Cơ đạo tiến ở hai nơi : Tây Ninh và Bến Tre Từ đây công việc đạo tiến lại diễn ra hai nơi : một đàng là cơ
Chỉnh-đạo của hai ông Trang và Tương ở Bến-Tre và Bình-Hoà,
một đàng là công cuộc của hai ông Trung và Tắc ở Tây-ninh. Mổi
đàng đều có hậu thuẩn là số tín đồ ở các Thánh-thất, trước đây là
một, nhưng từ ngày nay đã tách ra làm hai có xu hướng khác nhau .rõ rệt
(l) Trong đạo Cao Đài, danh xưng nay chỉ giành cho Đức Cao Đài mà thôi.
Công việc của hai ông Trang và Tương ở bến Tre
BAN CHỈNH ĐẠO
Ngày 27-7-34 (16-6-GT) tại Bình-Hoà, hai ông Quyền Đầu-sư
Thượng-Tương-Than h và Ngọc-Trang-Thanh cùng đứng tên trong
tờ Châu-tri số 4 như sau ;
" Thượng và Ngọc ChánhPhối Sư quyền Đầu Sư
gởi cho chư Chức-sắc, Chức-việc, Chủ Thánh:Thất
và đạo hữu nam nữ,
Chư hiền hữu ,
Đương buổi này, nền Đại Đạo rất chinh nghiêng như người
bịnh ngặt nghèo, cần cứu chửa gấp mới mong tránh khỏi sự hiểm nguy !
" Đối với bịnh đạo hiện thời chúng tôi tưởng không phương nào
hay hơn là dùng toàn vẽ đạo mà trị. Vậy chúng tôi hiệp nhau nhứt
định lập một chương trình chỉnh-đạo tuyên bố dưới đây cho chư
Hiền hữu rõ biết. Vị nào vui lòng hưởng ứng xin hiệp với chúng
tôi mà lo chấn chỉnh nền đạo lại cho kịp.
Chương trình Chỉnh Đạo
Về người giữ đạo
Điều thứ nhứt : Trong hàng chức-sắc và đạo- hữu , vị nào đồng lòng
muốn hiệp với chúng tôi rnà lo chấn chỉnh nền đạo thì trước phải
nguyện giữ tròn Tân-luật và Pháp-chánh-truyền (đình chú giải).
phải thật hành ngũ giới cấm, chức-sắc lãnh phận sự hành chánh phải
giữ thêm tứ đại điều qui.
Điều thứ hai : Mỗi vị đã vào chung lo hành đạo thì phải trau dồi đức
hạnh hàng ngày, làm cho nên gương trong sạch lành tốt, chẳng
nhiều thì ít cho người chung quanh mình trông vào thấy. Nghĩa là
chúng ta vui lòng chung hiệp yến sáng và gương lành của nhau làm
một cho đến tỏ rạng soi được khắp nơi nơi.
Điều thứ ba : Muốn nên được gương lành ấy, cần nhứt phải thật
hành chủ nghĩa Từ-Bi Bác-ái. Phải giữ đừng để lòng nảy sanh giận
hờn ganh ghét đến một ai hết. Cứ để trọn lòng thương mà đối đãi
với nhau. Vì vậy là phải cấm nhau không rầy rà, cãi lẩy lớn tiếng
với nhau, phải giúp đỡ dìu dắt nhau thiệt như tình ruột thịt.
Về Thánh Thất .
Điều thứ tư : Nơi các Thánh Thất phải y nhau một cách thức đọc
kinh và hành các lễ. Trong ngày lễ sóc vọng sẽ có chức-sắc đến giảng
đạo hay là gởi bài giảng đến. Nơi Thánh Thất lớn có chỗ rộng rãi,
mổi tháng 10 ngày sẽ có chức sắc đến chỉ dạy chức việc nhất là về
phận sự hành đạo.
Về Ban Chỉnh Đạo
Điều thứ năm : Sẽ có một ban Chỉnh Đạo để bàn tính với hai vị
Quyền Đầu sư các việc đạo trước khi thi hành. Ban này của các họ
đạo hiệp nhau chọn cử trong hàng Chức-sắc hay là đạo hữu có đủ đạo
đức và trí thức, nhứt là để lo chấn chỉnh nết tu, khép trọn vào
khuôn hạnh, gom hiền góp đức mà làm cho ra vẻ đạo thành.
Điều thứ sáu : Những chức-sắc và đaọ hữu lưỡng phái xem chương
trình này rồi vui lòng thuận theo thì hãy đến trước Thiên bàn trong
một thời cúng, nguyện với Thầy làm y như vậy rồi cứ lo thật hành
theo đó. Chừng nào có người của chúng tôi phải đến các họ đạo thì
sẻ được hỏi thêm cho rõ rồi tỏ sự quyết định của mình.
Hiện nay chúng tôi tạm ở nơi Thánh Thất Bình-Hoà (Gia Định)
và An-Hội (Bến-Tre) mà lo phận sự giúp Thầy chỉnh đạo cho đến
thành, rồi đến ngày giờ Thầy định sẽ về Toà-Thánh Tây Ninh mà
chung lo qui hiệp với những người chân chính. Những thư từ gởi
cho chúng tôi thì đề về Gia-Định hay là Bến Tre thì chúng tôi sẽ được hết.
Thánh Thất Bình Hoà ngày 27 Juillct l934
(l 6 tháng 6 năm Giáp Tuất)
Thượng Tương Thanh Ngọc Trang Thanh
Lập Ban Chỉnh Đạo
Ngày 14-10-Giáp Tuất (20-11-34) một đại hội các Họ đạo hưởng
ứng theo lời hưởng ứng của hai ông Đầu Sư được thành lập tại
Thánh Thất An Hội , Có tất cả 85 người thay mặt cho 85 Thánh Thất
trong 18 tỉnh . Như vậy số Thánh Thất hiện còn tùng quyền Toà Thánh
Tây Ninh là 128-85= 43 cái .
Đại hội này bầu cử các hội viên của Ban Chỉnh Đạo hợp tác
trực tiếp với hai vị Đầu Sư .
Ngày 7-11-Giáp Tuất , ban Chỉng Đạo hội lần thứ nhứt tại Thánh
Thất An Hội . Công việc trọng hệ là bầu người cầm quyền mối Đạo
tạm thời lúc bấy giờ . Trong hội nghị này có mặt ông Bào Pháp
Nguyễn Trung Hậu . Ông Ngọc Trang Thanh được đại hội bầu cử
làm Chưởng Pháp thay mặt cho Hiệp Thiên Đài làm việc với Cửu Trùng Đài.
Đại Hội ngày 18-11-Giáp Tuất (24-12-34)
Đại hội này có mặt :
Hiệp Thiên Đài : Các ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu
Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu
Sỉ Tải Phạm văn Ngọ.
Cửu Trùng Đài : Các ông Chưởng Pháp Lê Bá Trang
Đầu Sư Thượng Tương Thanh.
Ngoài ra còn có 7 vị gs , 27 vị Giáo hữu và 40 vị Lễ Sanh
và 7 chức sắc Nữ Phái : 3 gs , 1 Giáo hữu và Lễ Sanh .
Đại hội bàn những việc sau đây :
1 : Chọn 3 Chánh Phối Sư ( ông Kinh , Lai , Minh )
2- Thuyên bổ chức sắc
3- Sắp đặt cửu viện : 4 viện tại Thánh Thất Bình Hoà do
ông Tương cai quản và 5 viện ở Thánh Thất An Hội do ông Trang cai quản .
4- Cử vị Chủ trưởng Nữ Phái.
5- Cử Giáo Sư , Giáo Hữu
6- Và việc đại hội Vạn Linh tại Thảnh Thất An-Hội từ
ngày 8 đến 11 tháng Giêng năm Ất-Hợi với mục đích bầu người cầm
giềng mối đạo thay thể ông Thuợng-Trung-Nhựt, Quyền Giáo Tông
vừa tạ thế tại Tây-Ninh cùng quyết định việc qui hồi Toà Thánh Tây-ninh.
Công việc của hai ông Thượng Trung Nhựt và Phạm Công Tắc ở Tây Ninh .
Sau tờ Mạng lịnh số 21 và tờ Phổ Cáo Chúng Sanh với những sự
kiện tiếp đó khiến hai ông Trang và Tương phải rời khỏi Toà Thánh
Tây-Ninh thì hai ông Thượng-Trung-Nhựt và Phạm Công Tắc lại
phải đương đầu với những biến cố nội bộ. Một số đạo hữu tại
Thánh địa phản đối việc làm của hai ông. Về Nhơn sanh ở các nơi
thì hiện đang xao xuyến và khi một số lớn hưởng ứng lời kêu gọi của
hai ông Trang và Tương chỉ còn 43 trong số 128 Thánh thất tùng
quyền Toà Thánh mà thôi. Các chức sắc lớn Cửu-Trùng-Đài (Đầu
sư) và Hiệp Thiên Đài (Thập nhị Thời quân) cũng đã rời bỏ Toà
Thánh. Công việc tại đây do đó nắm gọn trong bàn tay của Hộ-pháp
Phạm Công Tắc .
Đạo Nghị Định thứ bảy và đạo Nghị Định thứ tám
Để đối phó với tình hình, ông Phạm-Công-Tắc nhân danh Hộ
Pháp cho ra hai Nghị định như sau :
" Đạo Nghị Định thứ bảy
Chiếu y Pháp-chánh-truyền ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ-pháp.
Chiếu y Đạo Nghị định số hai ban quyền Giáo-Tông phần xác
cho Thượng-Trung-Nhựt.
Chiếu y Đạo Nghi đinh số ba và số bốn ban quyền hành cho
Hội Thánh Cửu-Trùng-Đài nam nữ lưỡng phái.
Chiếu y Đạo Nghi định số năm định cho chức sắc cầm quyền
hình chánh thiệt thọ
Chiếu y Mật chỉ Chí-Tôn (1)
Nghị Định
Điều thứ nhứt : Cả Chức-sắc nam nữ Cửu-Trùng -Đài đã trọn hiến
thân cho đạo buổi sơ khai đăng đẳng đồng thăng nhứt cấp, trừ ra :
Một là người đã hiến thân cho đạo sau ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.
Hai là người không trọn tuân luật pháp, không trọn giữ phận sự của mình.
Ba là người cầm quyền hành chánh chẳng toàn công.
Bốn là người ngịch chơn truyền chánh giáp, gây tả đạo bàn môn.
Năm là mới thọ ân phong thưởng,
Điều thứ hai : Cả chức sắc Thiên phong Hội Thánh ngoại giao tùng
quyền Chưởng-Đạo-Nguyệt -Tâm đã đủ ân phong công nghiệp chẳng
đặng thăng cấp.
Điều thứ ba : Những người đã có công nhưng đắc tội cùng Hội Thánh
thì phải giao nạp cho Hiệp Thiên Đài, chừng nào Toà Tam giáo Hiệp
Thiên chotrắng án thì đặng thăng đẵng cấp như chức sắc Thiên
phong hữu công cùng đạo .
Điều thứ tư : Quyền Giáo Tông và cả chức sắc Thiên phong Hội
Thánh nhị hữu hình đài phải thi hành đạo nghị định nầy.
Điều thứ năm : Bác cả sớ cầu phong thưởng.
Làm tại Toà Thánh Tây-Ninh ngày 15-7-Giáp Tuất
Hộ Pháp Giáo Tông
Phạm Công Tắc Lý-Thái Bạch
-------------
(l) Không rõ Mật chỉ này, chỉ thấy trong bài giáng cơ trước khi ban
Đạo Nghị-định này, có ghi câu của đức Lý Thái Bạch :
( Lão quyết trừ những kẻ tà tâm cho tận diệt ...."
Đạo Nghị Định thứ tám
Chiếu y Pháp-chánh-truyền Cửu-Trùng-Đài và và Hiệp-Thiên
Chiếu y các Thánh giáo của Chí-Tôn,
Nghĩ vì đạo duy có một,
Nghị Định
Điều thứ nhất : Những chi phái nào do bởi Đại-Đạo-Tam-Kỳ-Phổ-Đ 897;
làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh thì
cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là con của Chí Tôn và phải
đinh quyết là Bàn-môn Tả-đạo.
Điều thứ hai : Các Tôn giáo xin nhập môn vào mối chơn truyền
phải có đủ quyền Vạn-Linh và quyền Chí-tôn công nhận.
Lập tại Toà Thánh Tây-Ninh ngày 15-7-Giáp Tuất,
Hộ-pháp . Giáo-tông
Phạm Công Tắc Lý-Thái-Bạch
Ông Thượng Trung Nhựt tạ thế tại Toà Thánh Tây Ninh
Ngày 14-10-Giáp Tuất (20-11-34) đương khi ở Bến-Tre bàn
cơ Chỉnh-đạo thì được tin ông Quyền Giáo Tông Lê-Văn -Trung từ
trần ở Toà-thánh Tây-Ninh do bức điện tín ở đó đánh về
Các ông Đầu Sư Tương và Trang liền bãi hội, tuyên bố chư
đạo hữu lập đàn cầu nguyện để tri ân bậc tiền phong khai đạo và
để cho hai ông chọn bị việc về dự lễ an táng tại Toà Thánh.
Trong lòng hy vọng, các ông tưởng sẽ nhân cái chết của ông
Thượng-Trung-Nhựt ít mà hàn gắn được mọi sự bất hòa trong đạo.
Nào dè khi các ông Trang và Tương về đến Toà Thánh thì có
tin cho biết rằng gần tuyệt khí, ông Trung có trối lại như sau :
" cấm hai vị Quyền Đầu Sư và Bảo-Văn-Pháp-Quân không cho đến
thấy mặt Ngài " Thế là hai ông chỉ ở ngoài chớ không được vào
dự lễ an táng ông Thượng Trung Nhựt
Chính trong lúc này, ông Bảo-pháp Nguyễn-trung-Hậu đã hết
lòng hoà giải hai bên nhưng vẫn không có kết quả gì.
Ông Phạm Công tắc Chưởng Quản Nhị Hữu hình Đài
tại tây Ninh đòi ông Nguyễn Ngọc Tương trả sổ bộ Thánh Địa
Sau khi ông Thượng-Trung-Nhựt tạ thế, ông Phạm Công Tắc
nắm cả quyền Chưởng-Quản Hiệp-Thiên Đài và Cửu-Trùng-Đài. Sự
kiện này thể hiện trong Châu tri ngày 12-12-34 ông có ra một
Đạo Nghị định dưới ký tên : Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp-Thiên Đài và Cửu-Trùng-Đài: Hộ-pháp Phạm Công Tắc.
Cũng trong ngày này, ông Phạm Công Tắc có gởi cho ông
Nguyễn-Ngọc-Tương một lá thơ yêu cầu giao trả sổ bộ đất đai ở
Toà-thánh cho ông chấp chưởng, ông Tương trả lời thư sau :
"Bến-Tre le 9 Janvier 1935,
Kính đức Hộ-pháp,
"Tôi có được bức thư của ngài đề ngày 12-decémbre 1934
và một bổn Nghị Định xin tôi giao các đất Thánh địa cho một
ban của ngài đặt lên và tự mình Ngài toạ chủ, nói rõ tức là giao
cho Ngài làm chủ vậy.
" Lúc này là lúc có thể hội hiệp cho đạo được hoà bình, nhơn
sanh được yên ổn mà tu hành, sao Ngài lại muốn gây thêm
chuyện bất bình cho nhơn sanh nữa? .
" Anh Cả qui rồi, Ngài là Hộ-pháp lại quyền luôn Giáo-Tông rồi
Ngài còn đòi làm chủ các Thánh Đia nữa. Trong đạo nghe nói thêm
buồn lòng thối chí nữa, Ngài có tưởng tới đó không ?
" Khi mua miếng đất cất Toà Thánh Tây-Ninh bây giờ đây, đức
Lý-Giáo-Tông chọn tôi đứng bộ làm chủ. Anh Cả muốn cho lưỡng
phái làm chủ nên đem thêm tên chị Nữ Chánh Phối Sư vô đứng
chung với tôi. Vì vậy nên phần chị thì dễ muốn giao cho ai cũng
được còn phần tôi lại khó, nếu không có mạng lịnh của Đức-Lý thì
tôi không dám giao cho ai hết.
" Vả lại tôi đứng bộ giùm cho đạo tức là cho nhơn sanh vì tiền
của nhơn sanh mua sắm. Muốn làm chỉ cũng phải do nơi ý kiến của
nhơn sanh nữa.
" Vậy ngày mồng 8 tháng Giêng tới đây, nhơn ngày vía Đức
Chí-Tôn có hội Nhơn sanh, tôi sẽ tỏ sự Ngài muốn đó. Như nhơn
sanh thuận tình hết thảy thì Ngài sẽ được thoả nguyện một phần,
còn phần của Đức Lý, tôi về Toà Thánh hiệp với Ngài cầu Huyền
cơ mà nghe dạy được chăng ? Xin Ngài trả lời cho tôi biết.
Nay kính,
Thượng Thương Thanh "
Ông Hộ-Pháp làm thinh không trả lời bức thư này.
Tổng kết trong năm
Năm nay có thể nói là năm bất đầu sự nứt rạn trầm trọng
trong cơ cấu Hội Thánh. Những lần khảo thí trước chỉ làm cho
một vài Chức-sắc ra đi, hình như không hẹn ngày trở lại. Nhưng
lần nầy, thì chẳng những một số Chức-sắc đại thiên phong như
bên Cửu-Trùng-Đài và quí ông Đầu-sư, bên Hiệp-Thiên-Đài có quí
ông Bảo-pháp, Bảo-văn-pháp-quân, và cả đến ông Thượng-sanh, còn
kéo thêm hai phần ba tổng số tín đồ ra đi, tuy có hẹn ngày về,
nhưng ngày ấy cho đến nay vẫn chỉ còn trong ảo vọng. Dù sao, lời
hẹn ngày về của quí vị chức sắc ra đi lần này cũng có vẽ quả
quyết lắm. Ta hãy nghe để biết tâm trạng của các ông lúc bấy giờ
không phải như những tráng sĩ ngày xưa trong cái nghĩa :" nhứt
khứ bất phục phản " của Thôi-Hiệu trong bài Hoàng-hạc-lâu :
" . . Chúng tôi mời nhóm nơi Bến-tre là sự tạm đỡ ; bàn tính
nhứt định, sắp đặt xong rồi , hiệp về Toà Thánh ngày nào cũng
được , không ai có phép chi ngăn cản chúng tôi đặng vì chúng tôi
cũng còn cầm quyền Đầu Sư và Bảo pháp , cũng còn đứng bộ làm
chủ đất Thánh Địa và các Thánh thất như xưa nay. Nhưng hiện
thời nơi Toà Thánh mây đen còn Nghị Định ngút , phải đợi cho điển xung
tan rã, khí trời thanh bạch lại rồi mới về được..."
(Trích Châu tri số 8 ngày 15- l2-34 do quí ông
Tương Trang và Hậu ký tên)
.
Năm 1935 Ất Hợi (Đại Đạo đệ thập niên)
Trong năm nay, công việc cần biết là việc chọn người cầm giềng
mối đạo thay thế ông Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt vừa tạ
thế và việc hoà bình của đạo hiệp về Toà-Thánh Tây-Ninh do các
ông chức sắc trung lập chủ trương.
IIội Vạn Linh tại Thánh Thất An Hội ngày vía Chí Tôn Ất Hợi
Ngày 22-11-Giáp Tuất (29-l2-34) Ông Đầu-sư Thượng-Tương-
Thanh có sự chứng kiến của Chưởng-pháp Lê-bá-trang gởi toàn
thể chức sắc Thiên phong, Chức việc và đạo hữu nam nữ, không
phân biệt chi phái, đồng thời có đăng tải trong báo Đuốc Nhà Nam
ngày 23-1-1935 tờ Châu Tri số 9 để chuẩn bị mà mời họp đại hội
Vạn Linh, xin trích đoạn đầu như sau :
" Từ ngày Anh cả của chúng ta qui vi đến nay, chúng ta
chưa có chọn người nào ra đứng cầm giềng mối cho nền Đại-Đạo-
Tam-Kỳ-Phổ-Đ& #7897; nên hôm ngày 24 Décembre 1934 chư Chức-sắc
Thiên phong có nhóm đại hội tại Thánh thất An-Hội Bến-Tre theo
thư mời đề ngày 15 Décembre 1934 của nhị vi Thượng và Ngọc
Chánh Phối Sư quyền Đầu Sư , thì sau khi công cử nhi vị ấy Hội
Thánh đã công nhận ông Thượng Thương Thanh làm Thượng Đầu-
sư và ông Ngọc-Trang Thanh làm Thượng Chưởng-Pháp tạm thời
đặng cầm giềng mối đạo.
" Muốn cho trên thuận Thiên ý, dưới được lòng Nhơn sanh
và hạp theo luật đạo và có Hội Thánh thuận tình nên chúng tôi
kính mời toàn thể chức sắc chức việc và đạo hữu nam nữ đến
nhóm đại hội Vạn Linh từ ngày mồng 8 tới ngày 11 tháng Giêng
năm Ất Hợi nơi Thánh thất An-Hội :
a- Đặng chọn trong hàng Chưởng-pháp hay là Đầu-sư một
vị để cầm giềng mối đạo của Thầy trong buổi này, hầu vị ấy có
đủ quyền hành của ba hội tín nhiệm mà thi hành phận sự, nhưng
vi ấy cũng giữ chức Chưởng-pháp hay Đầu-sư như cũ.
b- Và đặng định đoạt sự về Toà-Thánh Tây-Ninh làm việc.
" Quyền của Hội Vạn Linh đối với quyền của Chí-Tôn. Nên
hư của nền đạo chỉ định trong cuộc này. Hội Vạn Linh đồng rập
lên một tiếng nhứt định cử vi nào tức là ý Trời định cho vì đó
Về việc ấn định nơi đại hội Vạn Linh thì ông Thượng-Tương-
Thanh có gởii cho ông Hộ-Pháp Phạm Công Tắc một lá thư để xin
cho họp tại Toà Thánh Tây-Ninh, nhưng ông Hộ-Pháp không trả
lời. Thiết tưởng cũng nên đem nguyên văn bức thư ra đây để
chư tôn độc giả tường lãm :
Số 10 Bình Hoà (Gia-Định) le 15 Janvier 1935,
Thượng Đầu Sư
gởi cho đức Hộ-Pháp Toà Thánh Tây-Ninh,
"kính đức Hộ-Pháp,
"Tôi gởi theo đây một bản châu tri số 9 của ban Chỉnh-đạo gởi
mời toàn đạo từ Chức-sắc Thiên phong tới tín đồ nhóm hội Vạn
Linh tại Thánh Thất An-hội Bến-Tre mà chọn một vị để cầm giềng mối
đạo và nhứt định sự hiệp về Toà-Thánh Tây-Ninh mà làm việc.
" Ban Chỉnh-đạo ấy ra đời là đo theo Thiên ý của đức Chí-Tôn
và sự mời nhóm hội Vạn Linh đây cũng là nơi lòng Trời khiến vậy.
" Còn mời về Thánh-Thất Bến-Tre là sự cực chẳng đã vì sau khi
an táng Anh Cả rồi , sự bất hoà cũng hãy còn thấy nơi Toà Thánh Tây-ninh.
" Xin Ngài xem cái Châu-tri này và hết thảy mấy cái trước của
l)Đoạn sau nói về thể thức cử người đại diện dự đại hội
ban Chỉnh-đạo đã truyền ra và đã gởi cho Ngài rồi thì Ngài sẽ rõ cái
tâm của chúng tôi đã trọn về sự phục hồi đức tin của đạo hữu đương
xiêu ngã và về sự hoà bình trở lại cho bước đạo được vững vàng đi tới
" Vậy bổn phân tôi phải cho Ngài hay ; như Ngài để cho toàn đạo,
chẳng phân thuận nghịch về thong thả nơi Toà Thánh Tây-Ninh thì
ngày mồng 8 tháng Giêng nhằm ngày vía đức Chí Tôn , các con
cái lớn nhỏ của Thầy hết thảy sẽ kéo về một
lượt mà nhóm hội Vạn Linh. Hết thảy mấy vị Đại-Thiên-phong hãy
nạp mình nơi giữa hội cho Vạn linh cân phân công quả, rồi chọn
cử một vị cầm giềng mối đạo.
" Được kết quả xong, đến giờ Tý chúng ta sẽ vào Bửu Điện
làm lễ mừng Đại Từ Phụ và nguyện từ đây sắp tới, chúng ta sẽ khôn
ngoan hơn, ai còn giả dối mưu mô xin Thiên Đình hành phạt tại
thế mà làm gương cho người sau dự hầu gìn giữ hạnh đạo của mình.
" Nếu chúng ta quên được cái hẹp hòi của cá nhân thì bữa đó
chúng ta sẽ hiến được cho Thầy một cái lễ rất trận trọng không chi
bằng. Rồi sẽ được Thầy vui vẻ thấy chúng ta hoà hiệp mà ban ơn
vô tận cho chúng ta xấp năm xấp mười khi trước. Cái lễ này sẽ
hiến được cùng không là do Ngài hết chín phần mười. Xin Ngài hãy
suy xét lấy.
" Tôi tưởng cũng nên cho Ngài biết trước như Ngài còn vui
thuận cho đạo về chùa thì đạo sẽ cứ việc nhóm nơi Thánh-Thất Bến-
Tre định đoạt xong rồi có lẽ cũng tuân mạng Trời mà kéo nhau về
chùa lo việc đạo: Chừng ấy nếu có xảy ra sự chi xung đột thì
về Ngài sẽ chịu trọn phần trách cứ đó hết, đối với đạo và với đời.
" Xin Ngài nhớ Toà Thánh là của đạo, của đạo là của Vạn Linh
là của chung , một phần đạo tùng Ngài không đủ cho Ngài choán hết một mình .
" Xin Ngài vui trả lời thơ này cho tôi biết nội buổi mai ngày 18
Janvier l935 tôi sẽ vô Toà Thánh nơi dinh Ngài mà nhận lãnh.
Nay kính
Thượng Tương Thanh
Đại hội bầu cử chức vị Giáo Tông tại An Hội Bến tre (1)
Đại hội dẫn tiến từ mồng 8 đến11 tháng giêng Ất Hợi (11-14-
2-35) dưới quyền Chủ-toạ của Thượng-chưỡng-pháp Lê-Bá-Trang
(l) Trong bài Diễn văn Khai hội. ông Lê Bá Trang có nhấn mạnh mấy
điểm sau đây về việc đề cử ông Thượng Tương Thanh :
a-- Theo ông Trang thì ông Tương là chức sắc đại thiên phong kể
sau ông Trung. Tiếp theo đó là ông Trang và ông Thơ.
b- Ông dẫn chứng những Thánh ngôn ngày trước do các ông Cư
Tắc phò loan có sự dự chứng của những đại thiên phong :
Thánh-ngôn ngày 16-7-28 tại Bà-Ria đức Chí-Tôn dạy ông Tương
như sau : Tương con nhớ lời thầy, con vốn con tin của Thầy
giao cho Chínb phủ. Nhờ con mà nền đạo mới ra lẽ chơn chánh
trước mặt chính phủ và chúng sanh ... Con nhớ buổi trước Thầy .
dặn riêng con và Trang như thể nào chăng? Tương bach . . . bằng
chẳng vậy, Thầy buộc Trung ngồi địa vị ấy cho đến buổi Thầy bảo
con về, con khá nhớ ..."
- Thánh ngôn ngày l4-8-31 tại Toà Thánh Tây-Ninh do hai ông
Tắc và Diêu phò loan, đức Lý-Giáo Tông có dạy ông Tương như
sau : Thượng-Tương-Thanh ! Lão mừng hiền hữu đó. Lão vì Chí-
Tôn đã hứa mà lo lập vị cho đúng giá thì Hiền hữu phải tận tâm
mà chung lo với Lão mới phải. Ngày nay đã hành chánh thì cũng
nên tập mình cho đủ tư cách của một người cầm sanh mạng của nhơn loại ..."
(trích Diễn văn khai hội ngày 8-l-Ất Hợi tại Bến Tre)
Tại Hội Thánh Bến-tre hiện còn nhắc lời Tiên tri về địa vi Giáo-
Tông của ông Tương trong ngày thuợng tượng khai đàn tại tư dinh
ông (22-2-26) ở Đất-Đỏ Bà-Rịa, đức Chí-Tôn có cho bài thi như sau
" Con trị ai Thầy cũng trị ai
Một lòng đạo đức chớ đơn sai.
Năm năm công quả tua bèn chí
Chi dẫn nhơn sanh chớ lạc loài.
Đến năm 1931, ông Tương phế đời hành đạo, kể đến năm đăng
điện Giáo Tông là đúng 5 năm,
Hiện diện trong thành phần cử tri có đại biểu 88 họ tại Nam
phần đến dự. Không có sự hiện diện của chức sắc đại Thiên phong
Hiệp-Thiên Đài.
Lý do của đại hội gồm mấy điểm chính :
1- Chọn người cầm giềng mối đạo của Cửu-Trùng-Đài thay
cho ông Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhật vừ tạ thế.
2- Đinh thái độ với bức thư của Hộ Pháp đòi chủ quyền
đất đai nơi Thánh địa do ông Thượng Tương Thanh đứng tên trước đây :
3- Việc về Toà Thánh tây Ninh làm việc.
4- Ông Hộ Pháp đã không trả lời bức thư do ông Thượng
Tương Thanh đã gởi xin cho hội Vạn Linh nhóm họp tại Tây Ninh.
Bắt đầu ông Chưởng Pháp Lê Bá Trang đọc bài diễn văn khai
hội nêu rõ những lý do trên. Ông nói :
" Vì sao mà có nhóm hội Vạn Linh hôm nay?
' Nguyên khi Anh cả chúng ta là Thượng Trung Nhật quy liễu
rồi thì bên Cửu-Trùng-Đài khuyết vị thay thế cho Thầy mà làm
chủ quyền Đại Đạo tại thế. Hể thiếu thì tự nhiên phải có người
thay chớ không nên để trống vì nếu không ai làm đầu thì làm sao
mà cử động hình thể được?.
Và sau khi dẫn chứng những Thánh ngôn tiên tri cùng địa vị
trên trước của ông Tương trong hàng ngũ đại thiên phong , ông nói tiếp :
" Cũng vì phẩm vị hiện thời của ông Thượng Tương Thanh
trong Hội Thánh và cũng vì những lời thánh giáo của Thầy và đức
Lý dạy khi trước đó nên tôi có tỏ ý muốn xin trong Hội Thánh
công cử ông Thượng Tương Thanh lên chấp chưởng nền đạo cho
thuận Thiên ý , cho hoà luật đạo , nhưng ông Thượng Tương Thanh
nằn nằn không dám vì bởi đạo đã phân rẽ nhiều chi nhiều phái , lại
Thánh giáo Thầy và đức Lý dạy cũng lâu rồi , chưa biết Nhơn
sanh nay còn để trọn đức tin nơi đó hay không? Vả lại sau khi
an táng Anh Cả chúng ta rồi , ông Hộ Pháp lại nắm luôn quyền hành
của phẩm Giáo Tông , lập nghị định ngày 12 decembré 1934 ký tên
như vầy : Chưởng quản Nhị hữu hình đài Hiệp Thiên và Cửu
Trùng : Hộ Pháp. Việc này trái luật pháp và làm rối cho nền đạo "
( trích Diễn Văn Khai Hội )
Sau đó , bắt đầu cuộc bầu cử. Hai ông Trang và Tương không
ai ứng cử cả , nhưng phiếu cử tri dồn cho hai ông.
Ngày 8-1-AH , cử tri ngót 1000 người
Ngày 9-1-AH , số cử tri ước chừng 3000. Hội đồng ý giao việc
cai quản tài sản của đạo cho người cầm giềng mối đạo sau này.
Ngày 10-1-AH , số cử tri lên đến 3500 người.
Ngày 11-1-AH , đúng 8 giờ sáng khui thùng phiếu trước mặt Thiên
Phong , chức sắc và đạo hữu lưỡng phái còn lại khoảng 1000
người. Số phiếu trong thùng là 5353 lá.
Ông Lê Bá Trang được 27 phiếu
Ông Nguyễn Ngọc Tương được 5326 phiếu
Về Toà Thánh Tây Ninh hành đạo 5325 phiếu
Theo số phiếu đã có , kể chung chức sắc , chức việc ban cai
quản nam nữ và phái viên ( mỗi phái viên đại diện 100 đạo hữu )
thì cuộc bầu phiếu được tất cả 157,318 thăm.
Thế là ông Thượng Tương Thanh mặc dù không ứng cử cũng
đắc cử chức vị Giáo Tông và ông đã nhận sự đắc cử ấy ngày hôm đó.
Vì đại hội hầu hết bỏ phiếu về Toà Thánh Tây Ninh , nên
đại hội bàn một ban Uỷ viên gồm ông Thượng Chưởng Pháp , Ông
Thượng Sanh cao Hoài sang , ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu ( nhưng
hai ông này vắng mặt ) về điều đình với Hộ Pháp cho toàn
đạo được tấn phong vị tân Giáo Tông tại Toà Thánh ngày 20 tháng
Giêng này. Đồng thời , ban cửu viện cũng sẽ làm việc tại đây , nếu
công việc điều đình ổn thoả.