HỘI NHƠN SANH BẤT THƯỜNG NGÀY 26-11-33 (9-10-QD) Ngày mồng 9-10 Quí Dậu (16-11-33), một hội Nhơn-Sanh bất thường được triệu tập tại Tòa Thánh Tây-Ninh dưới sự chủ tọa của ông Giáo-Hữu Thượng-Bộ-Thanh thay mặt ban tổ chức. Đại hội gồm có 800 đại biểu ở các họ đạo khắp trong lục tỉnh, đại diện cho tất cả 135.620 đạo hữu khắp nơi.
Đại hội được mời với hai quyết-nghị:
1 - Buộc ông Thượng-Trung-Nhựt phải giao hết quyền lại cho Hội-Thánh điều đình rồi nhập tịnh đặng an dưỡng tinh thần.
2 – Như người không bằng lòng thì người phải mau ra khỏi Hội-Thánh về ở nơi nhà tư của người tùy ý.
Đại hội bắt đầu bằng những sự cản trở của ông Thượng-Trung-Nhựt không cho đạo hữu vào Bửu điện, khiến cho 800 người phải qùy ngoài sân mà lạy vào. Quang cảnh thật là thảm não.
Khi tất cả đã tề tựu vào nhà giảng Tòa-Thánh, ông Thượng Bộ Thanh đọc bài diễn văn như sau:
“Kính thưa chư Đạo Huynh, Đạo hữu,
Ban tổ chức hội Nhơn sanh bất thường cám ơn tất cả chư đạo huynh, chư đạo hữu, vì Thầy, vì Đạo chẳng nệ đường xá về đây hiệp cùng chúng tôi lo việc lớn.
Trong buổi kinh tế nguy nan, đồng tiền eo hẹp, lại gặp nhiều nổi khó khăn cản trở mà anh em về được như ngày nay tưởng cũng nên cho là đông đảo. Vậy mới biết làm việc phải bao giờ cũng được công chúng hoan nghênh, nhơn sanh hưởng ứng, chúng ta nên thành tâm cám ơn đức Đại-Từ-Phụ và các Đấng Thần Thánh Tiên Phật mở trí cho chúng ta biết phân biệt đường chánh mà theo, nẻo tà mà lánh, nhứt là trong thời ký đại khảo này là lúc tà mị bũa lưới
bao giăng , ai không thành vì đạo , ai còn chút mảy may tà niệm
trong tâm thì không khỏi vướng chân vấp bước , dầu rằng địa vị
và phẩm tước mình cao th7ợng đến đâu đi nữa.
" Thưa chư đạo huynh đạo hữu ,
" Anh em đã được thơ mời của chúng tôi hôm nay , trước tất
nhiên anh em hiểu rõ mục đích hội này ra sao rồi . Vậy trước khi
đem tất cả hai khoản trong tờ nói mới ra bàn luận , chúng tôi xin bày
giải sau đây đôi lời về tình hình rối rắm xảy ra trong đạo sau
khi nhóm hội Vạn Linh , mà sự rối một ngày một tăng thêm mãi ,
nếu chẵng khéo điều đìng thì nẽo đạo không khỏi trải qua một lúc
phong ba bảo chướng mà phải chinh nghiêng thêm nữa.
" Hội Vạn Linh nhóm ngày 11-6 tây nhằm ngày 18-5 năm Quí
Dậu này công bố rằng ông Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
không còn xứng đáng pha73m vị tối cao ấy nữa , cho đến những người
đứng ra bênh vực ông như ông Khai Pháp Trần duy Nghĩa cũng
tuyên bố giữa hội Vạn Linh như vậy , lẽ thì ông Thượng
Trung Nhựt phải biết xét mình , tuân theo lời quyết nghị của hội
Vạn Linh là hôi gồm cả phần tử lớn nhỏ trong đạo , tức là hội có
đủ tư cách làm đại biểu cho ý nguyện chúng sanh , rồi tự an kỳ
phận vào tịnh đường hàm dưỡng tinh thần , cho thuận Thiên ý ,
cho hiệp nhơn tâm thì nền do mới được phục hồi trật tự. Sụ
phân chia rối rắm giữa chức sắc đại thiên phong mới nhân đó mà
êm dần đi được. Trái lại , ông Thượng Trung Nhựt chẳng những
không tự nhận lổi mình mà lại còn dùng quyền độc đoán mượn
tên ba vị Quyền Chánh Phối Sư cử , sái luật đạo là Khai Pháp , Khai
Đạo , Khai Thế làm tấm bình phong , làm cái thí đích để chịu đựng
lằn tên mũi đạn với chúng sanh còn ông thì núp phía sau có
ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc ám trợ thi thố làm việc bất chính , bất
minh , làm cho cho nhơn tâm càng thêm bất bình sôi nổi , gây nên
một mối ác cảm , một cái không biết đến đâu là cùng tận.
" Thì bằng cớ hiển nhiên đây :
" Sau khi nhóm hội Vạn Linh, Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-
Nhựt vì không đủ can đảm ra giữa hội Vạn Linh để tự bào chữa
cho mình, nên dùng cách bào chữa gián tiếp là phải một ban uỷ
viên đi khắp lục tỉnh dối rằng chính pháp mà kỳ thiệt là để mê
hoặc nhơn sanh , lại kiếm lời nói xấu mà gieo mối ác cảm cho hai
ông Quyền Đầu-sư Thượng-Tương-Thanh và Ngọc-Trang-Thanh
tức là hai vị đại thiên phong công minh chơn chánh thuở này chưa
hề nhiễm một chút bợn nhơ trong đạo. Nhưng nhơn sanh cũng có
lắm người trí thức biệt phân biệt giả nhơn cho nên cái ban uỷ
viên ấy xuống Cao Lãnh (hạt Sadec) và Cần-Thơ bị đạo hữu ở đó .
chỉ trích đủ điều thành thử muốn đi rửa nhục cho ông Thượng-
Trung-Nhựt mà phải rước thêm cái nhục cho ông nữa.
" Thiết nghĩ người như hai ông Thượng-Tương-Thanh và Ngọc-
Trang-Thanh được hầu hết nhơn sanh kính yêu và tín nhiệm, thế mà
ông Thượng-Trung-Nhựt lại cho là kẻ phá đạo, rồi tự chuyên lập
Nghi định ngưng chức. Chúng tôi xin hỏi chư đạo huynh, chư đạo
hữu, ông Thượng-Trung-Nhựt lấy quyền gì ? dựa vào đạo luật nào
mà ngưng quyền hai chức sắc đại thiên phong như vậy ? Theo Tân
Luật, phàm muốn ngưng chức chẳng hạn một vị chức-sắc nào thì Hội
Thánh phải lập Tam-Giáo Toà vì chỉ Tam-giáo Toà mới được quyền
xử đoán các vị Thiên phong. Thế mà ông Thượng-Trung-Nhựt làm
liều hiệp với ông Hộ-pháp Phạm-Công-Tắc lập Nghị định ngưng chức
hai vị Quyền Đầu sư đương quyền hành chánh, rồi phủ xuống cho ba
vị Quyền Chánh phối-sư nhắm mắt thi hành. Rõ ràng là một độc
quyền chuyên chế, dầu ai là quê dốt đến đâu cũng hiểu rõ được. Hay
là ông Thượng-Trung-Nhựt cho rằng hễ ông hiệp nhau với Hộ-pháp
Phạm-Công-Tắc là nắm trọn quyền Chí-Tôn, nghĩa là ông với Hộ-Pháp
nhập lại là thành ông Trời, theo lời ông đã công bố trong Châu-Tri số 1 của ông .
" Thưa chư đạo huynh, chư đạo hữu,
" Anh em có thể công nhận như vậy được không ? Chúng tôi
chắc hẳn là không. Ông Thượng-Trung-Nhựt và Hộ Pháp Phạm-
Công-Tắc hiệp lại là ông Trời ư ? Nếu quả-hai ông Thượng-Trung-
Nhựt và Hộ-pháp Phạm-Công-Tắc hiệp lại là ông Trời thì chúng ta
cũng nên giao hết mối đạo cho hai ông rồi nên thế nào tuỳ ý.
" Chúng ta vì cuộc đời hiếp bức, vì chán ngán thế thái nhân tình
nên tìm nơi cội cả bóng im mà yên trí trong thân, mong nhờ giọt
nước nhành dương rưới tắt lửa lòng để khuây khoả với tình đời cay
nghiệt, thế mà vào đạo rồi lại còn bị cường quyền chuyên chế quá
hơn ngoài đời kia nữa thì biết liệu làm sao bây giờ ?
" Mới rồi đây, ông Thượng-Trung-Nhựt ra Nghị định số 9 để
ba vị Quyền Chánh Phối Sư đứng tên, phế tất cả chức-sắc Đầu-họ
tỉnh, Đầu họ quận nào không xu phụ theo ông, rồi lựa những người
một phe mà thế vào cho dể bề hành động, dễ bề chuyên chế chư đạo
hữu thấp hèn mê tín. Ông lại dám mạo Thánh ngôn nói rằng : " Hại
Giáo-Tông là hại đạo " để gạt gẩm nhơn sanh sợ không dám nghịch
với ông. Cái giả tâm của ông Thượng-Trung-Nhựt đã phơi bày ra ở
các việc hành động bất minh, bất chánh ấy, như là giữa thanh thiên
bạch nhựt, dầu chúng tôi có trưng thêm bằng cớ ra đây tưởng cũng
là thừa đi.
Đến đây, ông kêu gọi đại hội hảy bình tĩnh làm tròn sứ mạng
thiêng liêng của mình trong sự cứu nguy nền đạo.
Sau khi quyết nghi, đại hội đồng cử :
Nghị trưởng : ông Trần-Tấn-Hoàng .
Phó Nghị trưởng : ông Phạnl-Văn-Thái
p. Nghị trưởng nữ : Lễ-sanh Nguyễn-Thị-Thanh
Từ hàng : Võ-Ái-Hạnh
Phó Từ hàng : Phạm-Duy-Cai
Phó Từ hàng : Lê-tam-tỉnh
Phó Từ hàng : Trần-văn-tình.
Khi bàn Nghị trường an vi, Nghị trưởng tuyên đọc những lời
thỉnh cầu của nhơn sanh các nơi gởi về lược kể như một Phái Nhơn
sanh ở Toà Thánh Tây-Ninh, một phái Nhơn sanh tỉnh Trà Vinh,
Trong mọi ý kiến nêu ra không ngoài việc đòi trất phế ông Lê Văn Trung
vì những lổi lầm và sụ thiếu tinh thần phục thiện của ông ,
nhưng cũng không tha gì ông Phạm Công Tắc như đoạn sau đây :
"...còn M. Phạm Công Tắc , Hộ Pháp , Anh cả của Hiệp Thiên đài ,
nắm quyền luật pháp sao không sửa lổi cho Giáo Tông. Mỗi tờ châu
tri chi của Giáo Tông đều có chứng kiến không rõ có trái luật pháp
không. Tưởng là Cửu Trùng Đài, Anh cả lỗi thì có Hiệp Thiên Đài
sửa đương can gián cho người biết lổi ăn năn , nào hay....( bản in
không viết đoạn này ) mà làm cho nền đạo quý báu của Thầy phải rả
rời manh múng. Như thế chúng tôi biết nhờ đạo nơi đâu cho tròn phận sự?...."
Đại hội đồng thanh xin mời ông Quyền Giáo Tông ra dự có mặt
nhơn sanh để biện minh phần mình , nhung khi đại hội cử phái đoàn
đến nơi không được ông Trung tiếp , lại có Bảo Thể Quân canh gát
nghiêm nhặt Giáo Tông đường.
Cuối cùng , đại hội đồng thảo một tờ Thỉnh cầu chót gởi cho
ông Thượng Trung Nhựt , nguyên văn như sau :
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ bát niên )
Toà Thánh Tây Ninh , ngày 26 novembre 1933
Chào Ngài ,
Chiếu theo Nghị án hội vạn linh ngày 11 Juin 1933 và thừa
hành lời quyết nghị hội Nhơn Sanh ngày nay , chúng tôi sở dỉ
đến đây là muốn giữ theo lễ phép đạo , thương lượng với Ngài thế nào
cho hợp với ý nguyện nhơn sanh tức là thuận theo Thiên ý vậy.
Thế mà Ngài lại không cho chúng tôi là ban Uỷ viên thay mặt
cho hội Nhơn sanh vào diện kiến cùng Ngài , trước khi Ngài chưa rỏ
được mục đích chúng tôi đến đây làm gì. cái thái độ của Ngài trước
đối với hội Vạn Linh là hội có nhiều chức sắc đại thiên phong , hay
đối với hội Nhơn Sanh là hội đại biểu cho toàn thể chư đạo hữu nam nữ ,
cái thái độ ấy , chúng tôi xin lập lại , chứng tỏ rằng Ngài vẩn ỷ
quyền chuyên chế , có ý tự tôn , coi chư chức sắc Thiên phong và toàn
cả chúng sanh không ra chi hết : như vậy lại càng thấy rõ rằng Ngài không
còn tư cách thể thống của một vị Giáo Tông chút nào cả.
Chúng tôi xin kíng chào Ngài
Ban Uỷ viên thay mặt cho hội Nhơn sanh
Ký tên
Trần Tấn Hoằng
Phan Văn Thái
Nguyễn Thị Thanh
Võ Ái Hạnh
Phan Duy Cai
Lê Tam Tĩnh
Trần Văn Tinh "
Sau khi ông Nghị trưởng đọc lại lời thỉnh cầu cho đại biểu dự
hội nghe , ông hỏi ý kiến đại hội quyết định về ông Thượng
Trung Nhựt. tất cả đồng đưa tay một lượt quyết nghị như sau :
" Đêm ông Lê Văn Trung ra khỏi đất Thánh địa , không nhìn ông là anh cả nữa " (1)
Sự hoà giải :
Như trên đã nói , ngày 18-11-33 , ông Ngọc Trang Thanh có lời
cáo biệt với chư đạo hữu định sẽ về nhà an dưỡng trong một thời
gian , chờ cho cơ đạo có mòi êm tịnh thì sẽ đương nhiên hành sự
---------------
(1) Tưởng cũng nên nói rõ rằng buổi hội Nhơn Sanh bất thường này
do Nhơn sanh nam nữ tại Toà Thánh đứng ra triệu tập. Lời mời
họp được gọi là lời Huyết Lệ do Giáo Hữu Thượng Bộ Thanh.
Lễ Sanh Thượng Thích Thanh , Chánh trị Sự Phan Văn Hội thay mặt
ban tổ chức ký tên trong đó có câu :..."Vậy anh em chúng ta phải
tính phương kế chi hầu cứu chữa nền đạo chớ có lẽ nào ngồi mà
khoanh tay để cho nền đạo rất chơn chánh quý báu của Thầy phải hoá ra hư tệ...."
lại. Cách ít ngày sau. ông Phạm-Công -Tắc có ý tìm phương hoà giải
bằng cách sai ông Giáo Sư Thượng-Hoài-Thanh đi lo hội hiệp chức
sắc nam nữ hôm 25-12-33 đặng tìm phương cứu chửa nền đạo,
nhất 1à trước áp lực của hai hội Vạn Linh và hội Nhơn Sanh vừa
nói trên . Do đó, ông Thượng-Hoài-Thanh có lời ân cần thỉnh ông
Lê-Bá-Trang ở lại, nên ông này không thể làm cách gì hơn là ở
nán chờ xem công việc ra làm sao. .
Ngày 26- l2-33, nhờ sự trung gian khẩn khoản của bà Nữ Chánh
Phối Sư Lâm-Hương-Thanh. Ông Thượng-Trung-Nhựt mới chịu
tiếp xúc với ông Ngọc-Trang-Thanh tại Nữ Chánh Phối Sư đường,
dự chứng có ông Hộ-pháp và Quí ông Quyền Đầu Sư Thái Thơ-Thanh
và Thượng-Tương-Tthanh.
Ông Ngọc-Trang-Thanh kể cho nghe buổi hội kiến này như sau :
" Giữa hội, tôi kể các tội cho ông Thượng-Trung-Nhựt bào chửa
gần nữa ngày. Kế đến Hộ-pháp là người bảo hộ ông thuở này sau
khi nghe rõ hai bên liền nhìn nhận ông Thượng-Trung-Nhựt là " tội
nhơn " của đạo. Ông nghe vậy, biến sắc, ngồi làm thinh không một
lời gì cãi chối. Phần tôi thấy vậy cũng động lòng không nỡ hài thêm
tội khác , đoạn bước ra ngoài ngơi nghỉ. Đức Hộ-pháp còn nói thêm
câu tiếng Tây này trước mặt hiền hữu Dương-Văn-Giáo, Luật-khoa
Tiến-sĩ, Giáo-sư Thượng-Bảy-Thanh, Ngọc-Tựu-Thanh và tôi :
" Tâchez, .. vous deux, M. Tương et vous, d'êmpecher notre ainé
Thương-Trung-Nhựt de monter encore sur l'arène , car il a l'habitude
d'outrepasser ses droits, c'est là son plus grand défaut " Nghĩa tiếng
An nam như vầy : Anh Tương và anh rán đừng để cho anh Cả
chúng ta là anh Thượng-Trung -Nhựt ra sâu khấu nửa vì hễ anh
ra tới đó thì anh hay lạm quyền, ấy là cái tật lớn nhất của anh
ta. Bởi có lời phân giải minh bạch như vậy, tại trong và ngoài
hội có chứng 5 vị chức sắc đại thiên phong cho nên tôi ngừng
việc cáo lại không làm như lúc mới vào hội diện để đọc rút ít
lời trọng hệ hơn hết tôi đã viết sẳn chủ ý cho ông nghe và tư hối. . .
(Trích Châu tri số 154 ngày 5-3- 1934)
Sau khi cuộc hội kiến tạm ngưng. nghĩa là khi ông Thượng
Trung Nhựt tỏ vẻ khứng chịu những lỗi lầm của mình do ông Ngọc
Trang Thanh nêu ra, đêm hôm đó, Hộ pháp và Q.G.T. lập tờ nghị
hoà đưa cho ông Dương Văn Giáo và Giáo sư Thượng Bảy Thanh
đem đến Đầu sư đường cho các ông Thượng Tương Thanh và Ngọc
Trang Thanh xem. Hai ông này chỉ sửa chưa chút ít cho cái mà các
ông gọi là thuận nhơn tâm rồi giao đem về Giáo Tông đường cho
các ông Thượng Trung Nhựt và Phạm Công Tắc xem lại. Cứ thế
đến hội ba lần tới gần sáng mà cũng chưa xong vì chưa bên nào vừa ý
Sáng hôm sau 27-12-35, ông Ngọc Trang Thanh vào Giáo Tông
đường thảo tờ Hoà hiệp cho ông Thượng Trung Nhựt chép và ký
tên một lượt với 5 vị Chức sắc đại thiên phong hiện diện với mục
đích để tìm lối thoát cho ông Trung trong tình trạng khó ngồi yên
ở Giáo Tông đường vì những phản động lực của nhơn sanh đang
sôi nổi đối với ông lúc bấy giờ. Tờ Hoà giải này được bố cáo cho
nhơn sanh biết liền hôm đó.
Tờ bố cáo nguyên văn như sau :
" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
( Đệ bát niên )
Số 150
Bố Cáo
Cho chư Chức sắc Thiên phong, chức việc, Chủ Thánh Thất và đạo
hữu nam nữ được hay rằng đức Quyền Giáo Tông đã ký mạng linh
đi an dưỡng, chép y nguyên văn bổn ra dưới đây :
Tây Ninh ngày 27 Décembre 1933,
Nay tôi có nhóm chức sắc Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài
tãi nơi Bửu Điện mà lo việc hoà bình của đạo.
Chư vị chức sắc nam nữ cũng biết rõ rằng lo được việc lớn
lao này cho đạo thì trong mấy năm nay , tôi cũng mòn mỏi thân
phàm xác thịt.
Vậy kể từ ngày nay , tôi xin giao lại cho các em sau đây là Hộ Pháp ,
Thượng Đầu Sư , Ngọc Đầu Sư , Thái Đầu Sư và Nữ Chánh Phối Sư
lo mà điều đình nền đạo cho tôi an dưỡng thân thể một ít
lâu cho đặng tráng kiện lại như xưa đặng khấn vái Trời Phật cho
nền đạo đặng tấn phát , cho mau hoà bình thế giới , cho chúng sanh
đặng hưởng phước Trời.
Quyền Giáo Tông
Ký Tên
Thượng Trung Nhựt
Đồng hiệp ý cùng Anh Cả chúng tôi
Ký tên
Phạm Công Tắc Hương Thanh
Thượng Tương Thanh , Ngọc Trang Thanh , Thái Thơ Thanh
Mạng lịnh này được tuyên bố trước Bửu Điện ngày 11 tháng 11
năm nay , giờ ngọ giữa nhơn sanh lưỡng phái.
Từ đây trên dưới hiệp hoà , ba vị Đầu Sư trở vào hành
chánh , hiệp với đức Hộ Pháp và bà Nữ Chánh Phối Sư lãnh phận
sự lớn lao của Đức Quyền Giáo Tông giao lại mà chung lo chấn
chỉnh nền đạo , dìu dắt nhơn sanh vững bước trên con đường
ngay nẻo thẳng.
Không nói ra đây chớ tưởng chư vị cũng hiểu là nhờ cơn
đại khảo mới vừa qua mà đạo tâm cũng phần nhiều được un
đúc thêm cao và hạnh đức được trau dồi thêm sáng. nay sóng gió
đã tan , chúng tôi mong cho cả thảy dẹp hết những sự phiền
phức phân chia đặng để trọn tâm trí nơi hiệp hoà êm thuận , đem
hết lòng bác ái , hết dạ nhiệt thành mà gắng công chèo thuyền Bát
Nhã lướt dặm thẳng xông trên con đường phổ độ cứu vớt cả
chúng sanh cho vui lòng Thầy đã dạy
Chúng ta nên tỏ dấu vui mừng thành tâm khấn vái cảm tạ
Ơn Trên đã ban cho chúng ta được tán thành sự kết cuộc hoà
hào hôm nay, lại luôn dịp nay cũng cầu nguyện cho Anh Cả
chúng ta quí thể được an , mau phục hồi trí lực :
Đại Đạo Vô Cương , Phổ Độ Miên Trường "
Ký tên
Cửu Trùng Đài Hiệp Thiên Đài
Thượng Tương Thanh Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Ngọc Trang Thanh
Thái Thơ Thanh "
Quả là một bức trang tuyệt mỹ với tờ Bố Cáo trên đây. Và
người ta cũng nhận được những châu tri dạy đạo ký tên ba ông
Q.Đầu Sư gởi cho toàn đạo như trước vào những ngày cuối năm nay.
Tổng kết trong năm :
Cuộc đại khảo đã đến với quí vị chức sắc đại thiên phong
lại cũng nhà đại diện cho Luật đạo ấy là tại nhơn tâm hay
Thiên ý , khó mà chúng ta phân biệt được , nhất trong khi nền luật
đạo mới ban hành. Biết đâu đó chẳng phải là phương pháp thí
nghiệm mức độ áp dụng luật pháp của chư đệ tử đức Cao Đài
muốn nêu lên cho những thế hệ sau biết để thi hành? hay đó là
một lá bùa có tính cách che đậy con đường sáng lạng
miên viễn của nhà đạo tương lai trước mặt bọn thực dân Pháp
ta bấy giờ chỉ là những trò bỉ ổi trên khấu mà họ thường theo dõi?
Và người ta có thể nói rằng biết đâu trước mắt quan lại thực
dân thuộc địa đó chẳng là manh nha tự huỷ diệt của một
cơ cấu tinh thần không cần phải đến họ ra tay?
Để tổng kết một năm điên đảo này, ta hãy xem bài Thánh
ngôn ngày 14-1-34 đức Chí-Tôn đã để lời dạy đủ mặt các vị chức
sắc đại thiên phong sau cuộc hoà giải như sau :
" Toà Thánh (Hiệp Thiên Đài) ngày 14-1-34
Thầy các con
Thầy đến chứng kiến lòng thành thật của các con chức sắc H.
T.Đ hôm nay và lấy lòng hân hoan trông thấy mỗi con đều để dạ
nhiệt thành vì nền đạo. Các con ôi ! Thầy đã nói Hiệp-Thiên-Đài
còn thì mối đạo Thầy vẫn chưa đến nổi phải điêu tàn rời rã. Những
tang cớ đã qua đã chứng lời Thầy dạy .Hộ-Pháp ! Đạo là cơ cứu vớt
chúng sanh, hể thương đạo tất thương chúng sanh, mà thương
chúng sanh tất phải làm cho nền đạo được vững bền. Sự vững
bền ấy do nơi chữ hoà mà nên được đó. Con nên giữ vẹn tâm
tính thanh cao độ lượng mà dìu dắt mấy chức sắc Hiệp-Thiên.
Đài lo tròn phận sự. Thầy chắc rằng nếu giải đồng tâm khắn khít
buộc chung các con được bền chặt hoài thì bao nhiên quyền lực
của quỷ vương chẳng nao núng đạo. Các con Hiệp Thiên Đài nhớ nghe."
" Tương, , Trang, Thơ sự xung đột vừa qua đủ làm cho mỗi
đứa đều biết thiệt chân tướng của mình là sao, biết rõ chánh tà
biết điều lợi hại, biết ai chân thật quân tử , biết đứa giả dối quanh
co. Thầy chẳng phân biệt đứa phải đứa chẳng , chỉ cho các con biết
rằng vì đức tánh các con chưa hoàn toàn để luỵ vào tay lũ tà mị
làm chinh nghiêng thuyền đạo mà sự hại để phần về chúng sanh
chung chiu. Vậy thì sự họp tác này cũng chưa gọi là kế trường
cửu mà cứu vớt đạo đâu, phán xét nét làm cho mình đức cao hơn
lòng đạo lộ lớn hơn, hạnh trổi hơn, chí cao hơn, tâm tịnh nghĩ
hơn, bước hoà hoản hơn ,đường cân phân chậm rãi hơn, dây thân
ái bền chặc hơn và nên biết nhau rõ nguồn cội đạo là cao trọng
hơn danh giá cá nhân thì họa may mới gặp đường ngay lối thẳng ở sau này nghe !
" Thầy tưởng trong mỗi con có tư tưởng rộng rãi cũng đủ phân
biệt vàng thau ra sao rồi. Con đường sẽ tới là con đường hoà
bình, nếu mỗi con trừ bỏ sự vị kỷ ra ngoài, đồng chung lưng đâu
cật nắm tay nhau mà gây dựng lại một nền chánh giáo đã bị xô
đè và danh dự và tín ngưỡng bởi sự bất chánh của một vài đứa.
Đó là phần Thầy khuyên các con, còn sự Thiên điều đã định cho
mỗi đứa vạy tà thì Lý-Bạch đã kêu xin thi hành nơi Thiên Thơ
tưởng Thầy dầu có thương cũng khó mà bôi xoá đặng.
" Tương ! Thầy biết lòng con, nhưng con cũng nên biết con
với Trang cũng vậy. Từ đây nên điều đình ổn thỏa với chức sắc
Hiệp Thiên Đài thì chẳng sái bước nghe !
" Hộ-pháp ! Nói với Trung rằng Thầy đã biết tình cảnh đạo ra
sao và bởi đâu. Nó nên an tâm tin tưởng nơi sự hành động của
mấy em của nó lối sau này, Thầy sẽ làm cho rõ cơ huyền diệu
của đạo. Thầy chỉ khuyên các con nên giữ mình về một lối thử
thách kế cận đây nữa !
Thầy ban ơn các con. .
Thăng "
Phò loan: Thượng-Sanh và Bảo-văn-pháp-quân
Hiệp-Thiên Đài : Hộ-pháp, Bảo-pháp, Khai-pháp, Hiến-pháp, Tiếp- pháp,
Bảo-thế, Khai thế, Hiệp-thế , Tiếp-thế
Cửu Trùng-Đài : Quyền Đầu-sư Thượng-Tương-Thanh, Ngọc-Trang-
Thanh, Thái-Thơ-Thanh.
Ta sẽ chứng kiến những sự việc xảy ra trong năm tới quả là
một " thử thách " lớn lao kế cận sự thử thách vừa qua khiến cho
chư vị Chức-sắc hình như không chiu đựng nổi phải phân ly để
trở thành một tình trạng không kém phần bi đát cho cơ đạo lúc
bấy giờ và mãi đến sau này chưa hàn gắn lại được những rạn nứt sâu sa đó.
Năm 1934 - Giáp Tuất (Đại Đạo đệ cửu niên).
Quả như lời Thánh ngôn đã dạy, cuộc nghị hoà không được kết
quả như nhơn sanh mong muốn và như Thánh ý đã ban truyền.
Đó chỉ là sự ngóp ngỏi của một căn bịnh đã đến buổi nan y khiến
cho toàn đạo không làm sao khỏi đau lòng trước những việc bất
thường đã xảy ra nơi những nhà cầm giềng mối đạo:
Sự chinh nghiêng trở lại
Vừa đúng một tháng sau - tờ Bố cáo Hoà giải có chữ ký của
các chức sắc Đại Thiên phong, ngày 29-l-34, ông Thượng-Trung-
Nhựt, nhân danh Quyền Giáo Tông có gởi cho ông Hộ-pháp Phạm-
Công-Tắc một lá thơ đại để nói mấy ông Đầu Sư hiểu lầm tờ Hoà
giải đã ký kết, nên ông giao quyền hành trách nhậm Quyền Giáo-
Tông lại cho một mình ông Hộ-pháp định liệu rồi ban mạng lịnh cho
toàn đạo tuân cứ ". Ông Hộ-pháp được thơ rồi nội ngày ra lịnh
cho các ông Đầu Sư phải làm việc này việc khác v.v... .
Ngày 4-2-34, ông Thượng-Trung-Nhựt ban ra một tờ gọi là
" Phổ cáo Chúng sanh " trong đó ông tự biện hộ cho công
việc mình làm từ lâu nay và đổ lổi cho hai ông Quyền Ngọc và
Thượng Đầu Sư . Ví dụ như việc trục xuất ông Biện Lịch thì trong
tờ P.C.C.S. nói : " Lịch bị Hội Thánh trục xuất về tội đạp cốt Phật
và ông đã trục xuất Biện Lịch trước hội Vạn Linh Hoặc việc ban
hành tờ Châu tri số 1 hay những mạng lịnh không có sự đồng ý
của ba vị Đầu-sư, tờ P.C.C.S. viết : " Những mạng lịnh của Giáo Tông
và Hộ-pháp đều có Đầu Sư đồng ý mới đặng thi hành, tuy vậy khi
nào Đầu Sư muốn cãi luật đạo đặng khỏi tùng lịnh Giáo Tông và Hộ
Pháp thì tức nhiên các mạng lịnh mới không gởi xuống Đầu Sư..."
Ông cũng nêu ra câu : "Đầu Sư không đặng thi thố điều chi mà
không có Giáo Tông và Hộ-pháp truyền- dạy..."
Trong tờ Châu tri số 154 gởi cho chức sắc Thiên phong và
toàn đạo nam nữ, ông Quyền Đầu Sư Ngọc-Trang-Thanh có nêu ra
mấy điểm như sau :
" Điều thứ nhứt : Ông Trung nói : " Bọn tuyệt cốc treo cờ đòi nước
mà không thấy tôi lo sửa trì cách nào " Việc này xảy ra hôm 16
tháng chạp (30-1-34) qua tới mồng 2 tết là ngày tôi gặp tờ Phổ cáo
tại Sa Đéc mới là hay vì tôi vắng mặt Toà Thánh về Sa Đéc nghĩ kể
từ ngày mồng 9 tháng chạp cho tới mồng 4 tết mới trở về....
"Điều thứ hai : Toà án Tây-ninh xử phạt vạ chớ không phải quan
Chủ Tỉnh, xử rồi án giao cho ông, ông không đóng tiền tới bị
giam hai ngày, vậy mà ông đổ lổi cho tôi không đóng thuế thân cho
đạo hữu đến công quả nơi chùa nên ông mới bị phạt liên can...
" Điều thứ ba : Khi tờ Hoà hiệp ký tên hôm 27-12-33 tuyên bố ra
rồi thì ngày 9-1-34, ba vị Quyền Đầu sư có đến nhóm tại Hộ-pháp
đường mà bàn luận việc đạo...thì tôi có lập ra một cái chương trình
bày tỏ ỷ kiến về việc chấn hưng nền đạo phải làm thế nào có đọc
cho Hộ-pháp và hai vị Quyền Thượng và Thái Đầu Sư nghe, có giao
một bổn cho Giáo Sư Thượng-Bảy-Thanh thay mặt cho Ngọc Chánh
phối-sư và một bổn giao cho Quyền Giáo-Tông tại Giáo-Tông đường
ngày 22-1-34 trước mặt Q. Thượng Đầu-sư mà nay ông bảo tôi đã
không thương lượng gì với Hộ-pháp...."
Bầu không khí lại trở nên sôi sực giữa hai bên chống đối nhau,
cho đến ngày mồng 9 tháng Giêng năm nay (22-2-34) lúc nhóm tại
Bửu Điện, ông Hộ-pháp lại khai rằng không đủ tài nắm hai quyền
một lượt nên giao lại cho ông Thượng-Trung-Nhựt quyền hành Giáo Tông. .
Ấy thế là sự hoà giải đã tan theo bọt nước, như một cái hoa trái
mùa mới nở lại tàn đi !
Hậu quả : Hai ông QuyềnĐầu Sư ra đi
Ấy là thái độ của hai ông Giáo-Tông và Hộ-Pháp đã như bao
hàm một ẩn ý với nhau, ai cũng phải nhìn nhận như vây, xuyên qua
những sự kiện vừa rồi. nếu không muốn nói là một phần lớn sự đổ
vỡ đã do hai ông gánh chịu.
Hai ông có rất nhiều chân tay bộ hạ là những thanh niên hiến
thân cho đạo, lập thành hai bộ phận là Bảo thế quân và Tuần quân
chuyên canh giữ, nghe ngóng và mật báo với ông về những hành
vi chống đối. Riêng Hộ Pháp Phạm Công-Tắc thì củng cố phát triển
Phạm môn, buộc những ai vào phải minh thệ lại và phải gọi ông bằng "Thầy"
Trước những sự việc quá chừng ngang trái đó, hai ông Quyền
Đầu sư đã không cách gì hơn là tìm đường lánh mặt thời gian,
nhưng ý định trước đây mới manh nha thì nay đã thành sự thực
buộc hai ông phải thi hành. Đó là việc ông Trang bị Bảo Thể quân
đến giở nhà tại Thánh địa và ông Tương bị đặt trong tình trạng
không được ở đây nữa.
Do đó, ông Ngọc-Trang-Thanh phải rời Toà Thánh ngày 5-3-34
để lui về Đất đỏ (Bà Ria) vào núi Ký-vân với ý định ẩn tu, chờ
ngày tái thủ phận sự hành đạo, còn ông Thượng-Tương-Thanh thì
lui về Thánh Thất An-Hội (Trúc-giang) và Thánh-thất Bình-Hoà
(Gia-Định) mưu việc chấn hưng nền đạo theo sở nguyện của ông
từ năm 1934 tới nay
Tuy nhiên, đến tháng 7-3-34, hai ông Trang và Tương lại hiệp
một để lo chấn chỉnh cơ đạo.