LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

Việc điều đình về Toà Thánh Tây Ninh bất thành.
Việc ông Thượng Tương Thanh đắc cử Giáo Tông gây nên một
ảnh hưởng khá phức tạp trong giới đạo hữu cũng như đồng đạo.
Tại Toà Thánh Tây Ninh , ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc , sau khi an táng
ônh Thượng Trung Nhật , đã cải tổ nền hành chánh đạo Cửu Trùng Đài
ra thành một ban gọi là ban phụ chánh Cửu Trùng Đài
gồm các chức sắc Cửu Trùng Đài làm nghị viên , còn ông làm nghị
trưởng , Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu trùng .,
Lẽ cố nhiên đối với công cuộc bầu cử tại Bến Tre ,ông Phạm Công Tắc
đã nhìn bằng cặp mắt bất bình. Cho nên ông tuyên bố
tại Tây Ninh là :
1- Ông Tương bỏ Toà Thánh làm việc phản đạo , không còn
là chức sắc của Đại Đạo nữa.
2- Ông Tương đã bị Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhật cất chức Đầu Sư rồi.
3- Ông Tương không do toàn thể đạo hữu công cử &&&&&&do
nhóm của ông công cử mà thôi.
Về phần các vị chức sắc đại thiên phong , Thập Nhị Thời Quân H.T.Đ
thì hình như trung lập trong giai đoạn này. Sự vắng mặt im
lặng của các ông ở Tây Ninh cũng như ở Bến Tre trước những biến cố
dồn dập xác nhận điều này.
Trong một bầu không khí ngột ngạt , rời rả như thế mà các ông cố nói chuyện
hàn gắn hoà hiệp thì thật là không tưởng.
Đại biểu Hội Vạn linh , gồm một ông Trạng đi theo có hơn 800 đạo hữu
đến Tây Ninh ngày 16-1-Ất Hợi (19-2-33). Đến nơi ông bèn viết hai
cái thơ cho ông Nghị Trưởng Phạm Công Tắc và chư Nghị viên , ban Phụ
trách song không một ai khứng tiếp. cách hai ngày sau , ông viết một cái
thơ nữa cho ông Phạm Công Tắc , Hộ Pháp , Chưởng Quản Nhị Hữu
Hình Đài : Hiệp Thiên và Cửu Trùng nói rõ thêm rằng ông và nhơn
sanh muốn về Toà Thánh đặng điều đình việc hoả hiệp cho anh em
chung cùng lại như xưa.
Ông kể lại rằng :
" Qua ngày 20 , ông Tắc để cho Nghị viên ban phụ chánh tiếp
tôi hồi 10 giờ sớm hôm. Ông Cao Đức Trọng , chức Tiếp Pháp
Hiệp Thiên Đài thay mặt cho chư Nghị viên chức sắc Tây Ninh nói
với tôi rằng : " Ngày nay là ngày 20-1-Ất Hợi Anh lớn và một phần
nhơn sanh về đây muốn vào Toà Thánh mà hội hiệp như xưa , ấy
cũng là việc tốt , song chúng em không hay trước đặng lo việc
tiếp rước vì sợ trở ngại , rước một Anh lớn cũng như rước hết.
Vậy xin Anh lớn về định ngày nào khác rồi cho các em hay trước
năm ba bữa đặng lo sắp đặt. Còn việc nhóm hội Vạn Linh mà bầu
cử một người lên cầm giềng mối đạo như hai anh mới làm vừa rồi
đó thì các em đây cho là sái hẳn luật đạo , nên cần phải sửa lại ..."
Ông Trang trả lời rằng việc ấy có sái cùng chăng xin để rồi
sẽ mời năm mười chức sắc nam nữ , hai bên có phần trách nhiệm
lớn trong đạo nhóm lại mà bàn cải. Bên Tây Ninh cũng đồng ý như vậy.
Thế là ông Trang và phái đoàn ra về đợi ngày " hoà hiệp " trở lại
Đếng ngày 29-1-Ất Hợi , ông Trang có gởi cho ông Tắc một lá
thư dự bàn việc hoà hiệp như sau :
" Gia Định , ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (1 Mars 1935)
" Chưởng Pháp tạm thời Lê Bá Trang , Chủ trưởng ban đại biểu hội Vạn Linh.
Gởi cho chư Nghị viên ban chấp chánh Toà Thánh Tây Ninh
" Kính chư Hiền Hữu ,
" Theo lời ưng thuận của hai đàng , một bên là chủ trưởng ban
đại biểu hội Vạn Linh , một bên là chức sắc ban Cháp Chánh trong
buổi nhóm ngày 20 tháng giêng tại Nữ Chánh Phối Sư đường , tôi
xin tỏ dưới đây những điều của ban đại biểu hội Vạn Linh phỏng
định để đem ra bàn tính giữa Hội nghị Hoà Bình của hai đàng sẽ đồng ứng lập :
Về sự sắp đặt Hội Nghị Định Hoà Bình
1- Hội này sẽ có l 2 Nghị viên, chia mổi bên sáu vị, không
kể một vị Từ hàng để biên chép, chớ không quyền dự việc bàn
tính. Bên Vạn Linh thì có ông Chưởng-pháp Lê-Bá-Trang làm đầu,
ông Đầu sư Thượng-Tương-Thanh, ông Bảo-pháp Nguyễn-Trung-Hậu,
ông Bảo văn Pháp quân Cao Quỳng Cư. Giáo-sư Thái-Minh-Thanh
và Thượng-Lai-Thanh. Bên Toà Thánh thì ông Hộ-pháp cầm đầu,
bà Chánh phối-sư Hương Thanh và bốn vị nữa xin cho biết tên ít
ngày trước khi nhóm. Hội Nghị này phải có ba vị sau đây dự hội
mới được là ông Hộ-Pháp, bà Chánh-Phối Sư và ông Đầu Sư
Thượng-Tương-Thanh là vị của hội Vạn Linh mới công cử.
2- Nhóm tại Bửu điện Toà Thánh Tây-Ninh ngày 15-2-Ất Hợi
(l5-3-35) đúng 8 giờ sớm mai nhập hội tới 12 giờ trưa nghĩ, chiều
nhóm lại từ 2 giờ tới 6 giờ, Qua bữa mai 16, từ 8 giờ tới 12 giờ
trưa. Nếu ngày rằm trễ thì đình lại ngày 27 nhằm Chúa nhật (31-
3-35) cũng được.
3- Cho chức sắc Thiên phong từ Lễ-sanh sắp lên được vào
Bửu điện dự thính, song phải mặc Thiên phục. Ai không có Thiên
phục phải chịu ở ngoài, phía nam ngồi bên phía Quan-Thánh, phái
nữ bên phía Quan Âm.
Các Vấn đề sẽ đem ra bàn tính
1- Về Nghi định ngày 28-7-33 ngưng quyền hai ông Đầu Sư
Ngọc-Trang-Thanh và Thượng Tương Thanh và việc không thi hành
lời Thánh giáo của đức Chí-Tôn giáng dạy hôm 14-1-34 tại Hiệp-Thiên-Đài
2 - Về sự mời nhóm hội Vạn Linh đặng chọn cử một vị để
cầm giềng mối đạo tại thế.
3- Thay mặt cho Hội Vạn Linh, ban Đại biểu sẽ xin ông
Hộ-Pháp trở về cầm quyền H.T.Đ. và Chức-sắc hiện thời đang
nắm quyền chính trị bên C.T.Đ. cũng trở về H.T.Đ. mà lo phận
sự Nếu ông Hộ-pháp và Chức-sắc qua lần hết bên C.T.Đ. thì
H.T.Đ. sẽ trống, không chủ thì phải tan rã, phải hư, nền đạo
phải nghiêng theo nữa. Xin ông Hộ-Pháp nhớ lại lời của Ngài
tuyên bố rằng : Chức-sắc H.T.Đ qua lãnh phận sự bên C.T.Đ.
thì phải ngưng trách nhậm bên H.T.Đ. Đến phiên Ngài cũng vây,
nếu ngài nắm quyền hành bên C.T.Đ thì phận sự Hộ-Pháp bên
H.T.Đ. tự nhiên cũng phải tạm ngưng lại vậy vì Thầy lập đạo
không cho một người nắm cả hai quyền.
4- Phận sự bên C.T.Đ. giao lại cho chức sắc Thiên phong
lớn nhỏ bên C.T. Đ. chấn chỉnh lại.
5- Hai bên rán tính các việc trên đây cho xong đặng hoà
hiệp lại cho toàn đạo vui mừng mà lo tu hành tấn tới. Thoảng
như còn bị chất phàm ngăn trở không tính được việc hoà bình
thì xin hai bên thuận tình thiết lập nơi Bửu điện một đàn cho
long trọng, hiệp nhau mà cầu nguyện đức Chí-Tôn và đức Lý-
Giáo-Tông từ bi giáng dạy chúng ta làm sao thì ban Đại biểu
Vạn Linh củng vâng theo chẳng luận phò loan nào, miễn là của
H.T.Đ. thì được.
Xem rồi tự ý thêm bớt sửa cải làm sao, xin cho tôi biết
cần kíp tại Thánh Thất Bình-hoà (Gia-Định) .
Nay kính,
LÊ-BÁ-TRANG "
Bức thư này không được bên Toà Thánh Tây-Ninh trả lời.
Bên Vạn Linh chờ mãi đến ngày Rằm tháng 3 Ất Hợi (l7-4-35)
không thấy tăm hơi từ Tây-Ninh, ông Trang bèn gởi cho toàn đạo
một tờ Bố cáo nói rõ những sự việc đã xảy ra, tuyên bố tuyệt
giao với Toà-Thánh Tây-Ninh và đương nhiên không thừa nhận
quyền hạn của ban Chấp Chánh ở Tây-Ninh.
Như vậy, việc rạn nứt trong nội bộ nhà đạo cứ như thế mà
rạn nứt thêm ra, không sao hàn gắn lại được. 
Hai ông Tương Trang lập văn phòng cửu viện tại Bến Tre :
Ngày 1l -4-35, ông Thượng-Tương-Thanh, nhân danh Thượng
Đầu Sư gởi cho toàn đạo một tờ Châu Tri an ủi và trấn tỉnh
đạo tâm đừng thấy việc điều đình thất bại mà chán nản. Đồng
thời ông cũng tuyên bố cho đạo hữu hay là ông và ông Chưởng-
pháp Lê-Bá-Trang đã quyết định, trong khi chờ đợi mạng lịnh
về Tây-Ninh, đặt Văn phòng Cửu Viện tại Thánh Thất An-Hội
Bến-Tre để lo việc đạo ông cũng tin cho toàn đạo biết từ khi có
ban Chỉnh-đạo ra đời thì có đức Giáo Tông giáng trấn chỉnh
đạo theo bài thi sau đây :
" Hạt nội dành đây đợi khách thành,
Trần hoàn ai phủi lợi cùng danh.
Tranh thâu quảy túi vui Trời đất,
Sớm dạo kỳ san, tối bãi gành.
Mấy dãy non sông là kiễng hứng,
Xuân thu lưu lại nấu trường sanh.
Quảng đời lẫn tục nhiều lên xuống,
Đưa máy ra công rước kẻ thành "
Việc lập nhà Thiên-Lý-mật-truyền để các đấng Thiêng-liêng giáng
dạy, truyền nội dung, ban bí pháp của đạo cũng bắt nguồn từ đó:
Lễ đăng điện Giáo Tông cho ông Nguyễn Ngọc Tương tại Bến Tre
Theo thơ mời ngày 4-4-35, chư Chức-sắc thuộc Ban Chỉnh đạo
từ Lễ-sanh trở lên đã tề tư về đông đủ nơi Thánh-thất An-Hội để
dự bàn Hội Thánh và làm lễ đăng điện Tân-Giáo Tông .
Có mặt : Thượng-chưởng-pháp Lê-bá-Trang
Đầu Sư : Thượng Tương Thanh
Phái Nam có 5 vị Giáo-sư, 20 giáo-hữu, l70 Lễ-sanh trong số ấy
có l44 vị mới được công cử. Phái nữ có l vị Giáo-sư, 3 giáo-hữu ,
108 Lễ-sanh trong số ấy có 100 vi mới được công cử .
Đại hội bắt đầu ngày 6-4 bàn định hai việc trọng yếu là lập Nội-
luật cho các Thánh thất và chọn lựa Chức-sắc bổ vào Cửu Viện.
Ngày 7-4-ẤH tức ngày 9-5-35 đúng giờ Ngọ làm lễ đăng điện
tại Thánh Thất An Hội.
Đại hội bế mạc ngày hôm sau, sau khi tái nhóm dưới quyền chủ
toạ của Giáo-Tông Nguyễn-Ngọc-Tương bàn việc tiến hành cơ Chỉnh-đạo.
Tổng kết trong năm.
Như vậy trong năm nay, nhà đạo đã xảy ra hai hiện tượng mới.
Đó là sự canh cải, nền hành chánh đạo ở Tây-ninh , thành một ban
Chấp chánh dưới quyền một Nghị Trưởng là Hộ-Pháp Phạm-công-
Tắc Chưởng quản Nhị hữu hình đài có các Nghị viên phụ chánh ở
Cửu-Trùng-Đài và việc Tân-Giáo Tông Nguyễn-Ngọc-Tương tại Bến-
Tre. Không khí bất hoà của hai nơi càng thêm ngột ngạt. Phải chăng
đó là một điều kiện sinh tồn của lẽ Đạo, hay đó chính là một sự
không may của tước quyền và phẩm vị ?
Năm 1936 -Bính Tý (Đại Đạo thập nhứt niên)
Ông Nguyễn Ngọc Tương chấn chỉnh Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo
Ngày mồng 8 tháng Giêng năm Bính Tý (31-1-36) ông Nguyễn-
Ngọc-Tương, Tân-Giáo Tông chủ toạ một đại hôi gồm tất cả Chức-
sắc Ban Chỉnh-đạo từ Lễ-sanh trở lên để bàn về việc chấn chỉnh cơ
đạo Ngoài chức sắc C.T.Đ. có sự hiện diện ba ông Chức-sắc H.T.Đ.
là Bảo-đạo Phạm-văn-Ngọ, Khai-thế Lê-thành-Tín và Bảo-Phong-Quân
Hồ Thiện Quyện.
Hội nghi chấp thuận bản Chương trình gồm mười điểm liên hệ
đến việc chỉnh-đạo. Ngoài ra đại hội còn quyết định việc hành đạo
thống nhất tại Bến-Tre theo lời Tiên tri với ông Tương trước đó :
" Nghe cơ bồi hướng về Thành Trước,
Thầy dặn con ghi nhớ cõi lòng " .
Hội Thánh Bến-Tre thành hình cơ sở hoạt động kể từ đây cho
đến năm 1945, ông Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương tuyên bố đặt tỉnh
Bến-Tre vào vùng Thánh địa (Tuyên ngôn 9- 1-Ất-Dậu).
Ông Lê Bá Trang tạ thế : không khí bất hoà giữ Ben Tre và Tây Ninh vẫn nặng nề
Ông Chưởng-pháp Lê-Bá-Trang qui vị ngày 17-7-1936 (30-5 Bính-
Tý) tại Bến-Tre sau hai tuần đau bịnh kiết lỵ. Trước khi mất, ông
cũng còn hăm hở lo việc hiệp nhứt với Tây-Ninh.
Cuộc lễ an táng của ông phải nói là một sự kiện lịch sử trong
mối bang giao cuối cùng giữa Tây-ninh và Bến-Tre.
Ban đầu Hội Thánh Bến-tre định an táng ông tại An-Hội vì cho
là có lời Thánh ngôn tiền định ngôi tháp của ông tại đó. Nhưng sau
lại được sự đồng ý của ông Hộ-Pháp cho về an táng tại Thánh địa Tây-
(l) ông Lê-Bá-Trang sinh trưởng tại Sa Đéc. Buổi trẻ tuổi làm Thơ ký
ở Sai gòn, sau đậu Tri huyện ngồi Toà bố Bến-Tre rồi đổi làm
Chủ quận Thủ-Đức (Gia-Định) Ở quận này lâu năm, ông được thăng
Tri Phủ hạng nhứt. Năm 1925 làm Chủ quận Châu-Thành Chợ-lớn
rồi thăng lên Ðốc Phủ Sứ. Đạo khai ông nhập môn tháng 5-1926. Qua
tháng 8, ông được phong Ngọc-Chánh Phối Sư. Quá tháng 3-1927, ông
đổi làm chủ quận Vũng-Tàu. Được vài năm, khoảng 1929, ông xin từ
quan về Toà Thành chung lo việc đạo. Năm 1930, Đức LýGiáo Tông
phong Quyền Đầu Sư ,nhưng thực sự thi hành chức vụ từ 1933 , và
bị ngưng quyền từ đó do Nghị Định định của hai ông Trung và Tắc ngày
28-7-33, cùng một lúc với ông Thượng Tương Thanh Năm 1934, ông
cùng ông Tương tách rời Toà Thánh Tây Ninh về An Hội (Bến Tre)
lập ban Chỉnh Đạo. Năm 1935 trước khi ông Nguyễn Ngọc Tương đắc
cử Giáo Tông , ông được đề cử giữ chức vụ Chưởng Pháp tại Bến Tre ,
cho đến khi ông mất (1936) tại đây. Có thể nói ông là người hướng
đạo đầy nhiệt tâm và vô tư nhứt.
Ninh nên các ông mới thiên di linh cửu của ông Trang về chôn tại Toà-Thánh.
Cao-Quỳnh Diêu lên Tây Ninh lo việc xây nền tháp và sắp đặt việc ăn
ở tạm nghĩ cho đạo hữu phương xa, lại giao ông Ngọ chuyễn đến ông
Thái-Gấm-Thanh, Quản lý Toà Thánh 25 đồng bạc để lo việc đúc
nền và xây tháp tạm.
Liên đài quàng tại An-Hội trong ba hôm. Đủ các Chức-sắc, Chức
việc và đạo hữu các nơi đến phúng điếu nên rất trọng thể. Các nhà
báo cũng có đến dự. Sau đó, liên đài khởi hành đi Tây-Ninh lúc 7 giờ
các chủ quận, chủ tỉnh và đạo hữu dọc theo lộ trình Bến-Tre Tây-
Ninh đã tổ chức những cuộc tiếp ruớc linh đình
Nhưng khi đến Toà Thánh Tây Ninh thì một sự chẳng may xảy
ra, đối với một đám táng thì có thể xem như là một thái độ bất nhả
của những người theo ông Phạm-Công-Tắc làm ra, nguyên do chỉ vì
đố kỵ với phẩm vị GiáoTông của ông Nguyễn-Ngọc Tương.
Liên đài vì thế lại phải quàng ngoài của Toà Thánh từ 5 giờ
rưởi chiều cho đến 10 giờ tối. Phần thì trong cơn mưa gió, phần thì
mệt nhọc, ông Tương và chư chức-sắc đi theo định sẽ di liên đài đi
nơi khác. Nhưng nhờ có quan Chủ-tỉnh Tây-Ninh can thiệp với tư
cách ông Trang là thượng quan của Pháp, nên ông Tắc buộc phải cho
mở cửa Thánh địa rước Liên đài vào.
Mặc dù đám táng ban đầu tuy có phần đen tối nhưng rốt cuộc
cũng được diễn tiến trọng thể rất xứng đáng với công lao của một
vị Tiền khai Đại Đạo.
Ông Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương dạy ngưng việc cơ bút và tuyên bố các Chi Phái đã rồi phận sự.
Đây là một hậu quả của sự khống khuyết ông Thượng-Chưởng
Pháp. Khi còn ông thì H.T.Đ thuộc cơ Chỉnh-Đạo do ông Chấp chưởng
nhưng khi ông Trang qui tiên rồi thì ông Giáo Tông Tương không
dùng cơ bứt như trước nữa ông tuyên bố như sau :
"...Các chi phái hiện tại nãy sanh trong thời gian khảo thí do
cơ bút bình thường tạo thành và dẩn dắt. Nay sự hiệp một chương
trình phải định, lớp tuồng chia rẽ phải tan. Những cơ bút ấy phải
hết hiệu và tự nhiên các chi phải cũng phải xong rồi phận sự . Những
đạo hữu trước kia đã lầm nghe cơ bút cám dỗ, nếu nay biết trở
lại chơn truyền thì sẽ được Ơn Trên tha thứ. Còn ai không thuận
lẽ Trời cứ đeo đuổi con đường dục vọng ở riêng phe phái nữa thì
là tự đem mình ra ngoài cửa đạo cửa Thầy và hết được hưởng
Đại ân xá kỳ ba của Trời ban.... Tệ huynh đã nhiều lần nhắc
nhở cho trong đạo nhớ rằng việc cơ bút là tối trọng. Cơ hư hư
thiệt thiệt khó mà phân biệt được. Vì vậy mà Thầy cấm cơ bút từ
tháng 7-27 là khi Thầy lập đạo xong rồi, giao lại cho Hội Thánh
chưởng quản sắp đặt phổ thông. Bởi không tuân lời Thầy cấm nên cơ
bút tà mị mới lan tràn cám dỗ xúi giục, lập ra nhiều phái nhiều chi,
đưa ra nhiều tôn chỉ xa tôn chỉ Đại Đạo....."
(trích Tiểu sử đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương Hội
Thánh Bến-Tre xuất bản năm 1958, trang 50)
Ông Thương Sanh Cao Hoài sang tỏ bày chương trình hành đạo tại Hội Thánh Bến-Tre
Ngày lễ khai đạo tại Bến-Tre năm Bính Tý (l4-10 tức ngày 27-11-36)
có cuộc họp Hội Thánh thường niên. Có mặt đông đủ Chức-sắc lưỡng
đài ở Hội Thánh Bến-Tre, đặc biệc có ông Bảo-văn-Pháp-quân Cao-
Quỳnh-Diêu, đại diện ông Thượng-Sanh Cao-Hoài Sang theo thư mời
tới dự Hội đặt dưới quyền Chủ toạ của Giáo-Tông Nguyễn-Ngọc-Tương.
Nhiều vấn đề được đem ra bàn cãi. Đáng kể nhất hai việc sau đây :
- - Việc bầu cử Chức vụ Đầu-sư : Hội biểu quyết sau nhiều lần
bàn cải, để ông Giáo Tông kiêm nhiệm Đầu Sư trong những phần
hành riêng biệt.
việc Chưởng quản Hiệp-Thiên Đài : ông Tương từ ngày lên
ngôi Giáo-Tông vẫn bâng khuâng về chức vụ Chưởng Quản H.T.Đ.
Cho nên ông có ý định mời các vị chức sắc đại thiên phong trong
Thập-nhị-thời-quân cùng ông Thượng-sanh Cao-Hoài-Sang đảm nhiệm
cơ quan này Nhưng ông Thượng-Sanh vắng mặt giao cho ông Văn-
pháp Cao-quỳnh-Diêu đại diện trình một bản chương trình do ông
thảo ra cho Hội Thánh Bến-Tre
Nguyên văn bản Chương trình có đọc trong buổi họp như sau :
Hiệp-Thiên Đài : Thượng Sanh
" Kính cùng Chư Quí Vị Hội Thánh cơ Chỉnh-Đạo, Bến-Tre
" Nghĩ vì đạo mấy năm sau đây ngưng bước, nhơn sanh chưa
đặng dồi dào ân huệ của đấng Chí-Tôn là bởi người cầm quyền
chính tri không theo cho đúng với Tôn chỉ của Đại Đạo mà cũng
vì đó mà phải phân chia ra nhiều phe nhiều phái
" Trên chức sắc thì quyền tranh lợi lấn, mạnh được yếu thua,
so tiền tài hơn đạo đức , dưới nhơn sanh như khúc gỗ lăn tròn, vùi
thân tôi mọi, nghe lời nặng nhẹ khoát nạt xua đuổi thì có, nâng
đở giáo hoá vẫn không.
" Vậy nếu muốn cho đoàn nhơn sanh đương phải trong buổi
thống khổ được hưởng chút ân huệ của đấng Chí-Tôn, tôi xin hiến
tờ Chương trình này hầu giúp sức cho Hội Thánh tiện bề chấn
chỉnh mối đạo qui hoà lại.
Chương Trình
"1- Mở mang sự giáo hoá tín đồ bằng cách thuyết đạo và
xuất bản sách đạo, hoặc Thánh ngôn cho lưu hành trong các Thánh
Thất .Thuyết đạo một tháng ít lắm một kỳ.
" 2 - Lo lập hằng sản và công quỹ đặng làm trong đạo có thể
lực mà thi hành các điều cần ích hiện thời cho nhơn-sanh nhờ.
" 3 -- Lập cơ sở và tạo tác công cuộc có ích về hình thức và .
tinh thần của người đạo như trường học, nhà nuôi bịnh, thư viện,
ấu trĩ viên v...v.. Làm thế nào cho điều này thực hành gấp đặng
kíp kỳ phổ độ nhơn sanh
"4- Thâu nhận những tín đồ thất nghiệp vô sản đặng bổ
dụng vào các cơ sở của đạo. Những tín đồ ấy được đạo bảo bọc
và dạy dỗ nghĩa là Hội Thánh cần phái chăm nom lo lắng cho họ
cả trong đạo và đường đời, Đời là hình thể thì về sự ăn mặc
sưu thuế. Đạo tức là Tinh thần và Trí thức
"5 - Lo lắng về phần nhơn đạo, đối với người trong đạo cho
chu đáo, quan, hôn, tang, tế chẳng đặng phân biệt giai cấp trong
việc chia vùi sớt nhọc " nhứt gia hữu sự bá gia ưu " đặng làm
cho rỡ ràng danh đạo và thật hành trọn câu phổ độ. Những quả
phụ cô nhi của đạo hữu hiến thân cho đạo đã qui liễu đều được
phần bảo học của đạo. Như quả phụ thì Hội Thánh lượng tài
đức mà bổ dụng vào các cơ sở cuả đạo, còn cô nhi thì được vào
trường của đạo học tập và được nuôi dưởng cho đến lúc trưởng thành.
" 6 - Lo trau dồi chức sắc về nghĩa lý đạo đức, lấy chủ nghĩa
thương đời un đúc cho ra một Chức-sắc xứng đáng của đạo.Chẳng
đặng vì một lẽ nào mà bỏ hai chữ Bác Ái ra ngoài nên chức sắc
cần phải có độ lượng khoan dung hầu đối với chi phái khác, dầu
chi phái đó là nghịch cũng vậy. Dạy về văn chương trong lời nói
và bài viết (sửa bài thuyết đạo). Buộc mổi tháng, chức-sắc từ Giáo-
hữu đổ lên tới Phối-sư thay phiên nhau thuyết đạo, mổi vị một
lần có H.T.Đ. dự chứng, chức-sắc chẳng đặng vì một lẽ nào mà từ chối.
" 7- Nơi nhà tu nữ phải ngoài ra nữ công nữ hạnh phái lo về giáo
hóa cho chức sắc phái nữ tấn bộ về tinh thần đạo đức. Trước khi nếu
chưa có người xứng đáng bên nữ phái để dìu dắt nhau thì Chức-sắc
H.T.Đ. và C.T.Đ. nhóm chức sắc nữ phái một tháng một kỳ đặng nghe
thuyết đạo.Sau khi dự thính, mổi Chức-sắc Nữ phái phải làm bài
thuyết đạo do theo đó mà hiến cho H.T.Đ. dượt sửa. Bài làm của
mổi chức sắc ấy dùng để dạy lại tín đồ nữ phái trong địa phận mình.
" 8- Mở cửa đạo rước nhân tài. Dầu người mới nhập môn mà có
học thức cao siêu đa văn quảng kiến thì cũng được Hội Thánh mời
vào dự mỗi kỳ nhóm hội đặng bàn luận việc đạo làm cố vấn. Những vị
tín đồ này được biệt đãi và trọng dụng đặng chờ ngày cầu phong
" 9- Mỗi thời kỳ ba tháng phải có một ban " vấn an " gồm có đủ
chức sắc H.T.Đ. và C.T.Đ. đặng đi khắp các thánh thất hầu xem xét
tình hình cơ đạo và sự lành tàng của chư Chức-sắc. Đến mỗi họ đạo
cần phải lập đàn thuyết pháp cho nhân-sinh trong đạo và ngoài đời dự thính.
"10 Lập Hiến pháp hai đài Hiệp-Thiên Đài và Cửu-Trùng-Đài
là chính trị đạo. Hiệp-thiên-đài là tinh thần đạo. Chẳng có
chính sách nào mà C.T.Đ. thi hành mà không có H.T.Đ. hay biết
Làm như vậy cho khỏi có sự độc quyền đè áp chế nhân sanh. Chức-
sắc cả hai đài cần phải tương thân tương ái nương cậy nhau mà chăm
nom bước đạo cho khỏi sai lầm.
( Sau sẽ lập Hiến pháp Cửu-Trùng và Hiệp-Thiên )
" Chủ hướng của Ban Chỉnh-Đạo lúc nào cũng phải thiên về
việc trở về Toà-thánh là nơi nguồn cội của đạo. Ban Chỉnh-Đạo lập
ra tạm thời là qui tựu nhơn sanh cho khỏi đi lạc qua các chi phái .
tà giáo trong buổi loạn lạc này mà thôi chớ cho phải kế trường cửu được
" Tổng luận. Tóm tắt lại cho chương trình nầy là chương trình
cứu đời nâng hồn đạo lên cao thượng cho đúng với chủ nghĩa,
Bác ái, Từ tâm của Chí-Tôn. Sự thương nhơn sanh chẳng phải bằng
lời nói, sự thương ấy cần phải có cái thương vô cùng tận, ấy là
cái biểu hiệu của đức háo sanh thiêng liêng thế nào củng phải tỏ
ra bằng sự làm hiển nhiên mà thôi.
" Hởi chư Chức-sắc, Đạo huynh và Đạo Tỷ ! Nếu thi hành trọn
chương trình này tức là kéo thuyền ra khỏi nơi mờ ám, làm
cho nhơn sanh bước vào cửa đạo, ngó ngoái lại cảnh cũ ngoài
đời thì họ vui mừng ngỡ mình đã đến đặng cõi Thiên Thai. Ấy
là lời Thánh giáo của đức Quyền Giáo Tông Thượng-Trung-Nhựt đã
giáng cơ dạy ngày 15-8-Bính Tý. Thi hành được ấy là dẫn nhơn
sanh đến chốn đại đồng hoà bình (la paix universelle) là phương
hiệp nhất cơ đạo vì trong các chi các phái, nhơn sanh đều có đủ
trí lực mà so sánh đâu là Thiên đàng, đâu là địa ngục, đâu là
nhân nghĩa, đâu là áp bức, chừng ấy khó có ghì kéo họ lại con
đường chánh đại quang minh. Thi hành được tức là giăng bức dây
nhiệm mầu thiêng liêng để buộc chung cả đạo hữu cùng nhau chậm
rải, anh trước em sau bước đến nấc thang thiêng liêng trông vào
cảnh đài hoa rực rỡ. Ấy là tôn chỉ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
Mong thay ! Kính thay !
CAO-HOÀI-SANG "
Bản chương trình này đã được ông Tân-Giáo-Tông rất hoan
nghinh và trông chờ sự hợp tác giữa ông Thượng-sanh và Bảo-văn
pháp-quân để hợp nhứt nhà đạo. Nhưng đó chỉ là một bào ảnh đã
tan biến ngay khi nó thành hình và Hội Thánh Bến-Tre đã không
được sự trợ lực của các Chức-sắc H.T.Đ. để mong gầy nên một cơ
quan H.T.Đ. hữu hiệu tại đó.

Trở Lại Mục Lục