày 2 Novembre 1937 , chức sắc Hiệp-Thiên Đài vì muốn
giữ trọn vẹn nghĩa vụ chức sắc đối với Hộ Pháp Phạm Công Tắc
nơi Toà Thánh Tây Ninh , nên lần cuối cùng có gởi cho người
một bức thơ kể những hành động sai biệt chơn truyền và bất
----------
(1)Thánh Thất Từ vân toạ lạc trên đường Nguyễn Huệ Phú Nhuận
vốn là một ngôi chùa Phật , thờ tượng Phật , tượng Quan Âm , Quan
Thánh , dưới sự cai quản của ông Trần văn sanh , qui nguyên qua đạo
Cao Đài , thờ Thiên Nhãn từ năm 1930
minh, bất chánh của người đả gây lắm điều biến loạn trong đạo
và khuyên người tự hối đặng sửa cãi bước đường lại cho trúng
theo luật pháp của đạo.
~"Ông Phạm Công Tắc không lấy chánh danh mình trả lời, lại
để cho một kẻ khác đứng tên trả lời, nói nhiều điều phạm pháp và bất nhã
" Vậy chiếu theo Điều thứ ba trong Hiến pháp và Nội luật
Hiệp-Thiên-Đài lập tại Toà Thánh ngày 21 Mars 1932 , Chức
Sắc Hiệp-Thiên Đài không nhìn nhận ông Phạm Công Tắc
là hô-Pháp Hiệp-Thiên Đài nữa.
" Từ đây, Chức-sắc H.T.Đ. sẽ hành sự y theo chương trình
và các điều lệ phụ thuộc đính theo đây, đã được đức Lý-Đại
Tiên, Nhứt Trấn Oai Nghiêm phê chuẩn ngày 1 Octobre l937
Phú-Nhuận, ngày 18 Novembre 1937
Hiệp-Thiên Đài
Thượng Sanh Cao Hoài Sang ( 1 )
------------------------------
(l) ông Cao-Hoài Sang sinh năm l901, là con thứ tư của cụ Cao-Hoài-
Ân và cụ bà Hồ-thị-Lự. tại Thái Bình, Tây Ninh.
Ông học trường Sư-phạm, đổ bằng Thành-chung. làm việc tại sở
thương chánh Saigòn , lần đến cấp Tham tá.
Năm 1925, ông cùng các ông Phạm-Công-Tắc, Cao-Quỳnh-Cư (em
ruột ông Cao Hoài Ân) Nguyễn-Trung-Hậu thành hình nhóm phò
loan. Nơi nhà của ông là nơi tiếp đón rất nhiều lần gặp mặt hội
họp của nhóm này trong buổi đầu cơ đạo.
Sau khi cơ tạo thành hình, năm l926, ông được Thiên phong Thượng-
Sanh, cùng một lúc với ông Cao-Quỳnh Cư, Thượng-phẩm.
Cuộc đời hành đạo của ông bị gián đoạn vì cơ khảo thí trong đạo
và chính kiến bất đồng giữa ông với ông Phạm Công Tắc. Cho mãi
đến năm l957, sau khi ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc lưu vong sang
Nam Vang, ông được vời về Toà Thánh Tây Ninh, chưởng
quản Toà Thánh. Bình sanh ông mong mỏi cơ qui nhứt nền đạo,
nhưng chưa thành thì ông mất 1971 )
Thập nhị Thời quân
Bảo-pháp Nguyễn Trung Hậu Bảo-thế Lê Phước Thiện
Bảo-pháp Trương Hữu Đức Hiến thế Nguyễn Văn Mạnh
Tiếp-pháp Trương Văn Tràng Khai-thế Thái văn Thâu
Hiến-đạo Phạm Văn Tươi Tiếp-thế Lê Thế Vinh
Khai-đạo Phạm Tấn Đãi
Thập Nhị Bảo Quân
Bảo-văn pháp-quân Cao Quỳnh Diêu
Bảo sanh-quân Lê Văn Hoạch
" Tờ Kính cáo này có đính theo Tờ Chương trình Hành đạo như sau :
Đại-Đạo-Tam-Kỳ-Phổ- 2;ộ
Hiệp-Thiên Đài
Chương trình Hành Đạo
" Khoản thứ nhứt : Tái lập Cửu-Trùng-Đài buộc cả chức sắc
Thiên phong lưỡng phái cùng Chức việc phải hành đạo y theo Pháp
Chánh-truyền, Tân-luật và Thánh-giáo của đức Chí-Tôn và Tam-trấn
Qui đinh quyền hành đặc biệt của mổi vị.
a.- Thiên phong Chức-sắc thọ phong lúc sơ khai phải giữ cựu
phẩm mà hành đạo trong một thời gian sẽ nhứt định mới được còn
cử vào bực trên y theo Tân-luật, ngoại trừ khi nào được đức Chí
Tôn phong thưởng riêng.
b-- Đạo hữu lưỡng phái, nếu vị nào hữu tài hữu đức mà
được trọng dụng trong buổi này thì phải hành đạo trong một thời
gian sẽ nhứt định mới được công cử vào hàng Chức-sắc, y theo
Tân-luật, ngoại trừ khi nào được đức Chí-Tôn phong thưởng riêng
" Khoan thứ hai : Buộc toàn đạo phải thờ phụng và cúng kiến
theo một nghi tiết. Sắp đặt và kiểm soát cách thờ phụng và hành
lễ tại tư gia và các Thánh Thất hiệp tác với Hiệp-Thiên Đài.
" Khoản thứ ba : Lập điều lệ phụ thuộc đang mở rộng cửa đạo
cho tất cả chúng sanh
" Khoản thứ tư : Lo đào luyện những người sẽ ra hành sự.
" Khoản thứ năm : Mở mang su giáo hoá tín đồ bằng cách thuyết
đạo chú giải Thánh Ngôn và xuất bản tạp chí sách vở,
" Khoản thứ sáu : Hành chánh :
a- Lập Điều lệ kiểm soạt lý tài (thâu xuất phân minh) và bảo
toàn sản nghiệp của đạo.
b- Lập họ đạo (Thiên phong Chức-sắc và đạo hữu lưỡng phái)
c- Lựa người thay mặt cho đạo đặng giao thiệp với Chính phủ
" Khoản thứ bảy : Lập tại Saigòn một Thánh Thất để làm kiểu
mẫu cho các nơi .
" Khoản thứ tám : Lậo tại Saigon một viện Phước Thiện đặng
làm kiểu mẫu cho các nơi
Cửu-Trùng-Đài
Điều lệ tạm thời
Điều thứ nhứt : Chiếu y Thánh giáo đức Lý-Đại Tiên , Nhứt Trấn
Oai nghiêm ngày 22 Aout 1937 (17-7-Đinh sửu) Hiệp-Thiên Đài ra
lãnh trọng trách tái lập nền Đạo, cho nên chư Chức-sắc C.T.Đ
nhứt nhứt phải do nơi luật lệ của H.T.Đ ban hành.
" Điều thứ nhì : Buộc chức sắc và Chức-việc C.T.Đ. lưởng phái phải
tuân y Pháp Chánh-Truyền, Tân-luật và các Điều lệ phụ thuộc
không một ai được lấy ý riêng mà canh cải điều chi làm thất chơn
truyền và trở ngại cuộc hành đạo buổi này.
" Điều thứ ba : Phải biết thương yêu nhau một cách thành thật,
đem cả tâm hồn làm một khối cứng chắc có mãnh lực bất tiêu bất
diệt, một như mười , mười như một, cùng nhau tự kết đoàn thể
rồi mới đem mối dây thân ái mà truyền lại cho nhơn sanh.
" Điều thứ bốn : Phải giữa trật tự phân minh, trên không được cậy
quyền hiếp dưới, dưới không được ỷ mình vượt bực.
" Điều thứ năm : Tài chánh về phần C.T.Đ. chưởng quản, thâu xuất
phải phân minh. Buộc phải tuân y thể lệ về tài chánh sẽ ban hành
" Điều thứ sáu :Đã chung lo tái lập nền đạo thì phải nhứt tâm cộng
sự với H.T.Đ. không được dự vào một tôn chỉ hành động nào khác.
" Điều thứ bảy : Chức sắc C.T.Đ. nào vì một ý riêng chi chẳng hạn
mà không hành đạo nữa thì H.T.Đ. và C.T.Đ sẽ báo cáo ra cho
chư đạo hữu biết.
" Điều thứ tám : Chức sắc C.T.Đ lảnh phần hành phải lập minh
thệ như sau đây :
" Tôi ........... (tên họ Chức.sắc) thề rằng từ đây lấy dạ
vô tư chân thật mà hành đạo, kkông làm quốc sự, không lợi dụng
tín ngưỡng của nhơn sanh và nhứt nhứt phải do mạng lịnh thiêng
liêng nơi H.T.Đ. truyền qua. Nếu sau có sái lời minh thệ này
thì sẽ bị Thiên Đình hành phạt.
Hiệp-Thiên Đài
Điều lệ tạm thời
" Điều thứ nhứt : Tuân theo Thánh giáo của đức Lý Đại Tiên Nhứt
Trấn Oai Nghiêm ngày 22 Aout 1937, Chức-sắc H.T.Đ. ký tên dưới
đây tạm lãnh trách nhậm chỉnh đốn nền đạo kể từ ngày nay.
" Điều thứ hai : Bắt đầu hành sự cho đến ngày thành tựu, Chức-sắc
H.T.Đ. phải hiệp làm một, nhứt nhứt phải đồng tâm chung trí và
do theo phần đông phân phát không ai được lấy ý riêng thêm
bớt điều chi trong việc đạo.
" Điều thứ ba : Ngày nào Hội Thánh C.T. Đ. có đủ chức-sắc để hành
sự theo luật đạo thì chức sắc H.T.Đ. phải giao trọn quyền hành đạo
lại cho C.T.Đ. Hiệp-Thiên Đài chỉ còn nắm giữ luật lệ là cái quyền
đặc biệt của mình mà thôi.
" Điều thứ tư : Trong khi tạm thời hành sự theo Thiên mạng Chức-
sắc H.T.Đ. phải lập minh thệ như vầy :.
" Tôi là.....................(tên họ chức sắc quì trước Bửu Điện nguyện
hết lòng hành đạo với dạ vô tư, không nhúng tay vô việc tài chánh
của đạo, không làm quốc sự và cũng không lợi dụng lòng tín ngưỡng
của nhơn sanh đặng đổ dành trục lợi Nếu tôi trái lời minh thệ này,
tôi sẽ bị Thiên Điều hành phạt.
"Điều thứ năm : Nếu vị nào vì một ý riêng gì chẳng hạn không tuân kỹ
luật và không hành sự nữa thì toàn thể H.T.Đ. còn lại được phép bố
cáo ra cho nhơn sanh đặng biết.
Điều thứ sáu : Điều lệ tạm thời bắt đầu ban hành sau khi được đức
Lý Đại Tiên, Nhứt-Trấn Oai Nghiêm phê chuẩn.
Làm tại Từ-Vân-Tự (Phú-nhuận) ngày 20 tháng 8
năm Đinh-sửu (24-9- 1937)
Chức Sắc Hiệp-Thiên Đài
Ký tên
Thượng-sanh Cao Hoài Sang
Thập nhị Thời quân
Bảo-pháp Nguyễn Trung Hậu Bảo-thế Lê Phước Thiện
Bảo-pháp Trương Hữu Đức Hiến thế Nguyễn Văn Mạnh
Tiếp-pháp Trương Văn Tràng Khai-thế Thái văn Thâu
Hiến-đạo Phạm Văn Tươi Tiếp-thế Lê Thế Vinh
Khai-đạo Phạm Tấn Đãi
Thập Nhị Bảo Quân
Bảo-văn pháp-quân Cao Quỳnh Diêu
Bảo sanh-quân Lê Văn Hoạch
" Phê y ngày 10-Octobre1937 (28 tháng 8 Đinh Sửu)
LÝ Thái Bạch
" Xin lưu ý : Chư đạo hữu muốn hỏi điều chi về việc đạo xin do
nơi Văn phòng tạm thời của H.T.Đ. ở Từ-Vân-Tự, Phú-Nhuận - Gia-Đinh
Tổng kết trong năm.
Như vậy, đến năm Đại-Đạo thứ 12, ta nhận thấy rằng nhà Đạo
đang ở trong tình trạng chưa ổn định. Giải pháp Ban Chỉnh-đạo ở
Bến Tre đã không đáp ứng được sự đòi hỏi của một số Chức-sắc cũng
như đạo hữu trung lập. Cho nên mới có giải pháp H.T.Đ. hy vọng
làm lại uy danh của Đạo đã bị tổn thương. Nhưng giải pháp này
không mấy kết quả trong đám tín đồ vì không gây được những sức
hậu thuẫn lớn lao để làm nên công việc như trong chương trình đã đề ra.
Dù sao ta cũng nhận thấy được tâm trường của các nhà khai
đạo trong một chí thành vô tư, nhưng rất tiếc vì hoàn cảnh và thờ
gian không khứng nạp nên rốt cuộc cơ đạo tiến vẫn bị òi ọp như một
chiếc xe hư chưa gặp được người thợ giỏi.
X : Tổng luận mười hai năm khai đạo
Mười hai năm khai đạo là mười hai năm lao khổ của bao nhiêu
tâm trường hy sinh vì nhân loại .
Nhà đạo đến đây đã khoác một bộ mặt trang trọng của một
hiện thân cứu độ rỏ rệt.Chỉ trong vòng l2 năm mà số tín đồ có thể kể đến số triệu.
Đó là bằng chứng hùng hồn biểu lộ tính
chất mới mẽ của nền đạo vậy.
Tuy nhiên , nền tảng giáo thuyết vẫn còn trong bí nhiệm không
gì cụ thể cho nhân loại thấu triệt. Nhiều sự mơ hồ xuyên tạc theo cá
nhân làm cho nền đaọ sút kém uy thế trên phương diện cứu đời.
Người ta thấy một toà nhà trống trơn trong đó chưa có sự trang
hoàng nào đáng kể. Vài dụng cụ sắm sanh không đủ để làm hiện rõ
phần bên trong đày cổ kính. Đó là hình ảnh nhà đạo qua l2 năm khai triển .
Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng đức Cao-Đài đã dạy cho nhân
loài biết tất cả những gì cần học hỏi về nền tôn giáo mới dưới mọi
khía cạnh xây dựng, không thiếu cũng không thừa một điều nào cả
Nhưng sự việc xảy ra dù lớn dù nhỏ đều có một nghĩa cho đời sau
noi theo hoặc biết mà tránh đi. Nhưng không phải vì thế mà có quyền
sửa đổi hay thêm bớt phần căn bản giáo thuyết do đức cao Đài chỉ
dạy trong giai đoạn này.
Thế nên , không có gì phải thắc mắc khi ta có thể ngộ nhận rằng
chưa có một Chức sắc Thiên-phong đáng bực quang minh và hành
sự hoàn toàn vô tư trong trọng trách của mình. Hầu hết các Ngài
đều phạm luật mà oái oăm thay, những luật lệ ấy lại một phần lớn
do các ngài làm ra. Chỉ có ba phẩm vị tối cao Giáo Tông , Hộ-pháp,
Đầu sư mà các Ngài cứ dẫm lên nhau, ôm đồm, chèn ép làm cho
mích lòng nhau rồi sinh ra tranh cạnh của rẽ. Một phẩm Giáo-
Tông không chính vị , một phẩm Hộ-Pháp không hoàn toàn . . . Đó là
sự đổ vỡ của những phẩm vị thiên phong một khi không do người
ra công bồi đắp Thiên chức của mình. Thật là bài học Thiên Nhơn
Hiệp Nhứt rất cụ thể đã được tiên tri trong những lời Thánh-ngôn
ngày trước, chỉ ngặt các Ngài không chịu diệt hết phàm tâm để lắng
nghe trong nói của Thiêng liêng đó thôi.
Bởi vậy, ta có thể nói rằng đạo Cao-Đài đến nay vẫn còn bị
hạn hẹp trong những thành trì cá nhân rất đáng e ngại. Tính chất
bao quát đại đồng phải ở trong những tâm trường khoáng đạt, nhưng
mỗi nhà khai đạo - một phần lớn có trách nhiệm phần Phổ-độ - đều
mang theo trong mình một thế giới . Ý thức chiêu hiền đãi sĩ vẫn
còn trên đầu môi thì không làm sao tìm cho ra được những tâm hồn
cao trổi đầy thiện chí xây dựng chánh đáng. Còn muốn thâu vào cho
mình, còn có khía cạnh bảo thủ địa vị độc tôn tức là chưa nói được
tiếng nói Cao Đài.
Những sự khảo đảo đã xảy ra trong nhà đạo từ năm thứ tám
là nhũng bài học rất thích dụng cho các giáo hội tương lai, biết
những cạm bẫy hố hầm mà tránh đi, tìm đường quang minh chánh
đại mà bước tới.
Nhưng ta không nên vội kết luận khẳng định về một vấn đề
nào ở đây vì trong những cái dở có những cái hay mà trong cái
hay không làm sao tránh được những điều dỡ xen lẩn vào Đạo
Cao-Đài với sự cứu rổi miên viễn cả ngàn vạn năm đền nay chỉ
mới một khởi điểm , lẽ dĩ nhiên lấy gì làm sáng tỏ Chính lý được.
Cứ xét lịch sử các Tôn-giáo ta sẽ thấy rõ điều nầy. Ta sẽ thấy
không có gì đáng nói ở những năm đầu khai đạo ngoài phần mầu
nhiệm của Giáo Chủ, nhưng đối với đạo Cao-Đài như thế cũng đã
nhiều lắm rồi. Phải chăng đây là đánh dấu sự trưởng thành của
một Tôn giáo mới đối với các Cựu giáo từ nghìn xưa ? 
Đức Cao-Đài có dạy về tương lai của đạo Cao-Đài tại nước
Việt Nam như sau :
" Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc,
Mai sau làm chủ mới là kỳ !"
Thật ra, câu này có thể ứng dụng về phần Vô Vi đạo pháp thì
đúng hơn vì tính chất mới mẻ khai thông với thế giới Vô Hình mà
chỉ có đạo Cao-Đài mới được khai ngộ chân truyền, nhưng về phần
phổ độ thì nếu không phát huy được một căn bản Triết học bao
quát tổng hợp thì lấy chi cho thế giới phải tìm tòi học hỏi trong
ý nghĩa " làm chủ " sau này ? Còn nói một công trình kiến trúc,
một phạm vi lãnh thể hay một cá nhân tự cho mình là cao trổi đi
nữa thì trên thế giới từ xưa nay đã thiếu gì những hiện tượng
ấy , mình đã ra đời sau tức là mình đã phải thua kém hơn thiên
hạ rồi vậy !
Xét lịch sử các Tôn giáo trước, ta thấy sự xuất hiện của vị Giáo
Chủ chưa đủ làm thành một nền đạo lý. Đó chỉ là nguyên nhân đầu
tiên trong sự tình hình Tôn giáo ấy mà thôi. Còn sự thành hình
một triết lý uyên thâm có tính cách sáng tạo còn phải chờ có sự tác
dụng của nền đạo lý sơ khai ấy vào những nhân thân bẩm thụ sau
này, nghĩa là còn phải chờ đợi sự khải ngộ trong kết quả tâm
đắc của các vị đại giác mà nhờ mối đạo ấy đã tìm ra được những
ánh sáng của chân lý mới chu tuần chung quanh cái Chân lý đột
khởi của đức Giáo-chủ đã tìm ra.
Đạo Cao Đài đến nay vẫn còn là những bài học kinh nghiệm về
sự thực hành giáo thuyết trừu tượng mà đức Cao-Đài muốn dạy
cho nhân loại buổi ban sơ . Ấy thế nên các chi phái nãy sinh do sự
tiền định của đức Cao Đài cũng chỉ bao hàm một nghĩa như thế
mà thôi, không phải là sự xây dựng trường cửu . Phải chờ thời
gian xuất hiện những Tâm Linh được khai ngộ đạt được Chân lý
mới thì những tiềm ẩn Chơn truyền buổi sơ khai mới được
phát huy đúng mức để được thấu hiểu cụ thể làm nền cho sự
phát khai Chơn truyền Đại Đao.
Nhưng thử hỏi những tâm linh cao trổi kia ở đâu mà có? Phải
nói rằng những Tâm Linh ấy đang ở trong các chi phái Đạo, nhưng họ
chỉ bọc lộ được tính chất cao trổi của mìmh khi có một nhận định vô
tư không hạn hẹp trong một phạm vi của Chi phải nào cả.
Cũng vì những lẽ trên mà khi đề cập đến trang sử khai đạo không
thể không đề cập đến sự tình hình các chi phán Chính sự thành hình
các chi phái là một dựng ý của đức Cao Đài, mặc dù có xen những pha
phàm tục nhơn ý. Cái ý thức THIÊN NHÂN HIỆP NHỨT của đạo Cao
Đài phải nói là đã bộc lộ trong việc này nhiều nhứt .
Đạo Cao Đài chỉ bộc lộ chân trường cửu thế của mình khi các
chi phái trong đạo nhận thức được một lập trường xây dựng chung
trong tinh thần tổng hợp phóng mà Thượng Đế đã muốn ban cho
nhân loại trong thời buổi khai thông về vật chất mà hạn hẹp về tinh
thần này. Chính trong sự sai thù hiện nay giữa các chi phái là lúc chưa
thành hình sự cứu rổi nhân loại được bởi vì tự mình đã chia rẽ, đã bất
hoà thì làm sao thực hiệu sự đại đồng chung trong toàn nhân loại để
khơi nguồn cho những căn nguyên tìm về ngôi xưa vị cả để
mở đường cho những thiện căn tìm ra Chân lý dẫn dắt chúng sanh?
Mười hai năm khi đạo cũng là mười hai năm thành hình các
chi phái trong đạo Cao Đài. Nhưng trong hiện tình nhà đạo, soạn giả
mong rằng độc giả chư tôn không nên chỉ đi vào một chi phái hiện có
của đạo Cao Đài để tìm ra chân lý của nền đạo. Như thế, các bạn chỉ
hiểu được , nếu chi phái ấy còn được các tính chất xây dựng cố hữu và đang
đi sâu vào sự phát triển điều hoà, một phần nào của chân lý Cao Đài
mà thôi. Kha các bạn đã tìm hiểu tất cả các chi phái để biết đượ c nguồn
cột phát sinh và đủ sức khải ngộ để phân biệt được đâu là hư đâu là
thực thì lúc ấy các bạn mới có quyền đưa ra lời phê phán có giá trị.

Trở Lại Mục Lục